Phòng làm việc của vua gọi là gì

Chủ nhật, 30/10/2016, 00:00 (GMT+7)

Khu Lục Bộ - một phần di tích cố đô Huế đã biến đổi theo thời gian khiến không còn khả năng phục hồi nguyên trạng.

08:21, 07/11/2015 (GMT+7)

* Thời phong kiến, các thứ bậc trong hoàng tộc được gọi tên như thế nào? (Nguyễn Thanh An, Hải Châu, Đà Nẵng).

- Về cách gọi tên trong hoàng tộc, Việt Nam chịu ảnh hưởng của các triều vua Trung Hoa, viết hoa chữ cái đầu.

Cha vua nếu chưa từng làm vua gọi là Quốc lão; nếu đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con gọi là Thái thượng hoàng. Mẹ vua nếu chồng chưa từng làm vua: Quốc mẫu; nếu chồng đã từng làm vua: Thái hậu.

Vua: Hoàng thượng. Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu): Hoàng đế. Vợ vua: Hoàng hậu hoặc Hoàng hậu nương nương.

Anh trai vua: Hoàng huynh. Chị gái vua: Hoàng tỷ. Em trai vua: Hoàng đệ. Em gái vua: Hoàng muội.
Bác vua: Hoàng bá. Chú vua: Hoàng thúc. Cậu vua: Quốc cữu. Cha vợ vua: Quốc trượng.

Con trai vua: Hoàng tử; nếu được chỉ định sẽ lên ngôi: Đông cung Thái tử hoặc Thái tử. Vợ Hoàng tử: Hoàng tức. Vợ Đông cung Thái tử: Hoàng phi. Con gái vua: Công chúa. Con rể vua: Phò mã.

Con trai trưởng vua chư hầu: Thế tử. Con gái vua chư hầu: Quận chúa. Chồng quận chúa: Quận mã.
Trong xưng hô thì không viết hoa, như dưới đây:

Vua tự xưng quả nhân (dùng cho tước nào cũng được); trẫm (chỉ dùng cho Hoàng đế hoặc Vương); cô gia (chỉ dùng cho Vương trở xuống).

Vua gọi các quần thần: chư khanh, chúng khanh; gọi cận thần (được sủng ái): ái khanh; gọi vợ (được sủng ái): ái phi; gọi vua chư hầu: hiền hầu.

Vua, Hoàng hậu gọi con (khi còn nhỏ): hoàng nhi. Các con tự xưng với vua cha: nhi thần. Các con gọi vua cha: phụ hoàng. Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu.

Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng: thần thiếp. Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là: ai gia.

Các quan tâu vua: bệ hạ, thánh thượng. Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua: hạ thần; khi nói chuyện với quan to hơn (về phẩm hàm): hạ quan; khi nói chuyện người dân: bản quan.

Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là: nô tài. Cung nữ chuyên phục dịch xưng là: nô tì.

Người dân gọi quan là đại nhân, khi nói chuyện với quan xưng là: thảo dân.

Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư,... gọi là nha dịch/ nha lại/ sai nha.
Nhà quyền quý, con trai: công tử; con gái: tiểu thư. Đầy tớ các gia đình quyền quý gọi ông chủ: lão gia; gọi bà chủ: phu nhân; gọi con trai chủ: thiếu gia; tự xưng khi nói chuyện với bề trên: tiểu nhân.

Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến: tiểu đồng.

Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ: Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc...

* Giữa hai cách viết “Ôm rơm nặng bụng” và “Ôm rơm rặm bụng”, xin cho biết cách viết nào đúng? (Mỹ Hà, Liên Chiểu, Đà Nẵng).

- “Ôm rơm rặm bụng” là cách viết/ nói đúng. Về từ rặm, Từ điển tiếng Việt giải thích: “Hơi chói và khó chịu như có cái gì đâm khẽ vào da: Quạt thóc xong thấy rặm người; Rặm mắt”.

Về nghĩa của thành ngữ “Ôm rơm rặm bụng” từ điển giảng: (Khẩu ngữ) ví việc làm không đâu, không phải việc của mình nhưng cứ làm, nên không những không mang lại lợi ích mà còn tự gây vất vả, phiền phức cho mình.

ĐNCT

Liên kết website

Liên kết website Webste liên kết Gia phả Việt Nam Gia phả họ Ngô Đáp Cầu - Bắc Ninh

Bất kỳ ai có tìm hiểu văn học Trung Quốc, dù chút đỉnh thôi, đều tâm phục trước cách dùng từ hoa mỹ và bóng bẩy của họ, tuy đôi khi cũng rơi vào sự sáo rỗng. Đôi khi họ dùng một biểu tượng cao quý để diễn đạt một ý nghĩa tầm thường, thậm chí dung tục.

Phòng làm việc của vua gọi là gì
Rồng Việt Nam trên đỉnh điện Tử cấm thành Huế . Ảnh: Internet

Tôi chỉ xin lai rai mạn đàm về hình tượng của hai nhân vật được coi là “cực phẩm của nhân gian”, đó là vua và hoàng hậu, qua loại ngôn ngữ cầu kỳ dùng cho họ.

1. Vua là bậc chí tôn của thiên hạ nên hình tượng ông biến thành một cái gì đó rất đỗi siêu phàm, dù lịch sử cho ta biết không thiếu gì những ông vua là người ít học như Lưu Bang, người mở đầu cơ nghiệp nhà Hán; hoặc là kẻ đầu trộm đuôi cướp như Chu Nguyên Chương, người mở đầu cơ nghiệp nhà Minh. Còn nhiều trường hợp lắm, khắp đông tây kim cổ. Nhưng khi đã lên ngôi thì tự nhiên họ được mặc nhiên xem như siêu việt hẳn cõi hồng trần, vì có “chân mệnh đế vương”.

Ở Trung Quốc, vua hay hoàng đế được biểu tượng hóa bằng con rồng là linh vật không có thực, và chính vì không có thực nên nó càng thêm phần huyền bí. Hễ cái gì dính dáng đến vua thì được tôn xưng bằng chữ “long” (rồng). Mặt vua thì gọi là “long nhan”, ghế vua ngồi thì gọi là “long ỷ”, áo vua mặc thì gọi là “long bào”, giường vua nằm thì gọi là “long sàng”, cơ thể của vua thì gọi là “long thể”, cái bụng bầu do vua tạo ra cho hoàng hậu hay đám phi tần thì gọi là “long thai”, “long chủng”... Cái gì cũng “long”, đến mức những người Việt có óc khôi hài đã dùng cách đồng âm dị nghĩa hoặc cách nói lái không chuẩn để khôi hài, đồng hồ vua đeo thì gọi là “long-rin” (tên hiệu của một loại đồng hồ tốt), vua sa cơ thì gọi là “long đong”, vua đi đánh bạc thì gọi là “long sền” (lên sòng), vua đi nhảy đầm thì gọi là “long mắc” (lắc mông), vua đi chơi khuya về bị hoàng hậu đóng cửa thì gọi là “long kẻo” (leo cổng), vua bị huyết áp cao thì gọi là “long tăng xên” (lên tăng-xông)...

Đại khái thì đó là những cách giễu cợt bông đùa, nhưng có một lần có người thắc mắc hỏi tôi, mà tôi tin chắc cũng có không ít người thắc mắc như thế, liệu những bộ phận không được “cao quý” trong cơ thể vua và hoàng hậu, vốn được dùng vào những nhu cầu vệ sinh thường ngày, thì gọi bằng cách gì? Và cái hành vi kém phần “tao nhã” đó được diễn tả bằng từ nào? Tôi lắc đầu chịu thua trước câu hỏi cắc cớ đó, dù cũng đoán rằng chúng phải được diễn tả bằng một ngôn ngữ “cao siêu”. 

2.Một lần du lịch Trung Quốc, đến tham quan cố đô Trường An của các ông hoàng, bà chúa thời phong kiến, tôi mới vỡ lẽ ra. Và chỉ biết dùng một từ “bái phục” các ông sáng tạo ngôn ngữ của cái xứ đông dân nhất thế giới này. Hóa ra chuyện vua hay hoàng hậu giải quyết vấn đề vệ sinh cũng là chuyện “kinh nhân” chứ không phải là đùa! 

Sức khỏe của vua có liên quan đến vận mệnh của giang sơn xã tắc, nên khi vua đi vào nhà xí thì chỉ có cung nữ hoặc quan thái giám theo hầu, và nhất cứ nhất động đều có hiệu lệnh do thái giám truyền đi. Đầu tiên, khi vua cởi áo khoác ngoài thì thái giám hô “Khai long bào!” (開龍袍), cởi áo trong thì thái giám hô “Thoát long khố!” (脫龍褲). Trong lịch sử Trung Quốc còn lại câu chuyện, có một cô cung nữ lo phụ trách cái công việc bị xem là thấp hèn này, tức giữ áo khi vua “khai long bào và “thoát long khố”, văn học gọi là “canh y” (thay đổi y phục), rồi nhờ trí thông minh và thủ đoạn mà trở thành một hoàng hậu gây chấn động cả lịch sử Trung Quốc, đó là Võ Tắc Thiên.

Sau khi vua “thoát long khố”, đến cái sự vụ gay cấn là đi tiểu thì thái giám hô “Đào long cụ!” (掏龍具). Đào (掏) trong tiếng Hán có “lấy ra, móc ra”, kiểu như lấy đồ vật trong túi ra; cụ (具) là “dụng cụ; đồ nghề”. “Long cụ” hiểu nôm na là “đồ nghề của rồng”. Hóa ra ta và Tàu đúng là “tư tưởng lớn gặp nhau”. Đều là “cụ”, là “đồ nghề” cả, chỉ khác nhau ở chữ “long”. Khi vua “trút bầu tâm sự” xong  thì thái giám hô “Trí long cụ!” (置 龍 具). Trí có nghĩa là “sắp đặt; sắp xếp” mà ta thường dùng trong “trang trí; bài trí”. Rồi tiếp theo là hô “Phục long khố!” (復龍褲 - mặc lại áo trong), và “Xuyên long bào!”       (龍袍 - mặc long bào). Và cuối cùng là câu thường  lệ “Cung tiễn hoàng thượng!”.

Với hoàng hậu dĩ nhiên thủ tục cũng phải tôn nghiêm không kém. Chỉ khác là “long” được thay bằng “phượng”. Phượng cũng là loài chim trong huyền thoại. “Long cụ” của vua cũng có đối trọng là “phượng nhãn” (mắt phượng) của hoàng hậu. Đầu và cuối trong quá trình “trút bầu tâm sự” của hoàng hậu được gọi là “khai phượng nhãn!” (開鳳眼 - hé mắt phượng) và “giáp phượng nhãn!” (夾鳳眼 - khép mắt phượng). Chữ giáp cũng có nghĩa như trong “giáp mí” của  tiếng Việt.

Các kịch bản “long phượng” đó, ngày nay ta thấy giống như một trò hề trên sân khấu, nhưng thử đặt mình vào bối cảnh cung đình thời xưa, ta không khỏi bái phục người đã sáng tạo ra những ngôn từ hoa mỹ hay ho và tài tình đến vậy để chỉ cho cái việc sinh hoạt đời thường rất chi là thô tục của những  bậc đế vương.


A/ CUNG ĐÌNH

+ Cha, mẹ của vua: (viết hoa chữ cái đầu)

– Cha vua (người cha chưa từng làm vua) : Quốc lão

– Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) : Thái thượng hoàng

– Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) : Quốc mẫu

– Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) : Thái hậu

– Mẹ kế (phi tử của vua đời trước): Thái phi

– Bà của vua: Thái hoàng thái hậu

Xưng khi nói chuyện:

– Quốc lão/Thái thượng hoàng: Ta

– Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: Ai gia/ta/lão thân

Các con cháu trong hoàng tộc gọi:

– Thái thượng hoàng/Thái hậu… :Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu…


+ Vua:

Qua từng triều đại vua sẽ có danh xưng khác:

– Thời Hạ – Thương – Chu: Vương

– Thời Xuân Thu – Chiến Quốc:

Nước lớn: Vương

Nước nhỏ: Hầu/Công/Bá (thuộc chư hầu)

– Từ triều Tấn trở đi: Hoàng đế

– Thời Nguyên và Thanh: Đại Hãn

Tự xưng: (không viết hoa)

+ quả nhân: dùng cho tước nào cũng được.

+ trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương.

+ cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống.

Gọi:

– Quần thần : chư khanh, chúng khanh, ái khanh

– Cận thần (được sủng ái) : ái khanh

– Vợ (được sủng ái) : Ái hậu/Ái phi

– Vua chư hầu : hiền hầu

– Con (khi còn nhỏ): hoàng nhi

Xưng với vua:

– Các con: nhi thần, hoàng nhi

– Gọi vua cha: phụ hoàng

– Gọi mẹ: mẫu hậu

– Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng, đại vương

– Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) xưng: Thần thiếp

– Các quan tự xưng: hạ thần, thần,

+ Con vua:

Cũng như với vua, con vua cũng được gọi thay đổi theo từng triều đại:

Con trai:

Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần: Công tử

Thời Hán đến Minh: Hoàng tử

Thời Thanh: A ca

– Người được chỉ định sẽ lên ngôi: Đông cung thái tử/Thái tử

– Vợ chính Đông cung thái tử : Thái tử phi

– Vợ hoàng tử: Hoàng túc, hoàng tử phi

– Vợ bé: Trắc phi/thứ phi

– Thiếp: Phu nhân

Thời nhà Thanh:

– Vợ lớn A ca: Đích phúc tấn

– Vợ bé A ca: Trắc phúc tấn

Con gái

– Con gái vua : Công chúa, Hoàng nữ

– Con rể vua : Phò mã

Nhà Thanh:

– Con gái: Cách Cách

– Con rể: Nghạch phò

Con vua gọi:

– Vua: Phụ hoàng/Phụ vương…

– Hoàng hậu: Mẫu hậu/Hoàng hậu nương nương/Vương hậu nương nương…[b]

– Mẹ ruột: [b]Mẫu phi/mẫu thân

– Phi tần khác: Mẫu phi hoặc gọi “Tước hiệu + nương nương”

Tự xưng: Ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa.

+ Hoàng tộc:

Anh em và con cháu vua thường được ban tước hiệu Vương gia/Thân vương khi trưởng thành.

– Anh trai vua : Vương/ Hoàng huynh

– Chị gái vua : Công chúa/Hoàng tỉ

– Em trai vua : Vương/ Hoàng đệ

– Em gái vua : Công chúa/ Hoàng muội

– Cô vua: Thái công chúa/ Hoàng cô cô

– Bác vua : Vương/ Hoàng bá

– Chú vua : Vương/ Hoàng thúc

– Cậu vua : Hoàng cữu phụ/ Quốc cữu

– Cha vợ vua : Quốc trượng

– Con trai Thái tử (được chọn kế vị): Hoàng thái tôn

– Cháu trai Thái tử (được chọn kế vị): Hoàng thành tôn

– Con trai trưởng vua chư hầu (người kế thừa vương vị) : Thế tử

– Con trai thứ vua chư hầu: Quận vương

– Vợ chính quận vương: Quận vương phi

– Vợ bé quận vương: phu nhân

– Con trai quận vương: Công tử/thiếu gia

– Con gái quận vương: Tiểu thư

– Con gái vua chư hầu : Quận chúa

– Chồng quận chúa : Quận mã

– Vợ chính Vương: Vương phi

– Vợ bé Vương: Trắc phi/Thứ phi

– Thiếp của Vương: Phu nhân

Nhà Thanh:

– Anh/em vua: Vương

– Vợ chính vương: Đích phúc tấn

– Vợ bé vương: Trắc phúc tấn

– Con trai vương: Bối lặc

– Con gái vương: Cách cách

– Con dâu vương: Phúc tấn

– Con rể vương: Ngạch phò

+ Quan lại:

– Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan, ti chức, tiểu chức

– Nữ với nam: thiếp, tiện thiếp, nô, nô gia

– Lớp nhỏ với lớp lớn: vãn sinh, học sinh, hậu học, vãn bối

– Ngang hàng nhau: bỉ nhân, tại hạ

– Các quan tự xưng với dân thường: bản quan

– Dân thường gọi quan: đại nhân

– Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân, tiểu dân, hạ dân

– Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v… : nha dịch/nha lại/sai nha

– Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử

– Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư

– Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là : lão gia

– Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là : phu nhân

– Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là : thiếu gia

– Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân

– Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến : tiểu đồng

– Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài

– Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì

– Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ :Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc…

B/ GIANG HỒ

Đệ tử của yêu quái tu luyện lâu năm gọi thầy là: lão lão

– Lão lão gọi đệ tử là: tiểu lão

– Chồng của sư mẫu: sư trượng/sư công

– Vợ của sư phụ: sư nương

– Sư phụ của sư phụ: thái sư phụ/ sư tổ

– Người sáng lập môn phái: tổ sư (nam)/ tổ sư bà bà (nữ)

– Đệ tử: đồ nhi/ đồ tôn (đời tiếp theo)

Phật giáo:

Xưng:

– Người trẻ tuổi: tiểu tăng (nam), tiểu ni (nữ)

– Người cao tuổi: lão nạp (nam), lão ni (nữ)

– Xưng chung với ý khiêm tốn: bần tăng/bần ni

– Gọi: thí chủ/tiểu thí chủ/lão thí chủ

Đạo giáo:

Xưng: Bần đạo

– Người trẻ tuổi: đạo nhân (nam), đạo cô (nữ)

– Người cao tuổi: lão đạo (nam), lão đạo bà (nữ), chân nhân (võ học đặc biệt cao siêu)

Mới gặp lần đầu:

– Nữ trẻ tuổi:

Xưng:

+ Tiểu nữ (khiêm tốn).

+ Bản cô nương/ta (ko khiêm tốn).

+ Lão nương (nếu là người già).

+ Bổn cô nương, Bổn phu nhân (người đã có chồng).

Gọi:

+ Cô nương hoặc tiểu thư (đối với con nhà giàu có danh tiếng)

– Nam trẻ tuổi:

Xưng:

– Tại hạ, hậu bối/vãn bối/tiểu bối, tiểu sinh, ta (ko khiêm tốn).

Gọi:

+ Các hạ, huynh đệ/huynh đài (tiểu huynh đệ nếu nhỏ hơn nhiều tuổi)

+ Công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng).

+ Thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó).

+ Tiên sinh (với người nho nhã).

+ Hiền huynh/ hiền đệ (gọi thân mật).

– Nam/nữ cao tuổi:

Xưng: Ta, lão, mỗ

Gọi:

+ Lão tiền bối, đại hiêp/lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó)

Chú ý: tại hạ-các hạ là cách xưng hô trung tính tương đương như tôi-anh trong ngôn ngữ hiện đại, vãn bối-tiền bối nghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra trưởng bối, nhị bối, tiểu bối…

Khi chửi mắng: tiểu tặc, lão tặc, tặc tử (nam), a đầu (nữ)…

Nếu không đối thoại trực tiếp:

– Với nam: Hắn/ Y/ Gã/ Ông ta / Lão ta

– Với nữ: Mụ/Ả/ Cô ta/ bà ta /Thị

C/ GIA ĐÌNH

Gọi vợ: Hiền thê/Ái thê/Nương tử

– Gọi chồng: Tướng công/Lang quân

– Anh rể/Em rể:  Tỷ phu/Muội phu

– Chị dâu:  Tẩu tẩu

– Cha mẹ gọi con cái: Hài tử/Hài nhi hoặc tên

– Gọi vợ chồng người khác:  hiền khang lệ (cách nói lịch sự)

Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân trong gia đình:

– Cha: gia phụ

– Mẹ: gia mẫu

– Anh trai ruột: gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)

– Em trai ruột: gia đệ/xá đệ

– Chị gái ruột: gia tỷ

– Em gái ruột: gia muội

– Ông nội/ngoại: gia tổ

– Vợ: tệ nội/tiện nội

– Chồng: tệ phu/tiện phu

– Con: tệ nhi


Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:

– Sư phụ: lệnh sư

– Cha: lệnh tôn

– Mẹ: lệnh đường

– Cha lẫn mẹ: lệnh huyên đường

– Con trai: lệnh lang/lệnh công tử

– Con gái: lệnh ái/lệnh thiên kim

– Anh trai: lệnh huynh

– Em trai: lệnh đệ

– Chị gái: lệnh tỷ

– Em gái: lệnh muội

Xưng hô trong gia phả:

– Ông bà tổ chết rồi: Hiển cao tổ khảo/tỷ

– Ông bà tổ chưa chết: Cao tổ phụ/mẫu

– Cháu xưng: Huyền tôn

– Ông bà cố chết rồi: Hiển tằng tổ khảo/tỷ

– Ông bà có chưa chết: Tằng tổ phụ/mẫu

– Cháu xưng: Tằng tôn

– Ông bà nội chết rồi: Hiẻn tổ khảo/tỷ

– Ông bà nội chưa chết: Tổ phụ/mẫu

– Cháu xưng: nội tôn

– Cha mẹ chết: Hiển khảo, Hiền tỷ.

+ Chưa chết xưng thân Phụ/mẫu

– Cha chết thì con xưng: Cô tử, cô nữ (cô tử: con trai, cô nữ: con gái).

– Mẹ chết thì con xưng: Ai tử, ai nữ.

– Cha mẹ đều chết thì con xưng: Cô ai tử, cô ai nữ.

Xưng hô trong gia tộc:

– Cha ruột: Thân phụ.

– Cha ghẻ: Kế phụ.

– Cha nuôi: Dưỡng phụ.

– Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.

– Con trai lớn (con cả thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.

– Con gái lớn: Trưởng nữ.

– Con kế: Thứ nam, thứ nữ.

– Con út (trai): Quý nam, vãn nam. Gái: quý nữ, vãn nữ.

– Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu.

– Mẹ ghẻ: Kế mẫu

– Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu.

– Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.

– Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.

– Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.

– Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.

– Bà vú: Nhũ mẫu.

– Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.

– Cháu rể: Điệt nữ tế.

– Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.

– Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.

– Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.

– Cha chồng: Chương phụ.

– Dâu lớn: Trưởng tức.

– Dâu thứ: Thứ tức.

– Dâu út: Quý tức.

– Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.

– Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.

– Con rể: Tế tử.

– Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô.

– Tự xưng: Nội điệt.

– Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng.

– Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.

– Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.

– Tự xưng là: Sanh tôn.

– Cậu vợ: Cựu nhạc.

– Cháu rể: Sanh tế.

– Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.

– Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.

– Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.

– Vợ lớn: Chánh thất.

– Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.

– Anh ruột: Bào huynh.

– Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.

– Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội

– Chị ruột: Bào tỷ.

– Anh rể: Tỷ trượng.

– Em rể: Muội trượng.

– Anh rể: Tỷ phu.

– Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ.

– Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.

– Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.

– Chị chồng: Đại cô.

– Em chồng: Tiểu cô.

– Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.

– Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.

– Chị vợ: Đại di.

– Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.

– Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.

– Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.

– Con gái đã có chồng: Giá nữ.

– Con gái chưa có chồng: Sương nữ.

– Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.

– Tớ trai: Nghĩa bộc.

– Tớ gái: Nghĩa nô.

Xưng hô trong tang lễ:

– Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.

– Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.

– Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.

– Mới chết: Tử.

– Đã chôn: Vong.


Xưng hô với người ngoài:

– Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là:Đường tôn.

– Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.

– Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô.

– Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn

Một số từ khác:

* Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác: tệ xá/hàn xá
Nói về chỗ ở của người thì dùng: quí sở/quí cư

(chỉ cần nói “tệ xá”, chớ không cần nói “tệ xá của tôi”; chỉ cần nói “quí sở”, chớ không cần nói “quí sở của ngài”)

* Đứa bé thì gọi là tiểu hài nhi… bé gái thì gọi là nữ hài nhi… bé trai thì gọi là nam hài nhi

* Khách sạn, nhà hàng, ngân hàng: quán trọ, tửu điếm, tiền trang

* Bổ đầu: người đứng đầu tổ chức truy lùng tội phạm ở huyện thời xưa

* Bổ khoái: người ở nha môn chuyên đi bắt người thời xưa.

♥♥♥

♥♥♥

♥♥♥

Trên thế gian này chẳng có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, chẳng có ngọn lửa nào kỳ diệu hơn ngọn lửa tình yêu