Phụ nữ mang thai có uống nước gừng được không

Mang thai là thời gian của sự biến đổi, cả về cảm xúc và thể chất, để chuẩn bị cho một trong những điều kỳ diệu nhất của cuộc đời. Trong thời gian này, mẹ cần tỉ mỉ trong từng việc nhỏ, kể cả việc sử dụng những thực phẩm thông dụng như gừng. Trong bài viết này, chúng tôi tiết lộ cho bạn những bí kíp sử dụng gừng hiệu quả.

Gừng – người bạn mà mẹ nên kết thân khi mang thai

Là “trợ thủ” đắc lực giúp mẹ giải quyết nhiều rắc rối xảy ra trong thai kì, gừng là một trong những thực phẩm hàng đầu được mẹ lựa chọn kết thân. Sử dụng gừng đem lại nhiều lợi ích:

  • Khắc tinh của ốm  nghén
     
  • Ốm nghén là tình trạng khiến nhiều nàng phải “điêu đứng” trong ba tháng đầu, khiến mẹ luôn trong trình trạng mệt mỏi, buồn nôn, chán nản… Ấy vậy mà tình trạng này hoàn toàn bay biến nhờ gừng.
     
  • Gừng chứa các hoạt chất như: Gingerol, Shogaols… làm giảm hiệu quả triệu chứng của nôn nghén khi mang thai đồng thời giúp tăng tiết dịch vị, tăng khả năng tiêu hóa của nàng.
     
  • Điều này được minh chứng trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, những phụ nữ mang thai trong 16 tuần đầu tiên sử dụng 1 mg gừng mỗi ngày có biểu hiện nôn, buồn nôn giảm rõ rệt so với những người không sử dụng.

Phụ nữ mang thai có uống nước gừng được không

Gừng giúp mẹ giảm nghén hiệu quả khi mang thai

Tránh ho và cảm lạnh

Được coi là một “thần dược” giúp “ôn trung khứ hàn”, gừng làm giảm rõ rệt tình trạng ho và cảm lạnh của mẹ vào mùa đông. Tăng cường khả năng chống lại những tác nhân bất lợi từ môi trường.

Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc ký khi sử dụng gừng bởi nếu sử dụng quá liều, gừng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.

Phụ nữ mang thai có uống nước gừng được không

Sử dụng gừng tránh ho và cảm lanh rất tốt, đặc biệt là vào mùa đông

Giảm đau – giãn cơ hiệu quả

Việc sử dụng gừng như một chất giảm đau không chỉ được áp dụng rộng rãi với bà bầu mà còn thông dụng với nhiều đối tượng khác nhau. Thành phần zingibain có trong gừng là hoạt chất giảm đau cơ bản, giúp giảm nhanh các cơn đau cơ khớp, đau mỏi vai gáy, là ấm giảm đau bụng hiệu quả.

Không chỉ thế, việc uống một tách trà gừng mỗi ngày sẽ giúp các mẹ được thư giãn tinh thần, chống mỏi cơ khớp để các nàng thỏa mái thưởng thức ngày mới.

Sử dụng gừng không phải lúc nào cũng tốt

Ngoài việc bên bổ sung gừng vào mỗi bữa ăn, các mẹ cũng nên đặc biệt chú ý tới thời điểm sử dụng gừng bởi không phải thời điểm nào sử dụng gừng cũng tốt.

Chỉ nên sử dụng gừng vào sáng và trưa

Trong dân gian vẫn có câu: "Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín". Câu nói này cũng đủ nói lên việc không nên ăn gừng vào buổi tối.

Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp dương khí bay lên, thúc đẩy tuần hoàn, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngược lại, đến lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, ăn gừng lúc này sẽ khiến dương khí mất đi, dẫn đến vi phạm quy luật sinh lý, khiến mẹ thao thức, khó ngủ và mệt mỏi khi tỉnh dậy.

Phụ nữ mang thai có uống nước gừng được không

Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm. Buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín

Nên hạn chế dùng gừng khi nóng

Gừng giúp làm ấm tỳ vị, thực phẩm này đặc biệt hữu hiệu khi sử dụng ngừa cảm lạnh do dầm mưa, do cảm cúm mùa đông dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, đau nhức chân tay. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt chú ý không dùng gừng khi cảm nắng và sốt cao.

Như vậy:

Gừng có tác dụng rất tốt với các mẹ với thời kỳ mang thai tuy nhiên, các nàng nên đặc biệt chú ý tới thời điểm sử dụng gừng cho hợp lý, đồng thời đừng bao giờ lạm dụng thực phẩm này vì có thể dẫn đến những tác dụng không tốt tới mẹ và thai nhi.

N.T (T/H)   -   Thứ hai, 12/08/2019 07:30 (GMT+7)

Từ xưa đến nay, gừng luôn được sử dụng như loại thuốc dân gian có tác dụng giảm buồn nôn, giảm viêm, khó chịu dạ dày và các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm. Uống một cốc trà gừng mỗi ngày sẽ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều đồ uống này có thể gây ra những tác dụng phụ.

Phụ nữ mang thai có uống nước gừng được không
Sử dụng quá nhiều trà gừng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Ảnh minh họa

Gây hại hệ tiêu hóa:

Theo Boldsky, khi gừng được tiêu thụ vừa đủ, nó sẽ tăng cường cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà gừng sẽ dẫn đến sản xuất dư thừa axit trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra chứng ợ nóng, rát nóng xung quanh vùng bụng. Do vậy, những người bị bệnh dạ dày, viêm ruột không nên uống quá nhiều trà gừng vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng.

Giảm huyết áp:

Đối với những người bị cao huyết áp, gừng có thể rất hữu ích, nhưng lại gây nguy hiểm với người có huyết áp thấp; đặc biệt, khi họ đang dùng thuốc hạ huyết áp.

Chảy máu trong cơ thể:

Theo Live Strong, gừng kích thích tuần hoàn, tăng lưu lượng máu để ngăn ngừa sự đông máu. Tuy nhiên, uống trà gừng quá nhiều cũng liên quan với nguy cơ chảy máu và rối loạn trong cơ thể vì gừng có tính nóng, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. 

Bệnh tiểu đường:

Gừng có tác dụng giảm lượng đường trong máu, những người bị bệnh tiểu đường nên tránh tiêu thụ trà gừng nếu không muốn bị hạ đường huyết, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Mất ngủ:

Uống trà gừng trước khi ngủ có thể gây gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn mệt mỏi và khó ngủ.

Gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai: 

Uống 1/2 cốc trà gừng có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì nó không tốt cho thai nhi, gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. 

Hỏi - 15/10/2018

Hiện e đang bầu 20 tuần , e đang bị ho khan , nên khi đi làm e có nấu nước gừng bỏ vô ly giữ nhiệt để uống . Xin hõi bs uống nước gừng vậy có ảnh hưởng đến em bé ko ạ

Trả lời

Chào chị,

Ủy ban châu Âu về thuốc cho rằng gừng có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn trong thời gian mang thai. Tuy nhiên hiện tại chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu về liều lượng cụ thể và thời gian sử dụng.

Một số biện pháp không dùng thuốc về việc điều trị ho khan cho phụ nữ mang thai:

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng (hút thuốc lá thụ động, các sản phẩm tẩy rửa và nước hoa có mùi năng …)

- Nếu không khí vào mùa đông quá khô, có thể làm ẩm không khí bằng một cái khăn ẩm hoặc máy làm ẩm. 

- Trong trường hợp ho do kích thích, kẹo hoặc đồ uống nóng có chứa mật ong có thể có tác dụng.

Nên tránh:  Thuốc chữa ho kháng histamin kháng cholinergic, các chế phẩm thảo dược (Chưa có đủ dữ liệu đánh giá trên phụ nữ có thai)

Lời khuyên: chị không nên tự ý dùng thuốc hoặc các chế phẩm thảo dược và nên đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hợp lí.

Thân mến,

                                                                                                                                            Ds. Hoàng Tôn Hà Vy     

                                                                                                                                               Bệnh viện Từ Dũ