Thi văn tám là ai

Đồng chí Thượng tướng Thi Văn Tám, sinh ngày 19/8/1948, tại xã Hòa Khánh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; Đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Quyết thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhì; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác của Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế trao tặng.

Sau một thời gian lâm bệnh, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, gia đình và các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng vì bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 2 giờ ngày 12/12/2008 (tức ngày 16 tháng 11 năm Mậu Tý) tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Thượng tướng Thi Văn Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Thi Văn Tám theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.

Linh cữu đồng chí Thượng tướng Thi Văn Tám quàn tại Hội trường Tổng cục An ninh, Bộ Công an (số 258 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận I, thành phố Hồ Chí Minh).

Lễ viếng được tổ chức từ 14 giờ ngày 16/12/2008 đến 7 giờ 30 phút, ngày 18/12/2008 tại Hội trường Tổng cục An ninh, Bộ Công an (số 258 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận I, thành phố Hồ Chí Minh) và Hội trường Bộ Công an (44 Yết Kiêu, Hà Nội).

Lễ truy điệu vào lúc 7 giờ 30 phút, ngày 18/12/2008 tại Hội trường Tổng cục An ninh, Bộ Công an (số 258 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh).

Sau đó lễ an táng đồng chí Thi Văn Tám tại Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Thượng tướng Thi Văn Tám:

Đồng chí Thi Văn Tám sinh ngày 19/8/1948, quê quán: xã Hòa Khánh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An (thường trú tại 25-27 đường 19E, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh).

Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ tháng 4/1963. Tháng 6/1966, đồng chí tham gia lực lượng Công an nhân dân. Tháng 12/1968, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 4/1963-1966, tham gia công tác tại Đội Thanh niên xung phong, Đội an ninh xã Hòa Khánh. Tháng 6/1966-10/1969, đồng chí làm Đội trưởng Đội Cảnh vệ trại giam, cán bộ quản lý trại giam, Bí thư Chi đoàn An ninh, Ủy viên Đoàn ủy liên cơ quan, Công an huyện Đức Hòa.

Tháng 10/1969-6/1970, làm trinh sát bảo vệ an ninh, Công an huyện Đức Hòa.

Tháng 7/1970-4/1974, bị địch bắt tù giam tại Phú Quốc. Ở trong tù, đồng chí làm Tổ trưởng đảng, Chi ủy viên, Phó Bí thư, Bí thư Chi bộ nhà giam.

Tháng 5/1974-7/1976, công tác tại Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban An ninh Trung ương Cục Miền Nam, cán bộ trinh sát an ninh tại địa bàn Tây Ninh, Sông Bé, Củ Chi thuộc Đội trinh sát 708, Đội trinh sát Bảo vệ chính trị bảo vệ Trung ương tại Thủ Đức.

Tháng 8/1976-5/1977, học bổ túc văn hóa tại Trường Văn hóa Ngoại ngữ II, Bộ Nội vụ (cơ sở phía Nam).

Tháng 6/1977-2/1980, làm cán bộ tổ chức, bộ phận phía Nam, Cục KD3.

Tháng 3/1980-7/1985, công tác tại Tổ chuyên viên về An ninh K4/2, Bộ Nội vụ, là Chi ủy viên Chi bộ K4/2 phụ trách thanh niên.

Tháng 8/1985-10/1987, công tác tại Phòng Tổng hợp, Cục Chính trị, Tổng cục Phản gián, Bộ Nội vụ. Tháng 6/1987, giữ chức Phó trưởng phòng tổng hợp, Cục Chính trị.

Tháng 11/1987-1/1988, làm Phó trưởng phòng Phòng chống gián điệp. Tháng 2/1988-11/1988, công tác tại Đoàn Chuyên gia an ninh K79. Tháng 12/1988-10/1990, là Phó trưởng phòng Phòng chống gián điệp, phụ trách Đội đặc nhiệm Tổng cục phản gián, Bộ Nội vụ.

Tháng 11/1990-2/1996, giữ chức Phó Cục trưởng Cục chống gián điệp, Chi ủy viên Chi bộ, Bí thư Chi bộ Cục.

Tháng 3/1996-6/2001, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phản gián, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Tháng 7/2001-9/2001, giữ chức quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương.

Tháng 10/2001-3/2006, được bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

Tháng 4/2006 đến nay, đồng chí được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an.

Tháng 2/2002, đồng chí được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng; tháng 12/2004, được thăng cấp bậc hàm Trung tướng; tháng 12/2008, được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng An ninh nhân dân.

Do có nhiều công lao và thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và ngành Công an, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước trao tặng: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; hai Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhất, hai Huân chương Chiến công hạng nhì, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương, Huy chương cao quý khác do Nhà nước Cu-ba, Nhà nước Cam-pu-chia và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trao tặng.

Theo TTXVN

Thượng tướng Thi Văn Tám tham gia hoạt động cách mạng từ tháng 4.1963, tháng 6.1966 tham gia lực lượng công an nhân dân, tháng 12.1968 được kết nạp Đảng. Từ tháng 7.1970-4.1974, đồng chí bị địch bắt, giam tại nhà tù Phú Quốc. Trong tù, đồng chí làm tổ trưởng đảng, chi ủy viên, Bí thư Chi bộ nhà giam; tháng 5.1974 công tác tại Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban An ninh T.Ư Cục miền Nam; tháng 12.1988 là Phó trưởng phòng Phòng chống gián điệp, phụ trách đội đặc nhiệm Tổng cục Phản gián (Bộ Nội vụ); tháng 3.1996 giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phản gián; tháng 10.2001 được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an); từ tháng 4.2006 đến nay giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.

Linh cữu thượng tướng Thi Văn Tám quàn tại hội trường Tổng cục An ninh, Bộ Công an - 258 Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM; lễ viếng từ 14 giờ ngày 16.12; lễ truy điệu lúc 7 giờ 30 phút ngày 18.12, sau đó an táng tại Nghĩa trang TP.HCM.

Theo TTXVN

Thi văn tám là ai
Thượng tướng Thi Văn Tám (đứng giữa) trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm lực lượng ANND.

Anh Tám Thi là tên thường gọi của Thượng tướng Thi Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Mới đây thôi, người ta còn thấy anh Tám Thi ra vào trụ sở Bộ Công an phía Nam với dáng vẻ tất bật vì công việc nhưng nụ cười đôn hậu luôn giữ trên môi. Và khi đồng đội, anh em, bạn bè chưa kịp mừng anh được phong hàm Thượng tướng đã đành chào vĩnh biệt anh bởi căn bệnh quái ác ập đến bất ngờ.

Cuộc đời của Thượng tướng Thi Văn Tám gắn liền với những đêm thức trắng, những tháng ngày rong ruổi chốn rừng sâu để giữ bình yên cho Tổ quốc. Thuở nhỏ, Thi Văn Tám là một cậu bé thông minh, trắng trẻo dù xuất thân trong một gia đình nông dân của xã Khánh Hòa, huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

13 tuổi, nhanh nhẹn nhưng rất thận trọng nên Thi Văn Tám được giao nhiệm vụ canh gác, cảnh giới cho các đồng chí cán bộ hoạt động trong vùng bị địch tạm chiếm. 15 tuổi, Thi Văn Tám được chọn vào Đội Thanh niên xung phong và an ninh của xã. Với những thành tích đã có, năm 18 tuổi Thi Văn Tám được điều lên công tác ở Đội Cảnh vệ An ninh huyện Đức Hòa và sau đó, Thi Văn Tám vinh dự được kết nạp vào Đảng năm anh 20 tuổi.

Năm 1970, bị địch phục kích trên đường công tác, dù đã bị thương, người chiến sĩ an ninh Thi Văn Tám vẫn chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Do bọn địch đông hơn nên anh bị chúng bắt.

Trong nhà tù, Thi Văn Tám đã kiên cường giữ vững khí tiết, phẩm chất của một người chiến sĩ an ninh cách mạng, kiên quyết không đầu hàng hoặc khai báo. Vì vậy, địch đã đày Thi Văn Tám ra đảo Phú Quốc. Trong nhà tù của địch, Tám Thi cùng đồng đội tổ chức các cuộc đấu tranh đòi cải thiện điều kiện giam giữ. Tháng 3-1973, cùng nhiều chiến sĩ cách mạng khác, Tám Thi được trao trả theo Hiệp định Paris và được đưa ra miền Bắc an dưỡng.

Tình hình chiến sự miền Nam ngày càng sôi sục đã thôi thúc Tám Thi xin được trở về miền Nam chiến đấu và anh được điều động về tiểu ban bảo vệ chính trị thuộc Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí Thi Văn Tám được phân công làm cán bộ tổ chức, rồi cán bộ trinh sát thuộc lực lượng an ninh tại địa bàn các tỉnh phía Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp chiến đấu vì an ninh Tổ quốc của Thượng tướng Thi Văn Tám sôi động và nhiều chiến tích nhất chính là thời kỳ anh được điều động về Tổ An ninh K4/2, trực thuộc Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm cho đến sau này.

Là một trong những cán bộ đầu tiên được điều động về đơn vị K4/2, anh Tám Thi đã đóng góp công sức và trí tuệ cho sự thành công của kế hoạch đấu tranh với tổ chức phản động của “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do tên Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cầm đầu - kế hoạch CM-12. Ngày 12-5-1981, một toán biệt kích xâm nhập vùng biển Cà Mau, đó cũng là ngày chàng thanh niên trẻ có tên Tám Thi xuất hiện ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau).

Ẩn mình vào đường dây của tổ chức phản động lưu vong, chàng sĩ quan trẻ Thi Văn Tám đã sống những tháng ngày gian khổ với những chuyến đi về tất bật từ Bạc Liêu đến huyện Trần Văn Thời để góp phần phá vụ án phức tạp ấy. Trong hoạt động đấu tranh với các chuyến xâm nhập của địch, bộ phận của anh Tám Thi phụ trách đã không quản ngại gian khổ, nhiều đêm liền họ cắn răng vượt qua những bãi sú, sình lầy và sông, rạch để chuyển gần 100 tấn vũ khí, chất nổ và hàng trăm triệu tiền giả về kho bí mật an toàn, góp phần tích cực vào thắng lợi của kế hoạch CM-12, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc trong một giai đoạn đầy khó khăn.

Trong chuyên án đấu tranh với tổ chức “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” do Hoàng Cơ Minh cầm đầu, bọn địch tổ chức các kế hoạch “Đông tiến” 1,2,3 với mục đích đưa lực lượng vũ trang vào trong nước, lập căn cứ ở Tây Nguyên. Để thực hiện những đợt tấn công tiêu diệt bọn xâm nhập, trong đó có Hoàng Cơ Minh, anh Tám Thi đã trực tiếp đi đến vùng rừng núi ở biên giới Lào - Việt nhiều lần để chỉ đạo chuyên án và cũng chính anh đã chụp những bức ảnh nơi Hoàng Cơ Minh và đồng bọn bị tiêu diệt. Những tài liệu, bức ảnh này đã được công bố công khai trong kế hoạch đấu tranh chính trị và từ đấy đã đập tan mọi ảo tưởng về Hoàng Cơ Minh.

Sau khi Hoàng Cơ Minh bị ta tiêu diệt, các đối tượng phản động ở nước ngoài vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam. Và cuối năm 2007 vừa qua, khi Nguyễn Quốc Quân, “ủy viên trung ương Việt Tân”, xâm nhập bất hợp pháp về Việt Nam để chỉ đạo “kế hoạch Đông tiến 7” tổ chức một chiến dịch bạo loạn và kích động một số người nhẹ dạ, cả tin xuống đường biểu tình, rải truyền đơn xuyên tạc chế độ ta. Tất cả những âm mưu của “kế hoạch Đông tiến 7” đã bị các chiến sĩ an ninh đập tan, góp phần giữ vững an ninh chính trị của đất nước và cuộc sống bình yên của nhân dân.

Đồng chí Thi Văn Tám cũng chỉ đạo lực lượng an ninh đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động của nhiều tổ chức phản động lưu vong khác như “Chính phủ cách mạng Việt Nam tự do” của Nguyễn Hữu Chánh, “Đảng nhân dân hành động” của Nguyễn Sĩ Bình, “Phong trào quốc dân Việt Nam hành động” của Hoàng Duy Hùng, “Quân đoàn nghĩa binh Việt” do Nguyễn Văn Chức, nguyên là chuẩn tướng ngụy cầm đầu, “Mặt trận nhân dân hành động”, “Liên đảng cách mạng Việt Nam”, “Mặt trận kháng chiến phục quốc Việt Nam”…

Có những chuyên án không chỉ cần sự thông minh, nhạy bén, quyết liệt mà anh Tám còn dùng cái tâm và cái tình của người sĩ quan an ninh để giáo dục đối tượng. Và cái cách mà anh Tám trực tiếp lái xe đưa đối tượng đi lại hơn 20.000km đã góp phần cho sự thành công một chuyên án phức tạp. Trong cuộc đấu tranh chống hoạt động phá hoại của bọn FULRO ở Tây Nguyên và bọn phản động lợi dụng vấn đề dân tộc Khmer ở Tây Nam bộ, trong vị trí của những người lãnh đạo, anh Tám Thi không chỉ sát sao trong chỉ đạo nghiệp vụ mà anh còn luôn quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của các chiến sĩ thuộc quyền đang ngày đêm sống giữa núi rừng để bảo vệ sự bình yên của đất nước.

***

Thượng tướng Thi Văn Tám, anh Tám Thi giờ đã không còn nữa. Nhưng những chiến công, sự cống hiến tận tâm, tận lực của anh đối với sự nghiệp vì an ninh và phát triển của đất nước vẫn còn mãi với thời gian.

NGUYỄN KHẮC ĐỨC