Thư gửi con gái vào lớp 1

Mới lớp 1 thôi nên cứ "Học ít thôi, chơi là chính"

Chỉ còn vài ngày nữa, học sinh trên cả nước sẽ bước vào khai giảng năm học mới. Trước ngày trọng đại của các "cử nhân chữ to" khi lần đầu cắp sách tới trường, nhiều bậc làm cha, làm mẹ tỏ ra lo lắng.

Tuy nhiên, nếu đọc được bức thư dưới đây của ông bố hóm hỉnh gửi cho con gái nhỏ sắp vào lớp 1 của mình, không ít bậc phụ huynh có thể "thở phào nhẹ nhõm' và cho rằng khá có lý.

Nội dung của bức thư:

"Thế là, năm nay con gái của bố vào lớp 1. Dù chưa khai giảng chính thức, con đã đi học trước được mấy buổi. Nhìn con với các bạn trong lớp, bố thấy vui.
 

Thư gửi con gái vào lớp 1

Bức thư của ông bố vui tính gửi con gái chuẩn bị vào lớp một 
 

Con không quá bé, không quá mập, không quá gầy, không quá cao mà cũng không quá thấp. Và đó cũng là mục tiêu mà bố hướng đến cho con khi bắt đầu những năm đèn sách: không quá giỏi mà cũng không quá dốt.

Ở đời, cái gì quá cũng dở, ngay cả Dương… Quá cũng đâu có hay.

Đối với bố, lớp 1 và suốt các năm cấp tiểu học, con đến trường thì học ít thôi, vui chơi là chính. Con không cần phải còng lưng vì đèn sách, phải đặt mục tiêu viết chữ đẹp, phải cộng trừ nhân chia nhoay nhoáy, phải nói tiếng Anh nhanh hơn tiếng Việt.

Mấy ông nhà văn, nhà thơ hay nhà báo như bố, hồi bé đều viết chữ đẹp, lớn lên đa phần nghèo rớt mùng tơi. Mấy ông bác sĩ bạn của bố, chữ xấu như gà bới vẫn giàu nứt đố đổ vách con ạ.

Bố thấy thật buồn cười, khi bố mẹ của các bạn khác đăng ký cho con vào lớp 1, lại dấm dúi cho nhà trường thêm chục triệu bạc, để con mình được xếp vào lớp chọn.

Rồi bố mẹ các bạn ấy, lại dấm dúi cho cô chủ nhiệm, để cho con mình được chú ý hơn. Cứ như thế, cả cuộc đời của bố mẹ cứ dấm dúi theo con. Bố không làm thế đâu. Thề luôn.

Này nhé con yêu, hồi bé, bố đâu có được ông bà cho đi học bậc mầm non. Khi vào lớp 1, bố bắt đầu từ hai bàn tay trắng.

Nói như người Huế, không biết một chữ 'đui' nào cả. Thế mà, bố từng là học sinh chuyên Văn, trường Quốc Học Huế hẳn hoi.

Năm lớp 9, bố từng là một trong 10 bạn nằm trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi Văn quốc gia của tỉnh.

Nói con đừng buồn, đội tuyển nào bố cũng có mặt, chỉ là chả được cái giải nào cả. Mình thích là mình thi thôi, có giải hay không nó còn… hên xui, con à.

Tuổi thơ của bố là đầu đội trời (đến cái mũ che nắng cũng không có), chân đạp đất, bố vẫn đến hẹn thì lấy bằng, nào tiểu học, nào trung học cơ sở, nào trung học phổ thông cho đến đại học.

Thì con nhìn xem, con hơn bố bao nhiêu, 3 tuổi học mầm non Thiên đường Trẻ thơ, học giỏi quá nên 4 tuổi bị đuổi sang mầm non Sao Việt, lại học xuất sắc quá nên 5 tuổi bị đuổi sang học mầm non Ban Mai. Học nhiều mầm như thế mà vào lớp 1 học vẫn í ẹ thì lỗi tại mẹ chứ không phải bố con nhé. Người ta bảo mẹ nào con nấy mà.

Tóm lại con ạ, chuẩn bị vào lớp 1 rồi, mình cứ "học ít thôi, chơi là chính". Phận làm con gái, hơn nhau ở… tấm chồng. Học nhiều, bằng cấp cao, đa phần là gái xấu. Bố thề luôn".

Không nên gây áp lực, để con phát triển tự nhiên!

Theo tìm hiểu, chủ nhân của dòng chia sẻ nói trên có tên Thế Nam (quê ở Thừa Thiên Huế). Hiện anh Nam đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Bức thư trên anh viết dành tặng cho cô con gái nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 tháng 9 năm nay.
 

Thư gửi con gái vào lớp 1

Gia đình nhỏ hạnh phúc của anh Nam
 

Anh Nam cho biết, cách đây vài ngày, con gái anh - cháu Nguyễn Thùy Minh đã đi học vài buổi để làm quan với thầy cô và các bạn. Theo anh Nam, dù lần đầu tiên tiếp xúc với các bạn nhưng con gái anh rất mạnh dạn và hòa đồng.

"Ngay từ nhỏ, cháu hay đi chơi cùng tôi nên tính cách rất mạnh dạn. Hơn nữa, tôi cũng đăng ký cho con theo học lớp kĩ năng sống 'Tôi tự tin' nên cháu rất hoạt bát.

Vợ chồng tôi chủ trương không ép cháu học nhiều. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, cháu có thể đánh vần và đọc được rồi. Dòng chia sẻ của tôi xuất phát từ những gì đã trải qua với bản thân mình. Những gì mình không thích, đừng ép con cái phải làm theo", anh Nam cho biết.

Ngày nay, không ít cha mẹ đã cho con "nhập cuộc" bằng đủ thứ học thêm, học ngoại khóa, học năng khiếu và đặt lên con mình rất nhiều kỳ vọng, tạo sự quá tải cho con cái.

Thay vào đó, các bậc phụ huynh có thể tạo nguồn cảm hứng, cùng tìm hướng giải quyết khó khăn trẻ đang mắc phải. Bởi hơn ai hết, tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ chính là động lực để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

Do đó, quan điểm của nhà báo Thế Nam được không ít phụ huynh đồng tình.
 


T.H (tổng hợp)
Theo Vietnamnet

Nghĩ đến việc con sắp bước vào lớp 1, bố lại nhớ ngày khai giảng đầu tiên của mình tròn 30 năm trước. Bà nội con đưa bố đến trường trên chiếc xe đạp cũ, rồi vội về cho kịp giờ ra đồng. Bố không nhớ rõ, nhưng có lẽ đó là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng bố được bà nội con đưa đi học. Từ sau ngày đầu bước chân vào lớp 1, bố và các bạn bè, anh chị trong làng, sáng sáng rủ nhau đi bộ, băng qua những bờ mương, những cánh đồng để đến trường.

Ngày ấy, hành trang đến trường của bố là bộ quần xanh, áo trắng và một chiếc túi bằng cước đựng bảng đen, phấn trắng. Bạn của bố là đám học trò nghèo, đứa có dép, đứa đi chân đất đến trường, quần ống cao, ống thấp, rộng thùng thình được buộc bằng dây rút, trông như những bó mạ. Vậy mà cũng đã 30 năm trôi qua, những bó mạ non ngày nào đều đã lớn khôn, trưởng thành, đều đã làm cha, làm mẹ. Mỗi người một cuộc sống riêng, có người thành đạt, có người sa cơ lỡ vận, người còn, người mất...

Thư gửi con gái vào lớp 1
Thư gửi con gái vào lớp 1
Thư gửi con gái vào lớp 1
Thư gửi con gái vào lớp 1
Thư gửi con gái vào lớp 1
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Trần Đăng Ninh (quận Hà Đông). Ảnh: QĐND.

Bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời, bước chân trên chặng đường mới, sẽ có những sóng gió, những khó khăn, thử thách và cả những ngã rẽ chờ đợi con ở phía trước. Con hãy hiểu, đó là điều hiển nhiên, tất yếu mà ai cũng sẽ phải trải qua. Nhưng chỉ khi mình vượt qua bằng nỗ lực của bản thân, đi trên chính đôi chân mình, được trui rèn trong những thử thách thì lúc đó con mới có thể trưởng thành. Ngày con được sinh ra, bố đã viết rằng, bố không kỳ vọng sau này con sẽ thành ông nọ, bà kia, sẽ lắm tiền, nhiều của. Nhưng bố luôn mong và tin con sẽ là người tốt, một người tử tế và có ích cho xã hội. Học làm người tử tế là bài học mà không phải ai cũng có thể học được, không phải ai cũng làm được người tử tế. Bố tin con sẽ làm được, bởi bố mẹ đã nuôi dưỡng, bồi đắp cho con một tâm hồn đẹp, luôn cho con hiểu và trân quý những giá trị tốt đẹp của cuộc sống này!

Ngày con bước chân vào lớp 1, bố sẽ không thể có nhà vì đang thực hiện nhiệm vụ. Nhưng bố luôn dõi theo từng bước con đi và sẽ luôn bên con.

ĐÔNG HẢI

Việc học hành của con cái luôn là nỗi bận tâm khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu. Chẳng thế mà có ít đâu những người cha, người mẹ xếp hàng từ đêm để nộp đơn cho con vào học một trường công, hay nhịn ăn, nhịn mặc để con được học thêm 1 thầy giáo tốt.

Thế nhưng, có lẽ đi ngược lại với số đông, nhà báo Nguyễn Thế Nam mới đây đã gây xôn xao cộng đồng mạng khi đăng tải bức tâm thư gửi cho cô con gái bé nhỏ trước khi chuẩn bị bước vào lớp 1. Không đặt nặng lên vai con điểm số hay thành tích, người cha này nhắn nhủ con gái hãy chơi đi, học ít thôi, chơi là chính.

Thư gửi con gái vào lớp 1

Bé Thùy Minh - con gái nhà báo Nguyễn Thế Nam (Nguồn: Facebook T.N.N)

Nguyên văn bức thư của nhà báo Nguyễn Thế Nam gửi con gái:

"Thế là, năm nay con gái của bố vào lớp 1. Dù chưa khai giảng chính thức, con đã đi học trước được mấy buổi. Nhìn con với các bạn trong lớp, bố thấy vui. Con không quá bé, không quá mập, không quá gầy, không quá cao mà cũng không quá thấp. Và đó cũng là mục tiêu mà bố hướng đến cho con khi bắt đầu những năm đèn sách: không quá giỏi mà cũng không quá dốt. Ở đời, cái gì quá cũng dở, ngay cả Dương… Quá cũng đâu có hay.

Đối với bố, lớp 1 và suốt các năm cấp tiểu học, con đến trường thì học ít thôi, vui chơi là chính. Con không cần phải còng lưng vì đèn sách, phải đặt mục tiêu viết chữ đẹp, phải cộng trừ nhân chia nhoay nhoáy, phải nói tiếng Anh nhanh hơn tiếng Việt. Mấy ông nhà văn, nhà thơ hay nhà báo như bố, hồi bé đều viết chữ đẹp, lớn lên đa phần nghèo rớt mùng tơi. Mấy ông bác sĩ bạn của bố, chữ xấu như gà bới vẫn giàu nứt đố đổ vách con ạ.

Bố thấy thật buồn cười, khi bố mẹ của các bạn khác đăng ký cho con vào lớp 1, lại dấm dúi cho nhà trường thêm chục triệu bạc, để con mình được xếp vào lớp chọn. Rồi bố mẹ các bạn ấy, lại dấm dúi cho cô chủ nhiệm, để cho con mình được chú ý hơn. Cứ như thế, cả cuộc đời của bố mẹ cứ dấm dúi theo con. Bố không làm thế đâu. Thề luôn.

Thư gửi con gái vào lớp 1

Nhà báo Nam khẳng định gia đình sẽ không "dấm dúi" xin xỏ để cho con vào lớp chọn (Nguồn: Facebook T.N.N)

Này nhé con yêu, hồi bé, bố đâu có được ông bà cho đi học bậc mầm non. Khi vào lớp 1, bố bắt đầu bằng 2 bàn tay trắng. Nói như người Huế, không biết một chữ đui nào cả. Thế mà, bố từng là học sinh chuyên Văn Quốc Học Huế hẳn hoi. Năm lớp 9, bố từng là một trong 10 bạn nằm trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi Văn quốc gia của tỉnh. Nói con đừng buồn, đội tuyển nào bố cũng có mặt, chỉ là chả được cái giải nào cả. Mình thích là mình thi thôi, có giải hay không nó còn… hên xui, con à.

Tuổi thơ của bố là đầu đội trời (đến cái mũ che nắng cũng không có), chân đạp đất, bố vẫn đến hẹn thì lấy bằng, nào tiểu học, nào trung học cơ sở, nào trung học phổ thông cho đến đại học.

Thư gửi con gái vào lớp 1

Nụ cười tinh nghịch của bé Thùy Minh (Nguồn: Facebook T.N.N)

Thì con nhìn xem, con hơn bố bao nhiêu, 3 tuổi học mầm non T.Đ.T.T, học giỏi quá nên 4 tuổi bị đuổi sang mầm non S.V, lại học xuất sắc quá nên 5 tuổi bị đuổi sang học mầm non B.N, học nhiều mầm như thế mà vào lớp 1 học vẫn í ẹ thì lỗi tại mẹ chứ không phải bố con nhé. Người ta bảo mẹ nào con nấy mà.

Tóm lại con ạ, chuẩn bị vào lớp 1 rồi, mình cứ "học ít thôi, chơi là chính". Phận làm con gái, hơn nhau ở… tấm chồng. Học nhiều, bằng cấp cao, đa phần là gái xấu.

Bố thề luôn".

Được biết, nhà báo Nguyễn Thế Nam hiện sinh sống tại Hà Nội cùng vợ và cô con gái là bé Nguyễn Thùy Minh, năm nay tròn 6 tuổi.

"Dòng chia sẻ của tôi xuất phát từ những gì đã trải qua với bản thân mình. Những gì mình không thích, đừng ép con cái phải làm theo", anh Nam bày tỏ.

Cũng theo chia sẻ của anh Nam, dù bố mẹ không dạy thêm ở nhà cũng như không hề cho con đi học thêm các thầy cô giáo, nhưng bé thùy Minh mới đi học lớp 1 đã nhận được mặt chữ.

"Đến giờ học bảo bé ngồi vào bàn học tập đọc, tập viết thì bé rất tự giác và tỏ ra thích thú. Đặc biệt, bé rất hay trao đổi các bài học với bố mẹ".

Mỗi cuối tuần khi con được nghỉ học, thay vì ép bé đi học thêm thì gia đình anh Nam thường dẫn bé đi chơi và tham gia các hoạt động ngoài trời. Cả anh và vợ đều có quan điểm là cho con học lớp kỹ năng sống để giúp con tự tin, hoạt bát hơn chứ sẽ không ép con phải học nhiều, theo đuổi các thành tích trên lớp học.

Những chia sẻ của anh Nam vẫn được cộng đồng mạng quan tâm và bày tỏ nhiều ý kiến.