Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa và diễn biến thất thường

I. Đặc điểm khí hậu vùng

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

– Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn, vì vậy nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí trên 80%. Vì vậy khí hậu nước ta so với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn. Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng. Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm.

1. Miền khí hậu phía Bắc

Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn. Miền này có khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng tính chất nhiệt đới bị giảm sút với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ.

a. Vùng Đông Bắc Bắc Bộ

Bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du phía Bắc (phần phía đông dãy Hoàng Liên Sơn). Vùng này có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng (đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi không cao lắm (1000 m ÷ < 3000 m), nằm theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc - Tây Nam, Bắc-Nam, rồi Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, chụm lại hướng về phía dãy núi Tam Đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn,Ngân Sơn, Sông Gâm, và kết thúc là dãy Hoàng Liên Sơn trên ranh giới với vùng Tây Bắc Bộ), không ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam (> 3001 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió foehn).

b. Vùng Tây Bắc Bắc Bộ

Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 °C. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi ang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.

2. Miền khí hậu Trường Sơn

Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

Gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoành Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên và mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Miền này lại có thể chia làm hai vùng:

a. Vùng Bắc Trung Bộ

là vùng Bắc đèo Hải Vân đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng do gió phơn tây nam gây nên. Về mùa đông, do hình thế vùng này chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa Đông Bắc. Lại bị hệ dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (dãy Phong Nha - Kẻ Bàng) và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc. Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Gió mùa Đông Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hưởng tới các vùng phía Nam. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió foehn.

b. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân tương tự như phía bắc đèo Hải vân, tuy nhiên nhiệt độ có cao hơn và thỉnh thoảng có những đợt lạnh mùa đông tuy không dài, ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không lớn như ở Bắc Trung Bộ

Một đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miến khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.

3. Miền khí hậu phía Nam

Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.

Các vùng núi cao nước ta, khí hậu thay đổi theo độ cao và hướng sườn.

Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.

- Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên)

- Vùng đồng bằng Nam Bộ

4. Miền khí hậu biển Đông Việt Nam

Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương và tương đối đồng nhất, biển luôn có gió.

Mục lục

  • 1 Phân phối
  • 2 Yếu tố
  • 3 Những thành phố điển hình với khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • 4 Một số biểu đồ ví dụ
  • 5 Chú thích

Phân phốiSửa đổi

Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường được tìm thấy nhiều nhất ở Nam và Trung Mỹ. Tuy nhiên, có những khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Châu Phi (đặc biệt là Tây và Trung Phi), Caribbean, Bắc Mỹ và Úc cũng có khí hậu này.

Yếu tốSửa đổi

Yếu tố kiểm soát chính đối với khí hậu nhiệt đới gió mùa là mối quan hệ của nó với gió mùa hoàn lưu. Gió mùa là một sự thay đổi theo mùa trong hướng gió. Ở châu Á, trong mùa hè (hoặc mùa nắng cao) có một luồng không khí trên bờ (không khí di chuyển từ đại dương về đất liền). Vào mùa đông, mùa đông (hay mặt trời thấp), một luồng không khí ngoài khơi (không khí di chuyển từ đất liền sang nước) là phổ biến. Sự thay đổi hướng là do sự khác biệt trong cách nhiệt nước và đất.

Thay đổi mô hình áp lực ảnh hưởng đến tính thời vụ của mưa cũng xảy ra ở Châu Phi mặc dù nó thường khác với cách thức hoạt động ở Châu Á. Trong mùa nắng cao, vùng hội tụ liên vùng (ITCZ) gây ra mưa. Trong mùa nắng thấp, cao cận nhiệt đới tạo điều kiện khô ráo. Khí hậu gió mùa của châu Phi và châu Mỹ cho vấn đề đó, thường nằm dọc theo bờ biển thương mại.

Lý thuyết môi trường nhiệt đới gió mùa Địa lí 7

1. Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió:

Nguyên nhân:

+ Mùa hạ: gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ, mưa lớn.

+ Mùa đông: gió thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh.

Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.

Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vị trí gần hay xa biển, sườn núi đón gió hay khuất gió.

+ Mùa mưa (tháng 5 - 10), chiếm 70 - 95% lượng nước cả năm; mùa khô (tháng 11 - 4).

- Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều.

=> Dễ gây hạn hán hoặc lụt lội.

2. Các đặc điểm khác của môi trường

- Thảm thực vật phong phú và đa dạng, thay đổi theo lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.

+ Nơi mưa nhiều: rừng có nhiều tầng (không bằng rừng rậm xanh quanh năm), có một số cây rụng lá vào mùa khô.

+ Nơi mưa ít: đồng cỏ cao nhiệt đới.

- Khí hậu thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp.

- Là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới.

  • Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa và diễn biến thất thường

    Trả lời câu hỏi mục 2 trang 25 SGK Địa lí 7

    Nhận xét sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên nhiên qau hai ảnh dưới đây.

  • Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa và diễn biến thất thường

    Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 25 SGK Địa lí 7

    Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.

  • Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa và diễn biến thất thường

    Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 25 SGK Địa lí 7

    Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa và diễn biến thất thường

    Trả lời câu hỏi mục 1 trang 23 SGK Địa lí 7

    1. Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1. 2. Quan sát hình 7.1 và 7.2, nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông. 3. Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai (Ấn Độ)...

  • Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa và diễn biến thất thường

    Bài 2 trang 115 sgk địa lí 7

    Bài 2. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.