Làm sao để biết bạn gái đến ngày

Phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nên chị em cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Những thông tin cơ bản nhất về chu kỳ kinh nguyệt sẽ được MEDLATEC cung cấp qua bài viết dưới đây.

1. Bạn biết gì về chu kỳ kinh nguyệt?

chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn kể từ khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì

Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 - 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục sẽ phối hợp làm việc: nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa để sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.

Như vậy, nếu kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng tức là bạn không có thai. Một chu kỳ ở nữ giới thường sẽ diễn ra từ 3 - 7 ngày tùy từng người. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau từ 28 - 30 ngày, một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe của bạn không được ổn định và cần tới gặp bác sĩ.

2. Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 - 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 - 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn kinh nguyệt:

Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh. Nó còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.

Ở giai đoạn này, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đau đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường,… Đây là những dấu hiệu báo hiệu giai đoạn hành kinh.

Thông thường, một giai đoạn hành kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày nhưng có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

Có nhiều bạn nữ bị đau bụng dưới khi đến giai đoạn hành kinh

Giai đoạn nang trứng:

Giai đoạn này xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi rụng trứng.

Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 - 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.

Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung để tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

Giai đoạn rụng trứng:

Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.

Quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

Dựa vào hình bạn có thể xác định được thời gian hành kinh và thời gian rụng trứng trong chu kỳ

Giai đoạn hoàng thể:

Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Khi đó, cơ thể giải phóng hormone Progesterone và một số Estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.

Trong trường hợp quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.

Trong trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 - 17 ngày. Nếu không mang thai, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như:

  • Ngực bị sưng đau.

  • Tâm trạng bị thất thường.

  • Bị chướng bụng, đầy hơi.

  • Khó ngủ, mất ngủ.

  • Ham muốn tình dục bị thay đổi.

  • Thèm ăn.

3. Bí quyết tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt rất có ích bởi nó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng cơ thể của chính mình. Để tính chu kỳ hành kinh, bạn cần thực hiện một số bước sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này.

  • Tiếp theo, theo dõi liên tục ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo và tiếp tục đánh dấu.

  • Khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ vừa ghi nhớ chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp kiểm soát sức khỏe của chính mình

Hiện nay có nhiều ứng dụng theo dõi thời gian hành kinh. Bạn có thể tải những ứng dụng này về máy và nhập ngày bắt đầu kỳ hành kinh của tháng đó, ứng dụng sẽ tự động tính theo chu kỳ cho bạn. Bên cạnh đó, những ứng dụng này còn có thể cập nhật những triệu chứng của chu kỳ hành kinh của người dùng dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp.

Trong cuộc sống, có một số yếu tố làm rối loạn chu kỳ hành kinh như: căng thẳng áp lực, mệt mỏi hoặc thói quen sinh hoạt bị thay đổi. Chính vì thế, bạn cần theo dõi và tính toán chu kỳ kinh nguyệt của mình trong 3 - 4 tháng liên tiếp để kiểm soát chu kỳ của mình.

Như vậy, mỗi chị em phụ nữ cần chủ động tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Hy vọng bài viết trên đã trang bị cho bạn những hiểu biết về vấn đề này.

Trước mỗi kỳ “đèn đỏ”, chị em phụ nữ đều gặp ít nhất một triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nếu nắm được các dấu hiệu có kinh nguyệt, chúng ta sẽ có sự chuẩn bị tốt, tinh thần thoải mái nhất. Chị em nên tham khảo 5 dấu hiệu đặc trưng dưới đây để biết mình sắp tới ngày “rụng dâu” nhé!

1. Tại sao bạn cần biết các dấu hiệu có kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là vấn đề hầu hết các chị em phụ nữ đều gặp phải, đây là vấn đề hết sức bình thường. Các dấu hiệu có kinh nguyệt thường xuất hiện trước ngày “đèn đỏ” một vài ngày, hoặc kéo dài tới 1 - 2 ngày đầu tiên của kỳ kinh. Nhìn chung, những triệu chứng tiền kinh nguyệt thường lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Nếu nắm được dấu hiệu đặc trưng, chị em sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.

Chị em nên nắm được các dấu hiệu có kinh nguyệt thường gặp

Một số bạn do không để ý sự thay đổi của cơ thể khi chuẩn bị có kinh nên dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe, ví dụ như: đau mỏi lưng, tức ngực, cơ thể mệt mỏi,… Điều này khiến chúng ta lo lắng cho tình trạng sức khỏe, mất thời gian và tiền bạc để đi kiểm tra tại các phòng khám.

2. 4 dấu hiệu có kinh nguyệt chị em nên biết

Trên thực tế, trước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt mới, cơ thể của chúng ta sẽ có sự thay đổi nhất định. Dù ít hay nhiều thì phụ nữ cũng đã từng trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt với nhiều mức độ khác nhau. Vậy đâu là những dấu hiệu có kinh nguyệt đặc trưng nhất?

2.1. Đau bụng kinh

Một trong những triệu chứng thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt đó là hiện tượng đau bụng dưới. Tùy từng người, cơn đau có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau và kéo dài vài ngày. Một số chị em cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ trước và trong kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó, nhiều bạn phải đối mặt với cơn đau dữ dội, không thể tập trung sinh hoạt, làm việc như bình thường. Khi gặp phải trường hợp này, chị em có thể dùng thuốc giảm đau để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe.

Tùy từng người, cơn đau bụng kinh có thể xảy ra với mức độ khác nhau

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do tử cung co thắt liên tục để bong niêm mạc và bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, cơn đau bụng kinh có thể lan sang các bộ phận xung quanh, ví dụ như lưng dưới hoặc đùi,… Đây là lý do khiến đau bụng kinh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ.

2.2. Vòng 1 căng cứng, dễ bị đau tức ngực

Vòng 1 căng cứng, đau tức ngực là một dấu hiệu có kinh mà chị em không nên bỏ qua. Khác với ngày thường, kích thước vòng 1 của phụ nữ có xu hướng lớn hơn và gây cảm giác khó chịu, thậm chí nhiều bạn cảm thấy căng ở khu vực đầu ngực.

Để tạo cảm giác thoải mái khi vận động, sinh hoạt, chị em nên lựa chọn áo lót rộng rãi và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E. Như vậy, tình trạng căng, tức ngực sẽ được cải thiện đáng kể.

2.3. Tính khí thay đổi thất thường

Khi chuẩn bị bước vào kỳ kinh, tâm trạng của phụ nữ thay đổi khá thất thường, đây chính là hiện tượng rối loạn cảm xúc. Vì những lý do đơn giản mà chị em có thể cáu giận, dễ khóc, dễ cười,… Bên cạnh đó, rối loạn cảm xúc còn gây ảnh hưởng tới khả năng tập trung, chất lượng giấc ngủ của người phụ nữ trong những ngày chuẩn bị tới kỳ kinh.

Trước khi bước vào kỳ kinh, phụ nữ dễ bị rối loạn cảm xúc

Khi phát hiện dấu hiệu có kinh nguyệt kể trên, mọi người xung quanh nên thông cảm, chia sẻ nhiều hơn với người phụ nữ để họ không cảm thấy tủi thân.

2.4. Da đổ nhiều dầu và dễ lên mụn

Vào những ngày đèn đỏ, lượng hormone trong cơ thể nữ giới thay đổi đáng kể, đây là nguyên nhân khiến làn da của bạn tiết ra nhiều dầu hơn. Nếu không chăm sóc da cẩn thận, chị em rất dễ nổi mụn trứng cá. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong kỳ kinh nguyệt, sau đó da dẻ của chị em sẽ quay trở lại bình thường. Chính vì thế mọi người không cần lo lắng quá khi nổi mụn trong kỳ kinh nguyệt.

Nhiều chị em đối mặt với tình trạng da đổ dầu, nổi mụn

2.5. Bí quyết kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt

Các dấu hiệu có kinh nguyệt ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, vậy có cách nào để kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt hay không? Trên thực tế, chúng ta không thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng tiền kinh nguyệt mà chỉ có thể giảm mức độ nghiêm trọng.

Đối với các bạn bị đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ cho phép họ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Mọi người có thể tham khảo các loại thuốc có chứa thành phần ibuprofen, acetaminophen giúp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, chườm nóng vùng bụng dưới cũng là một mẹo rất hay để kiểm soát tình trạng co thắt cổ tử cung.

Nếu bạn bị rối loạn cảm xúc trước và trong kỳ kinh nguyệt, hãy duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải. Ngoài ra, tập yoga hoặc ngồi thiền cũng giúp bạn bình tĩnh hơn, cải thiện tâm trạng rất tốt.

Đặc biệt, trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều sắt. Bởi vì, khoảng thời gian này cơ thể mất nhiều máu và gây tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống… Bên cạnh đó, mọi người nên tham khảo và bổ sung thêm thực phẩm giàu Canxi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Chườm nóng giúp giảm đau hiệu quả

6. Địa chỉ theo dõi các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Khi các dấu hiệu có kinh nguyệt xảy ra ở mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, người phụ nữ nên chủ động đi khám và theo dõi. Một cơ sở y tế uy tín, được nhiều người tin tưởng là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tới nay, bệnh viện đã có 26 năm kinh nghiệm và được đánh giá cao bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại.

Nếu có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

Các chị em nên nắm được một số dấu hiệu có kinh nguyệt thường gặp để chuẩn bị tâm lý tốt nhất. Tùy từng người, các triệu chứng xuất hiện với mức độ nặng, nhẹ khác nhau và ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.