Cách làm bài nghị luâận ề một đoạn văn xuôi năm 2024

Cách làm bài nghị luâận ề một đoạn văn xuôi năm 2024

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM/ ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

  1. Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi

1. Các dạng đề

NL về một tác phẩm văn xuôi thường không yêu cầu phân tích, bình luận về

toàn bộ tp mà chỉ đề cập tới một phương diện nào đó. Có thể có các phương diện

sau:

- NL về một khía cạnh nội dung tp: giá trị hiện thưc, giá trị nhân đạo…

- NL về một khía cạnh nghệ thuật tp: tình huống truyện, nghệ thuật kể chuyện, chất

sử thi, cảm hứng lãng mạn…

- NL về một nhân vật hoặc một nhóm nhân vật.

2. Dàn ý chung

  1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả (chỉ nên giới thiệu vị trí VH của tg, đặc điểm

phong cách nghệ thuật của tg).

- Giới thiệu tp, vị trí tp.

- Nêu vấn đề NL mà đề bài yêu cầu.

  1. Thân bài:

* Giải thích vấn đề NL (nếu cần)

* Phân tích các phương diện cụ thể của vấn đề NL.

(trong quá trình NL, cần chú ý phân tích các dẫn chứng phù hợp để vấn đề trình

bày được nổi bật)

* Đánh giá ý nghĩa của vấn đề NL với sự thành công của tác giả, tác phẩm.

  1. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề NL

- Có thể nêu cảm nghĩ của bản thân hoặc điều tâm đắc nhất về vấn đề đó.

3. Đề minh họa

Đề : Suy nghĩ của A/C về nét đặc sắc trong cách xây dựng tình huống truyện qua

tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

  1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, là

người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975.

+ Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời

kì sau năm 1975.

- Giới thiệu vấn đề NL: Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo

xoay quanh chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng, qua đó thể hiện cách nhìn sâu sắc

của tác giả về cuộc sống và sự băn khoăn về thân phận con người.

cũng là dạng đề thường xuyên xuất hiện tại kỳ thi THPT quốc gia. Để nắm chắc cơ hội đạt được điểm số cao tối đa thì các bạn học sinh cần hiểu rõ khái niệm và cách triển khai bố cục cụ thể. Cùng Học Thông Minh làm rõ phần kiến thức văn học này qua nội dung bên dưới bạn nhé.

Cách làm bài nghị luâận ề một đoạn văn xuôi năm 2024
Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

1. Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

  • Đối tượng của bài văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của cả đoạn trích nói chung
  • Có thể chỉ là phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn trích

2. Yêu cầu của bài văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

Khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích hoặc văn xuôi thì thì các bạn cần phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập đến tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược.

Cách làm bài hiệu quả là nên tập trung vào đoạn trích, vận dụng toàn bộ kiến thức của cả tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các phương pháp tu từ.

\>>Đọc thêm: Cách làm bài văn nghị luận hay, hiệu quả

Cách làm bài nghị luâận ề một đoạn văn xuôi năm 2024
Yêu cầu của dạng văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

3. Chi tiết các bước làm bài văn nghị luận về đoạn trích, văn xuôi

  • Bước 1: Phân tích và xác định các yêu cầu của đề

– Xác định yêu cầu của đề bài

– Chỉ rõ yêu cầu về nội dung, đối tượng của chủ đề

– Chỉ rõ yêu cầu về phương pháp

– Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng

  • Bước 2: Lập dàn bài và sắp xếp bố cục phù hợp

*) Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận

– Khái quát về vấn đề cần nghị luận

*) Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận

*) Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

  • Bước 3: Viết bài

– Dựa vào dàn bài đã xây dựng, triển khai và viết thành bài văn hoàn chỉnh

– Chú ý viết các đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm, luận cứ rõ ràng. Mỗi đoạn phải có sự liên kết, chuyển tiếp với nhau.

  • Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa

\>>Đọc thêm: Cách làm bài nghị luận về ý kiến bàn về văn học

Cách làm bài nghị luâận ề một đoạn văn xuôi năm 2024
Các bước làm văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

4. Dàn bài chi tiết

4.1 Đối với bài văn nghị luận về đoạn trích

*) Mở bài: Sơ lược về tác giả, tác phẩm và đoạn trích văn xuôi

*) Thân bài

  • Bước 1: Khái quát tác phẩm trước đoạn trích khoảng 7 – 8 dòng. Nếu là đoạn đầu thì nên bỏ qua. Ví dụ: cảm nhận đoạn văn về cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà thì nên khái quát, giới thiệu đoạn trước đó với nội dung: sông Đà hung bạo, hùng vĩ, tính cách nham hiểm, độc dữ của loài thủy quái. Sau đó nêu vị trí đoạn trích cũng như nêu nội dung đoạn văn mà bạn cảm nhận được khoảng 3 – 4 dòng.
  • Bước 2: Nhận định vào đoạn chính

– Xác lập luận điểm dựa vào nhóm câu có cùng chung nội dung. Ví dụ: Ở tác phẩm người lái đò sông Đà đoạn: “Sông Đà tuôn dài, tuôn dài,…đốt nương xuân”. Nhóm câu này có nội dung nói về hình dáng sông Đà cảm nhận từ góc độ nhìn từ trên cao; sông Đà hiện lên như hình ảnh một người đàn bà kiều diễm. Xác định được nội dung đó thì bạn có thể lập ra luận điểm: “Nhà văn chiêm ngưỡng dòng sông ở nhiều góc độ. Từ trên cao nhìn xuống – sông Đà mang vẻ đẹp trữ tình lãng mạn và gợi cảm biết bao qua phép so sánh, liên tưởng độc đáo tới người đàn bà có áng tóc trữ tình mê đắm…”.

– Bạn cần chú ý các câu văn, hình ảnh có sử dụng nghệ thuật. Nhất là kiểu câu sử dụng các động từ, tính từ. Kiểu câu phức, câu đặc biệt hoặc câu ghép.

– Đoạn văn này được đặt trong chỉnh thể của tác phẩm nên khi các bạn cảm nhận thì phải có sự liên kết với nội dung và giá trị chung của tác phẩm đó. Nghĩa là các bạn phải mở rộng ra toàn tác phẩm (dù đoạn văn đó là chính nhất).

– Sau khi cảm nhận hết đoạn trích thì cảm nhận đoạn sau đó một cách sơ lược khoảng 7 – 8 dòng, nếu đó là đoạn kết tác phẩm thì thôi.

  • Bước 3: Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: tình huống truyện, tu từ, giọng văn, trần thuật.

*) Kết bài: Đánh giá lại vấn đề

4.2 Đối với văn nghị luận cả tác phẩm văn học

*) Mở bài: Khái quát yêu cầu của đề bài, học sinh tránh viết mở bài mà không làm nổi bật được yêu cầu của đề.

*)Thân bài:

– Thông tin về tác giả, phong cách sáng tác của tác giả, tác phẩm

– Nội dung phân tích, cảm nhận:

  • Ở phần nội dung của bài làm, học sinh cần xác định được các luận điểm chính rồi từ đó dựa vào những thao tác như: chứng minh, bình luận, phân tích, cảm nhận,…để làm sáng tỏ luận điểm.
  • Nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng và thầy cô dễ chấm điểm. Ở đầu mỗi luận điểm, nên lùi bút vào 2 ô giấy để thầy cô dễ quan sát bố cục của mình hơn.
  • Đối với truyện hoặc thơ thì phải lấy nghệ thuật để phân tích nội dung
  • Khi phân tích đoạn văn, cần tránh sử dụng những từ sáo rỗng. Do đó cần viết cô đọng, giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc.
  • Không nên gạch bỏ quá nhiều trong khi làm bài, làm bẩn bài sẽ gây phản cảm cho người chấm.
  • Để bài làm đạt điểm số cao hơn, các bạn nên có sự so sánh, đối chiếu giữa nhân vật này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm kia. Trong bài phân tích cần đưa một số lời phê bình, nhận định văn học. Bên cạnh đó nên thêm một số dẫn chứng ngoài tác phẩm. Những yếu tố vừa nói trên đây sẽ làm cho bài phân tích của các bạn thêm phong phú và có chiều sâu, sẽ dễ đạt được điểm số cao.

– Tổng kết nghệ thuật: Trước khi tổng kết bài, học sinh nên viết thêm phần tổng kết nghị luận. Ngoài ra cần có mục đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm (phần này đáp án sẽ cho từ 0,5 – 1 điểm)

*) Kết bài: Đánh giá chung toàn bộ vấn đề.

Để củng cố kiến thức liên quan đến môn học, các bạn có thể luyện tập thêm các dạng câu hỏi tại đây.

Trên đây là toàn bộ phần nội dung kiến thức và dạng đề luyện tập liên quan đến chủ đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi mà Học Thông Minh tổng hợp. Mong rằng các bạn học sinh khối 12 sẽ nắm rõ và vận dụng thành công vào bài phân tích của mình để đạt được điểm số tối đa trong mọi đề thi. Bên cạnh đó các bạn nên ôn luyện thi trắc nghiệm online thường xuyên để củng cố toàn bộ nội dung kiến thức trong chương trình học khối 12 nhé.