Kinh nguyệt kéo dài uống thuốc gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Rong kinh là vấn đề thường gặp và mang đến nhiều sự phiền toái, mệt mỏi cho chị em phụ nữ. Vậy rong kinh có nguy hiểm hay không? Bị rong kinh bao lâu thì hết? Khi nào cần thiết phải điều trị?

Rong kinh là hiện tượng có kinh đúng chu kỳ, nhưng kỳ kinh lại kéo dài hơn bình thường, thường trên 7 ngày, lượng máu kinh mất nhiều quá mức 80 ml.

Rong kinh làm cơ thể bị mất máu nhiều, kéo dài, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, cơ thể suy nhược, xanh xao, mệt mỏi. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời rong kinh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Kinh nguyệt kéo dài uống thuốc gì

Rong kinh làm cơ thể bị mất máu nhiều

Bị rong kinh bao lâu thì khỏi, có cần điều trị không phụ thuộc vào nguyên nhân của triệu chứng này. Rong kinh có thể do nguyên nhân thực thể hoặc cơ năng.

2.1. Rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng thường hay gặp ở phụ nữ trong thời kỳ đầu dậy thì, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau khi sinh đẻ. Đây là 3 thời điểm kinh nguyệt không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn thất thường, dễ dẫn đến tình trạng rong kinh.

Rong kinh cơ năng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mất máu nhiều gây mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của chị em. Do vậy, ngoài điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, chị em phụ nữ nên thăm khám cũng như nhận được lời khuyên của bác sĩ cho phù hợp nhất với tình trạng của mình.

2.2. Rong kinh do nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân rong kinh đến từ các tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng, như đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung... Đối với rong kinh do nguyên nhân thực thể, bệnh nhân buộc phải điều trị, nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Kinh nguyệt kéo dài uống thuốc gì

Rong kinh có thể điều trị băng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ

Tùy vào tình trạng, cũng như độ tuổi, có mong muốn sinh con nữa hay không mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Thông thường, có thể được điều trị bằng thuốc hoặc điều trị bằng phẫu thuật.

3.1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc thường được chỉ định cho những bệnh nhân không có bất thường về cấu trúc, mô học, u xơ có đường kính nhỏ dưới 3 cm không gây biến dạng buồng khoang tử cung. Gồm các phương pháp trị liệu sau:

  • Trị liệu không dùng hormon: Phương pháp này thường áp dụng đối với những bệnh nhân trẻ tuổi đang trong thời kỳ dậy thì, muốn duy trì khả năng sinh sản, hay dự định có thai trong tương lai gần, hoặc đơn giản là không muốn sử dụng liệu pháp hormon thay thế. Gồm các loại thuốc

○ Thuốc có tác dụng cầm máu, thuốc đông y (Cao ích mẫu)

○ Thuốc kháng viêm đề phòng bội nhiễm

  • Trị liệu sử dụng hormon: Được xem là lựa chọn đầu tay trong trường hợp người bệnh vừa muốn duy trì khả năng sinh sản vừa muốn ngừa thai (tùy theo nguyên nhân).

○ Thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống (COC)

○ Orgametril

○ Progesteron pha thứ 2

3.2. Thủ thuật

  • Nạo buồng tử cung cầm máu kết hợp thuốc nội tiết
  • Cắt polyp, soi buồng tử cung nạo nhân xơ

3.3. Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh nhân bị rong kinh dùng thuốc và thủ thuật nhưng không khỏi, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Một trong số những phương pháp phẫu thuật tiên tiến được sử dụng để điều trị rong kinh hiện nay là phẫu thuật nội soi cắt tử cung toàn phần.

Phẫu thuật này đòi hỏi thực hiện tại các bệnh viện lớn, có chuyên môn và hệ thống máy móc hiện đại. Hiện nay phẫu thuật nội soi cắt tử cung toàn phần đã được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Kinh nguyệt kéo dài uống thuốc gì

Phẫu thuật nội soi cắt tử cung toàn phần tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

4.1. Đối tượng chỉ định

  • Các bệnh nhân bị u xơ tử cung; u xơ tử cung to, gây cường kinh, băng kinh; u xơ tử cung gây chèn ép các cơ quan khác, gây hiếm muộn.
  • Bệnh nhân có khối u nằm trong dây chằng rộng
  • Quá sản nội mạc tử cung điều trị nội không kết quả
  • Rong kinh rong huyết điều trị nội không kết quả

4.2. Ưu điểm nội soi cắt tử cung toàn phần điều trị rong kinh

  • Toàn bộ khối u được bóc tách, giải quyết triệt để nguồn gốc gây ra các triệu chứng bệnh
  • Giảm thiểu các tác động đối với người bệnh
  • Vết mổ nhỏ, đảm bảo thẩm mỹ
  • Người bệnh ít đau sau mổ, nhanh hồi phục
  • Thời gian nằm viện ngắn
  • Ít tốn kém.

4.3. Tại sao nên lựa chọn thực hiện phẫu thuật này tại Bệnh viện Vinmec?

  • Các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm trong phẫu thuật sản phụ khoa
  • Các phương tiện trang thiết bị hiện đại, đạt hiệu quả điều trị cao
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Hệ thống phòng bệnh văn minh hiện đại, chăm sóc toàn diện
  • Phòng mổ Hybrid tại Vinmec Hạ Long là hệ thống phòng mổ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, tích hợp phòng mổ và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến. Khi thực hiện kỹ thuật cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi tại đây, người bệnh được trải nghiệm những kỹ thuật tiên tiến nhất.
  • Kỹ thuật cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi là kỹ thuật khó - đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và được đào tạo kỹ về kỹ thuật này. Tại Bệnh viện Vinmec Hạ Long có các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa như BSCK II Bạch Cẩm An, BS CKI Lê Thị Phương, BS Bùi Minh Phúc.
  • Trong gây mê hồi sức, Vinmec tuân thủ các phác đồ gây mê, các hướng dẫn an toàn gây mê, bảng kiểm gây mê đối với 100% ca phẫu thuật nhằm giảm thiểu tối đa sự cố và tác dụng không mong muốn.

Rong kinh là hiện tượng thường gặp ở nhiều phụ nữ và trong một số trường hợp rong kinh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Phụ nữ bị rong kinh nên đến các bệnh viện uy tín để được khám và tư vấn, từ đó có hướng can thiệp chính xác.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh

XEM THÊM:

Kinh nguyệt kéo dài uống thuốc gì
Kinh nguyệt kéo dài uống thuốc gì

Việc bị rong kinh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như thiếu máu nếu không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời.

Khái niệm rong kinh kéo dài dùng để chỉ hai trường hợp sau:

  • Phụ nữ mất quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (quá một tuần)

Khi bị rong kinh kéo dài, nhiều bạn gái thường băn khoăn không biết rong kinh uống thuốc gì hay tìm cách chữa rong kinh nhanh nhất để hạn chế những bất tiện trong cuộc sống và ngăn ngừa biến chứng. Nếu tình trạng rong kinh chỉ ở mức nhẹ, bạn có thể tham khảo những cách chữa rong kinh tại nhà mà Hello Bacsi tổng hợp được dưới đây. Trong trường hợp rong kinh nặng, bạn nên sắp xếp để đi khám càng sớm càng tốt nhé!

3 cách chữa rong kinh kéo dài tại nhà

Trường hợp bị rong kinh ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng cách chữa rong kinh nhanh nhất dưới đây!

1. Bổ sung nước cho cơ thể

Rong kinh kéo dài trong vài ngày sẽ khiến dung tích máu nằm dưới mức tối thiểu. Do đó, mỗi ngày bạn nên uống thêm khoảng 4–6 ly nước để duy trì dung tích máu và lượng dịch lỏng cho cơ thể.

Bạn có thể chọn uống nước điện giải i-on kiềm hoặc thêm một lượng nhỏ muối ăn vào chế độ ăn uống thường ngày giúp cơ thể tích trữ chất lỏng nhằm tránh tình trạng thiếu nước.

2. Ăn thực phẩm giàu vitamin C

Có không ít bạn nữ thắc mắc: uống vitamin c có bị rong kinh không hay rong kinh uống thuốc gì? Theo các chuyên gia sức khỏe: Một trong nhiều công dụng của vitamin C đối với sức khỏe là hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất sắt, từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giảm thiểu các vấn đề sức khỏe mà rong kinh gây ra (thiếu sắt dẫn đến thiếu máu). Nhóm trái cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi… là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Bạn cũng có thể tìm thấy vitamin C trong các loại thực phẩm sau:

  • Ớt đỏ và xanh
  • Kiwi
  • Dâu tây
  • Cải mầm Brussels
  • Súp lơ xanh
  • Cà chua

Bạn có thể quan tâm: Tăng cường vitamin C để giảm bệnh thiếu máu.

3. Bổ sung chất sắt vào chế độ ăn uống

Rong kinh kéo dài đồng nghĩa với việc cơ thể thiếu hụt sắt trầm trọng. Sắt là một khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh huyết sắc tố, một phân tử giúp tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Do đó, bạn cần kịp thời bổ sung sắt để cơ thể có thể nhanh chóng bù đắp lại lượng máu đã mất.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý những dấu hiệu thiếu máu sau đây:

  • Mệt mỏi
  • Suy nhược
  • Chóng mặt
  • Da tái xanh, nhợt nhạt

Một số loại thực phẩm giàu chất sắt có thể là lựa chọn lý tưởng cho bạn trong trường hợp rong kinh kéo dài, bao gồm:

  • Thịt bò
  • Hàu
  • Thịt gà
  • Các loại đậu
  • Đậu hũ
  • Rau bina (cải bó xôi)

Bị rong kinh uống gì hết?

Nếu bạn tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh hoặc rong kinh vì bất kỳ lý do nào khác, bạn cần tích cực bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào. Các chuyên gia có khả năng xác định rõ liệu bạn có thật sự cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất dạng viên uống hay không cũng như liều lượng sử dụng phù hợp. Ngoài ra, tác dụng phụ và nguy cơ tương tác giữa chất bổ sung với thuốc hay thức ăn cũng là yếu tố cần lưu ý.

Bạn có thể thấy phụ nữ bị rong kinh kéo dài thường sử dụng những chất bổ sung như:

  • Vitamin C
  • Viên uống bổ sung sắt
  • Mật rỉ đường: cung cấp sắt tương đối tốt, ngoài ra còn có các chất khoáng chất dinh dưỡng khác như canxi, magiê và selen.

Điều trị rong kinh kéo dài bằng thuốc theo toa

Nếu tình hình rong kinh kéo dài nghiêm trọng đến mức bạn cần đến gặp bác sĩ, các chuyên gia có thể bắt đầu giải quyết vấn đề bằng cách kê toa một trong các loại thuốc sau:

Chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai

Thuốc ngừa thai, miếng dán tránh thai và vòng tránh thai

Các loại thuốc tránh thai có khả năng kiểm soát hormone nội tiết. Điều này khiến lượng máu hành kinh ít hơn. Thông thường, thời gian sử dụng thuốc, miếng dán hoặc vòng tránh thai là 21 ngày. Sau đó bạn cần nghỉ một tuần để có kinh nguyệt trở lại. Thuốc tránh thai mới vẫn có thể tiếp tục kiểm soát hormone trong suốt tháng, dẫn đến lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt giảm bớt.

Bị rong kinh có nên uống thuốc tránh thai không? Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của người bệnh để chỉ định cách chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai.

Thuốc tiêm tránh thai

Thuốc tiêm Depo-Provera là một hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết tố khác. Thay vì tự dùng thuốc dạng uống hoặc miếng dán, bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào cánh tay hoặc mông của bạn.

Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là cần được kiểm soát mỗi ba tháng một lần nhằm duy trì hiệu quả ổn định.

Axit Tranexamic (Lysteda)

Bị rong kinh uống thuốc gì? Bạn có thể được kê toa cho uống Lysteda – một loại thuốc chống tiêu fibrin. Nó có công dụng làm giảm lượng máu chảy ra (cầm máu) bằng cách ngăn cơ thể bạn phá vỡ huyết khối.

Mỗi tháng bạn chỉ cần sử dụng Lysteda vài ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thuốc này không ngăn ngừa thụ thai như thuốc tránh thai. Tác dụng phụ của thuốc có thể là chuột rút và đau đầu.

Bạn có thể muốn biết: Những điều bạn cần biết về thuốc đau bụng kinh.

Norethindrone (Ayestin)

Aygestin là một loại thuốc chứa hormone progestin, có thể được dùng như thuốc trị rong kinh. Phụ nữ bị rong kinh kéo dài có thể dùng liều 5mg với tần suất hai lần một ngày, từ ngày thứ 5 đến 26 của chu kỳ kinh nguyệt.

Tác dụng phụ của nó tương tự các phương pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố.

Chất chủ vận hormone giải phóng Gonadotropin (GnRH agonist)

Bạn có thể tạm thời sử dụng GnRH agonist để điều trị tình trạng rong kinh kéo dài do lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung. Cách dùng các loại thuốc này có thể là tiêm trực tiếp hoặc xịt mũi.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không dùng thuốc GnRH agonist quá 3 – 6 tháng, vì tác dụng phụ của chúng có thể trở nặng theo thời gian, bao gồm:

  • Nóng trong người
  • Đau đầu
  • Xương yếu

Phần lớn các nguyên nhân gây rong kinh kéo dài thường gây khó chịu và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời, bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ suy xét kỹ lưỡng tình trạng của bạn nhằm phát triển kế hoạch điều trị phù hợp.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.