Tại sao tôm hùm đất bị cấm ở việt nam

Tại sao tôm hùm đất bị cấm ở việt nam

Tại sao tôm hùm đất bị cấm ở việt nam

Tiến Thành - Thu Thảo

Tôm hùm đất(tên khoa họcProcambarus clarkii)nuôi ở nhiều tỉnh của Trung Quốc.Nikkei(Nhật Bản) cho hay loài này mang lại giá trị kinh tế gần 40 tỷ USD cho Trung Quốc trong năm 2018, là sinh kế của hơn 5,2 triệu nông dân, đầu bếp và phục vụ nhà hàng. Ở Mỹ, tôm hùm đất cũng tạo ra giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Gần đây, loài này được bán nhiều tại Việt Nam. Một số nhà hàng lớn đã đưa món tôm hùm đất vào thực đơn. Dù vậy, việc nuôi, kinh doanh tôm hùm đất lại bị cấm do vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản.

Lý giải "vì sao tôm hùm đất đã chứng minh được hiệu quả kinh tế ở Mỹ, Trung Quốc mà Việt Nam lại cấm?", tiến sĩ Nguyễn Quang Huy (Viện phó Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) nói đưa loài này vào nuôi ở Việt Nam có thể đem lại chút lợi ích trước mắt, nhưng tác hại gây ra cho nông nghiệp rất khủng khiếp, kéo dài. Chúng bò nhanh, phát tán rộng, khó tiêu diệt hơn ốc bươu vàng.

Tại sao tôm hùm đất bị cấm ở việt nam

Tôm hùm đất bị cấm nuôi, kinh doanh tại Việt Nam. Ảnh: Trung Dũng

Việt Nam đã nhập khẩu tôm hùm đất từ Trung Quốc, nuôi thử nghiệm ở tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình và Hà Nam vào năm 2006. Kết quả cho thấy loài này sống ẩn nấp trong rễ cây ven sông hồ, thậm chí bò lên cạn thở bằng oxy, thường đào hang sâu 1-2 m nên có khả năng phá hủy hệ thống tưới tiêu nông nghiệp. Chúng còn là vật chủ lây truyền, phát tán nhiều loại bệnh dịch ra môi trường, cạnh tranh thức ăn, tiêu diệt loài tôm, cá bản địa.

Ông Huy cho rằng Trung Quốc có thể nuôi trồng loài tôm này vì điều kiện đất đai rộng lớn, có nhiều thủy vực tự nhiên không canh tác hoa màu. Còn Việt Nam, đa số diện tích đất nông nghiệp trồng lúa nước với thửa ruộng nhỏ, tôm hùm đất phát tán ra ngoài sẽ phá hoại mùa màng.

Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), tôm hùm đất không có giá trị kinh tế cao. Thịt của chúng rất ít, một cân giá 400.000 đồng song chỉ có ba lạng thịt, còn lại toàn vỏ. "So với các loài tôm bản địa như tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh thì không thể ngon bằng. Nhiều người ăn tôm hùm đất vì lạ miệng, lâu dần sẽ chán", ông Hùng nói.

Ông Hùng nói Trung Quốc đang phải gánh chịu những hậu quả không hề nhỏ về môi trường sinh thái do tôm hùm đất gây ra, điển hình là việc chúng phá hoại ở dọc sông Trường Giang.

"Việt Nam sở hữu nhiều loài thủy sản có thể tập trung phát triển thành nguồn lợi lớn, tại sao phải chọn nuôi một loài mới từ nước ngoài khi biết nó đem lại quá nhiều rủi ro cho nông dân?", ông Hùng nêu quan điểm và cho rằng "không thể thấy nước khác nuôi con gì mình cũng chạy theo". Trước khi đưa loài mới vào nuôi trồng, cơ quan quản lý phải cân nhắc kỹ càng yếu tố kinh tế, môi trường.

Cùng quan điểm, ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Bảo tồn Đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường), đánh giá tôm hùm đấtlàm giảm sự đa dạng của các loài thực vật thủy sinh bậc cao, thay đổi chất lượng nước và đặc điểm trầm tích, tích lũy kim loại nặng. Chúng tương tác với các loài xâm lấn khác làm giảm các quần thể động vật không xương sống, động vật thân mềm và động vật lưỡng cư thông qua mối quan hệ ăn thịt và cạnh tranh. Vì lẽ đó,tôm hùm đất không chỉ bị cấm ở Việt Nam mà còn được ghi nhận là loài xâm hại tại Trung Quốc, Nhật Bản, Kenya, Ai Cập, Uganda, Zambia, Mexico, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...

Tất Định - Gia Chính

Loại tôm hùm đất (hay còn gọi là tôm hùm đỏ hay tôm rồng) đang được rao bán tràn lan trên các chợ online. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia nông nghiệp, loại tôm này là động vật ngoại lai có nguy cơ gây hại mùa màng hơn cả ốc bươu vàng. Ở Việt Nam loại tôm hùm đỏ này đang bị cấm nuôi.

Mới đây, tôm hùm đất từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam bán tràn lan trên chợ mạng. Đây là sinh vật ngoại lai bị cấm nuôi ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã phải gửi công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát loài tôm hùm này tại Việt Nam.

Các chuyên gia nông nghiệp đã lí giải lí do vì sao tôm hùm đất bị cấm tại nước ta dù phổ biến ở một số nước khác.

Ông Nguyễn Quang Huy - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, đại diện đơn vị duy nhất được cấp phép nhập loài tôm hùm đất về nghiên cứu, cho biết: Nguyên nhân loại này bị cấm tại Việt Nam là chúng không có giá trị kinh tế cao, thậm chí có thể phá hoại mùa màng nếu quản lý không tốt. Sau khi nghiên cứu, phía viện đã đưa ra khuyến cáo không phát triển loại tôm này ở nước ta từ nhiều năm nay.

Tại sao tôm hùm đất bị cấm ở việt nam
Tôm hùm đất là loài sinh vật ngoại lai và không có trong danh mục được nuôi tại Việt Nam

Tôm hùm đất có đặc tính sống bò đáy, thích đào hang, ưa tối, chuyên hoạt động về đêm. Chúng có thể đào hang trú ẩn sâu 100-200cm, có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ 0-37 độ C.

Thức ăn chủ yếu của loại tôm này là mùn bã hữu cơ, ngũ cốc, khô đậu, rau quả, cỏ non, rong cỏ nước, tảo sống bám, côn trùng, sinh vật đáy cỡ nhỏ, xác động vật, thức ăn chế biến...

Nếu thiếu ôxy, nước sạch, thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm tôm có thể bò ra khỏi nơi sinh sống nên khả năng tôm hùm đỏ phát tán ra ngoài là rất lớn.

Với đặc tính ăn tạp, tôm hùm đất thích nghi tốt với môi trường. Chúng lại là món ăn ngon cho các loài khác trong chuỗi thực phẩm nên tôm hùm đất có thể gây hại đến giống tôm bản địa và vùng tôm nuôi. Theo nghiên cứu, tôm hùm đất phát tán có thể mang mầm dịch bệnh nấm tôm Aphanomyces astaci, vi rút gây bệnh đốm trắng cho tôm (WSSV) cũng như một số loài ký sinh trùng.

Tại sao tôm hùm đất bị cấm ở việt nam
Tôm hùm đất là loài ăn tạp mang theo nhiều virus gây bệnh, kể cả loài giun ký sinh trên động vật có vú và người

Nguy hiểm nhất là tôm hùm đất đào hang như cua nên có thể gây hại hệ thống kênh mương, gây vỡ và sạt lở bờ đập, ao nuôi cá tra…

Thực tế, vào năm 2016, công ty TNHH Sen Hoàng Giang do ông Trần Văn Hòa làm giám đốc đã bị cơ quan chức năng tỉnh này nhắc nhở vì lén nuôi tôm hùm đất. Theo đó, toàn bộ số tôm hùm đỏ của doanh nghiệp nuôi đã bị tiêu hủy, đồng thời phải tiến hành kết hợp phun thuốc trừ sâu (Decide + Gold 550EC) trực tiếp xuống ao nhằm tiêu hủy triệt để.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cũng từng cho rằng loài tôm này vừa phá hại lúa, kênh mương, tiêu diệt tôm bản địa, vừa có thể là nguồn gây bệnh cho các loài sinh vật kể cả người.

Trước đó, trong Thông tư được ban hành tháng 1/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định tôm hùm đất thuộc danh mục 19 loài ngoại lai xâm hại có khả năng lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam; Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại.

Thùy Linh - Hoài An

Liên quan đến việc tôm hùm đất (hay còn gọi là tôm càng đỏ, tên khoa học Cherax quadricarinatus) được coi là ngành kinh doanh tỷ đô của Trung Quốc nhưng lại bị cấm tiêu thụ tại Việt Nam, ngày 23/5, trả lời VTC News, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) phân tích những tác hại khôn lường nếu để loài tôm này xâm lấn vào đồng ruộng. 

Theo ông Thịnh, xét về mặt kinh tế cũng như giá bán hiện nay (200.000 - 300.000 đồng/kg), sẽ tốt nếu đưa tôm hùm đất vào kinh doanh. Hơn nữa, loài tôm này có khả năng sinh sản nhanh chóng và chống chịu trước biến động môi trường.

Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, chính từ một số đặc điểm sinh học của tôm hùm đất nên chúng có nguy cơ phá hỏng hệ sinh thái.

Tại sao tôm hùm đất bị cấm ở việt nam

 Tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu vào Việt Nam. (Ảnh: Báo Nông nghiệp)

Vì loài này ăn tạp, ăn tất cả thủy sinh, chèn ép các loài sinh vật khác trong môi trường nước khiến chúng không còn thức ăn. Thậm chí, loại tôm này có thể cắt ngang thân lúa cứng, ăn tất cả loại búp cây non, tôm, cá nhỏ.

Lợi ích trước mắt không đáng bao nhiêu nhưng nếu để tôm hùm đất xâm lấn, thiệt hại về lâu dài rất lớn.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

“Điều chúng ta lo lắng nhất, đây là giống tôm ngoại lai, sinh trưởng, phát triển nhanh. Hàng loạt tôm, cá của chúng ta có nguy cơ biến mất nếu để tôm hùm đất xâm lấn.

Vì lẽ đó, việc nghiêm cấm nuôi, phổ biến cũng như tiêu thụ tôm hùm đất hiện nay là yêu cầu bắt buộc đối với thực tế ở nước Việt Nam. Lợi ích trước mắt không đáng bao nhiêu nhưng thiệt hại về lâu dài rất lớn”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng chỉ ra bài học đắt giá của chúng ta từ nhiều năm trước khi những sinh vật ngoại lai như ốc sên, ốc bươu vàng vào Việt Nam.

Với sự phát triển của tôm hùm đất như hiện nay, theo nhận định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, đó là “sự tàn phá khủng khiếp và khó phục hồi”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái. Nếu phát tán ra đồng ruộng Việt Nam, tôm hùm đất sẽ nguy hại hơn ốc bươu vàng.

Clip: Tôm hùm đất có sức sống mãnh liệt đáng sợ thế nào?

Nhiều ý kiến băn khoăn và cho rằng một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ vẫn tiêu thụ, nuôi và coi tôm hùm đất là đặc sản và Việt Nam có thể quy hoạch các vùng nuôi loài này để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lại không đồng tình với quan điểm trên. “Khía cạnh này lại liên quan đến các nhà sinh học cũng như môi trường của Việt Nam. Tùy theo quốc gia, điều kiện thổ nhưỡng và môi trường sinh thái mỗi nước mà chúng ta có cách quản lý và xử lý.

Việt Nam là môi trường thích hợp để tôm hùm đất phát triển nhanh, đến lúc chúng ta khó khống chế. Chỉ cần một vài con tôm này ra ngoài môi trường, chúng có thể sinh sôi, nảy nở, trở thành mối nguy hại với hệ sinh thái.

Điều đó bắt buộc chúng ta không được nuôi, kể cả mua về dùng. Vì mua về dùng, không tránh khỏi việc rơi ra sông nước, chưa nói tới việc một số người cố tình làm điều đó”, PGS Đinh Trọng Thịnh nói.

Tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội của Quốc hội ngày 22/5, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng khẳng định, tôm càng đỏ là sinh vật ngoại lai mới du nhập vào Việt Nam, rất phàm ăn và còn đào hang, phá công trình thuỷ lợi, gây nguy cơ sạt lở; trong khi hiệu quả kinh tế thấp.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, hiện Việt Nam có khoảng 100 sinh vật ngoại lai như cây mai dương, ốc bươu vàng, gần đây là tôm càng đỏ (tôm hùm đất)... Các cơ quan chức năng đang đặt mục tiêu đến năm 2020, bằng mọi giải pháp để giảm một nửa số sinh vật ngoại lai đó.

Ngày 20/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra công văn hỏa tốc gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ tôm hùm đất. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, loài tôm hùm đất không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản. 

Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm. 

Khi phát hiện có phát tán ra môi trường phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt loài tôm hùm đất theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. 

Đồng thời tuyên truyền, phồ biến về tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường và sản xuất nông nghiệp; ngăn chặn sự phát tán của loài này ra môi trường tự nhiên.