Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao

GIÁO TRÌNH GIAO DUC học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 487 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG CƠ SỞ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC
Chương I
GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI
Mục tiêu đạt được
Giúp sinh viên lập luận và chứng minh được giáo dục là một hiện
tượng đặc trưng của xã hội loài người, chúng thể hiện như thế nào, phân
tích được các tính chất của giáo dục với tư cách là hiện tượng đặc trưng của
xã hội. Lập luận cho các tiêu chí xác định giáo dục học là một khoa học và
nêu được các nhiệm vụ của giáo dục học và mối quan hệ của nó với các
khoa học khác.
Hình thành cho sinh viên năng lực nhìn nhận lĩnh vực giáo dục trong
sự phát triển biện chứng của sự phát triển xã hội, có năng lực đưa ra các
nhận định và lý giải có cơ sở khoa học đối với các hiện tượng giáo dục
trong thực tiễn. Phát triển năng lực thực hiện các nhiệm vụ giáo dục cho
sinh viên với tư cách là nhà giáo dục Hình thành cho sinh viên ý thức
trách nhiệm của người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, có ý thức trong
việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và bản lĩnh trong hoạt động giáo dục,
không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để phát triển, làm làm phong phú khoa
học giáo dục.
Tóm tắt chương
Chương này đề cập phân tích giáo dục với tư cách là một hiện tượng
đặc trưng của xã hội loài người cùng với các tính chất của nó. Giáo dục
được xem xét như một hiện, một hoạt động trong thực tiễn, chúng được
khái quát thành hệ thống lý luận, trở thành một khoa học là khoa học giáo
dục. Khoa học giáo dục thể hiện các tiêu chí của một khoa học, bao gồm
đối tượng nghiên cứu, hệ thống lý thuyết với các khái niệm và phạm trù của
giáo học học, các phương pháp nghiên cứu giáo dục học. Các nhiệm vụ của
1



giáo dục học và mối quan hệ của giáo dục học với các khoa học khác cung
xđược trình bày trong chương này
I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI
Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế
giới khách quan, nhận thức thế giới khách quan để tích luỹ vốn kinh
nghiệm. Những kinh nghiệm mà loài người tích luỹ được trong quá trình
phát triển của lịch sử được lưu giữ ở nền văn hoá nhân loại, được tiếp nối
qua các thế hệ. Điều kiện cơ bản để xã hội loài người tồn tại và phát triển là
đảm bảo được cơ chế di truyền và cơ chế di sản – chính giáo dục đảm bảo
được cơ chế thứ hai. Như vậy giáo dục được hiểu như là quá trình thống
nhất của sự hình thành tinh thần và thể chất của mỗi cá nhân trong xã hội.
Với cách hiểu này, giáo dục đóng vai trò như một mặt không thể tách rời
của cuộc sống con người, của xã hội, nó là một hiện tượng của xã hội.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, thế hệ trước không
ngừng truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ sau, thế hệ sau lĩnh hội những
kinh nghiệm đó để tham gia vào cuộc sống lao động và các hoạt động xã
hội nhằm duy trì và phát triển xã hội loài người; chính sự truyền thụ và lĩnh
hội đó gọi là giáo dục, như vậy giáo dục là một hiện tượng của xã hội thể
hiện ở việc truyền đạt những kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ được
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, thế hệ sau không phải chỉ lĩnh
hội toàn bộ những kinh nghiệm của thế hệ trước để lại mà còn bổ sung, làm
phong phú thêm những kinh nghiệm của loài người – đó là quy luật của sự
tiến bộ xã hội.
Trong quá trình tiến hoá nhân loại, giáo dục xuất hiện cùng với sự
xuất hiện của loài người, khi con người có quan hệ với tự nhiên bằng công
cụ và phương tiện lao động thì nhu cầu về sự truyền đạt và lĩnh hội những
kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau mới xuất hiện. Giáo dục như
là một phương thức của xã hội đảm bảo việc kế thừa văn hoá, phát triển
nhân cách.
2



Trong thời kì sơ khai của xã hội loài người, giáo dục diễn ra trực tiếp
ngay trong quá trình lao động sản xuất, con người vừa làm vừa truyền lại
cho nhau cách làm, cách chế tạo công cụ lao động, các cách xử sự trong các
mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực đạo đức. Các nhà khoa học nghiên cứu
việc xã hội hoá trẻ em trong thời kì nguyên thuỷ cho rằng: giáo dục trong
thời kì này đan quyện trong hệ thống hoạt động sản xuất xã hội. Chức năng
của dạy học, giáo dục nhằm chuyển tải văn hoá từ thế hệ trước cho thế hệ
sau được thực hiện do tất cả những người lớn và được thực hiện trực tiếp
trong quá trình giao tiếp với trẻ em. Việc mở rộng giới hạn giao tiếp cũng
như phát triển ngôn ngữ và văn hoá dẫn đến tăng lượng thông tin và kinh
nghiệm cần phải chuyển tải cho thế hệ sau, nhưng khả năng thực hiện lại bị
hạn chế. Điều này dẫn đến hình thành cơ chế xã hội phải có sự chuyên
trách thực hiện việc tích luỹ và truyền bá tri thức. Sự xuất hiện tư hữu, chia
gia đình ra như một cộng đồng kinh tế dẫn đến vai trò giáo dục không phải
chỉ là của công xã mà chủ yếu là ở gia đình.
Vào thời kì cổ đại, một số nhà tư tưởng nhận thức rằng, sự phồn vinh
về vật chất của các công dân riêng biệt và của gia đình phụ thuộc vào sức
mạnh của quốc gia, giáo dục được truyền đạt không chỉ ở gia đình mà ở xã
hội. Thời kì cổ Hy Lạp, nhà triết học Platon cho rằng, con cái của giai cấp
cầm quyền phải nhận được sự giáo dục trong các cơ quan giáo dục của nhà
nước và cần phải giáo dục trẻ em ngay từ khi mới ra đời, từ 7 tuổi trở đi, trẻ
em trai cần được gửi vào các trường nội trú và sống trong điều kiện khắc
nghiệt, vì mục đích chính của giáo dục là hình thành những người lính
mạnh mẽ, có kỉ luật để bảo vệ các chủ nô. Nhìn chung nhiều quốc gia cổ
đại có nền giáo dục như vậy.
Cùng với việc hình thành chữ viết dẫn tới không chỉ làm thay đổi
trong phương pháp tích luỹ, gìn giữ và chuyển tải tri thức, mà còn làm thay
đổi nội dung, phương pháp giáo dục, dạy học. Khi quá trình sản xuất ngày

càng phức tạp hơn, cùng với sự phức tạp của cuộc sống xã hội, của cơ cấu
3


tổ chức nhà nước đã đặt ra yêu cầu cao hơn ở những người được giáo dục,
đòi hỏi việc tiếp thu, luyện tập công phu hơn, do đó việc truyền thụ diễn ra
một cách có tổ chức và được chuẩn bị trước, dẫn đến việc chuyển từ dạy
học cá nhân sang dạy học tập thể trong các nhà trường. Sự ra đời của nhà
trường như một cơ quan chuyên biệt đảm nhận việc giáo dục đã cho phép
chuyển tải những thông tin cùng một lúc cho nhiều người, làm cho đại đa
số có thể tiếp thu được kiến thức, nâng cao hiệu quả giáo dục.
Nửa sau của thế kỉ XX có sự bùng nổ về giáo dục ở trẻ em, thanh
niên, người lớn, cùng với sự thay đổi về máy móc cơ khí, xuất hiện tự động
hoá, sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi lao động của con người
trong sản xuất, giáo dục như là điều kiện cần thiết để tái sản xuất sức lao
động xã hội. Ngày nay, giáo dục trở thành một hoạt động được tổ chức đặc
biệt, thiết kế theo một kế hoạch chặt chẽ có phương pháp, phương tiện hiện
đại, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đạo đức, trí
tuệ, khoa học, kĩ thuật, văn hoá tinh thần và tiềm năng kinh tế của bất cứ xã
hội nào đều phụ thuộc vào mức độ phát triển của giáo dục.
Giáo dục được thể hiện ở một số tính chất, nó là một hiện tượng phổ
biến và vĩnh hằng, tức là giáo dục chỉ có ở xã hội loài người, nó là một phần
không thể tách rời của đời sống xã hội, giáo dục có ở mọi thời đại, mọi thiết
chế xã hội khác nhau, nói một cách khác, giáo dục xuất hiện cùng với sự
xuất hiện của xã hội và nó mất đi khi xã hội không tồn tại, là điều kiện
không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và xã hội
loài người. Như vậy, giáo dục tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội loài
người, là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển.
Giáo dục là một hoạt động gắn liền với tiến trình đi lên của xã hội, ở
mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có nền giáo dục tương ứng, khi xã

hội chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội
khác thì toàn bộ hệ thống giáo dục tương ứng cũng biến đổi theo. Giáo dục
chịu sự quy định của xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội
4


và đáp ứng các yêu cầu kinh tế – xã hội trong những điều kiện cụ thể. Giáo
dục luôn biến đổi trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, không
có một nền giáo dục rập khuôn cho mọi hình thái kinh tế – xã hội, cho mọi
giai đoạn của mỗi hình thái kinh tế – xã hội cũng như cho mọi quốc gia,
chính vì vậy giáo dục mang tính lịch sử. Ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau
thì giáo dục khác nhau về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức giáo dục. Các chính sách giáo dục luôn được hoàn thiện dưới ảnh
hưởng của những kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu.
Giáo dục mang tính giai cấp, đó là sự khẳng định của rất nhiều nhà
giáo dục hiện nay, tính chất giai cấp của giáo dục thể hiện trong các chính
sách giáo dục chính thống được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của nhà nước
cầm quyền, nó khẳng định giáo dục không đứng ngoài chính sách và quan
điểm của nhà nước, điều đó được toàn xã hội chấp nhận. Giáo dục được sử
dụng như một công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì lợi ích của giai
cấp mình, những lợi ích này có thể phù hợp thiểu số người trong xã hội hoặc
với đa số các tầng lớp trong xã hội hoặc với lợi ích chung của toàn xã hội.
Chính vì vậy mà trong xã hội có giai cấp đối kháng, giáo dục là đặc quyền
đặc lợi của giai cấp thống trị. Trong xã hội không có giai cấp đối kháng, giáo
dục hướng tới sự công bằng. Tính giai cấp quy định mục đích giáo dục, nội
dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục .v.v.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới sự hoà hợp về
lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp, hướng tới một nền GD bình đẳng cho
mọi người.
Ở Việt Nam, mục đích của Nhà nước ta là hướng tới xoá bỏ áp bức

bóc lột, từ đó hướng tới sự bình đẳng, công bằng trong giáo dục. Khi
chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cơ bản vẫn có
những mặt trái khó tránh được, nhà nước ta đã cố gắng đưa ra những chính
sách đảm bảo công bằng trong giáo dục như:
– Mọi công dân đều có quyền tiếp cận hệ thống giáo dục.
5


– Đảm bảo cho những học sinh, sinh viên có năng khiếu, tài năng
tiếp tục được đào tạo lên cao bất kể điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, giới tính,
dân tộc, tôn giáo v.v. .
– Tiến hành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục.
– Đa dạng, mềm dẻo các loại hình đào tạo, các loại hình trường lớp
nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân.
II. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1. Sự ra đời và phát triển của Giáo dục học
Mỗi con người bằng kinh nghiệm của mình cũng có được những tri
thức nhất định trong lĩnh vực giáo dục. Ở thời kì nguyên thuỷ, con người
phải làm chủ được những tri thức về giáo dục trẻ em, phải truyền lại những
tri thức đó từ thế hệ này đến thế hệ khác dưới hình thức phong tục, tập
quán, trò chơi, các quy tắc của cuộc sống. Các tri thức này phản ánh trong
các câu ca dao, tục ngữ truyện cổ tích, thần thoại. v.v nó có vai trò quan
trọng trong xã hội, trong cuộc sống gia đình cũng như giúp cho việc hoàn
thiện nhân cách.
Trong quá trình phát triển xã hội, những tri thức kinh nghiệm được
khái quát lại trong từng khoa học cụ thể. Có thể xem khoa học là một trong
những hình thái ý thức xã hội, bao gồm hoạt động để tạo ra hệ thống
những tri thức khách quan về thực tiễn, đồng thời bao gồm cả kết quả của
hoạt động ấy, tức là toàn bộ những tri thức làm nền tảng cho bức tranh về
thế giới. Sự tích luỹ kinh nghiệm là phương tiện làm phong phú khoa học,

phát triển lí luận và thực tiễn.
Giáo dục học là một ngành của khoa học xã hội, ngày càng được
củng cố bằng hệ thống lí thuyết vững chắc và phát triển mạnh mẽ, góp phần
to lớn vào sự phát triển xã hội. Lúc đầu, những tri thức về giáo dục được
hình thành trong khuôn khổ của Triết học, nó chỉ là một bộ phận của Triết
học. Những nhà triết học thời cổ đại như Socrate (469 – 399 trước CN),
Platon (427 – 348 trước CN), Aristote (348 – 322 trước CN) đã lí giải các
6


vấn đề về giáo dục ở phương Tây. Ở phương Đông, tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử (551 – 479 trước CN) đã có những đóng góp quý báu vào kho
tàng lí luận giáo dục của dân tộc Trung Hoa nói riêng và kho tàng giáo dục
của nhân loại nói chung. Những tư tưởng giáo dục trong giai đoạn này đã
được xuất hiện và tập trung đậm nét trong các quan điểm triết học.
Vào thời kì Văn hoá Phục hưng, những người có công lớn trong việc
làm phong phú những tư tưởng giáo dục như nhà văn Pháp Rabơle (1494 –
1555), nhà hoạt động chính trị và nhà tư tưởng Anh – Thomas Mor (1478 –
1535), nhà triết học Italia – Kampanella (1562 – 1659).v.v
Mặc dù phát triển mạnh những lí thuyết giáo dục như vậy, nhưng đến
đầu thế kỉ thứ XVII, Giáo dục học vẫn còn là một bộ phận của Triết học.
Sau này, nhà triết học và tự nhiên học Anh là Becơn (1561 – 1626) xuất
bản cuốn "Về giá trị và sự gia tăng của khoa học" vào năm 1623, trong đó
ông có ý định phân loại khoa học và tách Giáo dục học ra như một khoa
học độc lập. Ngay trong thế kỉ đó, Giáo dục học như một khoa học độc lập
được củng cố vững chắc bằng nhiều công trình của Jêm Amôt Cômenki
(1592 – 1670). Ông đã đóng một cái mốc quan trọng trong quá trình phát
triển lí luận và hoạt động giáo dục của nhân loại, các công trình nghiên cứu
của ông là một di sản đồ sộ với ngót 140 công trình nghiên cứu chứa đựng
những tư tưởng lớn về giáo dục, về xã hội, về triết học. v.v . Cômenxki là

người đầu tiên trong lịch sử đã nêu được một hệ thống các nguyên tắc trong
dạy học mà đến nay hầu như các nguyên tắc đó về cơ bản vẫn có ý nghĩa
trong trong hệ thống các nguyên tắc dạy học hiện đại. Những tư tưởng lớn
về lí luận dạy học của Cômenxki được trình bày trong tác phẩm nổi tiếng
"Lí luận dạy học vĩ đại" viết năm 1632. Bằng quan điểm giáo dục mới mẻ,
khoa học, cuốn sách này đã ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của một
ngành khoa học mới, đó là “Giáo dục học”.
Lịch sử giáo dục học đã chứng minh rằng, ở mỗi giai đoạn phát triển
trong từng thời đại khác nhau, Giáo dục học không ngừng sáng tạo, bổ
7


sung những tri thức mới. Giáo dục học tự điều chỉnh và phát triển nhằm
phục vụ các yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giáo dục trong thực tiễn.
Giáo dục học nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn giáo dục, đảm bảo cho
giáo dục thực hiện tốt các chức năng của mình. Thực tiễn giáo dục là cơ sở
cho sự ra đời và phát triển của Giáo dục học, đồng thời những kinh nghiệm
của thực tiễn giáo dục được hệ thống hoá, khái quát hoá trong Giáo dục học.
Trong quá trình phát triển của mình, Giáo dục học luôn loại bỏ
những quan điểm lỗi thời và luôn luôn bổ sung các luận điểm và lí thuyết
mới phù hợp với trình độ và yêu cầu của xã hội.
2. Đối tượng và nhiệm vụ của Giáo dục học
a. Đối tượng của Giáo dục học
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, có tính phức tạp về nhiều mặt,
nhiều khía cạnh, có nhiều khoa học đi vào nghiên cứu nó như Kinh tế học,
Xã hội học, Triết học, Chính trị học .v.v.
Sự đóng góp của nhiều khoa học trong việc nghiên cứu giáo dục như
là một hiện tượng đặc trưng của xã hội đã khẳng định giá trị của nó, tuy
nhiên những khoa học này không đề cập tới bản chất của giáo dục, tới
những mối quan hệ của các quá trình phát triển con người như một nhân

cách, tới sự phối hợp giữa nhà giáo dục với người được giáo dục trong quá
trình phát triển đó, cùng với các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển. Việc
nghiên cứu các khía cạnh nêu trên cần phải có khoa học chuyên ngành
nghiên cứu, đó là Giáo dục học.
Như vậy, Giáo dục học được coi là khoa học nghiên cứu bản chất, quy
luật, các khuynh hướng và tương lai phát triển của quá trình giáo dục, với các
nhân tố và phương tiện phát triển con người như một nhân cách trong suốt
toàn bộ cuộc sống. Trên cơ sở đó, Giáo dục học nghiên cứu lí luận và cách tổ
chức quá trình đó, các phương pháp, hình thức hoàn thiện hoạt động của nhà
giáo dục, các hình thức hoạt động của người được giáo dục, đồng thời nghiên
cứu sự phối hợp hành động của nhà giáo dục với người được giáo dục.
8


Từ những phân tích trên cho thấy, đối tượng của Giáo dục học là quá
trình giáo dục toàn vẹn, hiện thực có mục đích, được tổ chức trong một xã
hội nhất định. Quá trình giáo dục như vậy được hiểu theo nghĩa rộng là quá
trình hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích, có kế
hoạch, căn cứ vào những mục đích, những điều kiện do xã hội quy định,
được thực hiện thông qua sự phối hợp hành động giữa nhà giáo dục và
người được giáo dục nhằm giúp cho người được giáo dục chiếm lĩnh những
kinh nghiệm xã hội của loài người.
Quá trình giáo dục là một loại quá trình xã hội mang đặc trưng của
quá trình xã hội, tức là nó có tính định hướng, diễn ra trong thời gian nhất
định, biểu hiện thông qua hoạt động của con người, vận động do tác động
của các nhân tố bên trong, bên ngoài và tuân theo những quy luật khách
quan. Bất cứ một quá trình nào cũng đều có sự thay đổi liên tục từ trạng
thái này sang trạng thái khác, giáo dục được xem xét như một quá trình thì
sự thay đổi đó là kết quả của sự phối hợp hành động giáo dục của nhà giáo
dục và người được giáo dục.

Quá trình giáo dục bao gồm sự thống nhất của hai quá trình bộ phận
là quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp), các quá trình
này đều thực hiện các chức năng chung của giáo dục trong việc hình thành
nhân cách toàn diện. Song, mỗi quá trình đều có chức năng trội của mình
và dựa vào chức năng trội đó để thực hiện các chức năng khác.
Quá trình giáo dục là sự vận động từ mục đích của giáo dục đến các
kết quả của nó, tính toàn vẹn như là sự thống nhất nội tại của các thành tố
trong quá trình giáo dục.
Quá trình giáo dục được xem như là một hệ thống bao gồm các thành
tố cấu trúc như: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp,
phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, người giáo dục, người
được giáo dục, kết quả giáo dục.
9


Quá trình giáo dục luôn có sự phối hợp hành động giữa người giáo
dục và người được giáo dục, sự phối hợp này trên bình diện cá nhân và tập
thể giúp cho người được giáo dục chiếm lĩnh giá trị văn hoá của nhân loại,
hình thành nhân cách.
b. Nhiệm vụ của Giáo dục học
Bất cứ một khoa học nào cũng bao gồm một hệ thống các nhiệm vụ
cần giải quyết, Giáo dục học là một khoa học cần thực hiện các nhiệm vụ
cơ bản sau:
– Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản chất của hiện
tượng giáo dục, phân biệt các mối quan hệ có tính quy luật và tính ngẫu
nhiên. Tìm ra các quy luật chi phối quá trình giáo dục để tổ chức chúng đạt
hiệu quả tối ưu.
– Giáo dục học nghiên cứu dự báo tương lai gần và tương lai xa của
giáo dục, nghiên cứu xu thế phát triển và mục tiêu chiến lược của giáo dục
trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội để xây dựng chương trình giáo

dục và đào tạo.
– Nghiên cứu xây dựng các lí thuyết giáo dục mới, hoàn thiện các mô
hình giáo dục, dạy học, phân tích kinh nghiệm giáo dục, tìm ra con đường
ngắn nhất và các phương tiện để áp dụng chúng vào thực tiễn giáo dục.
– Trên cơ sở các thành tựu của khoa học và công nghệ, Giáo dục học
còn nghiên cứu tìm tòi các phương pháp và phương tiện giáo dục mới
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Ngoài ra còn có nhiều các nhiệm vụ khác ở phạm vi và khía cạnh cụ
thể (kích thích tính tích cực học tập của học sinh, nguyên nhân của việc
kém nhận thức, các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, tiêu chuẩn
giáo viên .v.v)
3. Một số khái niệm cơ bản của Giáo dục học
Bất cứ một lĩnh vực khoa học nào cũng bao gồm một hệ thống khái
niệm, có khái niệm cốt lõi, các khái niệm còn lại thể hiện sự phân hoá của
khái niệm cốt lõi.
10


Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà
giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình
thành nhân cách cho họ.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được
giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của
nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông
qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học
nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kĩ năng hoạt
động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo,
trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách của

người học theo mục đích giáo dục.
Với sự phát triển của giáo dục hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều khái
niệm như:
Có rất nhiều khái niệm trong hệ thống các khái niệm về giáo dục học
sẽ được trình bày trong giáo trình này. Tuy nhiên với sự phát triển của thời
đại ngày nay, cùng với sự đổi mới và phát triển tri thức ở nhiều lĩnh vực thì
đó cũng là một quá trình hình thành các thuật ngữ khoa học. Do vậy, không
nên cho rằng các thuật ngữ đã có là hoàn thiện và chính xác tuyệt đối, việc
nghiên cứu và hoàn thiện các thuật ngữ cũng là nhiệm vụ cấp bách của
Giáo dục học.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Giáo dục học
a. Phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục học
Trong nghiên cứu khoa học nói chung, có hai vấn đề cơ bản là
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (cụ thể). Khoa học chỉ phát
triển trong trường hợp nó luôn được bổ sung những tri thức mới.
Phương pháp luận được hiểu là lí thuyết về các nguyên tắc để tiến
hành các phương pháp, các hình thức của hoạt động nhận thức khoa học, là
11


hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của chủ thể. Các
quan điểm phương pháp luận mang màu sắc triết học. Phương pháp luận
trong Giáo dục học được xem xét như là sự tổng hợp các luận điểm về nhận
thức giáo dục và cải tạo, biến đổi thực tiễn giáo dục
Những quan điểm phương pháp luận là kim chỉ nam hướng dẫn các
nhà khoa học tìm tòi, nghiên cứu khoa học, có thể đề cập một số quan điểm
phương phương pháp luận nghiên cứu giáo dục học như:
– Quan điểm duy vật biện chứng: Khi nghiên cứu, các nhà khoa học
phải xem xét sự vật, hiện tượng, quá trình giáo dục trong các mối quan hệ
phức tạp của chúng, đồng thời khi nghiên cứu phải xem xét đối tượng trong

sự vận động và phát triển.
– Quan điểm lịch sử – lôgic: Yêu cầu khi nghiên cứu phải phát hiện
nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến của đối tượng nghiên cứu trong
không gian, thời gian với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
– Quan điểm thực tiễn: Yêu cầu khi nghiên cứu giáo dục cần phải xuất
phát từ thực tiễn, phải khái quát để tìm ra quy luật phát triển của chúng từ
thực tiễn, kết quả nghiên cứu được kiểm nghiệm trong thực tiễn và phải
được ứng dụng trong thực tiễn
– Quan điểm hệ thống: Khi nghiên cứu đối tượng phải phân tích
chúng thành những bộ phận để xem xét một cách sâu sắc và toàn diện,
phải phân tích mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình cũng
như mối quan hệ giữa các bộ phận trong từng sự vật, hiện tượng và quá
trình đó.
b. Các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học
Phương pháp nghiên cứu giáo dục học là cách thức, là con đường mà
nhà khoa học sử dụng để khám phá bản chất, quy luật của quá trình giáo
dục, nhằm vận dụng chúng vào thực tiễn giáo dục. Các phương pháp được
sử dụng trong nghiên cứu Giáo dục học bao gồm:

12


∗. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết bao gồm:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
Phân tích lí thuyết: Là thao tác phân chia tài liệu lí thuyết thành các
đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu
trúc bên trong của lí thuyết.
Tổng hợp lí thuyết: Là sự liên kết các yếu tố, các thành phần để tạo
thành một tổng thể. Trong phân tích cũng cần có sự liên kết các yếu tố

nhưng nó có tính bộ phận hơn là tính toàn thể, còn trong phạm trù tổng
hợp, sự chế biến những yếu tố đã cho thành một tổng thể có nhấn mạnh
hơn đến tính thống nhất và tính sáng tạo.
Phân tích và tổng hợp cho phép xây dựng được cấu trúc của các vấn
đề cần nghiên cứu
Phương pháp mô hình hoá
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng và quá trình giáo dục
dựa vào mô hình của chúng. Mô hình đối tượng là hệ thống các yếu tố vật
chất và tinh thần. Mô hình tương tự như đối tượng nghiên cứu và tái hiện
những mối liên hệ cơ cấu, chức năng, nhân, quả của đối tượng. Nghiên cứu
trên mô hình sẽ giúp cho các nhà khoa học khám phá ra bản chất, quy luật
của đối tượng.
∗. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Quan sát trong nghiên cứu giáo dục là phương pháp thu thập thông tin
về sự vật, hiện tượng, quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt
động giáo dục và các điều kiện khách quan của hoạt động đó. Quan sát trực
tiếp đối tượng giáo dục nhằm phát hiện ra những biến đổi của chúng trong
những điều kiện cụ thể, từ đó phân tích nguyên nhân và rút ra những kết luận
về quy luật vận động của đối tượng. Mục đích quan sát là để phát hiện, thu
thập các thông tin về vấn đề nghiên cứu, phát hiện bản chất vấn đề và xác
định giả thuyết nghiên cứu.
13


Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi (bảng câu hỏi)
Điều tra bằng bảng câu hỏi là phương pháp được sử dụng phổ biến
trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và trong nghiên cứu giáo dục
học nói riêng. Thực chất của phương pháp này là sử dụng bảng câu hỏi đã
được soạn sẵn với một hệ thống câu hỏi đặt ra cho đối tượng nghiên cứu,

nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, nó được sử
dụng để nghiên cứu đối tượng trên diện rộng. Vấn đề quan trọng khi sử dụng
phương pháp này là xây dựng có chất lượng bảng câu hỏi điều tra. Bảng câu
hỏi là một hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc và
nội dung nhất định, nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan
điểm của mình về vấn đề nghiên cứu, qua đó, nhà nghiên cứu thu nhận được
thông tin đáp ứng yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn
Trong nghiên cứu giáo dục học, phương pháp phỏng vấn được tiến
hành thông qua tác động trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi nhằm
thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
Nguồn thông tin trong phỏng vấn bao gồm toàn bộ những câu trả lời phản
ánh quan điểm, nhận thức của người được hỏi, hành vi cử chỉ của người
được hỏi trong thời gian phỏng vấn.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Kinh nghiệm giáo dục là tổng thể những tri thức kĩ năng, kĩ xảo mà
người làm công tác giáo dục đã tích luỹ được trong thực tiễn công tác giáo dục.
Tổng kết kinh nghiệm giáo dục là vận dụng lí luận về khoa học giáo
dục để thu thập, phân tích, đánh giá thực tiễn giáo dục, từ đó rút ra những
khái quát có tính chất lí luận. Đó là những khái quát về nguyên nhân, điều
kiện, biện pháp, bước đi dẫn tới thành công hay thất bại, đặc biệt là tìm ra
những quy luật phát triển của các sự kiện giáo dục nhằm tổ chức tốt hơn
các quá trình sư phạm tiếp theo.
Những kinh nghiệm rút ra từ phương pháp này cần được kiểm
14


nghiệm, bổ sung bằng cách: thông qua các hội thảo khoa học, qua các
phương tiện thông tin (tài liệu, báo, tạp chí của trung ương, ngành), vận
dụng ở các địa bàn và các phạm vi khác nhau.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm xuất hiện trong các khoa học đã đánh dấu
một bước ngoặt lớn chuyển từ sự quan sát, mô tả bề ngoài sang sự phân tích
về mặt định tính, định lượng những mối quan hệ bản chất, những thuộc tính
cơ bản của các sự vật hiện tượng. Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu
nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và
hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác động nên chúng
bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra.
Phương pháp thực nghiệm cho phép đi sâu vào bản chất, quy luật,
phát hiện ra các thành phần, cấu trúc, cơ chế của hiện tượng giáo dục.
Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức cho đối tượng thực nghiệm hoạt
động theo một giả thuyết bằng cách đưa vào đó những yếu tố mới để xem
xét sự diễn biến và phát triển của chúng có phù hợp với giả thuyết hay
không, khi giả thuyết được khẳng định có thể được ứng dụng vào thực tiễn.
Phân loại theo môi trường diễn ra thực nghiệm có thực nghiệm tự
nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, phân loại theo mục đích thực
nghiệm có thực nghiệm tác động và thực nghiệm thăm dò.
Phương pháp thực nghiệm đòi hỏi nhà nghiên cứu chủ động tạo nên
các tình huống, sau đó quan sát các hành vi, các sự kiện trong các tình huống
nhân tạo đó. Tuy nhiên, để có được những thông tin từ thực nghiệm thì trong
quá trình tiến hành thực nghiệm cũng phải sử dụng hàng loạt các phương
pháp khác nhau (quan sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, trắc nghiệm.. ). Với ý
nghĩa này, phương pháp thực nghiệm rộng hơn, phức tạp hơn.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
Là phương pháp mà nhà nghiên cứu thông qua các sản phẩm sư
phạm để tìm hiểu tính chất, đặc điểm, tâm lí của con người và của cả hoạt
15


động đã tạo ra sản phẩm ấy nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng của

quá trình giáo dục.
Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, đánh giá một sản phẩm
khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao
về một lĩnh vực nhất định, nhằm phân tích hay tìm ra giải pháp tối ưu cho
sự kiện giáo dục nào đó. Phương pháp này được thực hiện thông qua các
hình thức hội thảo, đánh giá, nghiệm thu công trình khoa học.
∗. Phương pháp sử dụng toán thống kê
Phương pháp toán học được sử dụng để nghiên cứu các số liệu đã
nhận được từ các phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi và từ
phương pháp thực nghiệm, nó thiết lập sự phụ thuộc về số lượng giữa các
hiện tượng nghiên cứu. Chúng giúp cho việc đánh giá các kết quả thực
nghiệm, nâng cao độ tin cậy của các kết luận, làm cơ sở cho việc tổng hợp
lí thuyết
III. HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC VÀ MỐI
QUAN HỆ CỦA CHÚNG VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC
1. Hệ thống các khoa học giáo dục học
Quá trình phát triển xã hội luôn đi kèm với sự tích luỹ tri thức ở tất cả
các lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Một
loạt các ngành khoa học về giáo dục đã có từ lâu trong lịch sử, cũng có
những ngành còn rất mới. Giáo dục học được phân chia thành các chuyên
ngành khoa học riêng biệt, tạo thành một hệ thống các khoa học giáo dục,
bao gồm:
– Giáo dục học đại cương, nghiên cứu những quy luật cơ bản của
Giáo dục học.
– Giáo dục học lứa tuổi (bao gồm giáo dục học trước tuổi đi học; giáo
dục học nhà trường; giáo dục học người lớn tuổi) nghiên cứu những khía
cạnh về lứa tuổi của việc dạy học và giáo dục.
16



– Giáo dục học khuyết tật: Nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu việc dạy
học và giáo dục cho trẻ bị khuyết tật (trẻ khiếm thính, khiếm thị, kém phát
triển về trí tuệ, ngôn ngữ).
– Giáo dục học bộ môn: Nghiên cứu việc áp dụng những quy luật
chung của việc dạy học vào giảng dạy các môn học cụ thể
– Lịch sử giáo dục và Giáo dục học, nghiên cứu sự phát triển của các
tư tưởng và thực tiễn giáo dục trong các thời kì lịch sử khác nhau.
– Giáo dục học theo chuyên ngành (Giáo dục học quân sự, Giáo dục
học thể thao, Giáo dục học đại học…).
Với sự phát triển của khoa học theo hướng phân hoá và tích hợp,
trong những năm gần đây, khoa học giáo dục không ngừng phát triển, hình
thành nhiều chuyên ngành mới như: Triết học, giáo dục, Giáo dục học so
sánh, Xã hội học giáo dục, Kinh tế học giáo dục, Quản lí giáo dục .v.v.
2. Mối quan hệ của Giáo dục học với các khoa học khác
Vị trí của Giáo dục học trong hệ thống các khoa học về con người
được xác định khi xem xét các mối quan hệ của nó với các khoa học khác.
Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Giáo dục học có quan hệ chặt chẽ với
nhiều khoa học, những khoa học này có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của
Giáo dục học.
Ngày nay, Giáo dục học có mối quan hệ với một số ngành khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt là có quan hệ mật thiết một số ngành
khoa học nghiên cứu về con người. Thực hiện tốt mối quan hệ đó là điều
kiện quan trọng để thúc đẩy mạnh việc khám phá những tri thức mới về
Giáo dục học.
Giáo dục học với Triết học
Mối quan hệ này là một quá trình lâu dài và có hiệu quả, các tư tưởng
triết học đã hình thành quan điểm và lí luận giáo dục học, nó làm cơ sở
phương pháp luận cho Giáo dục học. Triết học được coi là khoa học nghiên
cứu về các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy con người; Triết

học luôn được coi là cơ sở nền tảng khi xem xét các quy luật giáo dục. Một số
ngành của Triết học như Xã hội học, Đạo đức học, Mĩ học. v.v.. đều có vai trò
17


to lớn trong việc nghiên cứu các vấn đề giáo dục học.
Giáo dục học với Sinh lí học
Sinh lí học được coi là cơ sở khoa học tự nhiên của Giáo dục học.
Việc nghiên cứu giáo dục học cần phải dựa vào những dữ kiện của sinh lí
học như: hệ thần kinh cấp cao, đặc điểm các loại thần kinh, hoạt động của
hệ thống tín hiệu thứ nhất, thứ hai, sự vận hành của các cơ quan cảm giác
vận động. Những thành tựu của Sinh lí học giúp cho Giáo dục học phù hợp
với đặc điểm sinh lí của học sinh ở từng lứa luổi.
Giáo dục học với Tâm lí học
Tâm lí học nghiên cứu trạng thái, các quá trình, các phẩm chất tâm lí
muôn màu, muôn vẻ được hình thành trong quá trình phát triển con người,
quá trình giáo dục, cũng như quá trình tác động của con người tới môi
trường. Tâm lí học cung cấp cho Giáo dục học những tri thức về cơ chế,
diễn biến và các điều kiện tổ chức quá trình bên trong của sự hình thành
nhân cách con người theo từng lứa tuổi, từng giai đoạn.
Giáo dục học với Điều khiển học
Điều khiển học là khoa học về sự điều khiển tối ưu các hệ thống phức
tạp, là khoa học nghiên cứu lôgíc của những quá trình trong tự nhiên và xã
hội, nó xác định những cái chung, quy định sự vận hành các quá trình đó.
Cái chung đó là: sự có mặt của một trung tâm điều khiển; sự có mặt của
khách thể bị điều khiển; sự điều khiển thông qua các kênh thuận nghịch. Quá
trình giáo dục là một quá trình điều khiển được, có thể vận dụng lí thuyết về
Điều khiển học để xây dựng lí thuyết giáo dục học.
Giáo dục học với Xã hội học
Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, vận động

và phát triển mối quan hệ của con người với xã hội, giúp cho con người
hiểu được cơ cấu tổ chức xã hội (cấu trúc), hiện tượng xã hội, quá trình xã
hội trên cơ sở đó hiểu được các mối quan hệ xã hội, các hiện tượng, quy
luật xã hội, thực trạng về văn hoá của các nhóm dân cư khác nhau – những
nguồn kiến thức đó phục vụ cho việc nghiên cứu giáo dục học.

18


TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
1) Tình huống 1
Trong buổi thảo luận nhóm về giáo dục là một hiện tượng đặc trưng
của xã hội, Nam đưa ra nhận xét:
- Mình quan sát thấy mèo mẹ dạy mèo con bắt chuột, như vậy là thể
hiện sự truyền đạt kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau , vậy thì đó
cũng là giáo dục chứ.
- Nhưng giáo dục chỉ xuất hiện và phát triển cùng với sự xuất hiện và
phát triển của xã hội loài người, Thanh - một thành viên trong nhóm lên tiếng
- Thế thì cậu giải thích cho mình hiện tượng trên như thế nào ? Nam
yêu cầu và Thanh trả lời ngay
- Đơn giản thôi, đó chỉ là sự bắt trước của mèo con
- Nhưng mình thấy trẻ nhỏ cũng luôn bắt trước người lớn, vậy thì
thế nào ?
Bạn hãy giải thích vấn đề này cho nhóm thảo luận
2) Tình huống 2
Trong buổi thảo luận Nam nêu ra vấn đề: Giáo dục học là một khoa
học thì nó phải có đối tượng nghiên cứu riêng, mà giáo dục học lại bao
gồm các chuyên ngành như: giáo dục học mầm non, giáo dục học tiểu học,
giáo dục học đặc biệt, giáo dục học quân sự , giáo dục học bộ môn, mà mỗi
chuyên ngành này có đối tượng nghiên cứu riêng, như vậy giáo dục học có

nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau thì có là một khoa học không ? Bạn
hãy cho ý kiến về tình huống trên
3) Tình huống 3
Một phụ huynh học sinh tâm sự với giáo viên chủ nhiệm: Trẻ em bây
giờ phải học nhiều quá, nội dung giáo dục trong nhà trường rất nhiều, mấy
chục năm trước thế hệ chúng tôi làm gì có giáo dục môi trường, giáo dục
giới tính, giáo dục quốc tế, giáo dục kỹ năng sống…thế mà nhiều người
vẫn làm nên, giỏi giang là thế.
Bạn sẽ giải thích như thế nào với phụ huynh này ?

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hạc (chủ biên). Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI.
NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2002.
2. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức. Giáo dục học đại cương. Tập I,
Tập II, NXB Giáo dục. 2002.
3. Nguyễn Văn Lê – Nguyễn Sinh Huy. Giáo dục học đại cương.
NXB Giáo dục. 2000.
4. Hà Thế Ngữ – Đặng Vũ Hoạt. Giáo dục học. Tập I, (1986) Tập II
(1987). NXB Giáo dục.
5. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên). Giáo dục học hiện đại. NXB Đại
học Sư phạm. 2004.
6. RAJA. ROY SINGH – Nền giáo dục cho thế kỉ XXI, những triển
vọng của châu á – Thái Bình Dương. Viện Khoa học Giáo dục. H. 1994.
7. Thái Duy Tuyên. Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại.
NXB Giáo dục. 1998.
8. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia. H. 2000.


20


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Phân tích và chứng minh rằng giáo dục là một hiện tượng đặc
trưng của xã hội loài người.
2. Phân tích tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục.
3. Hãy phân biệt giáo dục và giáo dục học và phân tích mối quan hệ
giữa chúng.
4. Lập luận về đối tượng của Giáo dục học
5. Phân biệt các khái niệm: giáo dục (nghĩa rộng); giáo dục (nghĩa
hẹp); dạy học.
6. Phân tích và chứng minh mối quan hệ của Giáo dục học với các
khoa học khác.
7. Trên cơ sở nội dung của chương “Giáo dục học là một khoa học”
anh (chị) hãy lập luận về sự cần thiết của môn Giáo dục học trong trường
sư phạm.
8. Anh (chị) hãy sưu tầm những tài liệu về giáo dục ở nước ta (mục
đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức) ở các giai đoạn để minh
hoạ cho tính lịch sử của giáo dục.

21


CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
VÀ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN
Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức:
- Nắm vững các khái niệm cơ bản của Chương: Giáo dục, cá nhân,
nhân cách, sự phát triển cá nhân, sự phát triển nhân cách, sự phát triển xã hội;

- Phân tích được các chức năng xã hội của giáo dục và vai trò của
giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và sự phát triển cá nhân;
- Đánh giá được xu thế phát triển của giáo dục trong xã hội hiện đại;
- Giải thích được các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ: giáo dục phát triển cá nhân - phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Về kỹ năng:
- Thiết lập được mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục- phát triển cá
nhân- phát triển xã hội;
- Thực hiện tốt vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với quá trình
hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Về thái độ:
- Ý thức được vai trò của bản thân đối với sự nghiệp phát triển giáo
dục, phát triển nhân cách học sinh và phát triển xã hội với tư cách là nhà
giáo dục trong tương lai;
- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập- nghiên cứu, trong
việc phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục- phát triển cá
nhân- phát triển xã hội.
I. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. Các chức năng xã hội của giáo dục
Để tồn tại và phát triển, con người đã tiến hành truyền đạt kinh
nghiệm lịch sử- xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Kinh nghiệm này
ngày càng phong phú, càng chứng tỏ vai trò to lớn của giáo dục đối với sự
phát triển xã hội. Khi đó, giáo dục đã thực hiện chức năng xã hội của mình.
22


Với tư cách là một hiện tượng xã hội, giáo dục tác động vào từng cá nhân để trở thành
những nhân cách theo yêu cầu phát triển của xã hội. Giáo dục tác động đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đến các quá trình xã hội mà con người là chủ thể. Những tác động đó, xét dưới góc
độ xã hội học, được gọi là những chức năng xã hội của giáo dục. Giáo dục trong xã hội xã hội
chủ nghĩa đã thực hiện 3 chức năng xã hội của mình: Chức năng kinh tế- sản xuất; chức năng

chính trị- xã hội và chức năng tư tưởng- văn hóa.

1.1. Chức năng kinh tế - sản xuất
Với chức năng kinh tế- sản xuất, giáo dục

tái sản xuất sức lao động xã hội,

tạo nên sức lao động mới có chất lượng cao hơn, thay thế sức lao động cũ đã lạc hậu, đã già cỗi
hoặc đã mất đi bằng cách phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên biệt của con
người, nhằm tạo ra một năng suất lao động cao hơn, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.

Ngày nay, nhân loại đang sống trong thời kì v ăn

minh hậu công nghiệp

cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Đặc điểm này đã đặt ra những yêu cầu
cao đối với chất lượng nguồn nhân lực: có trình độ học vấn cao, có tay nghề vững vàng, năng
động, sáng tạo, linh hoạt để thích nghi, đáp ứng được những yêu cầu của tiến trình phát triển xã
hội. Dạy học theo tiếp cận năng lực là một trong giải pháp quan trọng để phát triển năng lực
hành động cho người học trong các nhà trường, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động
hiện nay.

Để thực hiện tốt chức năng kinh tế

- sản xuất, giáo dục phải tập trung thực

hiện những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Giáo dục luôn gắn kết với thực tiễn xã hội.
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Hệ thống giáo dục

nhà trường không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp,

phương tiện v.v., trong đó chú trọng phát triển các năng lực: năng lực cá thể; năng lực xã hội;
năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp, nhằm phát triển năng lực hành động cho người học,
đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp.

1.2. Chức năng chính trị - xã hội
Với chức năng chính trị- xã hội, giáo dục tác động đến cấu trúc xã
hội, tức là tác động đến các bộ phận, các thành phần xã hội (các giai cấp,
các tầng lớp, các nhóm xã hội...) làm thay đổi tính chất mối quan hệ giữa
các bộ phận, thành phần đó bằng cách nâng cao trình độ văn hóa chung
cho toàn thể xã hội.
Giáo dục trở thành phương tiện, công cụ để khai sáng nhận thức, bồi
23


dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các lực
lượng xã hội, nhằm duy trì, củng cố thể chế chính trị- xã hội cho một quốc
gia nào đó.
Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất, làm cho
các giai cấp, các tầng lớp, các thành phần xã hội.. ngày càng xích lại gần nhau thông qua việc
thực hiện một chính sách giáo dục bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn thể nhân dân lao
động được học tập, được lựa chọn nghề nghiệp và thay đổi vị trí xã hội.

Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, đại
diện cho quyền lực “của dân, do dân, vì dân” trên nền tảng của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục là sự nghiệp của Đảng,
của Nhà nước và của toàn dân. Giáo dục phục vụ cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh.

1.3. Chức năng tư tưởng- văn hóa
Với chức năng tư tưởng- văn hóa, giáo dục tham gia vào việc

xây dựng

một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong xã hội bằng cách phổ
cập giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng cao cho mọi tầng lớp xã hội.

Thông qua giáo dục, những tư tưởng xã hội được thấm đến từng con
người, giáo dục hình thành ở con người thế giới quan, giáo dục ý thức, hành
vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Nhờ giáo dục, tất cả các giá trị văn hoá

của nhân loại, của dân tộc, của cộng đồng được bảo tồn và phát triển, trở thành hệ thống giá
trị của từng con người.

Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để giữ gìn
và phát triển văn hoá, để khỏi tụt hậu. Nhà tương lai học người Mĩ là

A.

Toffler khẳng định tại Hội đồng Liên hợp quốc, khoá 15 (1990) “Một dân tộc không được
giáo dục - dân tộc đó sẽ bị loài người đào thải, một cá nhân không được giáo dục - cá nhân
đó sẽ bị xã hội loại bỏ”.

Ngày nay trình độ dân trí cao là một tiêu chí để đánh giá sự giàu
mạnh của một quốc gia. Trình độ dân trí cao sẽ tiếp thu, phát triển được các

giá trị văn hoá tốt đẹp, đấu tranh ngăn ngừa xoá bỏ được những tư tưởng,
hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến tất cả những hoạt động cần thiết, hữu ích
24


trong đời sống xã hội như: xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín,
dị đoan, các tệ nạn xã hội, thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình, an
toàn giao thông v.v... Đồng thời, giáo dục cũng phải làm thoả mãn nhu cầu
được học tập suốt đời của mỗi công dân, do đó, giáo dục còn là một phúc
lợi cơ bản, một quyền sống tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội.
Để thực hiện chức năng văn hoá - xã hội, giáo dục phải được quan
tâm ngay từ bậc mầm non cho đến đại học và trên đại học; phát triển hợp lí
các loại hình giáo dục và các phương thức đào tạo để mọi lứa tuổi được
hưởng quyền lợi học tập, thoả mãn nhu cầu phát triển tài năng của mọi
công dân, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
2. Xu thế phát triển giáo dục thế giới
2.1. Đặc điểm của xã hội hiện đại
Ngày nay, thế giới đang sống trong nền văn minh hậu công nghiệp
với cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, sự bùng nổ thông tin, xu thế hội
nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức đã đặt ra những yêu cầu mới và xu thế
phát triển mới đối với giáo dục.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
Khoa học- công nghệ trong nửa cuối của thế kỉ XX đã phát triển tăng
tốc so với nhiều thế kỉ trước. Sự tăng tốc phát minh khoa học và phát triển
của công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công
nghệ vật liệu, đặc biệt là công nghệ thông tin đã ảnh hưởng rộng rãi đến
từng cá nhân, các tổ chức và các quốc gia, làm thay đổi phương thức học
tập, làm việc và giải trí của từng người, làm thay đổi mối quan hệ giữa cá
nhân với nhà nước, thay đổi các phương thức thương mại quốc tế, quân sự

v.v... dẫn đến sự thay đổi căn bản các đặc tính văn hoá và giáo dục đã hình
thành qua nhiều thế hệ ở từng quốc gia và trên toàn thế giới.
Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực và nhân tài cho sự phát
triển của khoa học và công nghệ, mặt khác sự phát triển khoa học và công
25


Tại sao loài mèo lạnh lùng với con người

Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Mèo là loài động vật phi xã hội duy nhất mà con người thuần hóa thành công. Rồi ta thất vọng vì không thể gần gũi mèo dễ dàng như với chó. Nhưng có phải ta đã hiểu nhầm những dấu hiệu của chúng?

Chó có vẻ như chẳng thể nào che giấu cảm xúc nội tâm về mặt sinh học - níu kéo, hít ngửi, vẫn đuôi thể hiện sự hài lòng, lo lắng hay thể hiện niềm vui mà không cần phải được bồi đáp.

Lý giải tình trạng bạo lực học đường

Cuộc săn tìm sói ma trên núi Nhật

Những 'quả bóng' trong thế giới động vật

Dù những bức tranh nổi tiếng có muốn thể hiện gì, thì chó vẫn sẽ luôn là kẻ chơi bài cào dở tệ. Ta dễ dàng đoán được cảm xúc của chó.

Mèo cũng có ngôn ngữ cơ thể tinh tế - cảm xúc của chúng thể hiện khi đuôi co giật, lông xù lên và vị trí của tai và râu mép.

Tiếng rên gừ gừ thường (nhưng không phải lúc nào cũng vậy) thể hiện sự thân thiện và dễ chịu. Chúng thường là các biểu hiện đáng tin cậy nếu mèo đang thân thiện hay cho thấy tốt nhất là nên để chúng yên.

Dù ta có thể lý giải chắc chắn về sự gắn bó của chó với người, dù qua hàng ngàn năm thuần hóa mà mèo đã ở bên cạnh con người, chúng vẫn chịu hình ảnh xấu trước công chúng.

Sự độc lập mà nhiều người cho là ưu điểm của mèo bị một số người cho là ích kỷ hay khó gần. Những người dèm pha cho rằng mèo chỉ thể hiện tình cảm khi tô thức ăn hết sạch.

Người nuôi mèo lại cho rằng tất cả những thứ trên là vớ vẩn, tất nhiên rồi, và sự gắn bó của họ với mèo cũng gần gũi như người nuôi chó.

Nhưng tại sao hình ảnh xa cách, thiếu thân thiện về mèo vẫn tồn tại? Và sự thật về chúng là gì?

Ít nhất là, hình ảnh "độc lập" của mèo ít gây ảnh hưởng xấu tới việc mèo là loài thú cưng rất được ưa chuộng.

Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Người ta cho rằng có ít nhất 10 triệu chú mèo nhà ở Anh. Khoảng 25% các hộ gia đình được cho là có ít nhất một con mèo, theo một nghiên cứu tiến hành vào năm 2012.

Bắc Cực bốc cháy: Tai họa đối với khí hậu toàn cầu

Bí quyết sống lâu nhất, lên cao nhất

Con người, động vật và nỗi đau trước cái chết

Một manh mối về hình ảnh của mèo có thể đến từ cách chúng được thuần hóa ban đầu.

Đó là quá trình chậm hơn rất nhiều so với chó - và mèo thường ở thế nắm đằng chuôi.

Những chú mèo được thuần hóa sớm nhất xuất hiện ở các ngôi làng thời kỳ đồ đá mới ở Trung Đông khoảng 10.000 năm trước đây.

Chúng không phụ thuộc vào chủ nhân cho ăn, chúng được khuyến khích tự kiếm ăn, giữ gìn đồng ruộng và kho lương thực tránh bị chuột và các loại sâu bọ phá hoại.

Quan hệ của con người với mèo, từ ban đầu, đã xa cách hơn một chút so với chó, vì chó giúp người săn bắn và đợi người chia sẻ chiến lợi phẩm.

Con mèo có thể đang cuộn tròn trên ghế sa-lông nhà bạn hoặc đang nhìn bạn chằm chằm từ vị trí trên đỉnh kệ sách có rất nhiều phần bản năng giống với tổ tiên trước khi được thuần hóa - khao khát săn mồi, đi tuần tiễu trong lãnh thổ, tự vệ trước con mèo khác, chúng gần gũi với tổ tiên của chúng hơn loài chó. Việc con người thuần hóa mèo chỉ phần nào đưa chúng rời khỏi đời sống hoang dã thôi.

"Phần lớn là do con người hiểu nhầm loài này," Karen Hiestand, bác sĩ thú y và người được ủy thác từ tổ chức Chăm sóc Mèo Quốc tế cho biết.

"Chó và con người rất tương đồng và đã sống cạnh nhau thời gian dài. Theo cách nào đó, đây là sự đồng tiến hóa. Với mèo, thời gian đó chỉ mới gần đây. Chúng xuất thân từ tổ tiên sống đơn lẻ, vốn không phải loài có tính xã hội."

Mèo hoang Châu Phi mà chúng ta thuần hóa thành mèo nhà có tên là Felis lybica, có xu hướng sống đơn độc, hầu như chỉ tìm gặp nhau khi đến thời điểm giao phối.

"Mèo là loài phi xã hội duy nhất từng được thuần hóa. Tất cả các loài khác mà con người thuần hóa có gắn bó xã hội với các thành viên khác trong loài của chúng."

Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khi mèo có nhu cầu cơ bản như ăn hay đi vệ sinh, chúng có vẻ thân thiện tìm kiếm bạn bè hơn

Bởi mèo là kẻ ngoài cuộc giữa những loài động vật khác mà con người chung sống, nên chẳng có gì khó hiểu khi ta hiểu nhầm các tín hiệu của chúng.

"Vì mèo thường tự quyết và có thể tự chăm sóc bản thân, chúng ngày càng trở nên phổ biến," Hiestand nói.

Những sự thật thú vị về tuyết bạn có thể chưa biết

Có thật con người ta 'nhân chi sơ vi bản thiện'?

Nọc độc giết người và cứu người

"Nhưng liệu cách sống đó có phù hợp với chúng hay không lại là chuyện khác. Con người trông đợi mèo giống mình và giống chó. Và chúng không hề như vậy."

Nghiên cứu về cảm xúc và tính xã hội của mèo từ lâu đã bị bỏ xa so với những nghiên cứu về chó, nhưng trong thời gian gần đây các nghiên cứu này đã bắt kịp. Hầu hết nghiên cứu vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu nhưng đã cho thấy tính xã hội của mèo với con người là nhiều cung bậc phức tạp.

"Nó cực kỳ đa dạng, do gene gây ra, và vì tính xã hội có thể đến từ trải nghiệm của mèo trong sáu đến tám tuần đầu đời. Nếu mèo có trải nghiệm tích cực trong thời gian đầu tiên trong đời, có lẽ chúng sẽ thích người và muốn gần gũi ta."

Thậm chí ngay cả sự thuần hóa mèo cũng đa dạng. Mèo hoang thường ẩn nấp hoặc chạy trốn người, hành xử rất giống với tổ tiên hoang dã.

Ở nhiều nơi tại Địa Trung Hải và Nhật Bản, lãnh địa của "mèo cộng đồng" phát triển ở làng đánh cá, đủ thân thiện để khiến mèo gần gũi với người dân địa phương, những người cho chúng ăn.

Ở Istanbul chẳng hạn, những con mèo bán hoang dã được người địa phương cho ăn và săn sóc, và trở thành một phần danh tính của thành phố, và thậm chí còn cho ra đời một phim tài liệu gần đây về chúng.

Rồi còn có những con mèo sống với con người, nhưng ngay cả bọn này cũng rất nhiều cung bậc; một số giữ quan hệ khá xa cách, trong khi một số khác tích cực phát triển cùng với con người.

Vậy nếu ta muốn quan hệ gắn bó với mèo, ta nên chú ý điều gì?

Cũng như chó, mèo có nhiều giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể hơn là âm thanh.

"Tôi nghĩ con người khó đọc ngôn ngữ cơ thể của chúng hơn nhiều so với chó," Kristyn Vitale, tiến sĩ nghiên cứu về hành vi của mèo, nói. Đó không hẳn là lỗi của mèo.

Một đặc tính quan trọng khiến chó vượt trội hơn mèo về tình cảm với con người.

Nghiên cứu từ Đại học Portsmouth của Anh nhận thấy chó đã học cách bắt chước biểu đạt của trẻ sơ sinh, và điều này kích hoạt khao khát của người chủ muốn chăm sóc chúng.

Thay đổi có vẻ là sự phát triển cơ bắp như nhướn lông mày lên - và đây không phải đặc tính từ tổ tiên sói truyền lại. "Ánh nhìn chó con" không chỉ là cách diễn đạt cũ kỹ, đó là chiêu tiến hóa tăng cường sự gắn kết giữa chó và con người.

Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lim dim mắt chậm rãi là biểu hiện âu yếm từ mèo

Tin xấu cho mèo là gì? Chúng không có vùng cơ này. Kết quả là, ánh nhìn của mèo có vẻ lạnh lùng và không thiện cảm, và hai chú mèo nhìn nhau trừng trừng thường là khởi đầu cho cuộc xô xát.

Nhưng ánh nhìn chậm rãi nhấp nháy mắt - là ánh nhìn mà có lẽ chú mèo của bạn dành cho bạn từ bên kia căn phòng - lại là biểu hiện hoàn toàn khác; đó là cách mèo thể hiện tình yêu.

Thậm chí quay đầu hẳn sang một bên cũng không hẳn là khinh thường, mà là dấu hiệu mèo thư giãn.

Vitale gây chú ý với nghiên cứu của bà tại Đại học Bang Oregon (Mỹ).

Ttrong nghiên cứu này, mèo và chó được chủ nhân đặt vào căn phòng, và chủ nhân bất ngờ quay lại một lúc sau đó.

"Điểm thú vị là đa số mèo cảm thấy an tâm với chủ nhân, khi chủ trở lại, chúng chào đón chủ và quay trở lại tiếp tục khám phá căn phòng, và thỉnh thoảng trở lại bên chủ. Chó cũng làm tương tự," Vitale nói.

"Nếu chú chó đã chạy quanh phòng, chơi đồ chơi và thỉnh thoảng quay lại với chủ, ta thường không lo lắng quá mức." Các nhà nghiên cứu gọi đây là "sự gắn bó an tâm" - đó là sự bình tĩnh khi chủ nhân trở lại, cho thấy sự gắn bó vững vàng về cảm xúc.

"Định kiến về kỳ vọng của con người với loài vật tác động đến hành vi của chúng," Vitale giải thích. Khi buộc mèo phải có hành xử như chó, như bày tỏ sự chú ý cuồng nhiệt, ta đã đẩy chúng ra xa khỏi hành vi tự nhiên.

Hiestand cho rằng sự bất lực của con người khi không hiểu được thái độ của mèo khác với chó cũng là một phần của vấn đề. Thậm chí cả với những chuyên gia nhiều năm được đào tạo cũng mắc phải.

"Tôi đến dự một hội thảo năm 2007 và thấy mình đúng nghĩa là một kẻ ngốc," bà kể lại. "Ở đó có thông tin cơ bản về mèo mà tôi không biết, chẳng hạn như mèo thích nước và thức ăn được đặt ở hai chỗ khác nhau. Nghiên cứu này hoàn toàn mới, nhưng một khi bạn cảm thấy xấu hổ rằng những gì bạn biết về mèo hoàn toàn sai, bạn bắt đầu học được nhiều điều thú vị."

Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nếu mèo có giao tiếp tích cực với con người trong thời gian đầu đời, chúng có xu hướng muốn gắn bó với con người hơn

Hãy xem xét cách mèo dụi người vào chủ nhân.

Mọi người thường cho rằng đây là một kiểu đánh dấu lãnh thổ, như cách mèo rừng hay làm với cây cối hoặc vật thể trong vùng lãnh thổ của chúng.

Nhưng khi mèo dụi vào người, đó thường là dấu hiệu gắn bó - mèo đang chuyển mùi của chúng lên da thịt bạn, và đồng thời để mùi của bạn bám lên lông nó.

Đây là điều mèo hoang thường làm với những con mèo cùng hội cùng thuyền với chúng. Đây là cách tạo ra "mùi chung nhất" giúp chúng phân biệt bạn bè với kẻ địch.

Rốt cuộc, Hiestand nói, có một điều then chốt - đó là những con mèo thư giãn sẽ dễ dàng kết bạn hơn.

"Chúng muốn nước, thức ăn, chỗ ngủ và chỗ đi vệ sinh của chúng được sắp xếp đúng vị trí, và khi những thứ như vậy ngăn nắp, chúng có thể bắt đầu khám phá các mối quan hệ xã hội."

Vì vậy, lần tới khi bạn về nhà và thấy chú mèo lặng lẽ xem xét bạn từ ghế ngồi, hoặc lười nhác ngáp ngủ khi đi ra hành lang, đừng thất vọng quá. Đó là cách lặng lẽ và riêng biệt của chúng, thể hiện rằng rất vui khi bạn trở về nhà.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Mục lục

  • 1 Phân loại khoa học
  • 2 Đặc điểm
    • 2.1 Đặc điểm thể chất
      • 2.1.1 Tai
      • 2.1.2 Hoạt động
      • 2.1.3 Chân
    • 2.2 Trèo cao và ngã
    • 2.3 Giác quan
      • 2.3.1 Thị giác
      • 2.3.2 Thính giác
      • 2.3.3 Khứu giác
      • 2.3.4 Xúc giác
      • 2.3.5 Vị giác
      • 2.3.6 Trí nhớ
    • 2.4 Bộ xương
    • 2.5 Thông tin
    • 2.6 Săn mồi và tập tính ăn
    • 2.7 Vệ sinh
    • 2.8 Môi trường
  • 3 Sinh sản và di truyền
  • 4 Số lượng quá đông
  • 5 Các giống
  • 6 Mèo hoang
  • 7 Lịch sử và thần thoại
  • 8 Miêu tả trong nghệ thuật
  • 9 Xem thêm
  • 10 Hình ảnh
  • 11 Chú thích
  • 12 Đọc thêm
  • 13 Liên kết ngoài

Phân loại khoa họcSửa đổi

Mèo nhà được Carolus Linnaeus đặt tên là Felis catus trong cuốn Systema Naturae xuất bản năm 1758 của ông. Johann Christian Daniel von Schreber đặt tên mèo rừng là Felis silvestris năm 1775. Hiện nay mèo nhà được coi là một phụ loài của mèo rừng: vì thế theo quy định ưu tiên chặt chẽ của Quy tắc đặt tên động vật quốc tế tên của loài này phải là F. catus bởi vì sách của Linnaeus được xuất bản trước. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như mọi nhà nghiên cứu sinh vật học sử dụng F. silvestris cho các loài hoang dã, dùng F. catus cho riêng các loài đã thuần hoá.

Tại quan điểm 2027 (xuất bản trong Tập 60, Phần 1 của Tập san đặt tên động vật, ngày 31 tháng 3 năm 2003 [8]) Cao ủy quốc tế về đặt tên động vật "đã duy trì việc sử dụng 17 tên riêng dựa trên các loài hoang dã, vốn đã xuất hiện trước hay đồng thời với những tên dựa trên các loài đã thuần hoá", vì thế xác nhận F. silvestris sử dụng cho mèo rừng và F. silvestris catus cho các phân loài đã thuần hóa của nó. (F. catus vẫn sử dụng được nếu mèo nhà được coi là một loài riêng.)

Johann Christian Polycarp Erxleben đã đặt tên mèo nhà là Felis domesticus trong cuốn Anfangsgründe der Naturlehre and Systema regni animalis năm 1777. Cái tên này, và các biến thể của nó như Felis catus domesticus và Felis silvestris domesticus, cũng thường xuất hiện, nhưng chúng không phải là các tên khoa học được chấp nhận theo Quy tắc đặt tên động vật quốc tế.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 6:Tập thích nghi cho Mèo

  1. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    1
    Để mèo mẹ tập thích nghi cho mèo con trong ít nhất tám tuần. Thông thường, mèo con cần ít nhất hai tháng để thích nghi cùng với mèo mẹ trước khi sống độc lập. Trong thời gian này, mèo mẹ sẽ thực hiện hầu hết các "khóa huấn luyện", và bạn có thể hỗ trợ thêm nhằm giúp cho mèo con có cách sinh hoạt phù hợp.
    • Mèo con bắt đầu cai sữa trong khoảng một tháng và sẽ cai sữa hoàn toàn cũng như nên ăn thực phẩm rắn khi được tám tuần tuổi.
    • Nếu mèo mẹ đã sinh một lứa mèo con và bạn đang cai sữa cho chúng, thì bạn nên chờ ít nhất hai tháng trước khi tách chúng hoàn toàn ra khỏi mèo mẹ. Mèo mẹ sẽ huấn luyện mèo con biết được thế mạnh của nó, ăn uống đúng cách, và sử dụng khay vệ sinh.
  2. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    2
    Tránh mua mèo con cai sữa quá sớm. Nếu mua mèo con ở cửa hàng, bạn cần xác định độ tuổi chính xác của chúng. Mèo con cai sữa quá sớm có xu hướng hung hăng hơn và đòi hỏi huấn luyện nhiều hơn mèo con cai sữa đúng cách.[1]
  3. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    3
    Tiếp tục tập luyện thích nghi cho mèo con. Các vật nuôi lý tưởng là những con có khả năng thích nghi khi còn nhỏ. Mèo con thích nghi tốt sẽ cho phép nhiều người – trẻ và già, bất kể giới tính và ngoại hình tiếp xúc gần gũi bắt đầu từ 2 tuần tuổi. Sự tiếp xúc này nên diễn ra mỗi ngày, tốt nhất là trong vòng 5 - 10 phút ít nhất hai lần một ngày - thường xuyên hơn thì càng tốt.[2]
    • Nếu mèo con không thích nghi và làm quen với con người, bạn sẽ phải đối mặt với cuộc đấu tranh khó khăn trong quá trình huấn luyện chúng. Điều này là do mèo con sẽ cảnh giác và không tin tưởng con người. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của bạn là để giành được sự tin tưởng của mèo con.[3]
    • Nếu mèo con đã hơn 8 tuần tuổi nhưng vẫn không làm quen với con người, thì chúng có thể hành xử như mèo hoang hoặc mèo "rừng". Thật không may, một khi hành vi này được củng cố thì rất khó để phá vỡ, và có khả năng là mèo con sẽ không thể thích nghi với thế giới loài người.
  4. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    4
    Kiên nhẫn trong khi tập thích nghi cho mèo con. Bạn không thể ép buộc chúng làm bất cứ điều gì, và vì vậy vũ khí của bạn là sự kiên nhẫn và cho phần thưởng khi mèo con ở gần để chúng bắt đầu liên kết bạn bằng những trải nghiệm đẹp.
    • Một số ví dụ bao gồm nằm trên sàn nhà khi bạn xem TV, và cầm phần thưởng trên tay hoặc cho vào túi. Tư thế này ít gây đe dọa, cho nên mèo con sẽ tò mò và tiến về phía bạn. Đặt phần thưởng trên sàn nhà cho sự táo bạo của mèo và bạn có thể giúp chúng liên kết con người với đồ ăn ngon, và khiến mèo con sẵn sàng tiếp cận bạn nhiều hơn.
  5. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    5
    Áp dụng hành vi tích cực. Chà xát khuôn mặt của mèo, hoặc la hét ầm ĩ không phải là cách phù hợp để huấn luyện mèo con. Hành vi tích cực được thực hiện thông qua hành vi bổ ích mà bạn muốn con mèo lặp lại, để chúng từ bỏ hành vi cũ không mấy tốt đẹp. Đây là cách đơn giản nhất để thay đổi hành vi của mèo.
    • Trong trường hợp mèo làm điều gì đó mà bạn không thích, hãy phớt lờ chúng. Thông thường, hành vi đứng rên rỉ ở cửa hoặc cào mạnh vào một cái gì đó là một cách để có được sự chú ý từ bạn. Nếu nó không hiệu quả, con mèo sẽ sớm từ bỏ hành vi hoàn toàn.
    • Phần thưởng có thể là món ăn ngon. Hầu hết mèo đều có phần thưởng "phải có". Nếu chúng không thích đồ ăn, bạn nên thử nhiều loại thức ăn để xem món nào làm chúng hứng thú.
  6. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    6
    Không nên trừng phạt mèo con. Việc trừng phạt mèo con có thể cải thiện bề ngoài nhưng chúng sẽ trở nên ranh ma hơn. Lấy ví dụ khi mèo đi tiểu lên tấm thảm trong phòng chờ. Nếu bạn trừng phạt hay làm cho mèo con sợ hãi, chúng sẽ liên kết các hình phạt với bạn hơn là việc đi tiểu trên thảm. Do đó, mèo con sẽ cẩn thận không đi tiểu trước mặt bạn trong tương lai.[4]
    • Điều này cũng có thể phản tác dụng bởi vì mèo con có nhiều khả năng để tìm chỗ kín đáo để đi tiểu, hoặc cách khác, không sử dụng khay vệ sinh khi nào bạn đang ở gần đó vì chúng có thái độ cảnh giác đối với người chủ của mình. [5]
  7. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    7
    Mô phỏng âm thanh giống mèo mẹ khi bạn không chấp nhận hành vi của mèo con. Khi mèo mẹ trừng phạt mèo con, chúng sẽ phát ra âm thanh bằng cách nhấn vào cuống họng có thể bắt chước được. Phương pháp này mang lại hiệu quả và tương tự với quá trình huấn luyện mèo con trong việc cố gắng thực hiện hành vi cơ bản mà chúng đã quen thuộc.
    • Bạn có thể thực hiện bằng cách nhấp lưỡi lên vòm miệng khi mèo con đang cào đồ vật hoặc có hành vi trái với quy định trong nhà.
  8. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    8
    Sử dụng lá bạc hà mèo trong quá trình huấn luyện. Phương pháp này có thể cực kỳ hiệu quả và tặng phần thưởng cho mèo con sẽ có hiệu quả hơn so với hành động la hét. Đây có thể là cách tuyệt vời để thu hút con mèo đến địa điểm quy định cho việc mài vuốt, đồ chơi bạn muốn chúng chơi đùa, hoặc khuyến khích chúng ngủ ở khu vực nào đó mà bạn muốn. Cho ít lá bạc hà mèo vào túi có thể giúp mèo tiêu khiển suốt hàng giờ.
    • Không phải tất cả con mèo bị thu hút bởi lá bạc hà mèo, và điều này khiến cho công việc huấn luyện có phần khó khăn hơn. Nếu con mèo có vẻ không quan tâm, bạn có thể sử dụng thứ khác mà chúng thích, như là phần thưởng đồ ăn, để thu hút nó về phía vật thể nhất định.
  9. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    9
    Tạo ra nhiều không gian cho mèo con. Nếu con mèo luôn leo lên quầy bếp để quan sát cảnh vật hoặc tiếp cận khu vực cấm, thì việc đe dọa chúng sẽ không có tác dụng. Điều này chỉ khiến cho con mèo sợ bạn hơn mà thôi. Thay vào đó, đặt miếng lót hay ghế băng trong khu vực lân cận, hoặc rải lá bạc hà mèo hoặc phần thưởng lên đó, để con mèo có thể nhảy lên và quan sát toàn bộ khu vực từ trên cao.
    • Khẳng định rõ rằng đây là khu vực dành cho mèo. Nếu con mèo nhảy lên quầy một lần nữa, bạn nên di chuyển chúng sang ghế băng.
  10. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    10
    Chơi đùa với mèo con thường xuyên. Nhằm tránh con mèo cư xử không hợp lẽ, bạn nên tích hợp hoạt động thực hành vào thói quen ăn của chúng. Trước mỗi bữa ăn, khơi dậy bản năng săn mồi của chúng bằng cách chơi với chuỗi dây, ruy băng, bút la-ze, hoặc một số đồ chơi khác mà mèo thích. Đây là một phần thiết yếu của thói quen hàng ngày ở loài mèo. Nếu không có nó, chúng có thể trở nên cáu gắt hoặc quá phấn khích.
    • Mang ra món đồ chơi và yêu cầu mèo con nhảy qua lại xung quanh, sau đó để cho con mèo bắt lấy đồ chơi rồi tiến hành cho ăn. Thông thường, sau khi ăn mèo sẽ chải chuốt và ngủ sau bữa ăn. Chơi đùa ít nhất 20 phút mỗi ngày, hoặc cho đến khi mèo con dừng lại.

Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 6:Huấn luyện Mèo Ăn uống

  1. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    1
    Hình dung ra viễn cảnh bạn chỉ cần để sẵn thức ăn là mèo con có thể tự ăn ngay. Có hai triết lý cơ bản khi nói đến việc cho mèo ăn, và phần lớn sẽ phụ thuộc vào cách mèo ăn. Nói chung, bạn có thể cho ăn liên tục hoặc cho ăn theo thời điểm cụ thể đối với hầu hết các con mèo, nhưng không thể áp dụng cả hai. Một số con mèo có thể tự ăn thức ăn chuẩn bị sẵn, khi đó chúng sẽ ăn cho đến khi hết đói. Đây có lẽ là phương pháp dễ dàng nhất cho bạn, miễn là con mèo có thể kiểm soát lượng thức ăn nạp vào phù hợp.
    • Khi thức ăn luôn có sẵn, phương pháp này gọi là cho ăn ngẫu hứng. Quá trình này bắt chước cách một con mèo ăn uống trong tự nhiên, đó là ăn bữa ăn nhẹ thường xuyên. Mèo không ở trạng thái buồn chán và vui đùa nhiều cũng như cung cấp sự kích thích tâm trí thường có khả năng kiểm soát lượng calo và có thể áp dụng phương pháp cho ăn ngẫu hứng.
  2. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    2
    Cho mèo ăn đều đặn nếu chúng có xu hướng ăn quá nhiều. Vấn đề có thể nảy sinh trong trường hợp mèo đang chán, hoặc bị kích thích, và trong trường hợp đó việc ăn uống có thể trở thành sở thích và con mèo sẽ mất kiểm soát lượng calo của chúng.
    • Thông thường, đây là những con mèo rên rỉ đòi ăn khi thức ăn không được chuẩn bị sẵn. Vì vậy bạn cần bắt đầu cho ăn theo lịch trình thường xuyên. Mèo con thường cần được cho ăn bốn lần một ngày cho đến khi chúng được 12 tuần tuổi, và sau đó 3 lần một ngày cho đến khi 6 tháng tuổi. Sau độ tuổi này mèo trưởng thành có thể ăn hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Thực hiện việc cho ăn tại một thời điểm mỗi ngày.[6]
  3. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    3
    Cho mèo ăn thức ăn phù hợp. Mèo con thường xuyên tăng gấp đôi hoặc gấp ba trọng lượng trong vài tuần phát triển đầu tiên, có nghĩa là mèo con cần được áp dụng chế độ ăn uống có hàm lượng calo và chất béo cao hơn so với mèo trưởng thành. Thực phẩm công nghiệp thường được phân cách theo độ tuổi của mèo, và bạn nên cho mèo con ăn thức ăn sản xuất dành cho mèo con.
    • Không cho mèo con ăn thức ăn dành cho mèo trưởng thành hoặc mèo già, và ngược lại. Lượng calo trong các loại thực phẩm hoàn toàn khác nhau và có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, trong trường hợp mèo con ăn thức ăn dành cho mèo trưởng thành, hoặc dư thừa cân nặng do mèo trưởng thành ăn thức ăn dành cho mèo con.
  4. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    4
    Luôn cung cấp nước sạch cho mèo. Mèo sẽ bắt đầu rên rỉ nếu chúng không có thứ đang cần, và hành động rên rỉ này có thể biến thành thói quen lâu dài gây nên sự khó chịu. Nếu bạn không muốn phải huấn luyện lại mèo con, thì nên thực hiện đúng cách ngay từ ban đầu. Nếu một con mèo biết rằng bát nước sẽ được đổ đầy lại trước khi hết cạn, thì chúng sẽ không làm hành động rên rỉ nhắc nhở bạn thay nước. Bạn nên thực hiện trước khi mèo nhắc nhở.
  5. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    5
    Không cho mèo ăn thức ăn trên bàn. Bên cạnh thực tế là mèo con không nên ăn nhiều thức ăn dành cho người, như tỏi, hành tây, sô cô la, nho, nho khô độc hại đối với mèo, thì việc ngồi trên bàn ăn và đưa thức ăn xuống cho chúng sẽ khiến mèo con có thói quen leo trèo mỗi khi bạn đang ăn bữa ăn của mình. Chỉ cho mèo con ăn thức ăn dành cho mèo, và cho ăn vào những thời điểm thích hợp.
    • Không bao giờ cho mèo uống sữa. Mặc dù các quan niệm sai lầm phổ biến rằng mèo nên uống sữa, thì loại thức uống này làm mèo không thể tiêu hóa được, và hậu quả là chúng sẽ đi vệ sinh rất nhiều cũng như bạn sẽ phải cật lực dọn dẹp khay vệ sinh trong ngày tiếp theo.
    • Mèo chỉ nên ăn cá ngừ thỉnh thoảng một hoặc hai lần một tuần. Có nhiều con mèo thích món cá đóng hộp, nhưng loại thực phẩm này không chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của chúng, và có một hiện tượng ngày càng phổ biến đó là một số con mèo có thể quá nghiện ăn cá ngừ, và phớt lờ các loại thức ăn khác cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn. Điều này giống như con người không thích ăn gì ngoài khoai tây chiên.

Phương pháp 3 Phương pháp 3 của 6:Huấn luyện Mèo Sử dụng Khay vệ sinh

  1. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    1
    Chuẩn bị khay vệ sinh đơn giản. Kiểu dáng đơn giản thường thân thiện với mèo nhất. Một khay vệ sinh đơn giản chứa đất sạch là môi trường hấp dẫn cho mèo đi vệ sinh. Nếu bạn mua khay vệ sinh tự động phức tạp, thì mèo có thể cảm thấy đáng sợ và bị đe dọa khi sử dụng chúng.
    • Tương tự như vậy, khay vệ sinh có nắp đậy trên đầu giữ đất bẩn cũng như chất thải không rơi ra ngoài, nhưng nó cũng khiến cho mèo khó tiếp cận khay vệ sinh. Nếu đang đấu tranh thuyết phục mèo sử dụng khay, thì bạn nên dùng loại đơn giản không có nắp đậy.
    • Nếu bạn không muốn xúc phân, thì đừng nên nuôi mèo. Có rất nhiều loại dụng cụ thay thế tạm thời đa năng và sản phẩm được thiết kế để giúp cho việc dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn, nhưng thực tế của vấn đề là bạn cần dọn sạch sau khi mèo đi vệ sinh để giúp chúng luôn được thoải mái vui vẻ.
  2. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    2
    Đặt mèo con vào trong khay vệ sinh. Nếu muốn con mèo sử dụng khay, tất cả những gì bạn cần làm là đặt chúng vào trong đó. Mèo muốn giải quyết nỗi buồn trong khay vệ sinh, do đó chẳng có gì khó khăn khi đặt chúng vào khay vệ sinh một lần để chỉ dẫn cách đi vệ sinh đúng chỗ.
    • Một số huấn luyện viên đề nghị bạn nên ngồi với mèo và yêu cầu chúng đào bới đất vài lần để làm quen với cảm giác và môi trường. Phương pháp này có tác dụng kích hoạt phản ứng bản năng đào bới và lấp kín phân của mèo sau khi sử dụng khay.
    • Nếu mèo con cảm thấy khó chịu khi bạn giữ chân chúng và làm động tác đào bới, thì nên ngừng áp dụng phương pháp này.
  3. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    3
    Đặt khay vệ sinh ở nơi yên tĩnh, vị trí lý tưởng là đặt trong góc phòng. Đây là vị trí phù hợp vì mèo con thường cảm thấy dễ bị tổn thương khi đi vệ sinh. Khi có tường ở hai bên, con mèo chỉ cần quan sát thú săn mồi tiếp cận từ phía trước.
    • Ngoài ra, bạn không nên đặt khay vệ sinh bên cạnh máy giặt hay bất kỳ thiết bị gây tiếng ồn hoặc chuyển động đột ngột. Nếu thiết bị hoạt động khi mèo đang đi vệ sinh, chúng sẽ bị hoảng sợ, và sẽ không sử dụng khay nữa.
  4. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    4
    Dọn sạch khay vệ sinh thường xuyên. Mèo, ngay cả mèo con, đều muốn sử dụng khay vệ sinh và chúng không nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận. Lý do chính mèo bắt đầu đi tiểu hoặc đại tiện bên ngoài khay vệ sinh là vì chúng cảm thấy không thể sử dụng khay được. Đây có thể là do khay vệ sinh khó tiếp cận, bạn thay đổi đất vệ sinh quá thường xuyên, hoặc khay vệ sinh quá bẩn thỉu.
    • Khay vệ sinh cần được làm sạch mỗi ngày. Sử dụng xẻng để xúc phân và khối nước tiểu, và thay đổi đất vệ sinh thường xuyên nhằm giữ cho khay luôn sạch sẽ. Nếu bạn ngửi thấy mùi hôi khó chịu của khay vệ sinh, thì con mèo cũng ngửi thấy mùi giống như vậy. Bạn nên ghi nhớ điều này.
  5. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    5
    Sử dụng một loại đất vệ sinh thường xuyên. Việc thay đổi đất vệ sinh có thể gây nhầm lẫn cho mèo. Lý tưởng nhất, bạn nên dùng đất vệ sinh làm từ thông tự nhiên để cung cấp môi trường tốt nhất.
    • Tránh sử dụng đất vệ sinh có mùi thơm. Mùi này có thể làm chúng ta cảm thấy dễ chịu nhưng lại quá áp đảo đối với mèo con, vì chúng có khứu giác nhạy cảm. Điều này có thể làm chúng không sử dụng khay vệ sinh.
    • Sử dụng đủ lượng đất sạch cho khay vệ sinh để mèo có không gian đào bới. Mèo không muốn cào đất xung quanh nước tiểu của chính mình nhiều hơn theo ý muốn của bạn.
  6. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    6
    Không cho bất kỳ thứ gì vào khay vệ sinh ngoài đất. Không nên cố gắng lôi kéo con mèo sử dụng khay vệ sinh bằng cách đặt đồ chơi, phần thưởng, hoặc thực phẩm vào trong đất. Mèo không muốn ăn uống ở nơi mà chúng đi vệ sinh, và việc đặt thức ăn vào khay sẽ làm mèo cảm thấy bối rối không biết phải đi vệ sinh ở đâu.

Phương pháp 4 Phương pháp 4 của 6:Huấn luyện Mèo con bằng Công tắc

  1. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    1
    Áp dụng phương pháp huấn luyện bằng công tắc khi mèo còn nhỏ.[7] Đó là thời điểm lý tưởng để bắt đầu huấn luyện bằng công tắc. Công tắc tạo ra âm thanh như tiếng gõ bàn phím mà bạn sử dụng để đánh dấu thời điểm chính xác hành vi mà bạn muốn con mèo lặp lại. Đây là một cách tuyệt vời để dạy cho mèo làm thủ thuật, hoặc ngay cả những điều hữu ích như tiến lại gần bạn khi được gọi.
  2. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    2
    Kết hợp công tắc với phần thưởng. Bắt đầu bằng cách nhấp công tắc và sau đó thưởng cho mèo. Khi bạn nhấn nút và sau đó tặng phần thường cho mèo, chúng sẽ liên kết giữa âm thanh và phần thưởng. Một khi mèo con đang bắt đầu đi về phía bạn với dự đoán sẽ có phần thưởng, bấm công tắc, và sau đó trao phần thưởng. Lặp lại bước này cho đến khi bạn chắc rằng chúng đã học được cách kết hợp âm thanh với phần thưởng.
    • Phần thưởng đồ ăn là lý tưởng, nhưng một số con mèo không có hứng thú với thực phẩm. Tuy nhiên, mỗi con mèo có ít nhất một món ăn mà chúng cực kỳ thích, cho nên bạn chỉ cần tìm ra đó là món gì.
    • Thử nghiệm với các loại thực phẩm khác nhau bao gồm giăm bông, cá ngừ, thịt gà, cá, thịt bò, và tôm. Bạn sẽ tìm ra món ăn yêu thích của mèo, vì thức ăn sẽ biến mất trong vài giây và mèo con sẽ kêu meo meo để tìm kiếm thêm.
  3. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    3
    Huấn luyện tại thời điểm khi bụng mèo con không ăn no, vì dạ dày no căng sẽ làm mất tinh thần phấn chấn của mèo con để có được phần thưởng thức ăn. Để bắt đầu, thưởng cho mèo con, và khi chúng chộp lấy, bạn nên nhấp công tắc ngay lập tức. Lặp lại 3 hoặc 4 lần, sau đó để mèo con nghỉ ngơi cho buổi huấn luyện tiếp theo. Lặp lại.
  4. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    4
    Đánh dấu hành vi mà bạn muốn với âm thanh lách cách của công tắc. Một khi con mèo con liên kết âm thanh lách cách với phần thưởng, bạn có thể điều chỉnh cách nhấn để giảm giá trị phần thưởng, chỉ đưa ra khi mèo con có hành vi tốt.
  5. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    5
    Kết nối âm thanh lách cách báo hiệu hành vi tốt với phần thưởng một khi hành vi được hoàn thành. Bạn thậm chí có thể gắn liền hành vi với một từ như "Ngồi", để hoàn thành việc huấn luyện.

Phương pháp 5 Phương pháp 5 của 6:Huấn luyện Mèo con Lại gần theo Mệnh lệnh

  1. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    1
    Kiên trì thực hiện huấn luyện mèo con lại gần khi được gọi, mặc dù quá trình này có thể mất một thời gian và công sức. Việc huấn luyện mèo con lại gần khi được gọi là một điều tuyệt vời. Bước này vô cùng hữu ích và có thể giúp bạn tìm thấy con mèo nếu chúng bị lạc.
    • Trong nhiều trường hợp, mèo con đi lạc thường rất sợ hãi, và theo bản năng chúng sẽ ẩn nấp như một cơ chế bảo vệ. Tuy nhiên, nếu mèo con được huấn luyện trở về theo mệnh lệnh, thì điều này có thể khắc phục khuynh hướng tự nhiên ở yên trong tình huống đáng sợ.
  2. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    2
    Huấn luyện theo buổi ngắn nhưng thường xuyên. Khi huấn luyện mèo con bạn cần phải thành thạo khái niệm huấn luyện ít nhưng thường xuyên. Mèo có nhịp độ ngắn hơn so với chó và khả năng tập trung bắt đầu đi lang thang sau 5 phút hoặc lâu hơn. Một lịch trình phù hợp sẽ là các phiên có thời gian ba, năm phút một ngày, hoặc cách khác, sắp xếp các buổi ngắn tùy ý thường xuyên thường xuyên khi mèo con đang ở gần đó và trong tâm trạng vui tươi.
  3. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    3
    Chọn một từ gợi ý sử dụng để gọi mèo con. Khi mèo con đi về phía bạn, bạn sẽ cung cấp từ gợi ý quyết định sử dụng để gọi mèo. Chọn một từ mà mèo con không nghe thấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vì vậy từ ngữ bất thường hoặc thậm chí là tự tạo nên là lý tưởng.
    • Tốt nhất là KHÔNG nên sử dụng tên của con mèo vì sẽ được dùng trong các trường hợp khác. Điều này sẽ gây nhầm lẫn cho mèo, vì nếu chúng không có phản xạ tiến tới khi bạn nói, "Kitty là cô mèo xinh đẹp", nó sẽ làm loãng từ gợi ý.
  4. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    4
    Áp dụng phương pháp huấn luyện bằng công tắc để huấn luyện mèo lại gần theo mệnh lệnh. Nói từ gợi ý và khi mèo con quay về phía bạn, bấm nhanh công tắc để đánh dấu thời điểm của hành vi mong muốn. Sau đó, ngay lập tức thưởng cho chúng. Nếu bạn lặp lại điều này thường xuyên, qua nhiều buổi tập huấn, con mèo sẽ học được từ gợi ý này.
    • Bạn có thể sử dụng nguyên tắc này để huấn luyện con mèo thực hiện bất kỳ hành vi mong muốn chẳng hạn như nhảy xuống khỏi bàn làm việc, hoặc lắc chân.

Phương pháp 6 Phương pháp 6 của 6:Huấn luyện Mèo con Mài móng Đúng chỗ

  1. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    1
    Tạo ra không gian cho mèo con mài móng. Nếu đang lo lắng về việc con mèo cào rách quần áo hoặc đồ nội thất, bạn cần phải tạo điều kiện cho chúng mài vuốt ở địa điểm khác. Nói chung, cột trụ đính lá bạc hà mèo hay các lớp lót giấy các tông với lá bạc hà mèo bên dưới sẽ là những khu vực lý tưởng dành cho mèo con thích cào xé.
    • Mèo cần phải giữ móng vuốt được mài sắc và khỏe mạnh, có nghĩa là chúng cần phải cào lên bề mặt đồ vật. Việc trừng phạt mèo vì tội cào là vô ích, bởi vì chúng không có ác tâm. Mèo cào vì chúng bắt buộc phải làm như vậy.
  2. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    2
    Thưởng cho mèo khi chúng cào vuốt đúng chỗ. Nếu nhìn thấy mèo mài vuốt ở khu vực quy định, bạn nên tặng phần thưởng nhỏ cho chúng để lặp lại hành vi này trong tương lai.
  3. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    3
    Cầm chai xịt trên tay. Một cách tốt để ngăn chặn mèo không cào rách đồ vật quan trọng đó là để giữ chai xịt nước trên tay và nhẹ nhàng phun lên chúng bất cứ lúc nào có hành vi cào xé. Điều này sẽ có tác dụng đuổi chúng ra khỏi khu vực ngay lập tức. Sau khi phun nước lên mèo, bạn nên giấu bình xịt đi. Nếu con mèo biết đó là bạn, chúng có thể trở nên sợ hãi.
  4. Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    Mèo mẹ dạy mèo con bắt mới có phải là Giáo dục không tại sao
    4
    Thoa dầu bạc hà lên đồ vật mà bạn không muốn mèo con cào xước. Thoa một lượng nhỏ tinh dầu, thường là tinh dầu bạc hà, lên khu vực mà bạn muốn con mèo không được tiếp cận và xé rách đồ đạc. Đây là một cách hiệu quả để giữ mèo con tránh xa bất kỳ đồ vật mà bạn không muốn chúng đụng chạm vào.
    • Mùi hương là tác nhân xua đuổi mèo tự nhiên. Chúng chỉ đơn giản là không thích mùi này. Nó không làm hại đến mèo con, mà chỉ là mùi khó chịu.
    • Bạn nên cẩn thận khi thoa tinh dầu lên bề mặt có thể bị phá hỏng. Thoa một lượng nhỏ lên góc khuất để kiểm tra trước khi thoa dầu lên bề mặt trống.