Sáng kiến kinh nghiệm của hiệu trưởng trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS hải lâm

Show

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.33 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
Tr
ang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích của đề tài 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
8. Thời gian nghiên cứu 4
9. Đóng góp đề tài 4
10. Cấu trúc đề tài 4
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS HẢI LÂM.
I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 6
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Khái niệm về quản lý 6
2. Quản lý giáo dục 7
3. Khái niệm về quá trình dạy học 8
4. Khái niệm quản lý quá trình dạy – học 9
III. NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC
1. Chức năng của người hiệu trưởng trường THCS với công tác quản lí 10
nâng cao chất lượng dạy học
2. Phương tiện quản lý của Hiệu trưởng trường THCS Hải Lâm 13
IV. NỘI DUNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
1. Mục tiêu 15


2. Nôi dung quản lý của hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng dạy - học 15
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNGDẠY - HỌC Ở TRƯỜNG THCS HẢI LÂM.
I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA
XÃ HỘI CỦA XÃ HẢI LÂM
1. Điều kiện tự nhiên 19
2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 19
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS HẢI LÂM 19
III. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
1
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC
Ở TRƯỜNG THCS HẢI LÂM
1. Thực trạng về nhận thức cán bộ giáo viên 22
2. Thực trạng biện pháp quản lí hoạt động dạy - học của hiệu trưởng
trường THCS Hải Lâm 24
Chương III
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY – HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG THCS HẢI LÂM
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
1. Căn cứ cơ sở lý luận 35
2. Cơ sở thực tiễn 35
II. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HẢI LÂM 35
III. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CÁC BIỆN PHÁP 42
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 43
2. Khuyến nghị 43


Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề được đặc biệt quan tâm là
đào tạo con người Việt Nam, thông qua hoạt động giáo dục gắn chặt với mục tiêu xây
dựng đất nước. Người khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần có con người
xã hội chủ nghĩa”. Hay nói cách khác Bác đã giao trách nhiệm cho các nhà giáo dục về
yêu cầu sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo với các tiêu chí cụ thể về con người
Việt Nam mới.
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục đào tạo là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH là điều kiện phát huy
nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển, xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững”.
Ngày nay sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, yêu cầu bức thiết đặt ra đối
với nền giáo dục nước nhà là phải đổi mới để phát triển phù hợp với tình hình quốc tế hóa
trong quá trình hội nhập, xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, ngang tầm với nền giáo
dục khu vực và thế giới.
Từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn đã nêu, ngành giáo dục và đào tạo đã thực sự
có những chuyển biến rõ rệt và bức phá mạnh mẽ. Đặc biệt trong năm học 2006 - 2007 là
năm học đầu tiên ngành giáo dục đào tạo thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8
tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành
tích trong giáo dục, toàn ngành giáo dục và đào tạo đã triển khai cuộc vận động “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Để thực hiện tốt cuộc
vận động này thì cần phải có thời gian, cần có nhiều giải pháp và biện pháp đồng bộ để
tiến đến dạy thực chất, học thực chất nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Một trong
những giải pháp cần phải bàn thêm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học để thực hiện
đạt kết quả cuộc vận động “Hai không” là phải khắc phục trong công tác chỉ đạo dạy và
học để khẳng định lại chất lượng giáo dục. Do vậy qua thời gian học tập, nghiên cứu và
làm việc, từ yêu cầu thực tiễn khách quan của Trường THCS Hải Lâm, đã thực hiện đúng


theo tinh thần cuộc vận động “Hai không” của bộ thì chất lượng dạy và học của trường
có kết quả thấp hơn nhiều so với các năm trước .Từ thực tế đó nên tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy - học của hiệu trưởng trường
THCS Hải Lâm”. Để nghiên cứu và áp dụng vào trong quá trình chỉ đạo công tác chuyên
môn ở trường.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích là tìm ra các giải pháp để khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém còn
nhiều, học sinh chưa đọc, viết được thành thạo ở lớp 6, cũng như tìm ra các giải pháp chỉ
đạo việc đổi mới phương pháp nhằm chấn chỉnh lại nền nếp nâng cao chất lượng dạy và
học, giúp học sinh nắm chắc các kiến thức của từng giai đoạn học tập, tránh tình trạng
học sinh ngồi nhầm lớp, lên lớp không đúng quy định và vận dụng được các kiến thức đã
học vào trong cuộc sống.
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể được nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học trong trường THCS Hải Lâm - huyện Hải Lăng -
tỉnh Quảng Trị.
3.2-Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường THCS Hải Lâm để nâng cao chất
lượng dạy và học.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay hiệu trưởng các Trường THCS trên địa bàn huyện Hải Lăng – tỉnh Quảng
Trị đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả trong
việc nâng cao chất lượng của đơn vị trường mình.
Song trong công tác quản lý của hiệu trưởng còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hơn nữa
chất lượng dạy học ở trường THCS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và quản lý dạy học ở trường THCS.


- Tìm hiểu thực trạng và các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng
Trường THCS Hải Lâm – huyện Hải Lăng – tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất biện pháp quản lý họat động dạy học của hiệu trưởng Trường THCS Hải
Lâm – huyện Hải Lăng – tỉnh Quảng Trị góp phần nâng cao chất lượng dạy học của đơn
vị.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thông tin tài liệu;
- Phương pháp quan sát sư phạm, khảo sát điều tra ;
- Phương pháp thực tiễn qua dự giờ thăm lớp;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn trường THCS Hải Lâm-Hải Lăng-Quảng Trị.
8. Thời gian nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu bắt đầu từ tháng 01 năm 2012 và kết thúc vào tháng 06
năm 2012
9. Đóng góp đề tài
Qua đề tài này tác giả mong muốn được góp phần vào cùng tập thể hội đồng sư phạm
nhà trường và các cán bộ nhân dân địa phương tìm ra hệ thống các giải pháp phù hợp
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Hải Lâm – một xã nằm
trên địa hình bán sơn địa, giàu truyền thống cách mạng nhưng còn nhiều khó khăn về đời
sống xã hội.
10. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị nội dung đề tài gồm có 3 chương.
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
4
Trong chương I - Cơ sở lý luận của quản lý nâng cao chất lượng dạy – học ở trường
THCS Hải Lâm gồm có 4 phần :
I. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu
II. Một số khái niệm liên quan


III. Người hiệu trưởng trường THCS với công tác quản lí nâng cao chất
IV. Nội dung quản lý nâng cao chất lượng dạy học
Trong chương II - Thực trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy – học ở
trường THCS Hải Lâm gồm 3 phần:
I. Khái quát về tình hình địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội của xã Hải Lâm
II. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo trường THCS Hải Lâm
III. Thực trạng về công tác quản lý của hiệu trưởng đối với công tác nâng cao chất
lượng dạy - học ở trường THCS Hải Lâm
Trong chương III - Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy – học của hiệu
trưởng ở trường THCS Hải Lâm gồm 3 phần
I. Những căn cứ đề xuất biện pháp
II. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của hiệu trưởng trường
THCS
Hải Lâm
III. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp.
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
5
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY - HỌC Ở TRƯỜNG THCS HẢI LÂM
I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cấp thiết hiện nay của ngành giáo dục nói
chung và của nhà trường THCS nói riêng. Đối với trường THCS Hải Lâm nâng cao chất
lượng dạy – học là một vấn đề rất được quan tâm của lãnh đạo địa phương, đội nghũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh. Nhưng đề tài về biện pháp quản lý nâng
cao chất lượng dạy – học hiện nay trong trường THCS Hải Lâm theo sự tìm hiểu của tác
giả thì chưa có một cán bộ quản lý, giáo viện nào nghiên cứu tuy nhiên các đề tài đã được
nghiên cứu củng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học như các đề tài: “Một số giải
pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Hải Lâm” của thầy giáo Phan Khắc


Ninh (Hiệu trưởng nhà trường), đề tài “Biện pháp quản lý đội ngũ ở trường THCS Hải
Lâm” của thầy giáo Đoàn Minh Hải (Phó hiệu trưởng). Có thể khẳng định đề tài “Một số
biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy - học của hiệu trưởng trường THCS Hải
Lâm” của tôi là lần đầu tiên được nghiên cứu tại trường THCS Hải Lâm huyện Hải Lăng
tỉnh Quảng trị
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Khái niệm về quản lý
Ngày nay nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển
xã hội. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp
độ và liên quan đến mọi người. Hiện nay, nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường dưới
sự quản lý của Nhà nước, đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải cách mở cửa,
hội nhập với khu vực và thế giới, vấn đề sử dụng và phát huy những ưu việt sẵn có xuất
phát từ bản chất xã hội phần lớn phụ thuộc vào quản lý và trình độ tổ chức quản lý, vào
hiệu quả và chất lượng quản lý.
Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người.
Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, chăm nom công việc.
Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý :
Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi những con người kết
hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.
Quản lý là quá trình cùng làm việc thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các
nguồn lực khác để hoàn thành mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức.
Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối
hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác.
Như vậy, cần hiểu khái niệm quản lý bao hàm những khía cạch sau :
Quản lý bao giờ cũng là tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định. Mục tiêu của
tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào hình thức, lĩnh vực hoạt
động và phong cách quản lý trong tổ chức. Mục tiêu có thể do chủ thể quản lý áp đặt,
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
6
song cũng có thể do sự cam kết giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Sự tham gia của đối


tượng quản lý vào việc xác định mục tiêu sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản lý.
Thực tế quản lý của nhiều tổ chức khác nhau đã chứng minh rằng, một tổ chức có hiệu
quả quản lý cao trước hết phải là một tổ chức đặt các mục tiêu của mình trên cơ sở của sự
hòa nhập giữa các nhu cầu và mục đích của các cá nhân, các nhóm khác nhau với nhu cầu
và mục đích của tổ chức. Vì vậy sự chia sẽ các mục tiêu tổ chức của đối tượng quản lý là
một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quản lý của một tổ chức.
Quản lý là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị
quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định.
Quản lý là nhằm phối hợp nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành
những thành tựu của xã hội.
Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết
hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối, các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối
ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, quản lý là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý nhằm khai thác, lựa chọn, tổ chức, và thực hiện có hiệu quả những nguồn
lực, những tiềm năng, và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra
trong một môi trường đầy biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố : chủ thể, đối tượng,
mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý.
2. Quản lý giáo dục
Khái niệm “quản lý giáo dục” được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng có hai cấp
độ chủ yếu trong quản lý giáo dục thường thấy là : cấp vĩ mô và cấp vi mô.
Đối với cấp vĩ mô
Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có
hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của hệ thống (từ cấp
cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả
mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản
lý, lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các
tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất
trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động.


Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là một hoạt động tự giác của chủ thể quản lý
nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, . . . một cách có hiệu quả các
nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với cấp vi mô
Quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động tự giác ( có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật ) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công
nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà
trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
7
Cũng có thể hiểu quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý
vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ
đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học
sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Từ những khái niệm nêu trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ bốn yếu tố
của quản lý giáo dục là : chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý, khách thể quản
lý và mục tiêu quản lý. Bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ sau :
Trong thực tiễn, các yếu tố trên không tách rời nhau chúng có quan hệ tương tác gắn
bó mật thiết với nhau nhằm đi đến mục tiêu chung của giáo dục đề ra. Như vậy, quản lý
giáo dục với tư cách là một bộ phận của quản lý xã hội cũng đã xuất hiện từ lâu và tồn tại
với mọi chế độ xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, mục tiêu, nội dung, phương
pháp. Giáo dục luôn thay đổi và phát triển làm cho công tác quản lý cũng vận động và
phát triển.
3. Khái niệm về quá trình dạy học
Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động
dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức,
điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động
học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt
động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác,


chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn
ra.
Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt động của con người có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố : mục tiêu, nội
dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.
Phân tích hoạt động dạy học, chúng ta đi đến kết luận : Hoạt động học trong đó có
hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học. Để hoạt động
học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giào viên, giáo viên
phải xuất từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu
hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng dạy học. Vì vậy muốn
nâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì người hiệu trưởng
đặc biệt chú ý hoạt động dạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và
phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập. Đây
là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của học sinh.
Nếu xét quá
trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với
hoạt động học của trò thực chất là mối qun hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
8
Chủ
thể
quản

Đối tượng
quản

Khách
thể
quản


Mục tiêu
quản lý
mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc
của người quản lý nhà trường là : hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của
hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông
qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò.
4. Khái niệm quản lý quá trình dạy – học
Quản lý quá trình dạy – học là quản lý: việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội
dung, đổi mới phương pháp, sử dụng các phương tiện dạy – học; tổ chức dạy – học; quản
lý chất lượng dạy – học. Đó là những tác động đến: đổi mới nhận thức của giáo viên về
dạy – học và đổi mới hoạt động dạy – học trong nhà trường.
- Quản lý việc thực hiện chương trình dạy – học: Chương trình dạy – học do bộ giáo
dục ban hành là công cụ chủ yếu để hiệu trưởng quản lý, lãnh đạo và giám sát công tác
dạy – học trong nhà trường thông qua các tổ chuyên môn. Chương trình cũng là căn cứ
để giáo viên dựa vào đó mà tiến hành tổ chức công tác dạy – học, lập kế hoạch dạy và
tiến hành tổ chức công tác dạy học của mình. Hiệu trưởng cần yêu cầu giáo viên nghiên
cứu, nắm vững, thực hiện chương trình môn học mà mình phụ trách, đồng thời cũng cần
hiểu, nghiên cứu chương trình các môn có liên quan để thiết lập được mối quan hệ liên
môn trong quá trình dạy – học. Qua đó giúp học sinh dễ dàng có bức tranh chung về thế
giới và tạo cho học sinh có quan điểm phức hợp hệ thống cũng như có tư duy linh hoạt,
mềm dẻo khi học các môn học. Hiệu trưởng cần thực hiện những biện pháp quản lý việc
thực hiện chương trình dạy – học của giáo viên một cách nghiêm túc đảm bảo tiến độ kế
hoạch năm học.
- Quản lý nội dung dạy – học: Theo Nguyễn Ngọc Bảo và Trần Kiểm thì: Nội dung
dạy – học là một hệ thống nhng tri thức, nhng cách thức hoạt động, nhng kinh
nghiệm hoạt động sáng tạo và thái độ cảm xúc – đánh giá đối với thế giới phù hợp về
mặt sư phạm và được định hướng về mặt chính trị. Hiệu trưởng phải có trách nhiệm quản
lý nội dung dạy – học. Ở bậc học phổ thông, học sinh cần được trang bị những kiến thức,
kỹ năng, thái độ ở mức độ phổ thông, cần thiết cho người lao động bình thường. Nhiệm
vụ cung cấp nội dung học vấn phổ thông về căn bản được hoàn thành ở cấp học này.


Cùng với việc xác định ở mức độ phù hợp nội dung giáo dục phổ thông cho học sinh, cần
coi trọng, dành thời gian và điều kiện thích đáng cho việc phát triển ở họ các kỹ năng, kỹ
xảo, hình thành năng lực tư duy và hành động, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức,
niềm tin, thái độ.
- Quản lý phương pháp dạy – học (PPDH): Hiệu trưởng quản lý phương pháp dạy –
học bằng việc thực hiện những công việc:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH một cách khoa học và thực
tế.
Thứ hai, tổ chức hoạt động đổi mới PPDH một cách chặt chẽ.
Thứ ba, tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH.
Thứ tư, thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới PPDH.
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
9
Thứ năm, kịp thời động viên, tạo động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
hoạt động đổi mới PPDH.
- Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện – kỹ thuật phục vụ
dạy – học: Để quản lý tốt các điều kiện vật chất cho việc dạy – học, người hiệu trưởng
cần: xây dựng nội quy và kế hoạch nguồn kinh phí trang bị sử dụng cơ sở vật chất, trang
thiết bị, phương tiện – kỹ thuật phục vụ dạy – học; quản lý việc bồi dưỡng kỹ năng sử
dụng các phương tiện – kỹ thuật; quản lý tổ chức cuộc thi sáng kiến cải tiến kỹ, sản xuất
các phương tiện phục vụ dạy – học; khen thưởng, động viên giáo viên sử dụng kỹ thuật
hiện đại trong dạy học và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện –
kỹ thuật; quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy – học, hoạt động các phòng bộ môn,
phòng chức năng, thư viện; quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện – kỹ thuật phục vụ dạy – học và đánh giá hiệu quả sử dụng.
III. NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC
1. Chức năng của người hiệu trưởng trường THCS với công tác quản lí nâng
cao chất lượng dạy - học
1.1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động dạy - học


1.1.1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường
Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà
trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau
bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất
định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định. Kế hoạch chuyên môn là
chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ
chung của nhà trường.
1.1.2. Chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu
Một trong những hình thức quan trọng nhất và có hiệu lực của việc lập kế hoạch
công tác dạy học là lập thời khóa biểu. Thời khóa biểu cố định của nhà trường đảm bảo tổ
chức hoạt động của học sinh trong suốt tuần lễ và trong mỗi ngày học một cách nhịp
nhàng, đúng đắn về mặt sư phạm. Đồng thời cũng dự kiến trước việc tổ chức đúng đắn
lao động của giáo viên trong tuần.Chất lượng thời khoá biểu chi phối mạnh mẽ kết quả
của toàn bộ quá trình giảng dạy giáo dục bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ hoạt
động của nhà trường. Việc xếp thời khóa biểu thường phân công cho đồng chí Phó hiệu
trưởng phụ trách hoạt động dạy học. Sau khi xếp xong thời khoá biểu cần kiểm tra lại kỹ
càng và trình hiệu trưởng duyệt. Công bố thời khóa biểu cho giáo viên, học sinh, các cán
bộ có liên quan và cha mẹ học sinh.
1.1.3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học
Tổ chuyên môn có hai loại kế hoạch: Kế hoạch năm học gồm toàn bộ công tác của tổ
và kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình dạy học bộ môn ở các khối lớp). Kế
hoạch của tổ phải chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch
chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường ở từng đơn vị tổ cho phù hợp. Kế
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
10
hoạch tổ chuyên môn phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được
giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây
dựng được một chương trình hoạt động cụ thể.
1.1.4. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm học
Hiệu trưởng chỉ đạo các Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế


hoạch năm học cá nhân, kế hoạch của giáo viên gồm hai loại: kế hoạch năm học và kế
hoạch giảng dạy bộ môn
1.2. Hiệu trưởng thực hiện công tác tổ chức trong quản lý hoạt động dạy – học
1.2.1. Phân công giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng chuyên môn để quản lý hoạt
động dạy - học
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ việc giảng dạy giáo dục trong nhà trường,
nhưng có thể không trực tiếp phụ trách hoạt động dạy - học mà phân công cho một phó
hiệu trưởng phụ trách quản lý hoạt động dạy - học. Phó hiệu trưởng phụ trách quản lý
hoạt động dạy - học làm việc dưới sự lãnh đạo của hiệu trưởng, cùng với hiệu trưởng
vạch kế hoạch công tác, báo cáo với hiệu trưởng về phần công việc của mình.
1.1.2. Xây dựng tổ chuyên môn
Việc tổ chức các tổ chuyên môn, hiệu trưởng căn cứ vào qui định của Điều lệ trường
phổ thông và xem xét tình hình thực tế của cơ cấu đội ngũ giáo viên nhà trường. Khi tổ
chức các tổ chuyên môn, hiệu trưởng phải đảm bảo hoạt động của các bộ môn có hiệu
quả nhất. Hiệu trưởng tổ chức các tổ chuyên môn theo từng môn học hoặc nhóm môn
học; mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó điều khiển. Điều quan
trọng là hiệu trưởng chỉ định các tổ trưởng, tổ phó có đủ phẩm chất và năng lực để điều
khiển hoạt động của tổ theo mục tiêu phấn đấu của nhà trường.
1.1.3. Hiệu trưởng phân công giảng dạy và chủ nhiệm
Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức và công tác cán bộ,
hiệu trưởng cần thấu đáo chỗ mạnh, chỗ yếu, sở trường, hoàn cảnh của từng giáo viên để
sử dụng họ, tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp. Mỗi giáo viên sẽ cố gắng để khẳng
định mình trong tập thể sư phạm. Trong tình hình đội ngũ giáo viên hiện nay, chất lượng
về chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, vì vậy hiệu trưởng phải cân nhắc kỹ càng khi
phân công giảng dạy cho giáo viên. Phân công giảng dạy cho giáo viên là một việc quan
trọng, thu hút sự chú ý của cả hiệu trưởng và giáo viên. Phân công sử dụng đúng sẽ mang
lại kết quả to lớn, ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về tư tưởng tình cảm và sẽ
ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường.
1.2.4. Hiệu trưởng sắp xếp học sinh vào các lớp học
- Hiệu trưởng có thể phân công cho phó hiệu trưởng, căn cứ vào tình hình học sinh


để xếp lớp đảm bảo sĩ số “Mỗi lớp không quá 45 học sinh” (Điều lệ trường trung học qui
định). Để học sinh hoạt động tốt trong tập thể lớp, hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên chủ
nhiệm ổn định tổ chức lớp.
1.3. Hiệu trưởng điều hành, chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt
động học tập của học sinh
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
11
1.3.1. Hiệu trưởng điều hành, chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên
Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên thông qua ba hướng: Một là
chỉ đạo trực tiếp; hai là thông qua việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn; ba là phối hợp
với các tổ chức xã hội.
1.3.2. Hiệu trưởng quản lý hoạt động học của học sinh
Hiệu trưởng phải quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh như quan tâm đến
hoạt động dạy của thầy. Thông qua giáo viên hiệu trưởng thực hiện sự quản lý hoạt động
học tập của học sinh bằng các biện pháp sau:
- Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh.
- Phát động phong trào thi đua học tập
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
- Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý hoạt
động học của học sinh.
- Chỉ đạo phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác.
1.4. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động dạy – học
1.4.1. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên
- Kiểm tra chính xác, đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của giáo
viên;
- Đánh giá đúng trình độ tay nghề của giáo viên để hiệu trưởng và các cấp quản lý sử
dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý;
- Thông qua việc kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên giúp cho giáo viên nâng
cao chất lượng giáo dục và giảng dạy; giữ vững kỷ luật, khuyến khích sự cố gắng của
giáo viên. Đồng thời bồi dưỡng cho giáo viên có khả năng tự kiểm tra, đánh giá công


việc của bản thân.
1.4.2. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động học tập của học sinh
Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra hoạt động học tập của học sinh
- Đảm bảo tính khách quan: Tính khách quan của việc kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học
sinh so với yêu cầu do chương trình qui định.
- Đảm bảo tính toàn diện: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bao
quát cả khối lượng và chất lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của tất cả các môn học; cả kết
quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy, độc lập sáng tạo; cả
về ý thức tinh thần, thái độ học tập tự giác, tích cực, tự lực…
- Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống: Việc kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo của học sinh phải tiến hành thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Có như vậy,
giáo viên mới thu được những thông tin ngược về kết quả học tập của học sinh để từ đó
có cơ sở thực tiễn kịp thời đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh cũng
như quá trình dạy học nói chung. Mặt khác, kiểm tra thường xuyên, có hệ thống còn tạo
nên nguồn kích thích tính tích cực học tập không ngừng vươn lên đạt thành tích cao trong
học tập của học sinh.
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
12
- Đảm bảo tính phát triển: Quá trình dạy học luôn vận động và phát triển. Kiểm tra
đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là một khâu của quá trình dạy học nên khi tiến hành
qui trình kiểm tra, đánh giá thành tích học tập cần được xem xét theo hướng phát triển
trong tương lai của học sinh. Điều đó có nghĩa là, khi kiểm tra, đánh giá cần nhìn chung
cả quá trình trên cơ sở xem xét, đánh giá từng giai đoạn, từng khâu của hoạt động học
tập, rèn luyện của các em. Giáo viên cần biết trân trọng sự cố gắng, biết đánh giá cao
những tiến bộ trong học tập của học sinh dù đó chỉ là những dấu hiệu, những mầm mống,
những tia hy vọng nhỏ bé nhất là đối với những học sinh yếu kém.
Tóm lại, chức năng quản lý là những vấn đế hết sức cơ bản của lý luận về quản lý, nó
giữ một vai trò quan trọng trong thực tiễn quản lý. Chức năng quản lý và chu trình quản
lý thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý.


Chính vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các giai đoạn quản lý trong một chu trình là cơ sở
đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống được quản lý. Việc thực hiện chu trình quản
lý có hiệu quả hay không là nhờ có thông tin. Thông tin vừa là điều kiện , vừa là phương
tiện tổng hợp các chức năng trên.
2. Phương tiện quản lý của Hiệu trưởng trường THCS
2.1. Chế định về GD&ĐT
Để quản lý hoạt động dạy học hiệu quả, người hiệu trưởng phải dựa trên cơ sở pháp
lý để điều hành hoạt động :
Cơ sớ pháp lý hiện nay đó là Luật giáo dục, Điều lệ trường Trung học, Chỉ thị của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học ban hành từng năm, các chương
trình, kế hoạch dạy học, …
2.2. Bộ máy tổ chức về quản lý dạy học
2.2.1. Hiệu trưởng
Sắp xếp, bố trí công việc khoa học của các tổ, chọn tổ trưởng có năng lực, nhiệt tình,
phẩm chất đạo đức tốt.
Nắm chắc các tiêu chuẩn chọn tổ trưởng: Có uy tín chuyên môn, có năng lực quản lí
điều hành, có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình.
Có thể dùng phương pháp thăm dò uy tín của tổ, nhóm, tập thể liên tịch.
2.2.2. Hiệu phó
*Hiệu phó chuyên môn
Là người giúp hiệu trưởng, chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy học, được phân công
những việc sau:
- Giúp hiệu trưởng tổ chức hoạt động dạy học (chương trình, thời khoá biểu, phân
lớp, giáo viên…)
- Chỉ đạo hoạt động dạy học: Làm kế hoạch giảng dạy, tổ chức các hoạt động về dạy
học như: khảo sát, kiểm tra, đánh giá.
- Kiểm tra công tác chuyên môn.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy.
Chịu trách nhiệm về chương trình, hình thức tổ chức,chất lượng dạy học. thống kê, báo
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị


13
cáo, phân tích, nắm thông tin về dạy học của trường, triển khai chỉ đạo chuyên môn của
cấp trên.
2.2.3. Tổ chuyên môn
Là những giáo viên cùng môn hoặc liên môn, có liên quan, giúp hiệu trưởng chỉ đạo
và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của các
thành viên trong tổ, tổ trưởng do Hiệu trưởng chỉ định.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức giảng dạy các môn học được phân công.
- Tổ chức các hoạt động nhằm rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp giảng dạy
- Kiểm tra các hoạt động giảng dạy của các giáo viên trong tổ.
2.2.4. Phân công chuyên môn cho giáo viên:
Phù hợp với chuyên môn được đào tạo, năng lực sở trường, nguyện vọng, tạo thuận
lợi cho giáo viên, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của giáo viên để đảm bảo tính dân chủ,
khách quan. Hài hoà, cân đối về chất lượng giáo viên giữa các lớp.
Qui trình chung:
Nếu cần thiết sau một thời gian có thể điều chỉnh lại cho phù hợp, tuy nhiên ít điều
chỉnh là tốt hơn.
2.2.5.Tổ chức lớp học
Không quá đông về sĩ số, trình độ đồng đều giữa các lớp, có thể ưu tiên cho lớp chọn.
Hiệu trưởng cần lựa chọn phương án sắp xếp, bố trí cho phù hợp, thống nhất trong
hội đồng sư phạm
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng trường THCS
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng qui định trong Luật GD :
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường, do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi
dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận
hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các


cấp học khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định; đối với cơ sở dạy nghề do thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng qui định trong điều lệ trường THPT:
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của
Hội đồng trường được quy định tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ này;
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
14
Chuẩn
nguyện
vọng của
giáo viên
Tổ đề
nghị
HPCM
dự kiến
sắp xếp
Ý kiến liên
tịch thuyết
phục
Hiệu trưởng
quyết định
Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra,
đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với
giáo viên, cán bộ theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân
viên;
Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết
quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương
trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp
học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ GDĐT;


Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học
sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công
tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế
độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong khoản
1 Điều này.
IV. NỘI DUNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
1. Mục tiêu
Đảm bảo việc học của học sinh; đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dạy –
học trong nhà trường, bao gồm: đảm bảo kế hoạch dạy – học, tuyển sinh đúng số lượng,
chất lượng theo quy định. Đảm bảo chất lượng quá trình dạy – học bằng việc: tiến hành
các hoạt động dạy – học theo đúng chương trình, đảm bảo yêu cầu nội dung các môn học;
xây dựng đội ngũ đồng bộ chất lượng ngày càng cao; hoàn thiện, nâng cao chất lượng cơ
sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ tốt hoạt động dạy – học; xây
dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất; thường xuyên cải tiến
công tác quản lý dạy – học theo tinh thần dân chủ hóa, phân cấp trong nhà trường, đảm
bảo tiến trình đồng bộ có trọng điểm, chất lượng hoạt động dạy – học.
2. Nôi dung quản lý của hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng dạy - học
2.1. Quản lý sinh hoạt Tổ chuyên môn
- Sinh hoạt Tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt
động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy
học. Thông qua sinh hoạt Tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, tổ trưởng
cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt
Tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội
dung và cách thức tổ chức thực hiện.
- Thông qua sinh hoạt chuyên môn để thảo luận, đánh giá, thống nhất định hướng nội
dung, phương pháp giảng dạy các bài học, có thể góp ý các tiết dạy dự giờ thao giảng
đồng nghiệp để học hỏi lẫn nhau, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, tay


nghề.
- Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ trường
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
15
THPT (2lần/tháng). Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tuỳ yêu cầu về tính chất, nội
dung công việc).
- Nội dung sinh hoạt Tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc
sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc và hoặc mang tính hành chính).
- Người quản lý nắm bắt thông tin, tình hình của Tổ chuyên môn, kiểm tra biên bản
sinh hoạt của Tổ chuyên môn để đánh giá hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, góp ý kịp thời
để khắc phục những tồn tại để từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
2.
2. Hiệu trưởng điều hành, hoạt động giảng dạy của giáo viên
Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học: là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ
giáo dục và Đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cắt
xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học.
Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với các hiệu phó xây dựng các công cụ để
quản lý theo dõi việc thực hiện chương trình dạy của giáo viên thông qua các loại hồ sơ:
Lịch báo giảng tuần của giáo viên, sổ đầu bài của các lớp, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch
thi cuối học kỳ, sổ dự giờ thăm lớp.
Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáo hàng
tuần, tháng, học kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay, dạy bù của giáo viên trong
việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào
tạo qui định.
Hiệu trưởng quản lý công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên : hướng dẫn giáo
viên lập kế hoạch soạn bài, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng, qui định
chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi
mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật
phục vụ giảng dạy cho giáo viên. Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài của giáo


viên thông qua việc ký duyệt giáo án hàng tuần trước khi giáo viên bước lên lớp giảng
dạy.
Hiệu trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên : thông qua kế hoạch dự giờ thăm
lớp hiệu trưởng nắm bắt được thông tin giảng dạy của giáo viên và thông tin phản hồi của
học sinh trong học tập. Vì vậy để quản lý giờ dạy của giáo viên trên lớp đạt hiệu quả,
hiệu trưởng tổ chức công tác dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên cùng với các lực
lượng chuyên môn khác trong nhà trường tham gia với nhiều hình thức khác nhau : Tổ
chức dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, tổ chức các hội thi giờ dạy tốt, nhằm
quản lý được chất lượng dạy học trên lớp của giáo viên.
Hiệu trưởng quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh :
qui định giáo viên thực hiện đúng việc ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm, chế
độ bảo quản, lưu trữ sổ điểm lớp, việc ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh.
Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần qui định trách nhiệm rõ ràng.
2.3. Hiệu trưởng quản lý hoạt động học của học sinh
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
16
Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết của học sinh mới
tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học sinh trong

học
tập. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học, vì vậy, quản lý
hoạt động học của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học
trong nhà trường.
Vấn đề quản lý hoạt động học tập của học sinh đặt ra với hiệu trưởng không phải chỉ
trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách
nhiệm của nhà quản lý giáo dục đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Thể hiện qua một số
công việc sau đây :
+ Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh
+ Phát động phong trào thi đua học tập
+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm


+ Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý hoạt
động học của học sinh.
+ Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. Đảm bảo tính khách
quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính thường xuyên có hệ thống và đảm bảo tính
phát triển của học sinh, đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu giáo dục.
2.4. Hiệu trưởng quản lý Cơ sở vật chất – Trang thiết bị dạy học
Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện – kỹ thuật phục vụ
dạy – học: Để quản lý tốt các điều kiện vật chất cho việc dạy – học, người hiệu trưởng
cần: xây dựng nội quy và kế hoạch nguồn kinh phí trang bị sử dụng cơ sở vật chất, trang
thiết bị, phương tiện – kỹ thuật phục vụ dạy – học; quản lý việc bồi dưỡng kỹ năng sử
dụng các phương tiện – kỹ thuật; quản lý tổ chức cuộc thi sáng kiến cải tiến kỹ, sản xuất
các phương tiện phục vụ dạy – học; khen thưởng, động viên giáo viên sử dụng kỹ thuật
hiện đại trong dạy học và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện –
kỹ thuật; quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy – học, hoạt động các phòng bộ môn,
phòng chức năng, thư viện; quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện – kỹ thuật phục vụ dạy – học và đánh giá hiệu quả sử dụng.
2.5. Hiệu trưởng phối hợp các lực lượng giáo dục
* Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức xã hội trong nhà trường để quản lý hoạt động
dạy của giáo viên
- Phối hợp với Đoàn thanh niên (Chi đoàn giáo viên)
Chi đoàn giáo viên là lực lượng nòng cốt trong tập thể sư phạm trong việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- Phối hợp với Công đoàn nhà trường
Tổ chức công đoàn có chức năng động viên cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao, tham gia quản lý chuyên môn trong nhà trường.
- Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý hoạt
động học của học sinh
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
17


Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình học sinh để đảm bảo cho các em có đủ
thời gian học tập cần thiết trong ngày. Có thể xây dựng qui ước về sự phối hợp giữa gia
đình và nhà trường trong việc giúp đỡ con em học tập. Giáo dục học sinh ở trường và
giáo dục học sinh ở nhà là một quá trình thống nhất, khi quá trình học tập ở nhà của học
sinh được tổ chức tốt, tiếp nối củng cố quá trình học tập trên lớp sẽ nâng cao kết quả học
tập của các em. Dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp là người thực
hiện trực tiếp sự phối hợp với cha mẹ học sinh.
- Chỉ đạo phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác.
+ Qui định những yêu cầu và biện pháp thống nhất trong việc giáo dục mục đích,
động cơ thái độ học tập trong toàn thể giáo viên từ các giờ lên lớp đến các hoạt động
ngoài giờ.
+ Qui định cụ thể về sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn
và với tổng phụ trách Đội, cố vấn thanh niên, với cha mẹ học sinh để thống nhất việc
giáo dục học sinh
Kết luận chương I
Cuộc vận động “Hai không” đang là vấn đề có tính thời sự không chỉ riêng ngành
giáo dục mà cả xã hội đang quan tâm. Để cuộc vận động này đi vào cuộc sống, đem lại
môi trường lành mạnh, trong sáng vốn có trong học đường, thiết nghĩ cần có những giải
pháp thật thiết thực cụ thể, thể hiện tính dân chủ, cởi mở ngay trong giáo viên và lãnh đạo
nhà trường. Trước hết ngành giáo dục phải cắt bỏ khối u bệnh thành tích, tuy nhiên việc
giải quyết nó không thật đơn giản bởi các khó khăn đặt ra từ sự bất cập trong cơ chế quản
lý và các mối quan hệ ràng buộc khác của xã hội đối với ngành giáo dục bấy lâu nay.
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã có những nỗ lực phấn đấu để
góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập
THCS và tiến đến phổ cập cấp trung học phổ thông. Đây là một sự nỗ lực lớn của ngành
giáo dục và đào tạo sau hơn hai mươi năm đổi mới đất nước. Tuy nhiên, qua quá trình
thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, chúng ta vẫn còn những tồn tại không thể tránh
khỏi như chương trình của bậc học còn nặng về tính hàn lâm, kinh viện, thiếu kiến thức
thực tế , và nổi cộm lên tất cả là chất lượng giáo dục chưa đi vào chiều sâu, còn nặng
thành tích, chất lượng giáo dục còn mang tính “ảo”. Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ


GD&ĐT đã triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục” từ đầu năm học 2006 - 2007 với sự vào cuộc của nhiều lực lượng xã
hội, nhiều cấp, nhiều ngành liên quan.
Do vậy cùng với sự nhận thức và chuyển mình chung cả nước, Trường THCS Hải
Lâm cần tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học là một tất yếu phù
hợp với xu thế chung của xã hội, trước hết phải tập trung đổi mới công tác quản lý, đổi
mới quá trình dạy học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá với quyết tâm nhìn thẳng vào thực
chất, quyết tâm tuyên chiến với bệnh thành tích để có hướng đi đúng hơn trong dạy và
học nhằm khắc phục tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, học sinh vào lớp 6 đọc, viết
chưa thành thạo nói riêng và chất lượng toàn bậc học THCS nói chung
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
18
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
-HỌC Ở TRƯỜNG THCS HẢI LÂM.
I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA
XÃ HẢI LÂM
1. Điều kiện tự nhiên
Xã Hải Lâm nằm về phía tây huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, có diện tích tự nhiên
8.250,55ha. Phía bắc giáp xã Hải Thượng, Hải Lệ Hải Phú; phía đông giáp xã Hải Thọ;
phía tây giáp xã Hải Phúc (huyện Đa Krông) và huyện Phong Điền thuộc tỉnh Thừa
Thiên - Huế. Trung tâm xã nằm ở thôn Trường Phước, tiếp giáp với thị trấn Hải Lăng, có
quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam đi qua.
Địa hình xã Hải Lâm vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa, vừa có đặc trưng của
địa hình vùng đồng bằng, phía tây là đồi núi, thấp dần về hướng đông, phân chia thành ba
tiểu vùng khá rõ:
- Tiểu vùng đồng bằng
- Tiểu vùng đồi, vùng núi thấp, vùng cát
- Tiểu vùng đồi, núi cao.
2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội


Với truyền thống lao đông cần cù, người dân Hải Lâm đã khai hoang phục hóa, chinh
phục tự nhiên, biến vùng đất đồi núi, đầm lầy hoang vu thành xóm làng trù phú xanh
tươi. Với diện tích ruộng đất khá lớn, nhân dân Hải Lâm lấy nông nghiệp làm nguồn sống
chủ yếu. Rừng là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Hải Lâm. Hiện nay một bộ
phận khá lớn người dân Hải Lâm đi làm ăn xa nhà tại xã Hướng Phùng huyện Hướng
Hóa đã đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho gia đình và bộ mặt làng xã ngày càng đẹp
hơn.
Sống trên mảnh đất chịu ảnh hưởng rất nặng nề của chiến tranh, điều kiện thiên nhiên
lại hết sức khắc nghiệt đã rèn đúc cho con người nơi đây những phẩm chất cao đẹp.
Người Hải Lâm từ xưa đã rất đoàn kết, nhẫn nại, cần cù, chịu thương, chịu khó. Trong
cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, người Hải Lâm rất kiên cường,
bất khuất, dũng cảm. Những đức tính tốt đẹp đó vẫn được bồi đắp qua bao thế hệ, trở
thành niềm tự hào và tài sản vô giá đẻ lại cho lớp trẻ giữ gìn phát huy.
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS HẢI LÂM
Trường THCS Hải Lâm đã hình thành khá sớm ngay những ngày đầu quê
hương được giải gọi là trường cấp 1,2 Hải Lâm, đến năm 1991 theo chủ trương của tỉnh
trường cấp 1,2 tách thành trường cấp1 Hải Lâm, cấp 2 Hải Lâm. Sau khi Triệu Hải
tách thành 3 Huyện. Hải Lăng được lập lại mộtsố trường nhập thành trường cụm và
trường cấp 2 Hải Lâm lại nhập với trường THCS Thị trấn Hải Lăng. Đến năm 1999
trường tách ra từ phân hiệu của trường THCS Thị Trấn Hải Lăng theo quyết định số
1178/1999/QĐ-UB ngày 12 tháng 8 năm 1999 của UBND tỉnh Quảng Trị. Trường
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
19
THCS Hải Lâm được lập lại từ đây. Trường được xây dựng trên đất thôn Trường Phước
xã Hải Lâm, giáp thị trấn Hải Lăng và nằm cạnh đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A.
Trong những năm đầu trường mới thành lập cơ sở vật chất chỉ vỏn vẹn một dãy nhà 2
tầng với 08 phòng học, Thư viện , thiết bị, đồ dùng dạy học vừa thiếu, vừa không đồng
bộ … Các phòng chức năng, thư viện, thiết bị … đành phải xếp vào 1 phòng học…
Qua quá trình xây dựng và phấn đấu với sự quan tâm của phòng Giáo dục và đào tạo,


chính quyền và nhân dân địa phương cùng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Trường THCS Hải Lâm đã có nhiều chuyển biến mới trên tất cả các lĩnh vực. Qui mô
trường lớp ngày càng phát triển, Công tác huy động và duy trì số lượng luôn đạt tỉ lệ
99% trở lên . Các chuẩn phổ cập THCS được duy trì một cách vững chắc. Đội ngũ không
ngừng lớn mạnh, năm học 1999- 2000 có 16 cán bộ- giáo viên gồm 6 đại học, 8 cao đẳng
và 2 trung học đến nay cán bộ, giáo viên và nhân viên với trình độ chuyên môn được
nâng lên đáng kể.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên : 26 trong đó
gồm 21 đại học, 5 cao đẳng gồm
có:
Cán bộ quản lý : 02 - Nữ : 0 - Đảng viên : 02
Nhân viên : 04 - Nữ : 3 - Đảng viên : 01
Giáo viên : 20 - Nữ : 17 - Đảng viên : 09
Giáo viên dạy giỏi các cấp có chuyển biến theo hướng tăng tiến. Từ đó công tác chất
lượng ngày càng khả quan hơn, phong trào thi đua "DẠY TỐT- HỌC TỐT " của tập thể
thầy và trò luôn diễn ra sôi nổi và đạt được nhiều thành tích đáng kể. Số lượng học sinh
giỏi cấp Huyện và Tỉnh ngày càng nhiều hơn, chất lượng đại trà luôn ổn định. Công tác
Đoàn, Đội , các hoạt động ngoài giờ lên lớp diễn ra một cách sôi nổi.
Cơ sở vật chất dần dần được tăng cường, hiện nay trường có 1 dãy lầu với 8 phòng
gồm 5 phòng học, 01 phòng Tin với 20 máy, 01 phòng Thư viện và 01 phòng thiết bị.
Khu hiệu bộ với 03 phòng gồm phòng họp, phòng Đội và y tế học đường, phòng Hiệu
trưởng. Khuôn viên nhà trường ngày càng được hoàn thiện tneo hướng xanh – sạch –
đẹp.
Nhìn chung về tình hình cơ sở vật chất phụ vụ cho công tác quản lý và cho hoạt
động dạy học của trường THCS Hải Lâm tương đối đảm bảo, đáp ứng được mục tiêu
giáo dục cũng đáp ứng được nhu cầu giảng dạy nghiện cứu của giáo viên và nhu cầu học
tập của học sinh theo chương trình đổi mới hiện nay.
Chất lượng giáo dục trường THCS Hải Lâm từ năm: 2009 – 2012 như sau:
*Năm học 2009 – 2010:
Chất lượng mũi nhọn:


- Học sinh giỏi tỉnh : 04 giải
- Học sinh giỏi huyện : 13 giải
Chất lượng đại trà :
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
20
Khối
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
6 12 12,0 20 20,0 35 35,0 25 25,0 8 8,0
7 8 15,38 17 32,69 17 30,77 11 21,15
8 1 1,35 20 27,03 47 63,35 6 8,11
9 12 15,38 35 44,87 31 39,74
Cộng 33 10,86 92 30,26 129 42,43 42 13,82 8 2,63
Kết quả tốt nghiệp THCS: 78/78 (100%)
*Năm học 2010 – 2011:
Chất lượng mũi nhọn:
- Học sinh giỏi tỉnh : 04 giải
- Học sinh giỏi huyện : 7 giải
Chất lượng đại trà :
Khối
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
9 3 4,17 26 36,11 40 55,56 3 4,17
8 9 9,15 15 31,91 16 34,04 7 14,89
7 13 14,77 25 28,41 27 30,68 22 25,0 1 1,14
6 9 13,04 24 34,78 29 42,03 7 10,14
Cộng 34 12,32 90 32,61 112 40,58 39 14,13 1 0,36
Kết quả tốt nghiệp THCS: 69/72 (95,83%)
*Năm học 2011 – 2012:
Chất lượng mũi nhọn:


- Học sinh giỏi tỉnh : 04 giải
- Học sinh giỏi huyện : 15 giải
Chất lượng đại trà :
Khối
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
9 8 17,39 8 17,39 30 65,22
8 10 12,50 32 40,01 38 47,50
7 10 13,70 27 36,99 25 34,25 11 15,07
6 7 14,58 19 39,58 21 43,75 1 2,08
Cộng 35 14,17 86 34,82 114 46,15 11 4,45 1 0,40
Kết quả tốt nghiệp THCS: 46/46 (100%)
Qua kết quả ba năm học gần đây nhận thấy rằng chất lượng học sinh mũi nhọn được
giữ vững, chất lượng đại trà trong hai năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011 so với chỉ tiêu
đặt ra loại khá, giỏi đạt chỉ tiêu, loại yếu, kém còn cao. Riêng năm học 2011 – 2012 đạt
và vượt chỉ tiêu.
III. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC Ở TRƯỜNG THCS
HẢI LÂM
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
21
Hiện nay trường THCS Hải Lâm về mặt tổ chức có: 02 tổ chuyên môn và 01 tổ phụ
trách hành chính – văn phòng trong nhà trường.
Giáo viên trực tiết giảng dạy trên lớp là : 20 được phân công giảng dạy cho cả 04
khối lớp 6, 7, 8 và 9 đầy đủ tất cả các bộ môn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sự phân công đó dựa trên trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, thâm
niên giảng dạy, kinh nghiệm dạy học, đạo đức nghề nghiệp và phải công bằng trong lao
động. Điều đó cũng có nghĩa là thực hiện mục tiêu của hoạt động dạy học của nhà trường
sẽ diễn ra trong suốt một năm học.
Để đánh giá khách quan được thực trạng hoạt động dạy học ở trường THCS Hải


Lâm, tôi đã tiến hành thực hiện các phương pháp sau :
- Xây dựng các phiếu trưng cầu ý kiến về vấn đề thực tế của hoạt động dạy học ở
trường THCS Hải Lâm với các nội dung sau :
1. Thực trạng về nhận thức cán bộ giáo viên
Nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học trong nhà
trường, mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy và kết quả hoạt động dạy học.
Nhận định thực tế hoạt động dạy học trong nhà trường thông qua trao đổi với giáo
viên, tham khảo các loại hồ sơ chuyên môn: Sổ Nghị quyết của Hội đồng, biên bản sinh
hoạt chuyên môn của các tổ, sổ kế hoạch dạy học của tổ và của giáo viên, sổ bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, sổ dự giờ, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài …
Thực hiện khảo sát thông qua phiếu trưng cầu ý kiến với 20 giáo viên của trường
THCS Hải Lâm và tổng hợp kết quả bằng số liệu
 Kết quả khảo sát điều tra :
Bảng 1 : Bảng đánh giá tầm quan trọng của hoạt động dạy học ở trường THCS Hải
Lâm ( khảo sát 20 giáo viên )
STT
Khách thể
Nội dung
Giáo viên
Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Rất quan trọng 7 35
2 Quan trọng 12 60
3 Ít quan trọng 1 5
4 Không quan trọng 0 0
Nhận xét :
Qua kết quả khảo sát điều tra có thể đánh giá nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm
quan trọng của hoạt động dạy học trong nhà trường là quan trọng nhưng biểu hiện nhận
thức của giáo viên không đồng nhất nhau
- Có một số giáo viên cho rằng hoạt động dạy học trong nhà trường rất quan trọng
điều đó cũng có nghĩa là những giáo viên đó nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của


hoạt động dạy trong nhà trường, họ cho rằng hoạt động dạy học quyết định cho mục tiêu
giáo dục và chất lượng do nhà trường đặt ra.
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
22
- Phần lớn ý kiến cho rằng hoạt động dạy học quan trọng nhưng hoạt động học của
học sinh quan trọng hơn vì học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học, chủ động, tích
cực trong học tập, người thầy đóng vai trò hướng dẫn. Như vậy phần lớn giáo viên này
chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động dạy học, vì hoạt động dạy học bao
gồm cả hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò liên quan mật thiết phối hợp hài
hoà với nhau mới đạt được kết quả tốt.
- Còn lại 5 % chưa thật sự nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động dạy
học, họ cho rằng hoạt động chuyên môn quan trọng. Như vậy vẫn còn giáo viên chưa
nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động dạy học trong nhà trường vì nó quyết định
cho sự phát triển của nhà trường đồng thời quyết định cho mục tiêu giáo dục của trường
đặt ra.
Bảng 2 : Bảng đánh giá mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học ở trường
THCS Hải Lâm ( khảo sát 20 giáo viên )
TT Các khâu
Mức độ
Tổng
điểm
X
Thứ
bậc
Phù
hợp
Ít
phù
hợp
Không


Phù hợp
1 Phân công chuyên môn 12 7 1 51 2,55 4
2 Soạn giáo án 13 6 1 52 2,6 2
3 Giảng dạy trên lớp 13 7 0 53 2,65 1
4 Dự giờ thăm lớp 5 12 3 42 2,1 6
5 Tự bồi dưỡng chuyên môn 6 11 3 43 2,15 5
6 Kiểm tra đánh giá dạy học 12 8 0 52 2,6 2
Nhận xét :
Nhìn vào bảng 2 cho thấy mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học ở
trường
THCS Hải Lâm
là phù hợp cao thể hiện như sau :
- Vì có 4/6 khâu của hoạt động dạy học có điểm trung bình cộng (X) từ 2,5 trở lên là
phù hợp cao.
- Mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học ở nhà trường là không đồng đều
nhau vì có khâu được sử dụng nhiều hơn và cũng có khâu được sử dụng ít hơn như :
Khâu “giảng dạy trên lớp” được giáo viên thực hiện nhiều nhất thể hiện là điểm trung
bình cộng (X) 2,65 được xếp 1/6
- Mức độ dự giờ thăm lớp ít hơn thể hiện điểm trung bình cộng (X) là 2,1 được xếp
6/6 phù hợp trung bình
Như vậy, mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy ở
trường THCS Hải Lâm

phù hợp cao vì 4/6 khâu có điểm trung bình cộng từ 2,5 trở lên.
2. Thực trạng biện pháp quản lí hoạt động dạy - học của hiệu trưởng trường
THCS Hải Lâm (khảo sát 20 giáo viên)
Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng đã xác định mục tiêu chung của nhà trường : là
nâng dần chất lượng dạy và học của thầy và trò phấn đấu đạt tỉ lệ tốt nghiệp THCS từ
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
23


95% trở lên; nâng cao chất lượng giáo dục hạnh kiểm – học lực trong nhà trường; tăng
cường giáo chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, giáo viên, học sinh; Giáo dục
động cơ học tập cho học sinh.
Từ mục tiêu chung, hiệu trưởng đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ phận, từng
cá nhân trong nhà trường để hoạt động.
 Chỉ tiêu học sinh :
- Tuyển sinh vào lớp 6 đạt chỉ tiêu đề ra 100%
- Duy trì sĩ số đến cuối năm bỏ học không quá 2%.
+ Hạnh kiểm: Khá - Tốt : 90 % trở lên, không có học sinh xếp loai hạnh kiểm yếu.
+ Học lực: Giỏi : 10 % trở lên. Yếu, kém : < 7 %.
Chỉ tiêu giáo viên :
- Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : 2 người
- Chiến sĩ thi đua cơ sở : 2 người
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 4 người
- Trường : Tập thể lao động tiên tiến
- Chi bộ : Trong sạch vững mạnh
- Công đòan : Xuất sắc
- Đòan TNCS HCM: Vững mạnh.
- Đội TNTP HCM : Mạnh cấp tỉnh
Qua nắm bắt tình hình thực tế của
trường THCS Hải Lâm
, tôi nhận thấy biện pháp
quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng
trường THCS Hải Lâm
bao gồm những biện
pháp quản lý sau đây :
2.1. Biện pháp quản lý họat động của tổ chuyên môn :
2.1.1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.
* Hoạt động quản lý chung của Hiệu trưởng
- Hướng dẫn mẫu viết kế hoạch, các yêu cầu về hình thức nội dung.


- Quán triệt cho các tổ trưởng về nguyên tắc xây dựng kế hoạch :
+ Phải thể hiện và cụ thể hóa được định hướng của nhà trường về hoạt động chuyên
môn.
+ Phải Đảm bảo tính khả thi trên cơ sở các mục tiêu đề xuất và điều kiện phù hợp về
nhân lực, vật lực tài lực nhằm phát huy tối đa năng lực của từng thành viên trong tổ.
+ Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện, người phụ trách
được tập thể tổ nhất trí cao.
- Thống nhất lịch duyệt và phê chuẩn kế hoạch để nó có hiệu lực thi hành.
2.1.2. Chỉ đạo nội dung sinh hoạt tổ định kỳ
Tổ chức nội dung hành chính:
- Thống nhất về các quy định, quy chế làm việc từ tháng 8 các năm học.
- Thống nhất các nội dung hành chính trong các cuộc họp đầu tháng được tổ chức
toàn trường.
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
24
- Công bố các nội dung về hành chính được điều chỉnh bằng thông báo của hiệu
trưởng và các tổ trưởng trên các phương tiện thông tin của trường, đặc biệt là Website và
hộp thư cá nhân.
Tổ chức nội dung chuyên môn
Các bước thực hiện một buổi sinh hoạt trong đơn vị tổ:
- Xác định mục đích, yêu cầu; Phân công chủ trì, thư ký
- Tổ trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
- Trao đổi, thảo luận các nội dung sinh hoạt.
- Thống nhất các nội dung đã trao đổi, thảo luận.
Các nội dung chuyên môn tập trung vào:
- Thống nhất nội dung chương trình của các môn
- Các nội dung về đổi mới phương pháp
- Hội thảo ngắn về tình huống sư phạm trong dạy và chủ nhiệm …
2.1.3. Chỉ đạo hoạt động các chuyên đề
*Hội thảo chuyên đề chuyên môn chung cấp trường (hoặc tổ)


Thực hiện công tác chuẩn bị:
- Hiệu trưởng làm kế hoạch thực hiện hội thảo chuyên đề của trường trên các căn cứ
chỉ đạo của Phòng và Sở GD&ĐT.
- Hiệu trưởng họp với các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng và các cốt cán chuyên môn để
bàn thống nhất kế hoạch chi tiết, phân công các bộ phận phụ trách chuẩn bị cho hội thảo.
Công việc chuẩn bị gồm: nội dung, hình thức, con người (Nhà trường, khách mời, chuyên
gia ngoài) điều kiện hỗ trợ, theo từng cung đoạn thời gian tương ứng với các chuyên đề.
- Hiệu trưởng thông báo kế hoạch thực hiện trên các phương tiện thông tin.
Thực hiện chỉ đạo hội thảo:
- Phát tài liệu cho đại biểu về dự hội thảo
- Nêu lý do hội thảo, chương trình làm việc của hội thảo.
- Trình bày báo cáo phần lý thuyết đã xây dựng.
- Tổ chức tham dự phần thực hành minh họa.
- Tổ chức thảo luận (Phản biện và trả lời phản biện. Bình luận và đóng góp xây dựng
mở rộng; Đánh giá của các chuyên gia tham dự)
- Kết luận của Hiệu trưởng.
* Trong Hội thảo tổ : Những công việc trên Tổ trưởng sẽ trù trì trên cơ sở có chỉ đạo
và hỗ trợ của ban giám hiệu. Về nhân sự tham gia quản lý là các tổ phó, nhóm trưởng.
* Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch căn cứ vào kế hoạch năm học của trường văn bản
chỉ đạo của cấp trên. Kế hoạch được thảo luận và thống nhất trong cán bộ chủ chốt và
thông tin phổ biến toàn trường.
- Hiệu trưởng thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo và chuẩn bị các điều kiện cho
hoạt động. Toàn bộ quá trình điều hành tiến trình sau bước lập kế hoạch và ra quyết định
thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo
Người thực hiện: Nguyn Hu Lưu: Lớp BDCBQL Khoa BDCBQL&GV Trường CĐSP Quảng Trị
25

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp của hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo GVCN lớp trong trường THCS

Trong đổi mới giáo dục hiện nay, vai trò của GVCN đặc biệt quan trọng. » Xem thêm

Chủ đề:

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

THÔNGTINCHUNGVỀSÁNGKIẾN<br /> 1.TênSángkiến:MộtsốbiệnphápcủahiệutrưởngtrongcôngtácchỉđạoGV <br /> CNlớptrongtrườngTHCS.<br /> 2.Lĩnhvựcápdụngkinhnghiệm:Quảnlígiáodục.<br /> 3.Tácgiả:<br /> Họvàtên:NguyễnThịThuThủy<br /> Ngàytháng/nămsinh:24/10/1976<br /> Chứcvụ,đơnvịcôngtác,điệnthoại:HiệutrưởngtrườngTHCSVănĐức.<br /> 4.Chủđầutưtạorasángkiếnkinhnghiệm:<br /> Họvàtên:NguyễnThịThuThủy<br /> Tênđơnvị:TrườngTHCSVănĐức<br /> Địachỉ:KhêKhẩu–VănĐức–ChíLinh–HảiDương.<br /> Điệnthoại:03203930489<br /> 5.Cácđiềukiệncầnthiếtđểápdụngkinhnghiệm:<br /> Hiệutrưởngxâydựngđượckếhoạchhoạtđộngtừđầunămhọc,triểnkhaitới <br /> cácbộphận,cácGVCNvàcóyêucầucụthểvềviệctriểnkhai,kiểmtrađánh<br /> giámứcđộhoànthànhtrongtừngthờiđiểmcủamỗibộphận,mỗicánhân.<br /> GVCNphảicónănglựcquảnlý,điềuhànhcáchoạtđộngcủalớp.<br /> Phảicósựvàocuộc,phốihợpchặtchẽcủacáclựclượnggiáodục<br /> trongvàngoàinhàtrườngđặcbiệtlàtổCN.<br /> Nhàtrườngphảicóđủnhữngđiềukiệncơsởvậtchất,trangthiếtbịphụcvụ<br /> chogiảngdạy,họctậpcủathầyvàtrò,phụcvụ chocáchoạtđộngsinhhoạt<br /> tậpthể,HĐGDNGlênlớp,cósự quantâmlãnhđạocủacáccấpchínhquyền <br /> địaphươngvàcủangànhgiáodục.<br /> 6.Thờigianápdụngkinhnghiệmtạinhàtrườnglầnđầu:tháng8/2013<br /> HỌTÊNTÁCGIẢ XÁCNHẬNCỦAĐƠNVỊÁP<br /> (Kívàghirõhọtên) DỤNGSÁNGKIẾN<br /> <br /> 1<br /> TÓMTẮTSÁNGKIẾN<br /> 1. Hoàncảnhnảysinhsángkiến.<br /> <br /> Trongđổimớigiáodụchiệnnay,vaitròcủaGVCNđặcbiệtquantrọng.<br /> Đểlàmtốtcôngtácnàyphảicósựchỉđạosâusátcủalãnhđạonhàtrường.Là<br /> hiệutrưởng,quathựctếcôngtác,tôinhậnthấycácbiệnphápquảnlícủahiệu<br /> trưởngchủyếuvẫnlàcácbiệnpháphànhchínhítsángtạonênchưakíchthích<br /> đượctínhtíchcực,lòngnhiệttình,tráchnhiệmcủaGVCNL.Hơnnữasựhiểu<br /> biếtsâusắcvềcácnộidungquảnlíhoạtđộngcôngtácGVCN,cácyếutốảnh<br /> hưởngtớicôngtácquảnlýGVCNcủahiệutrưởngcònhạnchế.Vậylàmnhư<br /> thếnàođểnângcaođượcchấtlượngđộingũGVCN,đểGVCNlànhântố<br /> quyếtđịnhhiệuquảgiáodục,tôiđãthựchiệnmộtsốgiảiphápchỉđạoquảnlí<br /> GVCNlớptrườngTHCS.<br /> 2. Điềukiện,thờigian,đốitượngápdụngsángkiến.<br /> <br /> Vớimongmuốnchỉđạo,quảnlýđộingũGVCNLnhằmnângcaođượcvai<br /> tròcủahọtrongviệcnângcaochấtlượnggiáodụctoàndiện,tôiđãmạnhdạn<br /> lựachọn:“MộtsốbiệnphápcủahiệutrưởngtrongcôngtácchỉđạoGVCNL<br /> trongnhàtrườngTHCS”.Đểnghiêncứuvàthựchiệnsángkiếntừthờiđiểm<br /> 8/2013đến02/2015tạitrườngTHCStôicôngtáccầncónhữngđiềukiệnsau:<br /> Hiệutrưởngphảinắmvữngcácvănbảnquyđịnhvềvaitrò,vịtrí,chứcnăng,<br /> nhiệmvụ,quyềnhạncủaGVCNL,hiểusâusắcvaitròcủaGVCNL,nắmnăng<br /> lựcchuyênmôn,nghiệpvụGVCN,nắmvữngtìnhhìnhHS.Phảicósựphối<br /> hợpchặtchẽcủacáclựclượnggiáodụctrongvàngoàinhàtrường.GVCN<br /> phảiđượchướngdẫncáchxâydựngKHthựchiệncôngtácCN,đượcquan<br /> tâm,tạođộnglựcxâydựngKH.<br /> <br /> <br /> 2<br /> 3. Nộidungsángkiến.<br /> <br /> Trongsángkiến,tôiđãchỉrathựctrạngcòntồntại,trêncơsởđóxâydựngvà <br /> đề xuất4biệnphápcủahiệutrưởngtrongcôngtácchỉ đạoGVCNlớptrong <br /> trườngTHCS.Tôichọnlựanộidungnàyvìđólànộidungchưađượccácnhà <br /> quảnlíquantâmđúngmức.Cácbiệnpháptôiđưarađềuđảmbảotínhmới, <br /> tínhsángtạo.Vìtừthựctếquảnlí,tôichưađượcđàotạochuyênsâu,cơ bản <br /> về vấnđề này.Tôidànhthờigianlựachọn,xácđịnhnộidung,biệnphápchỉ<br /> đạoGVCN.Từ đólựachọnbiệnphápphùhợpvớithựctế nhàtrường.Với <br /> nhữngbiệnphápnày,cókhả năngápdụngvàtriểnkhairộngrãi ở tấtcả các<br /> trường THCS. Với tùy từng điều kiện nhà trường, tùy khả năng của hiệu<br /> trưởngmàmứcđộ ápdụngsẽ cósự khácnhau.Trongmỗibiệnpháp,tôiđều <br /> trìnhbàyrấtchitiếtcáchápdụngsángkiếngiúpngườithựchiệncóthể áp <br /> dụngdễdàng.ĐểchỉđạotốtcôngtácquảnlíGVCNđiềuđầutiênhiệutrưởng <br /> phảicógiảiphápnângcaonhậnthứcvề tầmquantrọngcủaGVCN,quảnlí<br /> GVCNLthôngquaviệcxâydựngkế hoạch(KH)CNlớpchitiếtvề mụctiêu<br /> chấtlượng,nộidung,thờigianhoạtđộng,phâncôngngườichịutráchnhiệmvà<br /> dự kiếnsảnphẩm.KhicóKHphâncông từngcôngviệcđếntừngGVthực<br /> hiệnvề thờigianhoànthành,chấtlượngcókiểmtra,đánhgiátiếnđộ công<br /> việc,pháthiệnsailệch,tìmnguyênnhânđể điềuchỉnh,uốnnắnkịpthờivà<br /> tổngkếtrútkinhnghiệmtheokỳ,năm(biệnpháp1).Đểpháthuyhiệuquảhiệu <br /> trưởngcầnbồidưỡngnănglựclàmGVCNchoGVCNlớp(Biệnpháp2).Để<br /> côngtácđổimớiquảnlý,chỉđạođạthiệuquảcầntăngcườngkiểmtraGVCN<br /> lớpthôngquacácnộidungvàbằngnhữnghìnhthứccụ thể ở biệnpháp3. <br /> Ngoàiracầnxâydựngquychế phốihợpgiữaGVCNlớpvớicáclựclượng<br /> giáodụctạođượcsự đồngthuận,đoànkếtnhằmpháthuytốiđamọinguồn <br /> lực(Biệnpháp4).<br /> <br /> <br /> 3<br /> 4. Khẳngđịnhgiátrị,kếtquảđạtđượccủasángkiến.<br /> <br /> Quathờigianthựchiện,tôithấynănglực,phươngpháp,kĩnăngthựchiện<br /> côngtácCNlớpcủaGVnhàtrườngđượcnângcao,đápứngđúngvaitròlàcầu<br /> nốigiữaBGHcáctổchứcđoànthểvàGVbộmôncủalớpvớiHS.GVCN<br /> gắnbóvớiHS.KỉcươngnềnếpcủaHSđượcxâydựng,hạnchếHScábiệt,<br /> tỉlệHScóhạnhkiểmkhávàtốttăng.Đặcbiệtlàkếtquảcủaphongtràothi<br /> đua"Xâydựngtrườnghọcthânthiện,HStíchcực”đượcđánhgiácao.<br /> 5. Đềxuất,kiếnnghịđểthựchiệnhoặcmởrộngsángkiến.<br /> TăngthêmsốtiếtđịnhmứccôngtácCNlớpchocấpTHCS.Tổchứcthi<br /> GVCNgiỏicáccấp,bồidưỡng,tậphuấn,hộithảovềcôngtácCNlớpởcác<br /> cấp.<br /> <br /> MÔTẢSÁNGKIẾN<br /> 1. Hoàncảnhnảysinhsángkiến<br /> Trongcácnhàtrường,độingũGVcóvaitròquyếtđịnhchấtlượnggiáo<br /> dục.ChấtlượngGVtốtthìchấtlượnggiáodụcmớitốt.Mộtnhàtrườngcó<br /> nhiềuGVgiỏithìmớicónhiềulớpđạtchấtlượngcao.Quaquátrìnhquảnlí<br /> chỉđạo,tôithấyđộingũGVCNtrongtrườngTHCSlànhântốquyếtđịnhhiệu<br /> quảgiáodụccủanhàtrường.Muốncóchấtlượnggiáodụctoàndiệntốtthì<br /> phảicóđộingũGVcốtcángiỏivềchuyênmônnghiệpvụ,giỏivềcôngtácCN<br /> lớp,giỏivềchỉđạohoạtđộngĐoàn,Đội.Nhàtrườngcóđộingũcốtcángiỏi,<br /> nhưngđiềuhànhnhưthếnàođểhọtậntâmvớinghề,cótráchnhiệmcaotrong<br /> tậpthể,phốihợpnhịpnhàng,đồngthuậnvìmụctiêuchungcủatrườnglạilà<br /> tráchnhiệmcủacácnhàquảnlýđặcbiệtlàvaitròcủahiệutrưởngnhàtrường.<br /> Từkếtquảgiáodụccủanhàtrườngtrongnhữngnămgầnđây,tôithấy <br /> cónhữngmâuthuẫn,nhữngbấtcậpmặcdùchấtlượngđầuvàocủaHSnhư<br /> <br /> 4<br /> nhaunhưngsaukhikếtthúcnămhọcchấtlượnggiáodụcmọimặt ở cáclớp<br /> trongcùngkhốilạikhácnhau.Mộttrongnhữngnguyênnhâncơ bảndẫnđến<br /> nhữngmẫuthuẫnvàbấtcậpđólàdonănglựccủaGVCNlớpcònhạnchế vì <br /> họchưađượcđàotạomộtcáchchuyênsâu.Hơnnữanhậnthứcvềvịtrívaitrò<br /> củacôngtácCNlớpcủaGVvàcánbộquảnlíchưađượcđúngtầm.Việcquản<br /> líđộingũGVCNlớpcủahiệutrưởngchưathậtsựkhoahọc.Đểnângcaochất <br /> lượngvàhiệuquảquảnlítoàndiệnnhàtrườngđòihỏiphảixâydựngđộingũ<br /> GVCNgiỏilàmlựclượngnòngcốt.Vậylàmnhư thế nàođể xâydựngđược<br /> độingũGVCNlớplàtráchnhiệmcủangườihiệutrưởng.Trongquátrìnhquản<br /> líchỉđạotạinhàtrường,tôinhậnthấycácbiệnphápquảnlícủahiệutrưởng <br /> chủ yếuvẫnlàcácbiệnpháphànhchínhítsángtạonênchưakíchthíchđược<br /> tínhtíchcực,lòngnhiệttình,tráchnhiệmcủaGVCNlớp.Hơnnữasựhiểubiết <br /> sâusắcvề cácnộidungquảnlíhoạtđộngcôngtácGVCN,cácyếutố ảnh <br /> hưởngtớicôngtácquảnlýcôngtácCNcủahiệutrưởngcònhạnchế. Từ<br /> nhữnglídotrêntôiđãthựchiện“mộtsố giảipháp trongcôngtácchỉ đạo<br /> GVCNLtrongtrườngTHCS” nhằmnângcaochấtlượngcủađộingũGVCN <br /> lớpgópphầnnângcaochấtlượnggiáodụctoàndiệntrongnhàtrường.<br /> 2. Cơsởlýluậncủavấnđề.<br /> <br /> Trongbốicảnhtoàncầuhóavàhộinhậpkinhtếquốctế,cùngvớisựphát<br /> triểnmạnhmẽcủakhoahọckỹthuậtvàkinhtế,giáodụcvàđàotạotrởthành<br /> nềntảngcủasựpháttriểnkhoahọccôngnghệ,tạonguồnnhânlựcchấtlượng<br /> caođápứngsựpháttriểncủaxãhộivàđóngvaitròchủyếutrongviệcphát<br /> triểnthếhệtươnglai.Lớphọclàmộtđơnvịtổchứccấuthànhnênmộtcơsở<br /> giáodục,mộtnhàtrường,khôngcólớphọcthìkhôngthểcónhàtrường.Một<br /> cơsởgiáodục,mộtnhàtrườngvữngmạnh,chấtlượngphảitrênnềntảngcác<br /> lớphọcchấtlượng,vữngmạnhtoàndiện,ởđómỗiHSphảichămngoan,<br /> <br /> <br /> 5<br /> đoànkết,thânthiện,cốgắng,tíchcựchọctập,rènluyệntudưỡngtheoyêu<br /> cầuchươngtrìnhcấphọc.<br /> Chấtlượngđạođức,trithứcvănhoácủamỗiHSchỉcóđượckhiGV,<br /> nhấtlàGVCN,vànhàtrườngcóbiệnphápgiáodụcđúngđắn,phùhợp,hiệu<br /> quảtácđộngđếntừngHS,từnglớphọctrongnhàtrường.<br /> TừtrướcđếnnaycôngtácCNvàxâydựngphongtràolớphọccómộtvị<br /> trívaitròquantrọngtrongviệcxâydựngnềnếp,giáodụcHS,nângcaochất<br /> lượnggiáodụctoàndiệntrongnhàtrường.Đếnnaynócàngcóýnghĩavàtrò<br /> quantrongquyếtđịnhhơntrongviệcthựchiệnphongtràoxâydựng"Trường<br /> họcthânthiện­HStíchcực".Vìthếngườiquảnlígiáodụcnhàtrườngcần<br /> phảiđổimớicáchnhìnnhậnđánhgiávàhơnnữađólàđốimớiviệcchỉđạo<br /> côngtácCNvàxâydựnglớphọc,đểnóđápứngđượcchứcnăngnhiệmvụ<br /> trongviệcxâydựngnềnếp,giáodụcđạođức,nângcaochấtlượnggiáodục<br /> toàndiện,làmtốtphòngtràoxâydựng"Trườnghọcthânthiện,HStíchcực".<br /> TrongtrườngTHCS,độingũGVquyếtđịnhchấtlượnggiáodụccủanhà<br /> trường.NgoàiviệcgiảngdạyGVphảikiêmnghiệmcôngtácCN.GVCNlớp<br /> cóvaitròđặcbiệtquantrọngtrongcôngtácgiáodụccủanhàtrường.Họthay<br /> mặthiệutrưởngquảnlý,giáodụctoàndiệnHScủamộtlớphọc,làcốvấn<br /> chocáchoạtđộngtựquảncủaHS,làngườiphốihợpcáclựclượnggiáodục<br /> trongvàngoàinhàtrường.Họlàmộtthànhviênquantrọngtrongmạnglưới<br /> thôngtincủanhàtrường.Nhữngthôngtinnàygiúphiệutrưởngnắmđượctình<br /> hìnhthựchiệnkếhoạchvàcácthôngtinkhácđểcónhữngquyếtđịnhđúngđắn<br /> vàchínhxác.<br /> 3. Thựctrạngcủavấnđề.<br /> 3.1.Thuậnlợi:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> Hiệnnaychấtlượnggiáodụccủatỉnhnóichungcủathịxãnóiriêngcó<br /> nhiềukhởisắccảvềchấtlượngmũinhọnvàchấtlượngđạitrà.Nhiềunăm<br /> liềntỉnhvàthịxãđượcxếpởtốpđầucảnướcvàtỉnhvềchấtlượngGVgiỏi,<br /> HSgiỏi,HSđỗvàođạihọc,vàoTHPTcônglập.ÝthứcđạođứccủaHScó<br /> chuyểnbiếntíchcực.Thựctếchothấynhữngnămquacôngtácgiáodụcnói<br /> chungvàcôngtácCNlớpvàquảnlýđộingũCNlớpcủacácnhàtrườngTHCS<br /> nóiriêngđãcónhữngtiếnbộvàcóhiệuquả.ĐộingũGVCNđasốcónhiều<br /> kinhnghiệm,cótaynghềvữngvàngvàtinhthầntráchnhiệmcao,tíchcựcđổi<br /> mớiphươngpháp,yêunghề,tâmhuyếtvớinghề,cóuytíntrongphụhuynhvà<br /> HS.<br /> PhầnlớnHScóýthứckỷluật,chấphànhtốtnộiquy,kỷluậtcủatrường<br /> cótinhthầncầutiến,tíchcựchọctậpvàhăngháithamgiacáchoạtđộngtập<br /> thể…<br /> ĐasốcácCBQL,GVđềuchorằngcôngtácGVCNcóvaitròquantrọng,có<br /> ảnhhưởnglớnđốivớikếtquảhọctậpvănhóavàrènluyệnđạođứccủaHS.<br /> 3.2.Khókhăn.<br /> Bêncạnhnhữngmặtmạnhvẫncòncóhạnchế.MộtsốGVtrẻmớira<br /> trườngchưachuẩnbịtốtkiếnthức,kĩnănglàmcôngtácGVCNlớpnêntrong<br /> thựctếcôngtácnhiềuthầycôcònlúngtúng,khókhăn.Cábiệtcòncómộtsố<br /> GVCNtinhthầntráchnhiệmchưacao,thiếusựquantâm,giáodụcHS.<br /> GVlớntuổicókinhnghiệmquảnlýlớptốtnhưngphươngphápkhông<br /> phùhợpvớinhữnghoạtđộngđổimớitrongsinhhoạtvàhoạtđộngtậpthể<br /> hiệnnay.GVtrẻcónhiềuhìnhthứcđổimớitronghoạtđộngsinhhoạttậpthể<br /> nhưngthiếukinhnghiệmquảnlý,chưanghiêmkhắcvớiHSnênhiệuquảgiáo<br /> dụcđạođứcHSchưacao.CònkhánhiềuHSthiếuýthứctrongviệcchấphành<br /> nộiquy,kỷluật,thiếuchuyêncần,hổngkiếnthức.<br /> <br /> <br /> 7<br /> MốiquanhệgiữaGVCNLvớiHSvàgiađìnhHSvẫncònkhoảngcách,<br /> đaphầncácemvẫnchưagầngũi,chưathựcsựtintưởngvàoGVCN.Trongcác<br /> biệnphápliênlạcvớiphụhuynhHSnhư:GVCNgọiđiệnthoạiđếnnhà<br /> thườngxuyên,gửigiấybáochophụhuynh,đếntậnnhàHShoặcmờiphụ<br /> huynhHSđếntrườngcònchưanhiều,khôngthườngxuyên.Điềuđóchothấy<br /> mốiquanhệgiữaGVCNvàphụhuynhHSchưathựcsựgắnkếtchặtchẽ.Sự<br /> phốikếthợpgiữaGVCNvớigiađìnhHSchưathườngxuyên,chưathốngnhất<br /> caotrongviệcgiáodụcHS.ViệcliênlạcchủyếukhiHScóviphạmvềđạo<br /> đức,viphạmvềnộiquihọctập.<br /> ViệcquảnlýcôngtácCNlớpcủahiệutrưởngcũngchưacómộtquytrình<br /> khoahọc,côngtácchỉđạoGVCNlớpcònchưathựcsựchủđộng.Việcxây<br /> dựngkếhoạchhoạtđộngcủaGVCNtrongnămhọcchưakhảthi.Nộidung<br /> họpcủatổCNđôikhicònmangtínhhìnhthứchiệuquảkhôngcao.TổCN<br /> chưaxâydựngđượcquychếđểhoạtđộngmộtcáchđộclậpvàhiệuquả.Việc<br /> độngviênkhenthưởngchoGVCNlàmcôngtácCNlớptốtcòníthoặcchưakịp<br /> thời.Đặcbiệtlàcôngtácquảnlýcủahiệutrưởngcácnhàtrườngcònmang<br /> tínhhìnhthức,nặngvềhồsơsổsách,ítđivàothựcchất.Thậmchícótrường<br /> cònxemnhẹcôngtácCNlớp.Vìvậy,hiệnnaytìnhtrạngýthứcđạođức<br /> xuốngcấpcủamộtsốHScáctrườngTHCSngàycàngnhiều.CábiệtcóHSsa<br /> vàocáctệnạnxãhộinhưcờbạc,tròchơitrựctuyến,truycậpnhưngthôngtin<br /> khônglànhmạnhtrênmạngIternet.Nhữngmặttráitrongxãhộiđãbắtđầulen<br /> lỏivàotrườnghọc.Mặtkhácdoáplựcthicửnêncánbộquảnlý,GVvàHS<br /> chủyếutrútrọngđếnhoạtđộngdạyvàhọctrênlớpnêncôngtácCNlớpcũng<br /> chưathậtsựđượccánbộquảnlýcácnhàtrườngquantâmđúngmức.Trong<br /> kiểmtranộibộ,đánhgiáxếploạiGV...rấtítcáccấpquảnlíđưanộidung<br /> côngtácCNvàxâydựnglớpđểkiểmtra,đánhgiáGV,cũngnhưvậyhàng<br /> <br /> <br /> 8<br /> nămchưacócuộcthinàochoGVCNgiỏi.GVCNgiỏichưađượctônvinh,chưa<br /> đượcđánhgiáđúngtầmvàcôngsứchọbỏra.<br /> Đểkhắcphụctìnhtrạngnàyvàđặcbiệtlàđểđápứngyêucầungàycàng <br /> cao của sự nghiệpgiáo dục và Đàotạo, tôi đã tiếnhành chỉ đạo đổi mới<br /> phươngpháp quảnlý,chỉ đạocôngtác CN lớpbằngcácbiệnpháptíchcực,<br /> nhằmnângcaochấtlượngđộingũGVCNlớpgópphầnnângcaochấtlượng <br /> giáodụcđạođứcchoHSnóiriêngvànângcaochấtlượnggiáodụctoàndiện<br /> củanhàtrườngnóichung.<br /> 3.3. Điềutrathựctrạng.<br /> Đểtiếnhành“Mộtsốbiệnphápcủahiệutrưởngtrongcôngtácchỉđạo<br /> GVCNlớptrongnhàtrườngTHCS”đạtkếtquảtốt,tôiđãthựchiệncácbiện<br /> phápkhảosátởtrườngtôiphụtráchởthờiđiểm(tháng8/2013)vàkếtquả<br /> nhưsau:<br /> Bảng1:KếtquảkhảosátvềnhậnthứccủaGV:<br /> Hiểunhưngchưa<br /> Hiểusâusắcvềvai Khônghiểuvềvai<br /> đầyđủvềvaitrò,<br /> trò,tầmquantrong trò,tầmquantrong<br /> SốGV tầmquantrongcủa<br /> củacôngtácCNlớp củacôngtácCNlớp<br /> côngtácCNlớp<br /> SL % SL % SL %<br /> 10 0 0 10 100 0 0<br /> TừkếtquảtrênchothấysốGVhiểusâusắcvềvaitrò,tầmquantrongcủa<br /> côngtácCNlớpchiếmtỷlệrấtthấplà0%,GVcònchưathựcsựhiểusâusắc<br /> vềvaitrò,tầmquantrongcủacôngtácCNlớplà10GVchiếmtỷlệ100%.Qua<br /> đó,tathấyGVcònchưacónhậnthứcđầyđủvàsâusắcvềvaitrò,tầmquan<br /> trọngcủacôngtácCNlớpdẫnđếncôngtácCNlớpchưamanglạihiệuquả<br /> cao.<br /> Bảng2:KếtquảkhảosátvềthựchiệncôngtácCNlớpcủađộingũGVCN<br /> lớ p :<br /> <br /> <br /> 9<br /> Mốiquan<br /> Đánhgiá Kỹnăng<br /> Lậpkế Tìmhiểu hệgiữa Giáo<br /> SốGV: kếtquả kinh<br /> hoạch phânloại GVCNvới dụcHS<br /> 12 GDcủa nghiệm<br /> côngtác HS HSvàphụ cábiệt<br /> HS CN<br /> huynh<br /> Tốt 2 3 8 4 5 1<br /> Khá 3 4 2 4 3 4<br /> T.b 5 3 0 2 2 4<br /> Yếu 0 0 0 0 0 0<br /> QuabảngkhảosátchothấyđộingũGVCNlớpkỹnăng,kinhnghiệmlàm<br /> côngtácCNcònlúngtúng.ViệcgiáodụcHScábiệtkếtquảchưacao.Mối<br /> quanhệgiữaGVCNvớiHSvẫncònkhoảngcách,chưagầngũi,chưathựcsự<br /> tintưởngvàoGVCN.SựphốikếthợpgiữaGVCNvớigiađìnhHSchưa<br /> thườngxuyên,chưathốngnhấtcaotrongviệcgiáodụcHS,chủyếukhiHScó<br /> viphạmvềđạođức,viphạmvềnộiquihọctậpGVCNmớiliênhệvới<br /> cha(mẹ)HS.<br /> Bảng3:Kếtquảdựgiờtiếtsinhhoạt,tiếttổchứcHĐGDNGLLcủaGVCN<br /> lớp.<br /> HSsôinổi,đạthiệu HSchưahứngthú,<br /> Tổngsốgiờdự<br /> SốGV quảcao hiệuquảhạnchế<br /> SL % SL % SL %<br /> 5 10 100 3 30 7 70<br /> Vớikếtquảtrên,chothấysốtiếtcóhiệuquảgâyđượchứngthúchoHS<br /> chiếmtỷlệkháthấp:3tiết.BêncạnhđósốtiếtHSchưahứngthú,chưasôi<br /> nổi,hiệuquảchưacaochiếmtỷlệkhácao70%gấphơn2lầnsốtiếtHShứng<br /> thú,sôinổi.Từkếtquả,chothấyđasốGVCNchưabiếtcáchtổchứchoạt<br /> độngNGLLvàsinhhoạtlớpcóhiệuquả.Nộidungvàhìnhthứccáctiếtđãsố<br /> dừnglạiởmặthìnhthứcchưamanglạihiệuquảgiáodụccao,chưacuốnhút<br /> đượcHSthamgiatrảinghiệmsángtạovàotrongcáchoạtđộng.<br /> Quaquátrìnhđiềutratạinhàtrườngtôinắmđượcmộtsốnguyênnhânsau:<br /> <br /> <br /> 10<br /> ­GVgặpkhókhăntrongviệcxâydựngkếhoạchCN.GVchưacónhậnthức<br /> thậtsựsâusắcvềvaitrò,tầmquantrọngcủacôngtácCNlớp,chưađổimới<br /> đượchìnhthức,nộidungcáctiếtsinhhoạt,tiếtHĐGDNGLLphùhợpvớitâm<br /> lílứatuổi.GVkhókhăntrongviệctìmhìnhảnh,phimtưliệuvàcáctàiliệu<br /> thamkhảokháctrênInternetcónộidungphùhợpđểđưavàocáchoạtđộng<br /> NGLL.CôngtácCNlớplâunaychỉđượccoilànhiệmvụkiêmnhiệm.Nhiều<br /> GVchỉchútâmvàobồidưỡngchuyênmôngiảngdạytheobộmôn,chưahoặc<br /> khôngquantâmbồidưỡngnângcaonghiệpvụcôngtácCNlớp.<br /> ­ViệcphâncôngCNcũngcóvấnđềbấtcập.NămnayGVđượcphâncônglàm<br /> CN,nămsaucóthểlàmcóthểkhônglàmCNlớp,nênGVkhôngcoiviệcbồi<br /> dưỡngnghiệpvụcôngtácCNlớplàviệcbồidưỡngthườngxuyênnênnhiều<br /> GVlàmcôngtácCNlớpmàkhôngnắmvững:vịtrí,vaitrò,chứcnăng,nhiệm<br /> vụ,biệnpháp...củangườiGVCNL,thiếuquantâmhoặcquantâmnhưngthiếu<br /> biệnphápxâydựnglớptrởthànhmộttậpthểvữngmạnh.Trongquátrìnhquản<br /> lítổchứclớpdothiếunghiệpvụvềcôngtácCNlớp,thiếutìnhcảm,trách<br /> nhiệmnêntỏtháiđộkhôngđúngmứcvớitậpthểlớp,thườngmệnhlệnh,<br /> thiếudânchủ,chưatôntrọngHS,ápdụnghìnhthứctráchphạtnhiềuhơngiáo<br /> dụchướngdẫn,chỉbảovàđộngviênHSnênđãđẩycácemsangmộttháicực<br /> bấtlợichomìnhđólàluônđốiđầuvớitậpthểlớpmàkhôngxâydựngđược<br /> quanhệthânthiện.<br /> Bảng4:KếtquảkhảosáttrênHS:<br /> Sôinổi,rấthứng<br /> Hứngthú Khônghứngthú<br /> Lớp SốHS thú<br /> SL % SL % SL %<br /> 6A 39 11 28.2 25 64.1 4 7.7<br /> 7B 38 12 31.6 20 52.6 6 15.8<br /> 8C 36 9 25.0 24 66.7 3 8.3<br /> 9A 34 7 20.6 25 73.5 2 5.9<br /> Tổng 147 39 26.5 93 63.3 15 10.2<br /> <br /> 11<br /> KếtquảtrênchothấysốHSsôinổihứngthúlà39chiếm26.5%,hứngthú<br /> là93chiếm63.3%,khônghứngthúlà15chiếm10.2%.ĐasốHSđãhứngthú<br /> vớicáchoạtđộngcủaGVCNnhưngsốHScótâmlýsôinổivàthậtsựhứng<br /> thúvớihoạtđộngcủaGVchưanhiều.Ngoàiraquaquátrìnhtheodõiquátrình<br /> thamgiacáchoạtđộngtậpthểcủaHS,quacáchoạtđộngcủaHStrongviệc<br /> chấphànhnộiquycủalớp,ĐộiTNTPHCM,trườngvàquatròchuyệnvớiHS<br /> tôinhậnthấy:<br /> ­Vềkỹnăng:MộtsốHSđãcókỹnăngchủđộngchọnđượccáchìnhthức<br /> hoạtđộngphùhợpvớinăngkhiếu,sởtrườngcủamình.Lễphépvớithầycô,<br /> ngườilớntuổi,cótinhthầnđoànkết,tươngtrợgiúpđỡnhautronghọctậpvà<br /> cuộcsống..nhưngchưacócáckỹnăngcầnthiếttrongcuộcsốngnhưkỹnăng<br /> phòngtránhứngphóvớimộtsốthảmhọathiêntainhưmưa,lũ,cháynổ,đuối<br /> nước…<br /> ­Vềtháiđộ:ĐasốHSchưatựtin,mạnhdạnchủđộngthamgiacáchoạtđộng<br /> sinhhoạttậpthểvàchiasẻvớingườilớnkhixảyracácthảmhọathiêntai….<br /> Quakhảosátthựctế,tôithấythựctrạngquảnlícôngtácGVCNLởcácnhà<br /> trườngTHCShiệnnaycónhiềuđiểmmạnh:Cósựchỉđạokhásátsaocủa<br /> lãnhđạonhàtrường,độingũGVCNcóchấtlượngtươngđốitốt.Đasố<br /> GVCNLđãnhậnthứcrõđượcvaitròcủacôngtácCNnênđãchútrọngvàquan<br /> tâmđúngmứctrongquátrìnhthựchiệnnhiệmvụCNlớpcủamình.Các<br /> GVCNđềuquantâmđếnviệcthựchiệnnềnếpcáctiếthọc,cáctiếtNGLL,tổ<br /> chứccáchoạtđộngcủaHS,cáctiếtsinhhoạtcuốituần….Tuynhiênbêncạnh<br /> đóviệcquảnlýcôngtácCNlớpcủahiệutrưởngcũngchưacómộtquytrình<br /> khoahọc,côngtácphâncôngGVCNvẫncònchưahợplý,côngtácchỉđạođội<br /> ngũGVCNLcònchưathựcsựchủđộng.Việcxâydựngkếhoạchhoạtđộng<br /> củaGVCNtrongnămhọcchưakhoahọc,chưacótínhkhảthilớn.TổCNchưa<br /> cóđầyđủcácquychế,quyđịnhđểhoạtđộngmộtcáchđộclậpvàhiệuquả.<br /> 12<br /> ViệcsinhhoạtrútkinhnghiệmcủatổCNcònchưađượcthườngxuyên.Chỉ<br /> đạosinhhoạttổCNcònchungchung,nặngvềhìnhthứcchưacóchiềusâu,<br /> chưacụthểhóacácchuyênđềtrongsinhhoạttổ.Việctổchứcbồidưỡngcác<br /> kỹnăngchoGVCNtheochuyênđềchưađượcduytrìliêntụchàngnăm.Việc<br /> độngviênkhenthưởngchoGVCNcònchưađượcquantâmđúngmức,hoạt<br /> độngthămvàkiểmtragóchọctậpcủaHScủaGVCNcònhạnchế,sựphối<br /> kếthợpgiữaGVCNvớigiađìnhHSchưathườngxuyên,cónhữnggiađìnhgần<br /> nhưphómặcconchonhàtrường,GVCN….Khôngnhữngthếnhàtrườngloại<br /> hìnhGVkhôngđồngđềunênviệclựachọnGVCNtốtphâncônglàmcôngtác<br /> CNcòngặpkhókhăn,GVCNphảidạynhiềugiờ,dođókhôngdànhnhiềuthời<br /> gianvàcôngsứcchocôngtácCNlớp.<br /> Từthựctếcôngtáctạinhàtrường,độingũcánbộquảnlýtrongnhà<br /> trườngđãcónhiềugiảiphápđểnângcaohiệuquảquảnlýcủađộingũGVCN<br /> lớp.Tuynhiêntrongquátrìnhquảnlýcònlúngtúngtrongviệcxâydựngkế<br /> hoạch,chỉđạohoạtđộng,thiếutínhcươngquyếttrongxửlý.Từnhữnglýdo<br /> trêntôixinđềxuất“Mộtsốbiệnphápcủahiệutrưởngtrongcôngtácchỉđạo<br /> độingũGVCNlớptrongtrườngTHCS”<br /> 4.Cácgiảipháp,biệnphápthựchiện:<br /> Từnhữngthuậnlợivàkhókhăntrên,làmộthiệutrưởngtôiđãthựchiện<br /> nhữnggiảiphápsauvàđạtđượchiệuquatrongviệcnângcaochấtlượngđội<br /> ngũGVCNLgópphầnnângcaochấtlượnggiáodụctoàndiệntạinhàtrường.<br /> 4.1.ĐổimớiviệcxâydựngkếhoạchhoạtđộngCNlớp,việctổchứcthực<br /> hiệnkếhoạchvàkiểmtraviệcthựchiệnkếhoạch.<br /> Đâylà3côngđoạnkhôngthểthiếutrongcôngtácquảnlýcôngtácCNlớp.<br /> 4.1.1Đổimớiviệcxâydựngkếhoạchvàhướngdẫn,địnhhướngchoGVCN<br /> xâydựngkếhoạchCN:<br /> <br /> <br /> 13<br /> NgườihiệutrưởngphảilậpkếhoạchtrongđótrútrọngtớicôngtácCN.<br /> BởivìlậpkếhoạchCNlàlựachọncủamộttrongnhữngphươngánhànhđộng<br /> trongtươnglaiđểđạtđượcmụctiêumongđợitrêncơsởkhảnănghiệntạivà<br /> cũngđểlàmcơsởđểđịnhhướngchoGVCNLxâydựngkếhoạchCNcholớp<br /> CNcủamình.<br /> Trongkếhoạchhiệutrưởnggiaochỉtiêuphấnđấuchotừngkhốilớp,<br /> từnglớpvềtừngmặtphấnđấucụthểnhư:chỉtiêuvềmặtđạođức,mặthọc<br /> tập,chỉtiêuvềpháthiệnvàbồidưỡngHSgiỏi,HSnăngkhiếu,chỉtiêuvềphụ<br /> đạoHSyếuvàgiáodụcHScábiệt..hướngdẫnGVCNxâydựngkếhoạch<br /> theomẫusổCNvàcụthểchitiết.(phụlục3đikèm).Duyệtkếhoạchcông<br /> táccủađộingũGVCN.Tổchứcgópý,rútkinhnghiệmvềnhữngưukhuyết<br /> điểnvàbổsungnhữngnộidungcònthiếu,giaochocáctổchuyênmôntổchức<br /> chocácGVCNthựchiệnkýcamkếtvềviệcthựchiệnkếhoạchvàcácchỉtiêu<br /> giáodụctrongkếhoạch.<br /> 4.1.2.Tổchứcthựchiệnkếhoạch:<br /> Saukhicókếhoạchcụthể,hiệutrưởngtổchứchọphộiđồngCNphân<br /> côngrõràngtừngnộidungcôngviệcđếntừngthànhviênthựchiện.Sự phân<br /> côngphảicụthểvề:Nộidungcôngviệc,thờigianhoànthành,chấtlượngsản<br /> phẩm.Đặcbiệthiệutrưởngcầnxáclậpcơ cấuphốihợpgiữacácbộ phận<br /> chứcnăngđể côngviệcđượctiếnhànhđồngbộ,toàndiện,đúngvớitiếnđộ<br /> củakếhoạchchung.<br /> Trongquátrìnhthựchiệnkếhoạch,hiệutrưởngphảitrútrọngđếncông<br /> tácnângcaotrìnhđộchuyênmôn,nghiệpvụquảnlýlớpcủaGVCNbằngcách <br /> rútkinhnghiệmthườngxuyên.NghiêncứuvàtriểnkhaitớiđộingũGVCNđể<br /> họ ápdụngcáckiếnthứcmới,tự bồidưỡngnghiệpvụ chuyênmôn…Tiếp<br /> nhậncácnguồnbổsungnhânsự,vậtchấtthiếtbị,tàichínhvàcáctàiliệuthông<br /> tinkhoahọcmớiphụcvụchocôngtácgiảngdạyvàgiáodụcHS.<br /> 14<br /> Huyđộngtoànbộlựclượngtrongtrườngtíchcựchoànthànhcôngviệc<br /> đúngtiếnđộ vàđảmbảochấtlượng.Giámsátthựchiệncôngviệcvàđiều <br /> chỉnhkịpthờinhữngbấthợplý,tháogỡkhókhănvànhữngtrởngạitrongquá<br /> trìnhthựchiệnkế hoạch,uốnnắnkịpthờinhữnglệchlạctheođúngquỹ đạo<br /> củachươngtrìnhchung.<br /> 4.1.3.Kiểmtraviệcthựchiệnkếhoạch.<br /> Trongquátrìnhtriểnkhaiviệcthựchiệnkế hoạchcầnquantâmtớiviệc <br /> kiểmtraquátrìnhthựchiệnkế hoạch.Cụ thể làkiểmtrađánhgiátìnhtrạng <br /> banđầu;kiểmtrađánhgiátiếnđộ côngviệc;pháthiệnsaisót,lệchlạc;tìm<br /> nguyên nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời; cuối cùng tổng kết rút kinh<br /> nghiệmtheotừnghọckỳvàcả nămhọcđể cónhữngbàihọcbổ íchchoviệc<br /> kiểmtraởcácnămsau.<br /> 4.2.Bồidưỡngnângcaonhậnthứcvề đổimớiquảnlýcôngtácCNvà <br /> nângcaonănglựclàmGVCN.<br /> 4.2.1.BồidưỡngnângcaonhậnthứcvềđổimớiquảnlýcôngtácCN.<br /> TrongnhiệmvụquảnlýcôngtácCNlớp,ngoàinhữngkiếnthức,kỹnăng<br /> quảnlý,ngườihiệutrưởngphảicósựhiểubiếtsâusắcvềcácnộidungquản <br /> lýhoạtđộngcôngtáccủaGVCNcáclớp,cácyếutốảnhhưởngtớiviệcquản <br /> lýcôngtácCNlớp.<br /> Để bồidưỡngnângcaonhậnthứcvề đổimớiquảnlýgiáodụctrong<br /> trường,hiệutrưởngcầntổchứcchocácGV:Khôngngừnghọctập,nghiêncứu<br /> cácchủ trươngchínhsáchcủaĐảng,đặcbiệtlàcácchủ trương,chínhsách<br /> trongthờikỳđổimới,chútrọngchủtrươngđổimớicôngtácquảnlýgiáodục.<br /> Nắmvữnghệ thốngcácmụctiêuquảnlýcủatrườngTHCS,trongđócómục <br /> tiêuquảnlýcôngtácCNlớptronggiaiđoạnmới.NgườiGVphảithấyđượcvị<br /> trí,vaitròcủaGVCNLđốivớiviệcthựcnhiệmvụ chínhtrị củanhàtrường, <br /> <br /> <br /> 15<br /> củabậchọc,vớiviệcthựchiệnnhiệmvụnămhọc.Đặcbiệttrongthờikỳđổi <br /> mới,đểnângcaochấtlượnggiáodụcđòihỏiphảicóđộingũGVCNLcótrình <br /> độ chuyênmôn,cókinhnghiệmtrong ứngxử sư phạmvàlòngnhiệttình,ý <br /> thứctráchnhiệmvớiHS.<br /> Đểlàmđượcđiềuđó,ngaytừđầunămhọc,hiệutrưởngtổchứcchocán<br /> bộ,GV,nhânviêntrongtoàntrườngtìmhiểucáctàiliệu,cácvănbảncủa<br /> ngành,củaSởquyđịnhvềvịtrí,vaitrò,chứcnăng,nhiệmvụcủaGVCNL.Có<br /> nhiềuhìnhthứccóthểtậphuấntậpchung,cóthểinấncáctàiliệugiaochocác<br /> cánbộ,GV,nhânviêntìmhiểutheonhóm,khốivàyêucầuviếtthuhoạchhoặc<br /> tổchứchộithảochuyềnđềvề“vaitròvàtầmquantrọngcủangườiGVCNL<br /> tronggiaiđoạnhiệnnay”.Trongcácbuổihộithảo,chuyênđềhiệutrưởnggiao<br /> chocácnhómGV,cáccánhân,Đoàn,Đội….chuẩnbịmộtsốthamluậnhướng<br /> đếnchủđề“vaitròvàtầmquantrọngcủangườiGVCNL”.Đốitượngthamgia<br /> khôngchỉcótấtcảcáccánbộ,GVvànhânviêntrongnhàtrườngmàcầnmời<br /> đạidiệncáclựclượnggiáodụcngoàinhàtrườngthamdựnhằmnângcaohiệu<br /> quảtuyêntruyền.<br /> 4.2.2.BồidưỡngnângcaonănglựclàmGVCNvàxâydựngđộingũGVCNL.<br /> Ngườihiệutrưởngkếthợpvớicácbộphậnchứcnăngxâydựngkếhoạch<br /> chiếnlượcvề côngtácbồidưỡng,đàotạoGVCNcụ thểtrongkếhoạchBồi <br /> dưỡngđộingũ;khảosátnhucầuđàotạobồidưỡng…Côngkhaikếhoạch,quy<br /> hoạchđàotạobồidưỡngđộingũGVCNởtừnggiaiđoạnđếntừngthànhviên <br /> trongnhàtrườngđểcácbộphận,cáccánhânchủđộngsắpxếpcôngviệctham <br /> giavàokhoáđàotạo,bồidưỡngmộtcáchchủ động,hiệuquả.Đồngthờicó<br /> thểtổchứctọađàmtraođổi,họchỏikinhnghiệmcủachínhcácGVlàmcông <br /> tácCNgiỏitrongtrường.Quađó,tổngkết,đúcrútkinhnghiệmđể vậndụng<br /> xây dựng đội ngũ GVCNL của trường…Trong quá trình bồi dưỡng, hiệu<br /> trưởngcầnlựachọnnộidung,cáchthứcvàphươngphápbồidưỡngsaocho <br /> 16<br /> đạthiệuquảcaonhất.Nộidungbồidưỡngphảicụthểnhư:bồidưỡngcáckỹ<br /> nănglậpkế hoạch,tổ chứcvàxâydựngtậpthể tự quản,tổ chứccáchoạt<br /> độnggiáodụctoàndiện,đánhgiáHS;bồidưỡngcácphươngphápnhư:xử lý <br /> cáctìnhhuốngsưphạm,giáodụcHScábiệt.Cóthểtổchứcbồidưỡngthường<br /> xuyên,theochukỳ về nghiệpvụ,cóthể quahìnhthứcthămlớp,dự giờ,sinh <br /> hoạttổchuyênmôntheođịnhkỳ,tổchứccáchộithảochuyênđề,cóthểthông <br /> quacáchìnhthứckèmcặpgiúpđỡ theonhóm,tổ hoặctổ chứchộithiGVCN <br /> lớphằngnăm,chútrọngcôngtácviếtsángkiếnvề côngtácCNlớphaytạo <br /> điềukiệnchoGVthămquancáctrườngđểhọchỏivàrútkinhnghiệm.<br /> Ngoàiviệcbồidưỡngngườihiệutrưởngphảixâydựngđượcđộingũ<br /> GVCNLcótrìnhđộchuyênmônvữngvàng,cókinhnghiệmquảnlý,cóphương<br /> phápCNtốt.Việclựachọn,phâncôngGVCNchonămhọcnêncóđịnhhướng<br /> ngaysaukhikếtthúcnămhọc.Khivàonămhọcmớihiệutrưởngràsoátlạivà<br /> bổsungđộingũnày.KhilựachọnGVCN,khôngnêncứngnhắcdựatrênsố<br /> tiếtGVgiảngdạymàcầnquantâmđếnnănglựcvàýthứchọchỏi,cầutiến<br /> củaGV.MuốnlựachọnvàphâncôngGVCNcóchấtlượngvàđạtyêucầu,<br /> hiệutrưởngcầnphảitranhthủýkiếnđónggópxâydựngcủacáctổchứcđoàn<br /> thểtrongnhàtrườngnhư:tổchuyênmôn,tổCNvàcácGVcókinhnghiệm<br /> trongcôngtácquảnlívàgiáodụcHS.ĐặcbiệtkhiphâncôngGVCNcầntính<br /> đếncácyếutốvề:Nănglực,trìnhđộcủaGV;sựhiểubiếtHSvềtâmlýlứa<br /> tuổi;NănglựcgiaotiếpvớiHSvàphụhuynhHS;Nănglựctổchứccáchoạt<br /> độngtậpthể;Khảnăngcảmhóa,thuyếtphụcHStheotừngcátínhHS;Điều<br /> kiện,hoàncảnhcủatừngGVvàmộttrongnhữngyếutốkhôngthểthiếulà<br /> đảmbảotínhkếthừa,khoahọc,phùhợpvớiđăcđiểm,tìnhhìnhcủanhà<br /> trườngvàchươngtrìnhdạyhọc.<br /> SongsongvớiviệcbồidưỡngvàxâydựngđộingũGVCNhiệutrưởng<br /> cầnquantâmtớiviệcthànhlậphộiđồngCN.Hiệutrưởngtrựctiếplàmtổ<br /> 17<br /> trưởnghoặcgiaochophóhiệutrưởngphụtrách.ĐểtổCNhoạtđộngtheo<br /> đúngchứcnăngcủamình,hiệutrưởngcầnchỉđạoviệcxâydựngcácquyđịnh,<br /> quychếhoạtđộngnhư:quyđịnhvềvịtrí,chứcnăngvànhiệmvụcủatổCN;<br /> quyđịnhvềvịtrí,chứcnăng,nhiệmvụ,quyềnhạncủatổtrưởng,tổphókhối<br /> phóCN;Xâydựngquychếlàmviệc,quychếhộihọp,quychếthôngtinbáo<br /> cáo…nhằmtạomộthànhlangphápquychotổCN.<br /> 4.2.3.ThựchiệnquảnlýcôngtácGVCNlớpmộtcáchkhoahọc.<br /> NgườihiệutrưởngphảiquảnlýcôngtácCNlớpmộtcáchcóhệ thống, <br /> tạonênmộtthểthốngnhất,hoànchỉnhvàđảmbảochoquátrìnhđóđạtđược <br /> hiệuquảtốiưu.Haynóicáchkhác,phảinhìnnhậnquátrìnhđóởtrongtrường<br /> dướigócđộbaoquátvàtoàndiện.Phảixácđịnhđượccácthànhtốtrongquản <br /> lýcôngtácCNlớpgồm:Quảnlýcácthầy,côgiáolàmCNlớp;quảnlýnhững<br /> côngviệccụthể;QuảnlýcácmốiquanhệgiữaGVCNlớpvớiHS,mốiquan <br /> hệgiữaGVCNlớpvớiGVkhác,giữaGVCNvớiphụhuynhHS,vớixãhội; <br /> Quảnlýhoạtđộngkiểmtra,đánhgiáviệcthựchiệnnềnnếpcủaHS,đánhgiá <br /> xếploạihạnhkiểmHS;Quảnlýhồ sơ củaCNlớp;quảnlýviệcsử dụngvà<br /> bồidưỡngđộingũGV.ĐểquảnlýtốtcôngtácCNlớp,đảmbảohệthốngvận<br /> hànhđúngyêucầungườihiệutrưởngcầnhướngdẫn,giaonhiệmvụchoGV <br /> làmCNlớpmộtcáchrõràng,cókế hoạchkiểmtrathườngxuyênviệcthực <br /> hiệncácnhiệmvụđãgiao,cóhệthốngcôngcụđểtheodõi,kiểmtrađánhgiá<br /> tiếnđộ thựchiệnvàchấtlượngcácnhiệmvụ đượcgiao,độngviên,khuyến<br /> khíchkịpthờinhữngviệclàm,rútkinhnghiệm,uốnnắnnhữngsailệchmột <br /> cáchnghiêmtúc,thườngxuyên.Bêncạnhđó,pháthuytínhchủ động,sángtạo<br /> của phó hiệu trưởng, tổ trưởng, GV CN lớp trong quá trình thực hiện các<br /> nhiệmvụđượcgiaonhằmtạorasứcmạnhtổnghợptrongquảnlýhoạtđộng <br /> CNlớp.<br /> <br /> <br /> 18<br /> 4.2.4TổchứcđốithoạivàlấyýkiếnHSvềcôngtácquảnlícủaGVCN<br /> lớp.<br /> TrongnămhọcđịnhkìhoặcđộtxuấtBangiámhiệunhàtrườngtổchức<br /> sinhhoạt,đốithoạitrựctiếphoặcthôngquakếhoạchkiểmtranộibộtrường<br /> họclấyýkiếncủaHSbằngphiếuthămdòởmộtsốlớphoặctoàntrườngvề<br /> nộidung:PhảnánhvềcôngtáclàmCNcủaGVCNlớp;tâmtư,nguyệnvọng,<br /> đềxuấtvớinhàtrườngvềGVCNcủalớp.<br /> TrêncơsởđóngườihiệutrưởngvàBangiámhiệucóbiệnphápchỉđạovà<br /> điềuchỉnhhoạtđộngcủaGVCNlớp,đồngthờicũngđiềuchỉnhkếhoạch,<br /> biệnphápcủanhàtrườngchophùhợpvớithựctếhơn.<br /> 4.2.5TổchứchộithảovềcôngtácCNlớpvàthiGVCNgiỏi<br /> a. TổchứchộithảovềcôngtácCNlớp.<br /> TrongmỗinămhọcnhàtrườngtiếnhànhtổchứchộithảovềcôngtácCNlớp<br /> với:<br /> *.Mụcđích:Làmrõnhữngkhókhăn,thuậnlợicủacôngtácCNlớptrongbối<br /> cảnhđổimớigiáodụchiệnnay.Địnhhướngđổimớinộidung,phươngpháp<br /> côngtácCNlớp,tăngcườngnănglựclàmcôngtácCNlớpchoGVtrongnhà<br /> trường.<br /> *.Nộidungcủahộithảotậptrungvàocácvấnđềchính:Nhữngkhókhăn<br /> thuậnlợi,củacôngtácCNlớptrongbốicảnhđổimớigiáodụchiệnnay.Các<br /> yêucầuđốivớiGVlàmcôngtácCNlớpvềnộidungphươngphápvàkỹnăng<br /> thựchiệncôngtáccủaGVCNlớp.NhữngkinhnghiệmcôngtáccủaGVCN<br /> lớp.Phươnghướng,giảipháptăngcườngnănglựclàmcôngtácCNchoGV.<br /> GVCNlớpvớiviệctriểnkhaicóhiệuquảphongtràothiđua"Xâydựng<br /> trườnghọcthânthiện,HStíchcực"<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 19<br /> CácnộidunghộithảotrênđượcphâncôngchomộtsốđồngchíGVchuẩn<br /> bịtrước,mỗiđồngchíchuẩnbịmộtđếnhainộidungvàmỗinộidungcóhai<br /> đếnbađồngchíchuẩnbị.<br /> *.Thànhphầnthamgiahộithảo:ToànbộGVnhàtrườngvìaicũngcóthể<br /> phảilàmGVCNkhôngthamgiaCNtạithờiđiểmhiệntạithìcũngcóthểtham<br /> giatrongthờigiantiếptheo.Chủtrìhộithảo:mộtđồngchítrongbangiám<br /> hiệuthườngcóthểlàhiệutrưởnghoặclàPhóhiệutrưởngchuyênmôn.<br /> SauhộithảoBGHphảicóvănbảnchỉđạothốngnhấtcácvấnđềmà<br /> hộithảođãthảoluậnmàchưacótrongcácvănbảnquyđịnhcủacấptrênđể<br /> triểnkhaithựchiệnthốngnhấttrongnhàtrường.<br /> b.TổchứcthiGVCNgiỏi:<br /> ­Đốitượngdựthi:LànhữngGVCNđượcxếploạiGVCNgiỏitronghọc<br /> kìhoặctrongnăm.<br /> ­Nộidungdựthi:MộtsángkiếnđổimớivềcôngtácCNlớp.Thựchiện02<br /> tiếthướngdẫnhoặcchỉđạolớpthựchiệncáchoạtđộngnhư:Sinhhoạtlớp<br /> cuốituần,GVCNhọpvớibancánsựlớp,GVCNlớplàmcôngtáctuyên<br /> truyềnvớiHS...<br /> ­TiêuchuẩnGVCNgiỏi:XếploạicuốinămlàGVCNGiỏi.Sángkiếnđược<br /> xếploại.HaitiếtlàmcôngtácCNvớilớpxếp1tiếtloạikhá,1tiếtloạigiỏi.<br /> QuatổchứcthiđộngviênkhíchlệđượcđộingũGVCNlớpđạtdanhhiệuhăng<br /> háicônghiếnđểxứngđángvớidanhhiệuđạtđược,cácđồngchíchưađạtthì<br /> nỗlựcphấnđấu,rènluyệnvàtraudồikinhnghiệmđểđạtkếtquảcaohơnở<br /> lầnthisau.<br /> 4.2.6.TônvinhkhenthưởngGVCNgiỏi:<br /> BGHcầntrútrọngcôngtáctônvinhkhenthưởngGVCNgiỏi,GVCNgiỏi<br /> khôngnhữngđượcthamgiatiêuchíđểđánhgiáxếploạichuyênmônnghiệp<br /> <br /> <br /> 20<br /> vụhàngnămcủaGV,màcònphảiđượctônvinhmộtcáchđúngmứcxứng<br /> đángvớicônglao,sứclựcvàtrítuệcủahọđãđầutưxâydựnglớpvữngmạnh.<br /> GVCNgiỏitoàndiệnphảiđượcHiệutrưởngcấpgiấychứngnhận"GVCN<br /> giỏitoàndiện"vàkhenthưởngtheoquyđịnhkhenthưởngcủanhàtrường,<br /> đượcđềnghịvàkhenthưởngnhưnhữngcánbộGVđạtdanhhiệuthiđuacấp<br /> thịxãvàđượcghitêntrongbảngvàngdanhdựcủanhàtrường...<br /> 4.3.Tăngcườngkiểmtra,đánhgiácôngtácGVCNlớptrongkiểmtranội <br /> bộtrườnghọc.<br /> 4.3.1.Mụcđích,yêucầukiểmtra:<br /> ViệckiểmtrađánhgiácôngtácCNlớplàvấnđềcácnhàquảnlýcầnđặc<br /> biệtquantâmvàthựchiệnmộtcáchkhoahọc,tránhhìnhthức.Để côngtác<br /> kiểmtrađánhgiáđạthiệuquả,ngườiquảnlýphảixâydựngkế hoạchvàcụ<br /> thể hóacôngtáckiểmtra,đánhgiátrongkế hoạchthựchiệnnhiệmvụ năm<br /> họccủanhàtrường.CầnxâydựngchuẩnđánhgiáGVCNvàtriểnkhaiquán<br /> triệtthựchiệnđầyđủ cácquyđịnhvề đánhgiácôngtácCNlớp.Nhữngquy <br /> địnhcủatrườngvề cáchđánhgiáchođiểmđượcbànbạccôngkhai,dânchủ. <br /> Đặcbiệt người hiệutrưởng cầnxácđịnhmục đíchkiểmtrađể pháthiện<br /> nhữngvấnđề cầnđiềuchỉnhtrongcôngtácGVCNlớpvàphảigópýchân <br /> thành,tôntrọngvàgiữ uytínchoGVtráchgâyáplựckhiếnGVCNlớpmặc<br /> cảm,tựty.<br /> 4.3.2.Nộidungkiểmtra,đánhgiá.<br /> Trongkiểmtra,đánhgiácôngtácCNlớpcầntậptrungvàocácnộidung:<br /> a. HồsơcủaGVCNlớp.<br /> b. Côngtáctổchứclớp:Bancánsự lớp,tổ trưởng,bàntrưởng,phânchiatổ học <br /> tập,sắpxếpchỗngồi.luânchuyêncánbộlớp…<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 21<br /> c. Kiểmtraviệcthựchiệnnềnnếpcủalớphàngngàynhư:đihọc,trựcnhật,vệ<br /> sinh,tậpthểdụcgiữagiờ,trangtrílớp,bảovệcủacông;kiểmtraviệcthuchi <br /> củacáclớp,kiểmtraviệcđánhgiáHScủaGVCN.Căncứvàonhữngquyđịnh<br /> cụthểcủatrườngđểđánhgiáchođiểm;côngbốcôngkhaitrướctoàntrường.<br /> d. KiểmtraviệcghilýlịchcủaHSvàosổ kiểmtrađánhgiáHS.Căncứ vàokế<br /> hoạchđượcgiao,GVCNphảighiđầyđủthôngtinvàosổ.Ngườiquảnlýtrong <br /> quátrìnhkiểmtrangheGVCNbáocáovềhoàncảnhđặcbiệtcủaHS,diệncon<br /> thươngbinhliệtsĩ,bệnhbinh,hộnghèo,cóhoàncảnhđặcbiệt,nghegiảipháp<br /> củaGVCNtrongviệcgiúpđỡHScábiệt,HScóhoàncảnhkhókhăn.<br /> e. Kiểmtraviệcđánhgiá,xếploạihạnhkiểm,họclựcHScuốikỳ,cuốinăm<br /> <br /> theohướngdẫncủaBộGD&ĐT,xétlênlớp,thilạiởlạilớprènluyệntrong<br /> hè,đềnghịcácdanhhiệuthiđuacuốikìvàcuốinăm...Căncứvàoyêucầunội<br /> dungcácmônhọc,kiểmtraviệcđánhgiácủaGVCNcóđúngkhông.<br /> f. KiểmtraviệcGVCNlớplàmcôngtácphốihợpvớigiađìnhHS,vớiGVbộ<br /> môncủalớp,vớiĐộithiếuniênđểgiáodụcHS...vàlàmcôngtácgiáodụcHS<br /> cábiệt,côngtáctuyêntruyền,vậnđộngsĩsố…<br /> g. KiểmtrakếtquảvàhìnhthứcGVCNlớptổchứccácphongtràothiđuacholớp<br /> thựchiện,tổchứccáchoạtđộngvuichơi,sinhhoạtlớp,sinhhoạtngoàigiờ<br /> lênlớptheochủđiểm,phổbiếncáckĩnăngsống,ứngxửchoHStronglớp.<br /> 4.3.3.Hìnhthức,phươngphápkiểmtra.<br /> Trongquátrìnhchỉđạoquảnlýngườihiệutrưởngphảivậndụnglinhhoạt <br /> cáchìnhthứcvàphươngphápkiểmtrasaochođạthiệuquả caonhất.Cóthể<br /> trựctiếpkiểmtra,hoặcgiaochoPhóhiệutrưởng,tổtrưởngchuyênmôn,tổng<br /> phụ tráchĐội,bíthư Đoànthanhniênhoặcthànhlậpcáctổ kiểmtracôngtác<br /> CNlớp.<br /> KiểmtrađịnhkìcôngtácCNvàphongtràolớp.Cóthểkiểmtrahaitháng <br /> mộtlầnvớicácnộidungtrìnhbàyởmục4.3.2.Riêngnộidungekiểmtrađịnh<br /> 22<br /> kìmỗihọckìmộtlần.Ngoàiracóthểlồngtrongkiểmtrachuyênmônnghiệp<br /> vụ khi GV đảm nhiệm chủ nhiệmlớp.Lấykếtquả đánhgiáchuyênmôn<br /> nghiệpvụGV.<br /> Khikiểmtracóthểkiểmtrađộtxuất:Dựcácgiờ sinhhoạtlớpđểđánh <br /> giáviệctổ chứcgiáodụcchínhtrị,tưtưởngchoHS.Kiểmtraviệcthựchiện <br /> cácphongtràocủalớp….Cóthểkiểmtratrựctiếpthôngquacácloạihồsơsổ<br /> sáchnhưsổ điểm,sổ CN,họcbạ,báocáocủatổ chuyênmôn,tổ CN.Cóthể<br /> tiếnhànhkiểmtrachéohoặcnângcaoýthứctựgiáctựkiểmtra…Đểđánhgiá <br /> kháchquancôngbằngngườihiệutrưởngcầnlắngngheýkiếncủaGV,các <br /> đoànthểtrongnhàtrường,phụhuynhvàHS.Kếtthúcmỗikì,mỗinămyêucầu <br /> mỗiGVtựđánhgiátheochuẩn,tổCNhọpđánhgiáxếploạivàđộngviênkhen<br /> thưởngkịpthờitạorađộngcơ lànhmạnh,kíchthíchmọithànhviêncố gắng <br /> vươnlênkhẳngđịnhmình.<br /> 4.4.Xâydựngquychế phốihợpgiữaGVCNlớpvớicáclựclượnggiáo<br /> d ụ c.<br /> Hiệutrưởngcầncókế hoạchkếthợpgiữacáclựclượngtrongnhà<br /> trườngvớiđộingũGVCNđểlàmtốtcôngtácgiáodục.Đểquátrìnhphốihợp <br /> đ

SKKN: Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong việc huy động nguồn lực phát triển trường PT

Trong bối cảnh kinh tế- xã hội trong nước và Quốc tế có nhiều biến động, giáo dục Việt Nam đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và cách mạng khoa học công nghệ có những tác động lớn làm thay đổi vai trò chức năng của nhà giáo. Bài SKKN về công tác huy động nguồn lực phát triển trường PT, mời các bạn tham khảo.

Hải Nam 501 14 pdf

Báo lỗi

  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác

Upload Tải xuống

Sáng kiến kinh nghiệm của hiệu trưởng trường THCS
đang nạp các trang xem trước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống

Tải xuống

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Sáng kiến kinh nghiệm: Chỉ đạo công tác thi đua của người hiệu trưởng

28 139 0

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non

13 31 1

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

28 110 5

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp của hiệu trưởng Về chỉ đạo Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường mầm non

17 49 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Phó hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác hoạt động ngoài giờ trong trường THPT

25 95 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý của phó hiệu trưởng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT tỉnh Đồng Nai

35 127 2

SKKN: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng

15 61 3

SKKN: Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong việc huy động nguồn lực phát triển trường PT

14 445 12

SKKN: Công tác kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học

12 33 0

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo của hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trong trường THCS

13 107 1

TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29444 1392

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18606 193

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16912 3471

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15434 1385

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13707 2179

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13357 2426

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12378 2740

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9648 183

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9490 337

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9464 1735

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm của Hiệu trưởng
  • Huy động nguồn lực phát triển trường Phổ thông
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến giảng dạy
  • Kinh nghiệm giảng dạy
  • Phương pháp giảng dạy
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học
  • Công tác thi đua của hiệu trưởng
  • Thực trạng công tác thi đua hiệu trưởng
  • Công tác thi đua ở tiểu học
  • Giải pháp thi đua của hiệu trưởng
  • Sáng kiến kinh nghiệm cho hiệu trưởng
  • Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm Mẫu giáo
  • Công tác quản lý người hiệu trưởng
  • Giáo dục Mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS
  • Sáng kiến kinh nghiệm công tác quản lý
  • Biện pháp quản lý của hiệu trưởng
  • Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
  • Xây dựng trường học thân thiện
  • Vai trò của hiệu trưởng trường mầm non
  • Quản lý dạy học tích cực
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý giáo dục
  • Vai trò của phó hiệu trưởng
  • Công tác hoạt động ngoài giờ
  • Bạo lực học đường
  • Đổi mới phương pháp dạy học
  • Vai trò phó hiệu trưởng
  • Xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao
  • Nâng cao chất lượng giáo dục
  • Kinh nghiệm làm công tác giáo dục
  • Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
  • Công tác kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng
  • Nâng cao chất lượng dạy học
  • Biện pháp chỉ đạo của hoạt động tổ chuyên môn
  • Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn
  • Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng
  • Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
  • Năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
  • Quản lý giáo dục
  • Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng
  • Công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng
  • Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
  • Công tác quản lý
  • Đổi mới phương pháp giảng dạy
  • Nâng cao chất lượng dạy và học
  • Quản lý chuyên môn của Phó Hiệu trưởng
  • Quản lý trường THCS
  • Quản lý hoạt động chuyên môn trường học
  • Trường mầm non Thanh Xuân
  • Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm
  • Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
  • Quản lý hoạt động giáo dục
  • Kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non
  • Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia
  • Xây dựng trường Mầm non
  • Xây dựng kế hoạch năm học
  • Công tác quản lý của hiệu trưởng
  • Sáng kiến dạy học
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy học
  • Quản lý trường tiểu học
  • Xây dựng kế hoạch quản lý nhà trường
  • Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hóa thạch Tay cuộn Turne trong hệ tầng Phong Sơn (D3-C1 ps), vùng Phong Xuân, Thừa Thiên - Huế

82 37 1 28-02-2022

Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh diều năm học 2019-2020 - Bài 24: q - qu, gi (Trường Tiểu học Ái Mộ B)

18 19 1 28-02-2022

Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học tại các trường ĐHSP của CHDCND Lào

6 53 1 28-02-2022

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí động lực: Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng

31 24 1 28-02-2022

Global analysis of prokaryotic tRNA-derived cyclodipeptide biosynthesis

11 60 1 28-02-2022

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

62 53 2 28-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu chịu lửa corun xốp từ nguyên liệu gibbsite

75 42 1 28-02-2022

Gene expression profiles of Hsp family members in different poplar taxa under cadmium stress

17 38 1 28-02-2022

Phytotoxicity of euphorbia helioscopia L. on Triticum aestivum L. and Pisum sativum L

11 23 1 28-02-2022

Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh KCN Sóng Thần

66 19 1 28-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Xác định nồng độ các nguyên tố kim loại As, Bi, Pb, Se, Sb, Sn trên thiết bị đo phổ phát xạ nguyên tử liên kết cảm ứng plasma (ICP – AES) bằng kỹ thuật Hydrua hóa

82 25 1 28-02-2022

Giáo trình Lập trình vi điều khiển (Nghề: Điện tử công nghiệp): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

123 20 1 28-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển cây xoài tròn Yên Châu gắn với chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Yên Châu

101 17 1 28-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2019

80 40 1 28-02-2022

A stemness-based eleven-gene signature correlates with the clinical outcome of hepatocellular carcinoma

15 19 1 28-02-2022

Accountability, research transparency and data reporting

2 37 1 28-02-2022

Ứng dụng công nghệ blockchain trên thị trường chứng khoán – kinh nghiệm của các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

9 43 1 28-02-2022

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

26 50 2 28-02-2022

Tổng hợp, nghiên cứu cấu tạo và thăm dò hoạt tính sinh học các phức chất của Zn(II), Ni(II) và Cu(II) với N(4)- phenyl thiosemicacbazon 2- benzoylpyriđin

74 42 1 28-02-2022

Synthesis, characterization, and antimicrobial activities of novel monosaccharide-containing Schiff base ligands

11 23 1 28-02-2022

TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18606 193

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29444 1392

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1278 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3409 336

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1761 67

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 4058 1

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3636 600

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1564 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2131 132

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2993 162

TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
Sáng kiến kinh nghiệm của hiệu trưởng trường THCS

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Sáng kiến kinh nghiệm của hiệu trưởng trường THCS

Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock