Tài khoản doanh nghiệp quy định phải có bao nhiêu năm 2024

Khi bắt đầu kinh doanh, việc mở tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập không chỉ là một bước quan trọng mà còn là nền tảng để xây dựng và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Thủ tục này không chỉ đơn giản là mở một tài khoản, mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau mà doanh nghiệp cần phải hiểu rõ. Bài viết này của Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ hướng dẫn thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập, mời quý bạn đọc tham khảo.

Tài khoản doanh nghiệp quy định phải có bao nhiêu năm 2024

Nội dung bài viết

1. Tài khoản ngân hàng là gì?

Tài khoản ngân hàng là một tài khoản được mở tại một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác, cho phép người dùng gửi, rút tiền và thực hiện các giao dịch tài chính khác. Tài khoản ngân hàng giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý tiền một cách an toàn, thuận tiện, hợp pháp. .

2. Tại sao doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng?

Thứ nhất: Tài khoản ngân hàng là một trong những điều kiện tiên quyết khi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử

Nộp thuế điện tử là dịch vụ cho phép người nộp thuế lập Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và được Ngân hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời.

Nộp thuế điện tử có nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, thủ tục đơn giản. Doanh nghiệp có thể chủ động nộp tiền thuế tại bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời gian nào mà không phải ra cơ trực tiếp cơ quan thuế để thực hiện thủ tục này. Vì vậy, trong những năm gần đây, cơ quan quản lý nhà nước về thuế luôn khuyến khích doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử.

Khi nộp thuế điện tử, doanh nghiệp phải có tài khoản tại Ngân hàng thương mại liên kết với cơ quan thuế. Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư số 110/2015/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 28/7/2015 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế: Ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

\>>>>> Tìm hiểu ngay Ký Hiệu Hóa Đơn Và Số Hóa Đơn Điện Tử Có Sự Thay Đổi Như Thế Nào 2024?

Thứ hai: Các giao dịch của doanh nghiệp có giá trị trên 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng) phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng

Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không, hóa đơn thông thường trên 20 triệu có phải chuyển khoản, hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu phải chuyển khoản không, quy định về chuyển khoản trên 20 triệu, quy định hóa đơn trên 20 triệu phải chuyển khoản từ năm nào, chi phí trên 20 triệu phải chuyển khoản, thanh toán trên 20 triệu đồng phải chuyển khoản là những câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được.

Khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 quy định:

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1.Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Vậy trường hợp nào thì hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản, hóa đơn trên 20tr thanh toán bằng tiền mặt? Khoản 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định một số khoản chi trên 20 triệu không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm:

  1. Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.
  2. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP;

Tài khoản doanh nghiệp quy định phải có bao nhiêu năm 2024

Bên cạnh đó, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng, được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 10, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định:

Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

  1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
  2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

  1. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).

Như vậy, để được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng đối với các khoản chi trên 20 triệu đồng, doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Thứ 3: Tài khoản doanh nghiệp thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chi phí khi thực hiện các giao dịch thanh toán và nhận tiền của khách hàng.

Thứ 4: Tài khoản ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách địa lý trong kinh doanh. Trong thời kỳ toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các doanh nghiệp có vị trí cách nhau hàng nghìn kilomet có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Để thực hiện được các công việc trên, doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán.

Doanh nghiệp sử dụng tài khoản ngân hàng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, tiền lương… thông qua các ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. Vậy ủy nhiệm chi là chứng từ gì, ủy nhiệm thu là gì, giấy ủy nhiệm chi là gì?

Ủy nhiệm chi còn có tên gọi khác là lệnh chi hoặc UNC là phương thức thanh toán mà doanh nghiệp sẽ thành lập lệnh thanh toán theo mẫu mà ngân hàng cung cấp. Sau đó, doanh nghiệp sẽ gửi lại ngân hàng tại nơi mở tài khoản để yêu cầu trích một số tiền trong tài khoản thanh toán của mình bằng với số tiền ghi trên ủy nhiệm chi để trả cho người thụ hưởng là các đối tác, khách hàng.

Ủy nhiệm thu là giấy ủy nhiệm do người phát hành gửi vào ngân hàng để ủy quyền cho ngân hàng thực hiện thu tiền hộ từ các đối tác, khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm Hộ Kinh Doanh Được Thuê Tối Đa Bao Nhiêu Người Lao Động?

3. Quy trình mở tài khoản ngân hàng cho công ty

Bước 1: Quý khách hàng lựa chọn ngân hàng để mở Tài khoản:

Quý khách hàng nên lựa chọn ngân hàng có địa điểm gần trụ sở, và có nhiều phòng giao dịch trên cả nước để thuận tiện giao dịch, cũng như thuận tiện cho đối tác giao dịch thanh toán với mình.

Bước 2: Chuẩn bị Tài liệu để mở Tài khoản

  • Bản sao công chứng Giấy CN ĐKKD.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận mẫu dấu.
  • Bản sao công chứng CMND của Đại diện theo pháp luật – Chủ tài khoản.
  • Bản sao công chứng CMND của người được Ủy quyền giao dịch tại ngân hàng/ Ủy quyền chủ Tài khoản (Nếu có).
  • Bản sao công chứng CMND của Kế toán trưởng (Nếu có).

Bước 3: Liên hệ với ngân hàng để nhận các biểu mẫu đăng ký mở Tài khoản.

Bước 4: Hoàn thiện Hồ sơ, Tài liệu đăng ký mở Tài khoản

  • Soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và gửi ngân hàng để đăng ký mở Tài khoản công ty.
  • Đồng thời, Quý khách hàng cần chuẩn bị số tiền để nộp vào Tài khoản; Đáp ứng yêu cầu về số dư tối thiểu trong tài khoản được quy định bởi mỗi ngân hàng.
  • Thông thường, số tiền này là 1 triệu đồng đối với Tài khoản VNĐ.
  • Sau khi có TKNN doanh nghiệp phải thông báo số TKNN lên sở KHĐT.

Bước 5: Đặt mua SÉC tại ngân hàng để sẵn sàng rút tiền khi có dư tài khoản.

Tài khoản doanh nghiệp quy định phải có bao nhiêu năm 2024

4. Thủ tục thông báo TKNN lên sở KHĐT

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ, điền Thông báo tin TKNN (Người ĐDPL ký tên và đóng dấu).

Bước 2: Scan hồ sơ ở Bước 1.

Bước 3: Tiến hành đăng ký thông báo TKNN qua mạng điện tử

  • Truy cập cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại Website: dangkykinhdoanh.gov.vn để tạo tài khoản
  • Sử dụng tài khoản đã đăng ký tiến hành nộp hồ sơ (Hồ sơ scan).
  • Khi việc tiếp nhận hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử đã thành công thì in Giấy biên nhận hồ sơ đã hợp lệ.

Bước 4: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ghi trên Thông báo Hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, doanh nghiệp mang toàn bộ hồ sơ gốc (đã scan) nộp cho Sở KH&ĐT để nhận Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung ĐKKD do sở kế hoạch đầu tư cấp.

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA