Thở dài có tốt không

Thở dài không chỉ biểu hiện mệt mỏi, bực tức mà còn là phản xạ quan trọng mang tính sống còn, giữ cho phổi hoạt động tốt.

Con người thở dài 12 lần mỗi giờ hay cứ 5 phút một. Gần đây, nghiên cứu của Đại học California và Đại học Stanford (Mỹ) đã xác định tác dụng của thở dài là ngăn phế nang không bị xẹp.

"Phổi người có diện tích ngang một sân tennis, được xếp lại trong lồng ngực", giáo sư thần kinh học Jack Feldman, đồng tác giả công trình trao đổi với Live Science. "Có đến 500 triệu túi khí nhỏ gọi là phế nang. Mỗi phế nang là một quả cầu nhỏ đường kính khoảng 0,2 mm". Phế nang giúp đảm bảo oxy dễ dàng vào máu qua màng phổi.
 

Thở dài có tốt không

Con người không thể tồn tại mà không thở dài. Ảnh: Medical News Today.


"Bạn đã bao giờ cố thổi phồng một quá bóng ướt chưa? Điều này rất khó", Feldman tiếp tục. "Phế nang bị xẹp cũng giống thế và khi ấy bề mặt mất đi khả năng trao đổi khí". Nói ngắn gọn, nếu con người không thở dài, phế nang sẽ không được thổi phồng và phổi ngừng hoạt động. Cách duy nhất để mở phế nang là hít thở thật sâu. Nếu quan sát một bệnh nhân được lắp ổng thở, bạn sẽ thấy cách vài phút họ lại thở ra một hơi lớn. Thở dài được ví như hơi thở nhân đôi.

Ngoài ra, Feldman giải thích những tiếng thở dài do cảm xúc liên quan đến phân tử peptide có nguồn gốc bombesin mà não tiết ra khi cơ thể bị stress. Nghiên cứu trước đây của ông cho thấy tiêm bombesin vào não chuột tăng số lần thở dài từ 25 lên 400 lần một tiếng. Ngược lại, tiêu diệt thụ thể bombesin khiến loài vật mất hoàn toàn hành vi thở dài. Trong tương lai, nhiều khả năng phát hiện này sẽ được ứng dụng nhằm chế tạo thuốc chữa một số chứng bệnh khiến con người thở dài quá nhiều dẫn đến suy nhược hoặc thở dài quá ít dẫn đến khó thở, tổn hại chức năng phổi như rối loạn lo âu, vấn đề hô hấp.

Thở dài không nhất thiết là một tín hiệu cho thấy cơ thể lẫn tinh thần mệt mỏi, mà động tác này có ý nghĩa sâu xa liên quan đến sự sống và cái chết.

Thở dài có tốt không
Ảnh: Shutterstock

Bạn thở dài bao nhiêu lần trong ngày? Có lẽ con số chung mà mỗi người có thể nghĩ đến là trên dưới 10 lần, theo kết quả khảo sát. Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia phát hiện tần suất thở dài ở người vào khoảng 12 lần/giờ, tức 5 phút một lần, nhưng hành động này không phải lúc nào cũng do tâm trạng chán nản.

Thay vào đó, thở dài đóng vai trò quan trọng để phổi hoạt động thích đáng hơn. Đó là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học California, Los Angeles (UCLA), và Đại học Stanford (Mỹ), nhằm xác định nguồn gốc của động tác thở dài, mà theo họ là phản xạ duy trì sự sống, giúp ngăn ngừa các túi khí bên trong phổi, gọi là túi phổi, khỏi bị xì hơi.

“Phổi người có diện tích bề mặt tương đương sân chơi tennis, được xếp lại bên trong lồng ngực của chúng ta”, theo đồng tác giả cuộc nghiên cứu, Giáo sư Jack Feldman. Để có thể làm được điều kỳ diệu này, có khoảng 500 triệu túi phổi nhỏ bên trong, với mỗi túi phổi là một khối cầu nhỏ có đường kính khoảng 0,2 mm. Những khối cầu nhỏ bé này nhằm đảm bảo sẽ luôn có đủ lượng oxygen có thể được đưa vào máu dễ dàng thông qua các màng phổi, và chuyên gia Feldman mô tả chúng tương tự như các “quả cầu ướt”. “Có khi nào bạn thử thổi cho nổ tung một quả cầu ướt? Rất khó làm điều đó, vì nước bên trong kết dính lại với nhau. Đó là điều xảy ra khi một túi phổi xẹp xuống... và mỗi khi chúng xì hơi, phần bề mặt bị tước đoạt năng lực trao đổi khí”, theo Giáo sư Jack Feldman.

Nói cách khác, nếu con người không thể thở dài, các túi phổi chẳng thể được bơm căng phồng trở lại, và phổi mất đi tác dụng trao đổi khí. Theo các nhà nghiên cứu, cách duy nhất để thổi túi phổi nở trở lại là làm động tác hít sâu, cũng là việc mà ai nấy đều làm sau mỗi 5 phút.

\n

Có thể nói, thở dài giống như một lượt thở gấp đôi, và không nhất thiết phải liên kết động tác này với trạng thái tâm lý của một người. Tuy nhiên, khi người ta stress, tần suất thở dài dày đặc hơn bình thường, vì khi đó não tiết ra các phân tử gọi là peptide, với một số gọi là peptide có liên quan đến bombesin. Bombesin không hiện diện ở động vật hữu nhũ, mà là một dạng chất độc có trên da của loài cóc ở châu Âu. Dù vậy, động vật có vú sở hữu những thụ quan dành cho bombesin, và các nghiên cứu trước đó phát hiện những peptide gọi là neuromedin B (NMB) và gastrin-releasing peptide (GRP) cũng đóng vai trò tương tự bombesin ở động vật có vú, bao gồm loài người.

Các chuyên gia UCLA và Đại học Stanford đã tìm cách giải mã cách thức não bộ kiểm soát hoạt động thở. Kết quả cho thấy có đến 400 dây thần kinh chịu trách nhiệm kích hoạt sự thở dài. Khi bị căng thẳng, các peptide giống bombesin xuất hiện, kích thích nhóm dây thần kinh phát lệnh yêu cầu phổi thở dài nhiều hơn bình thường, theo báo cáo trên chuyên san Nature.

Cuộc nghiên cứu mới hứa hẹn khai mở các ứng dụng tiềm năng trong nỗ lực điều trị một số tình trạng bệnh tật cụ thể, chẳng hạn như rối loạn do lo lắng quá mức.

Thở dài có bị làm sao không?

Về lâu dài, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của phổi và làm chậm quá trình trao đổi khí diễn ra ở đó. Nhịp thở sâu và dài có khả năng ngăn chặn những tác động này. Một hơi thở lớn, một tiếng thở có độ dài có tác dụng tái tạo hầu hết các phế nang của bạn.

Tái sao khi buồn lại thở dài?

Thở dài được xem là có liên quan đến tình cảm, cảm xúc của bạn. Nó còn là một cách để kéo dãn hai lá phổi – làm phồng các phế nang, túi nhỏ trong phổi, nơi khí ô xy và carbon dioxide đi vào và ra khỏi máu. Sự kéo dãn, làm phồng đó rất quan trọng để phổi hoạt động tốt.

Làm sao để hết thở dài?

Căng thẳng Điều này sẽ khiến cho lượng khí lưu thông trong phổi bị giảm đi dẫn đến khó thở. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải hít một hơi thật sâu sau đó thở ra một hơi thật dài để giúp điều chỉnh nhịp thở của mình.

Khi nào thở dài?

Thở dài là hiện tượng hơi thở sâu hơn bình thường. Hiện tượng này xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn, giúp duy trì chức năng của phổi và ngăn chặn việc phế nang bị xẹp. Một hơi thở dài có khả năng tái tạo các phế nang, từ đó giúp trẻ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi xảy ra một tình huống căng thẳng.