Quy luật lợi thế so sánh năm 2024

1. Hoàn cảnh ra đời Theo lý thuyết trước đó của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối, trong thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ tìm cho mình một số sản phẩm mà nó có lợi thế tuyệt đối, tức là nó sẽ thu lợi nhờ việc chuyên môn hoá và những sản phẩm mà nó sản xuất hiệu quả nhất và trao đổi với các quốc gia khác. Như vậy phải chăng những nước không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào thì không thể thu được lợi ích từ thương mại quốc tế? Để trả lời cho câu hỏi đó, trong Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, năm 1817 David Ricardo xuất bản cuốn “Những nguyên tắc Chính trị và Thuế” trong đó Ông đề cập đến lợi thế so sánh. Với lý thuyết lợi thế so sánh, ông đã chứng minh rằng những nước không có lợi thế tuyệt đối vẫn có thể có chỗ đứng trong thương mại quốc tế.

Quy luật lợi thế so sánh là một trong những quy luật quan trọng của kinh tế học nói chung và kinh tế quốc tế nói riêng, cho đến ngày nay nó vẫn còn giá trị. Nhà kinh tế học Paul Samuelson, người được giải Nobel về kinh tế năm 1970, đã viết: “Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình”.

  1. Mô hình thương mại dựa trên lợi thế so sánh David Ricardo tiếp tục sử dụng mô hình thương mại giản đơn tương tự như Adam Smith để giải thích quan hệ thương mại giữa các quốc gia tham gia. Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết, nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn.

Trong mô hình của mình, ông vẫn giả thiết:

(1) Thế giới chỉ gồm hai quốc gia, chẳng hạn: Nhật Bản và Việt Nam.

(2) Các quốc gia trên chỉ sản xuất hai mặt hàng, chẳng hạn: lúa mỳ và rượu vang.

(3) Không có chi phí vận tải.

(4) Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong quốc gia nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia.

(5) Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường.

Ví dụ minh hoạ về mô hình lợi thế so sánh dựa trên chi phí về lao động sản xuất:

Nhật Bản Việt Nam Số lượng lao động cần để sản xuất 1 đơn vị thép

2 12

Số lượng lao động cần để sản xuất 1 đơn vị vải

5 6

Các số liệu trên cho thấy Nhật Bản đang có lợi thế tuyệt đối cả hai loại mặt hàng là thép và vải, cụ thể số lượng lao động cần thiết để sản xuất của Nhật Bản ít hơn so với Việt Nam. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Nhật Bản sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Việt Nam cả thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác. Theo Ricardo, hai quốc gia này vẫn có thể tiến hành giao thương được với nhau và cả hai cùng có lợi.

Ta nhận thấy tuy Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức độ lợi thế về sản xuất thép lớn hơn mức lợi thế về sản xuất vải (qua số liệu so sánh giữa hai tỷ số 2/12 < 5/6) do đó Nhật Bản có lợi thế so sánh về mặt hàng thép.

Việt Nam bất lợi tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức bất lợi về sản xuất vải ít hơn mức bất lợi về sản xuất thép (qua số liệu so sánh giữa hai tỷ số 6/5 < 12/2). Do đó Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng vải.

\=> Như vậy mặc dầu cả thép và vải ở Nhật Bản được sản xuất với hiệu quả tuyệt đối cao hơn, nhưng thép lại là mặt hàng mà Nhật có mức lợi thế tương đối lớn hơn so với vải. Trái với lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh là một khái niệm có tính tương đối có nghĩa là một thế giới bao gồm hai quốc gia, hai mặt hàng, khi đã xác định được có lợi thế so sánh về một mặt hàng nào đó thì có th khi thể rút ra kết luận là quốc gia thứ hai sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng kia.

Hoặc, một cách lý giải khác về lợi thế so sánh:

Để xác định lợi thế so sánh, chúng ta sẽ xác định chi phí cơ hội các hàng hoá của hai quốc gia dưới đây:

Sản phẩm Anh ( giờ công) Bồ Đào Nha ( giờ công )

Trước khi thương mại Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang Anh 8 5 Bồ Đào Nha 9 6 Tổng 17 11  Nếu Anh chỉ sản xuất lúa mỳ và Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang đem trao thương với nhau thì số lượng sản xuất ra như sau:

Sau khi thương mại Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang Anh 18 0 Bồ Đào Nha 0 12 Tổng 18 12

\=> Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mỳ và rượu vang của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bố nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm).

Ví dụ đương thời: Lợi thế so sánh của Trung Quốc với Hoa Kỳ là ở dạng lao động giá rẻ. Công nhân Trung Quốc sản xuất hàng tiêu dùng đơn giản với chi phí cơ hội thấp hơn nhiều. Lợi thế so sánh của Hoa Kỳ là lao động chuyên môn hóa, sử dụng nhiều vốn. Công nhân Mỹ sản xuất hàng hóa tinh vi hoặc cơ hội đầu tư với chi phí cơ hội thấp hơn. Chuyên môn hóa và kinh doanh theo những đường này đều có lợi.

Kết luận : Khi mỗi quốc gia thực hiện chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của toàn thế giới sẽ tăng lên, và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn.