Quy trình thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án

Là địa bàn trung tâm, mỗi năm Chi cục THA dân sự TP Bắc Giang phải thực hiện hàng chục vụ đấu giá tài sản THA. Ông Nguyễn Thành Bắc, Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự TP Bắc Giang cho biết: Trong công tác bán đấu giá tài sản THA, quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá đôi khi còn chưa được bảo đảm. Đó là các trường hợp bán đấu giá tài sản để THA dù các cơ quan đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức kê biên, đấu giá nhưng người THA vẫn gây khó khăn, không hợp tác. Có những trường hợp, tài sản đã được bán đấu giá thành nhiều năm nhưng không giao được tài sản.

Quy trình thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án

Cán bộ Thi hành án dân sự huyện Việt Yên kê biên tài sản cưỡng chế thi hành án.

Số việc phải thẩm định, bán đấu giá nhiều lần trong quá trình THA còn chiếm tỷ lệ lớn. Một số việc phải đấu giá từ 6-10 lần. Cá biệt có vụ việc ở Chi cục THA dân sự huyện Lục Ngạn thụ lý từ năm 2017, qua 13 lần bán đấu giá nhưng vẫn không có người mua. Hầu hết các tài sản được đưa ra bán đấu giá nhiều lần nhưng không thành đều là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thuộc các tình huống: Tài sản nằm ở vị trí không thuận lợi cho sinh hoạt; tài sản có giá trị nhưng xảy ra tranh chấp...

Theo thống kê của Cục THA dân sự tỉnh Bắc Giang, năm 2021, các cơ quan THA dân sự trên địa bàn tỉnh thực hiện kê biên tài sản, đưa ra thẩm định và tổ chức đấu giá thành 80 vụ, với số tiền hơn 108 tỷ đồng; chưa đấu giá thành 8 vụ với tổng số tiền 4,6 tỷ đồng. Tuy số lượng vụ đấu giá chưa thành thấp nhưng trong quá trình thực hiện thẩm định, đấu giá tài sản, các cơ quan THA dân sự còn có những vướng mắc chung, đó là tình trạng chống đối, gây khó khăn cho tổ chức thẩm định; đương sự khiếu nại, tố cáo việc thẩm định giá nhằm kéo dài thời gian...

Đặc biệt, các quy trình, thời hạn thủ tục kê biên, xử lý, bán đấu giá tài sản còn nhiều bất cập như: Pháp luật quy định trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kê biên, chấp hành viên phải thông báo cho đương sự thỏa thuận về giá hoặc tổ chức thẩm định giá; quy định về việc ký hợp đồng bán đấu giá trong thời hạn 10 ngày gây khó khăn cho chấp hành viên khi thực hiện đối với các trường hợp một trong các đương sự có quyền thỏa thuận nhưng đang thụ án hình sự tại trại giam…

Trước thực tế trên, một số ý kiến đề xuất cần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về THA theo hướng xem xét quy định ký hợp đồng dịch vụ đấu giá giữa cơ quan THA với tổ chức đấu giá tài sản thay vì chấp hành viên; các tổ chức bán đấu giá tài sản thực hiện đúng các quy định về bán đấu giá, hạn chế thấp nhất sai sót. Trong đó, chú trọng thực hiện đầy đủ quy định về thông báo, niêm yết bán đấu giá tài sản. Ban hành quy chế, nội quy cuộc bán đấu giá đúng quy định của pháp luật và thực hiện tốt việc định giá tài sản...

Bà Nguyễn Thị Bích Tần, Cục trưởng Cục THA Dân sự tỉnh nói: Bán đấu giá là hoạt động cuối cùng và quan trọng trong quá trình xử lý tài sản của người phải THA để bảo đảm thực thi công lý. Thực tế, nếu việc bán đấu giá tài sản THA được thực hiện tốt sẽ góp phần cho việc THA diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Thời gian tới, các cơ quan THA dân sự tỉnh sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo các vụ việc thẩm định, đấu giá tài sản, bảo đảm theo đúng trình tự, thời gian quy định.

Đối với tài sản đã đấu giá thành nhưng chưa giao được, các đơn vị cần chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo đi đôi với tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận. Trường hợp đã thực hiện đúng, đủ quy định, quy trình, thủ tục mặc dù đã giải thích, thuyết phục nhưng đương sự không nhất trí, chống đối quyết liệt thì phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương xây dựng phương án cụ thể, phù hợp nhằm bảo đảm an toàn về người và tài sản trong quá trình cưỡng chế giao tài sản cho người trúng đấu giá.

Bài, ảnh: Tuệ An

Quy trình thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án

Kịp thời xác minh, bảo đảm tiến độ thi hành án dân sự

(BGĐT) - Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để bảo đảm tiến độ xử lý án, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác.

Thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án là một chế định khá đặc thù trong hoạt động thi hành án dân sự (THADS), không do cơ quan THADS trực tiếp thực hiện mà do các doanh nghiệp thẩm định giá, bán đấu giá thực hiện độc lập trên cơ sở Luật Giá năm 2012 và Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Đây là một khâu quan trọng, ảnh hưởng toàn bộ quá trình thi hành một bản án.

Vừa qua, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh Thái Nguyên và Tổng cục THADS Bộ Tư pháp đã phối hợp tổ chức Hội nghị thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án. Theo báo cáo, nhìn chung các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nghiêm túc các quy định về định giá, đấu giá tài sản thi hành án. Cụ thể, năm 2020, đã đưa ra thực hiện thẩm định giá 13 việc với số tiền thẩm định gần 38 tỷ đồng. Đã đấu giá thành là 26 việc với số tiền hơn 57 tỷ đồng và giao tài sản cho người trúng đấu giá 16 việc tương ứng số tiền gần 19 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2021, đã đưa ra thẩm định giá 18 việc với số tiền gần 35 tỷ đồng. Đã đấu giá thành 12 việc với số tiền gần 33 tỷ đồng và giao tài sản cho người trúng đấu giá sáu việc tương ứng số tiền gần năm tỷ đồng. Báo cáo cũng cho thấy, hầu hết các việc với giá trị lớn được đấu giá thành trong ba lần đầu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều việc đấu giá còn kéo dài. Điển hình như vụ Nguyễn Văn Huy (Chi cục THADS TP Thái Nguyên) bán đến lần thứ 10; vụ Phạm Thị Thìn (Chi cục THADS thị xã Phổ Yên) bán đến lần thứ 10; vụ Triệu Sinh Hiện bán đến 13 lần vẫn không có người mua (Chi cục THADS huyện Võ Nhai).    Thực tiễn cho thấy có nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá, đấu giá tài sản thi hành án đã được chỉ ra như tình trạng chống đối, gây khó khăn cho tổ chức thẩm định tiếp cận, đánh giá tài sản kê biên; đương sự khiếu nại, tố cáo việc thẩm định giá để tìm cách kéo dài thời gian; hiện tượng một số tổ chức tín dụng yêu cầu định giá lại vì cho rằng kết quả thẩm định thấp hơn nhiều lần kết quả định giá trước khi cho vay khá phổ biến. Một số vụ việc định giá quá cao so với thực tiễn kinh tế, xã hội của địa phương; tâm lý e ngại rủi ro trong mua bán tài sản kê biên còn lớn; hầu hết các chấp hành viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định giá, đấu giá tài sản. Thậm chí, có trường hợp khoán trắng cho tổ chức thẩm định, đấu giá tài sản. Vẫn có trường hợp chấp hành viên xác minh, nắm bắt thông tin về tài sản còn sơ sài, thiếu chặt chẽ dẫn đến kê biên tài sản không đúng thực tế hoặc không làm rõ những vướng mắc liên quan đến tài sản trước khi làm thủ tục thẩm định giá, đấu giá. Hiện tượng thông đồng, dìm giá, thao túng nhằm trục lợi trong thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án được đánh giá vẫn là một nguy cơ tiềm ẩn lớn, cần có sự phòng ngừa và cảnh báo kịp thời.    Bên cạnh đó, số tài sản trúng đấu giá nhưng chưa giao được tài sản cũng còn khá nhiều (bảy việc với số tiền hơn 10 tỷ đồng) do nhiều lý do như phải xử lý mở lối vào tài sản cho người mua (như vụ Trương Thế Dũng - Chi cục THADS TP Sông Công), chưa nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo THADS cùng cấp (vụ Ngô Văn Tân - Chi cục THADS huyện Đại Từ); hay các lý do khác như tổ chức tín dụng xin nhận tài sản trừ vào số tiền được thi hành án (vụ Đoàn Văn Trữ - Chi cục THADS TP Thái Nguyên). Nhiều đại biểu của các cơ quan thi hành án địa phương phản ánh, trong bối cảnh xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quan điểm, nhận thức coi các nghề tư pháp như các nghề kinh doanh thông thường nên có xu hướng “tự do hóa” theo mô hình doanh nghiệp đối với các nghề như thẩm định giá, đấu giá tài sản...    Theo TS Nguyễn Xuân Tùng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Thái Nguyên, tài sản đấu giá trong thi hành án là một tài sản đặc thù để bảo đảm thực thi công lý. Vì vậy, trước yêu cầu bảo vệ công lý của nền tư pháp, Bộ Tư pháp cần khẩn trương hoàn thiện các chính sách pháp luật về thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án một cách chặt chẽ, phù hợp và hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, các cơ quan THADS tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo các vụ việc thẩm định, đấu giá tài sản, bảo đảm theo đúng trình tự, thời gian luật định; hướng dẫn đương sự lựa chọn hoặc lựa chọn các tổ chức thẩm định giá, đấu giá tài sản có uy tín thực hiện việc thẩm định, đấu giá, bảo đảm việc tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá được thực hiện chuyên nghiệp, công khai, minh bạch. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 25-9-2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, năm 2021, lần đầu tiên, Cục THADS tỉnh phối hợp Sở Tài chính và Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra liên ngành các vụ việc thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án trên địa bàn.  

 Nguyễn Thế Minh

Cụ thể, từ tháng 5-2020, Cục THADS phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tư pháp rà soát và ban hành công văn về việc chấn chỉnh công tác thẩm định giá, đấu giá tài sản trong hoạt động THADS, kèm theo danh sách các tổ chức thẩm định giá, đấu giá tài sản trên địa bàn; đồng thời kiện toàn tổ công tác theo dõi chỉ đạo, xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động thẩm định giá, đấu giá tài sản.

Trên cơ sở đó, Cục THADS tỉnh chỉ đạo các chi cục THADS trực thuộc thường xuyên rà soát, báo cáo các vụ việc có liên quan; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2020 tới nay, cơ quan THADS trong tỉnh đã thực hiện kê biên tài sản và đưa ra thẩm định giá 32 việc (33 tài sản), với số tiền thẩm định hơn 72 tỷ đồng; tổ chức đấu giá thành 38 việc, với số tiền gần 90 tỷ đồng; đã giao tài sản cho người trúng đấu giá 22 việc với số tiền 23,3 tỷ đồng.

Được xác định là khâu đặc thù trong quá trình thi hành một bản án, việc thẩm định và đấu giá tài sản do các doanh nghiệp thực hiện độc lập trên cơ sở Luật Giá năm 2012 và Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

Theo đánh giá của Cục THADS tỉnh, bên cạnh kết quả tích cực đạt được thì hạn chế của công tác này là tỷ lệ số việc đấu giá thành và giao tài sản trúng đấu giá chưa cao (chiếm dưới 60%).

Những hạn chế, vướng mắc chủ yếu là quá trình xác định hiện trạng tài sản cơ quan THADS đã kê biên để thẩm định giá, đương sự không hợp tác, có trường hợp chống đối hoặc không thống nhất về giá đã định, có đơn khiếu nại, tố cáo.

Về đấu giá tài sản, còn tình trạng chấp hành viên chậm ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá; giá trị tài sản thẩm định quá cao so với thực tế nhằm mục đích thu phí thẩm định dẫn đến tài sản đấu giá phải giảm giá nhiều lần, kéo dài thời gian thi hành án. Một số tổ chức đấu giá tài sản còn thực hiện chưa chuyên nghiệp, thông báo đấu giá tài sản thiếu sót, phải sửa chữa...

Ngoài ra, số việc phải thẩm định, bán đấu giá nhiều lần còn chiếm tỷ lệ lớn. Một số việc phải đấu giá từ 6-10 lần. Cá biệt có vụ việc thuộc Chi cục THADS huyện Võ Nhai bán đấu giá đến 13 lần nhưng vẫn không có người mua.

Ông Nguyễn Xuân Tùng, Cục trưởng Cục THADS phân tích nguyên nhân: Trong đấu giá tài sản thi hành án, còn trường hợp chưa sâu sát trong chỉ đạo đánh giá năng lực và lựa chọn tổ chức thẩm định giá, đấu giá tài sản có đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm và uy tín để ký hợp đồng; việc xác minh, nắm bắt thông tin về tài sản ở một số việc còn sơ sài, thiếu chặt chẽ dẫn đến kê biên tài sản không đúng thực tế hoặc không làm rõ những vướng mắc liên quan.

Đối với tài sản đã đấu giá thành nhưng chưa giao, nguyên nhân chủ quan ở một số vụ việc là chưa chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo, nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận của cơ quan có liên quan và nhân dân nơi tổ chức cưỡng chế chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức...

Để tháo gỡ những vướng mắc, hạn chế này, năm 2021, lần đầu tiên Cục THADS đã phối hợp Sở Tài chính và Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra liên ngành các vụ việc thẩm định giá, đấu giá tài sản thi hành án trên địa bàn.

Đối với việc kê biên không đúng hiện trạng, Thủ trưởng cơ quan THADS chỉ đạo chấp hành viên căn cứ từng vụ việc cụ thể hướng dẫn các bên đương sự thỏa thuận, thống nhất biện pháp xử lý hoặc phối hợp xác minh lại đối với hiện trạng tài sản.

Với các việc đã đấu giá thành thì kiên quyết áp dụng biện pháp cần thiết để giao tài sản. Trường hợp đã thực hiện đúng, đầy đủ quy định, quy trình, thủ tục mặc dù đã giải thích, thuyết phục nhưng đương sự không nhất trí, chống đối quyết liệt thì phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương xây dựng phương án cụ thể, phù hợp nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình cưỡng chế giao tài sản cho người trúng đấu giá...