Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 14/10, tại thành phố Huế, Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc với sự tham dự của 234 đại biểu là những phụ nữ ưu tú đại diện cho hơn 572.400 cán bộ, phụ nữ trên toàn tỉnh.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 35 thành viên. Bà Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa XV tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hội khóa XVI. Đại hội cũng đã bầu 11 đại biểu cùng 1 đại biểu đương nhiên tham dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027.

Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế
Quang cảnh Đại hội. Nguồn:thuathienhue.gov.vn

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hoa biểu dương các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát huy được truyền thống quê hương, giữ gìn bản sắc văn hóa, nâng cao trình độ sáng tạo, đổi mới để thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động do Trung ương Hội và tỉnh phát động. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị, nhiệm kỳ 2021-2026, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế cần nhận thức sâu sắc vai trò nòng cốt hội, bám sát nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh góp phần xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Các hội viên chủ động, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách để tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ và nam giới tham gia bình đẳng các lĩnh vực trong xã hội đồng thời tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em ở địa phương. Bên cạnh đó, các cấp Hội cần quán triệt sâu sắc thực hiện đúng vai trò nòng cốt chính trị của mình với phương châm "tỉnh vận dụng sáng tạo, huyện đồng hành cùng cơ sở, xã nắm chắc hội viên, chi thấu hiểu phụ nữ"; lấy hạnh phúc, lợi ích của phụ nữ làm mục tiêu phấn đấu, lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo chất lượng, hiệu quả của tổ chức hội. Cán bộ, hội viên phụ nữ tỉnh chủ động nghiên cứu để cụ thể hóa các chuyên đề hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế của Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII để có giải pháp tăng cường các hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng hội nhập và hợp tác quốc tế. Với chủ đề "Phụ nữ Thừa Thiên - Huế đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; giữ gìn bản sắc văn hóa Huế, góp phần xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương", Đại hội kêu gọi tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới phát huy trí tuệ, tiềm năng sức sáng tạo, vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh; xây dựng hình ảnh người phụ nữ Thừa Thiên - Huế "Tự tin, năng động, sáng tạo, khát vọng vươn lên" đáp ứng yêu cầu thời đại mới góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, thực hiện thành công Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị Xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. Các đại biểu cũng đã nhất trí thông qua 10 mục tiêu cụ thể trong giai đoạn tới. Tiêu biểu như: xây dựng Đề án và đưa vào vận hành "Trung tâm hỗ trợ và khởi nghiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế" trước năm 2023; hàng năm, tất cả các cơ sở Hội có ít nhất 01 loại hình hoạt động để vận động phụ nữ phát huy giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa Huế, con người Huế; 100% cấp Hội Phụ nữ cơ sở thành lập Câu lạc bộ/Đội phản ứng nhanh để tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em; phấn đấu 100% phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại có nhu cầu được các cấp Hội hỗ trợ tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội. Ngoài ra, Hội phấn đấu hỗ trợ thành lập ít nhất ba hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý; xây dựng 10 mô hình sinh kế/phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị, chế biến sản phẩm truyền thống, hữu cơ, an toàn thực hiện Đề án "Huế - Kinh đô ẩm thực"… Để đạt được những mục tiêu ấy, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra các giải pháp như đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức các cán bộ, hội viên; đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của hội và nâng cao chất lượng công tác đối ngoại, tăng cường liên kết, phối hợp, vận động nguồn lực. Nhiệm kỳ 2016-2021 vừa qua, công tác hội và phong trào phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp phụ nữ, đóng góp hiệu quả phát triển trên các lĩnh vực của địa phương đồng thời từng bước khẳng định vị thế, vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Dịp này, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế thay mặt Chính phủ tặng Cờ thu đua Chính phủ năm 2020 cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động mới mang tính đột phá, sáng tạo, gắn với thực hiện Đề án 939 của Chính phủ về "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025", nổi bật là tham mưu ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án với tổng kinh phí được phê duyệt gần 2,3 tỷ đồng, đề xuất thành lập Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển với số tiền hơn 4 tỷ đồng. Các cấp hội cũng chủ động đề ra nhiều giải pháp giúp hội viên nâng cao năng lực khởi nghiệp, hỗ trợ vốn, xây dựng thương hiệu... thực hiện các dự án, ý tưởng kinh doanh. Ngoài ra, các cấp hội cũng hỗ trợ thành lập 6 hợp tác xã, 11 tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ, 78 tổ liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường như nấm, ổi hữu cơ, nước mắm sạch, trà vả, bún bánh… Đặc biệt, năm 2020-2021, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các cấp hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhanh chóng tổ chức các hoạt động thích ứng với điều kiện phòng chống dịch bệnh. Đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên y tế bản lĩnh, tận tụy, kiên cường tham gia tuyến đầu chống dịch, trở thành những tấm gương sáng về y đức. Tập thể nữ Bệnh viện Trung ương Huế vinh dự được nhận "Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2020".

Nhiều cá nhân trở thành tấm gương sáng cho phụ nữ toàn quốc trong hoạt động giáo dục và đào tạo, học tập nghiên cứu. Đó là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoài (Đại học Y dược Huế) nhận giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho nữ giới L’Oreal – UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2017 hay Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Thị Bích Lân (giảng viên cao cấp, Viện Công nghệ sinh học Đại học Huế) với giải thưởng Kovalevskaia 2017…

TTH.VN - Sáng 24/3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức phát động Cuộc thi "Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ (ĐBPN) toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Đại hội ĐBPN tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kì 2021 - 2026".

Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế

Trao giấy chứng nhận cho các công trình tiêu biểu

Đây là cuộc thi dành cho hội viên Hội LHPN tỉnh, nhằm giúp các hội viên hiểu rõ hơn Nghị quyết Đại hội ĐBPN toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Đại hội ĐBPN tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kì 2021 - 2026. Cuộc thi diễn ra trong vòng 8 tuần, từ ngày 24/3 đến 23/5 dưới hình thức trực tuyến.

Bên cạnh việc phát động cuộc thi, Hội LHPN tỉnh cũng thông báo nhanh kết quả Đại hội ĐBPN nữ toàn quốc lần thứ XIII vừa diễn ra trong tháng 3. Theo đó, ba nhiệm vụ trọng tâm sẽ được Hội LHPN tỉnh chú trọng trong thời gian tới bao gồm: Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, chú trọng giám sát, phản biện xã hội, vận động thực hiện bình đẳng giới; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, hội nhập quốc tế. 

Hội LHPN tỉnh cũng trao giấy chứng nhận của Ban Thường vụ Hội LHNP tỉnh cho 17 công trình, phần việc tiêu biểu trong năm 2021, đồng thời trao 2 Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho 2 công trình tiêu biểu được vinh danh tại Đại hội ĐBPN  toàn quốc lần thứ XIII.

Tin, ảnh: Đăng Trình

Những cách làm

Trước đây, phong trào phụ nữ ở thôn Chiết Bi, xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy mờ nhạt. Mỗi lần hội họp, cán bộ hội phải đi vận động từng người. Hiện nay, Chi hội Phụ nữ thôn Chiết Bi đã hoạt động nề nếp, tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động hội ngày càng tăng, trở thành một trong những chi hội dẫn đầu về phong trào phụ nữ ở xã Thủy Tân.

Kết quả này có được là nhờ sự kiên trì bám cơ sở, đỡ đầu những chi hội yếu của Hội LHPN thị xã Hương Thủy. Theo chị Nguyễn Thị Ngọc Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã Thủy Tân, từ khi được Thị hội phân công cán bộ phụ trách trực tiếp tham gia các buổi sinh hoạt của chi hội, hướng dẫn các chi hội trưởng, chi hội phó kỹ năng điều hành sinh hoạt; đồng thời, cung cấp kiến thức cho chị em về cách dạy con cái, tạo vốn vay, sinh kế phát triển kinh tế…, số phụ nữ tham gia sinh hoạt ngày càng đông. Chị Nguyễn Thị Bảy, hội viên phụ nữ thôn Chiết Bi bày tỏ: “Vào hội không chỉ được vay vốn phát triển kinh tế, tôi còn được chia sẻ kiến thức về đời sống và pháp luật, kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, gắn bó, giúp đỡ nhau khi ốm đau, hoạn nạn nên cuộc sống ý nghĩa hơn”.

Theo chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hương Thủy, từ đầu nhiệm kỳ, Thị hội đã rà soát những chi hội yếu để tập trung giúp đỡ. Đến nay, Thị hội đã xóa được các chi hội yếu, trung bình, tỷ lệ chi hội vững mạnh xuất sắc ngày càng tăng.

Nguyên nhân khiến phụ nữ ít tham gia sinh hoạt hội ngoài yếu tố thời gian còn do các buổi sinh hoạt mờ nhạt; đội ngũ cán bộ hội, nhất là cán bộ chi, tổ hội thiếu tự tin, mạnh dạn, chưa có kinh nghiệm nên chưa làm tốt vai trò người chủ trì. Để khắc phục tình trạng này, tại Phú Vang, Hội LHPN huyện đã giới thiệu hàng chục cán bộ hội cơ sở tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ. Phương pháp tập huấn được đổi mới theo hình thức thực hành là chính. Huyện hội còn tổ chức nhiều hội thi như “Chi hội trưởng giỏi”, “Cán bộ hội năng động”… để các chị có cơ hội cọ xát thực tế, tự tin trước đám đông. Qua đó, giúp cán bộ hội cơ sở rèn luyện khả năng điều hành sinh hoạt hội, tăng kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, hòa giải cơ sở, quản lý quỹ, vốn vay…

Trang bị kỹ năng

Theo chị Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, muốn xây dựng tổ chức hội vững mạnh thì đội ngũ cán bộ hội cơ sở phải mạnh, phải có năng lực thực sự. Chỉ như thế chị em mới có thể tổ chức được các chương trình, hoạt động hấp dẫn, thu hút hội viên, phụ nữ đến với hội. Cán bộ hội cơ sở cần phải phát huy chức năng, vai trò, nhiệm vụ, sứ mệnh của hội trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ. Để làm được điều này, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh và chỉ đạo cho các đơn vị hội cấp huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hội các cấp. Đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh của hội thường xuyên về các chi, tổ hội để trực tiếp hướng dẫn điều hành các đợt sinh hoạt. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ hội đã có sự trưởng thành về nhiều mặt, có trình độ, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác phụ nữ; biết phát hiện vấn đề; có năng lực triển khai nhiệm vụ...

Tỉnh hội tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt hội cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng từng nhóm đối tượng phụ nữ. Việc xây dựng “Mái ấm tình thương”, hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh… cho hội viên luôn được các cấp hội quan tâm. Đến nay, 100% thôn, tổ trên địa bàn tỉnh có tổ chức hội; đơn vị vững mạnh, khá chiếm trên 90%, không có đơn vị yếu kém.

“Thời gian tới, hội sẽ tiếp tục hướng các hoạt động về cơ sở; tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội đảm bảo phẩm chất, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới...”, chị Trần Thị Kim Loan khẳng định.