Tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp

Lúc mới 11 tuổi, năm 1925, Lý Tự Trọng là một trong tám thiếu niên được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chọn sang Quảng Châu để học tập. Ở đây, anh được Bác Hồ dìu dắt, giáo dục, được gần gũi với những nhà cách mạng đàn anh. Thời gian học tại Trường Trung Sơn, Lý Tự Trọng đã thể hiện rõ tư chất thông minh và kỷ luật. Khi Quảng Châu công xã nổ ra, Trường Trung Sơn bị đóng cửa, Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ liên lạc cho Tổng bộ của Hội ở Hương Cảng, rồi sau đó được phân công giữ liên lạc với thủy thủ trên các tàu từ Hương Cảng đi Thượng Hải, Sài Gòn và đi Pháp... Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, anh vừa hoạt động, vừa lao động để tự nuôi sống mình.

Khi về hoạt động tại Sài Gòn, trong một cuộc mít- tinh tuyên truyền ở sân đá bóng La-ray-ni-e ngày 8-2-1931, Lý Tự Trọng được phân công bảo vệ cho đồng chí cán bộ diễn thuyết. Để đồng chí cán bộ chạy thoát, Lý Tự Trọng bắn chết tên mật thám người Pháp Lơ-gơ-răng khét tiếng hung ác và bị địch bắt. Sau nhiều tháng bị giam cầm, tra tấn bằng mọi cực hình, anh vẫn giữ vững lòng son với cách mạng, bọn địch hèn nhát đã đưa anh lên máy chém. Lý Tự Trọng hy sinh ngày 21-11-1931, lúc 17 tuổi, đã nêu tấm gương cao đẹp về chí khí cách mạng, về tinh thần lạc quan cách mạng.

Là người được Bác Hồ trực tiếp dìu dắt từ tuổi thiếu niên, sau này trở thành người đoàn viên đầu tiên, được giao nhiệm vụ tuyên truyền cho tổ chức Đoàn, được làm công tác liên lạc của tổ chức Đảng. Lúc về Sài Gòn được giữ liên lạc cho đồng chí Trần Phú, Ung Văn Khiêm, Châu Văn Liêm... Lý Tự Trọng đã không ngừng học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng mọi công việc. Lúc ra tòa đại hình của Pháp, ngày 17-4-1931, Lý Tự Trọng đã dõng dạc: Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể có con đường nào khác.

Bộ trưởng thuộc địa Pháp đã đến dụ dỗ: "Nếu anh muốn, chính phủ sẽ đưa anh sang Pháp học rồi trở về làm việc với quyền cao, chức trọng, giàu sang".

Đồng chí Lý Tự Trọng trả lời: "Ta sinh ra không phải vì những thứ ấy".

Trong những ngày ở khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã nhờ người chuyển vào nhà giam quyển Truyện Kiều để đọc cho tới lúc đi xa.

Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Lý Tự Trọng là hiện thân của tuổi trẻ không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện, lao động và làm việc không ngừng để có nhận thức đúng đắn, bản lĩnh vững vàng, khả năng làm việc và tồn tại trong mọi hoàn cảnh và điều kiện khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lý Tự Trọng đã chăm chỉ học tập và biết nhiều thứ tiếng, ngoài tiếng mẹ đẻ, anh còn biết sử dụng các tiếng Trung, Anh, Pháp... Anh được tin tưởng giao cho những công việc lớn, giữ liên lạc cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng, được bồi dưỡng chính trị, học hỏi nhiều điều từ các đồng chí cách mạng đàn anh, từ tấm gương của các anh hùng, liệt sĩ.

Đối với tuổi trẻ, việc vun bồi lòng yêu nước, trách nhiệm công dân là quan trọng, điều đó được thể hiện trong học tập, lao động và công tác trên các lĩnh vực để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh của tuổi trẻ cần được khích lệ, được giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi. Để có được bản lĩnh, tuổi trẻ cần có trình độ, năng lực và điều quan trọng là phải học, phải rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn và có được môi trường để được thử thách, trưởng thành. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới cách giáo dục của nhà trường, vừa cung cấp kiến thức dùng được, vừa mở ra chân trời mơ ước, sáng tạo của tuổi trẻ. Đoàn thanh niên cũng phải đổi mới phương thức hoạt động, nhằm giúp cho thanh niên có môi trường rèn luyện và cống hiến. Cùng với nhà trường, xã hội và gia đình, với sự tác động tích cực và tạo điều kiện thuận lợi, lớp trẻ sẽ phát huy khả năng sáng tạo, phát triển toàn diện và vượt bậc.

Để có được lớp thanh niên kế thừa "vừa hồng, vừa chuyên", Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm nhiều mặt trong đó coi trọng việc thu hút và trọng dụng người có đức, có tài một cách thực chất thông qua hoạt động thực tiễn, qua thử thách và rèn luyện chứ không phải là khuyến khích chạy theo bằng cấp. Tuổi trẻ cần được tin tưởng, được giao công việc để cống hiến, trưởng thành, có môi trường làm việc với năng suất cao.

Đoàn thanh niên phải sâu sát hơn nữa với thanh niên, lắng nghe và có những đề xuất phù hợp. Mỗi cán bộ Đoàn phấn đấu để thật sự là thủ lĩnh của thanh niên.

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Anh hùng Lý Tự Trọng, chúng ta, những thế hệ tiếp nối luôn biết ơn anh, người đoàn viên đầu tiên đã nêu tấm gương cao đẹp về sự hy sinh, sự phấn đấu học tập và rèn luyện để làm cho bằng được những công việc lớn được giao. Súng gươm, bạo tàn và những cám dỗ đã không khuất phục được anh. Bản lĩnh, trí tuệ và phẩm chất cách mạng kiên cường của anh đã làm cho hình ảnh anh luôn đẹp mãi, luôn cổ vũ, động viên lớp lớp thanh niên Việt Nam vững bước trên con đường đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

PHẠM PHƯƠNG THẢO

Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh

Trả lời gợi ý Bài 10 trang 34 SGK GDCD lớp 9

a)   Hãy nêu một vài tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng trong cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Trả lời       

- Bác Hồ: "... Tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

- Lý Tự Trọng: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.

- Nguyễn Văn Trỗi: “Còn giặc Mĩ thì không gia đình nào hạnh phúc” Trước khi ngã xuống anh còn kịp hô “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Hồ Chí Minh muôn năm!”

b)   Hãy nêu những biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng.

Trả lời       

-     Vượt khó trong học tập;

-     Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn;

-     Năng động, sáng tạo và có hiệu quả cao trong công việc;

-     Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội;

-     Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

-     Sẵn sàng lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc;

-     Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện...

c)   Theo em, lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì ? Vì sao ?

Trả lời       

-  Lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Giải bài tập Bài 10 trang 35 SGK GDCD lớp 9

1. Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên ? Vì sao ?

a) Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng ;

b) Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường ;

c)  Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn ;

d) Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội ;

đ) Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống ;

e) Thắng không kiêu, bại không nản ;

g)  Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân ;

h) Dề làm, khó bỏ ;

i) Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp ;

k) Học tập, làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân c công bằng, văn minh.

Trả lời

Những việc làm (a), (c), (d), (đ), (e), (i), (k) biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên bởi họ biết vượt qua những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, luôn sáng tạo trong lao động và các hoạt động xã hội, học tập có mục đích, có lí tưởng đẹp.

2. Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh quan điểm :

-   Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành tra để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh ni phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về nhũ năm tháng đã sống hoài, sống phí”.

(Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy

- Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.

a) Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên ? Vì sao ?

b)  Mơ ước của em về tương lai là gì ? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước đó ?

Trả lời

a) Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng dã sống hoài, sống phí”.

Vì đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện vì lí tưởng, hoài bão và ước mơ của người thanh niên trong thời đại mới.

-  Việc cho răng học sinh THCS là tuổi ăn, tuổi chơi nên tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ, không lo học hành, làm việc, cống hiến là một quan điểm sai lầm.

Muốn có kiến thức để chuẩn bị hành trang bước vào đời phải học tập tốt, phấn đấu không ngừng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nên ở cấp THCS không lo học hành thì không có kiến thức để tiếp tục học lên, hành trang bước vào đời nghèo nàn sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được.

b) Ước mơ của em về tương lai mong nuôn trở thành một kĩ sư về công nghệ thông tin giỏi.

Để đạt được ước mơ đó, em đã và sẽ cố gắng chăm chỉ học hành, có kế hoạch và phương pháp học tập tốt. Rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng để đạt được ước mơ của mình.

3. Hãy nêu ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có tưởng và đã phấn đấu cho lí tưởng đó. Em học được ở người đó đức tính gì.

Trả lời

Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 - 11 - 1942 quê ở Hà Nội, Trâm là chị cả của 3 em gái và 1 em trai. Gia đình chị Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Theo nghiệp gia đình, chị Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội, chị được tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Hà Nội sớm một năm và tự nguyện xung phong đăng kí để đi chiến trường miền Nam.

Tháng 3 - 1967, chị Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Chị được kết nạp vào Đảng ngày 27 - 9 - 1968 và hi sinh ngày 22 - 6 - 1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ đồng đội mình. Với hai tuổi đảng, ba năm tuổi nghề, chị hi sinh anh dũng lúc chưa tròn 28 tuổi đời.

Em học tập và tiếp nối ở bản lĩnh, tính cách, tình yêu và sự bất tử của chị. Đặng Thuỳ Trâm đã để lại cho chúng ta một tấm gương và tấm gương đó sẽ trở thành hình mẫu - một hình mẫu lí tưởng cho thế hệ thanh niên ngày nay học tập và noi theo. Hi sinh khi mới hai tuổi đảng, ba tuổi nghề, chị đã để lại cho chúng ta tinh thần kiên cường cách mạng, tinh thần hi sinh cho cách mạng, tinh thần chiến đâu thật hăng hái, tinh thần làm việc tận tuỵ quên mình vì đồng đội. Chị đã công hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng với mục đích nước nhà sớm hoà bình thông nhất.

4. Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở ?

Sau khi tốt nghiệp THCS, em sẽ cố gắng thi đậu vào trường THPT, tiếp tục học tập tốt để thực hiện ước mơ của mình trở thành “kĩ sư tâm hồn”.

Giaibaitap.me