Phí ib duy trì dịch vụ sacombank là gì năm 2024

Internet Banking cùng với SMS Banking, Mobile Banking là những dịch vụ ngân hàng điện tử tiện lợi nhất hiện nay, dùng để truy vấn thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet. Đây là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến mọi lúc mọi nơi trên máy tính hoặc điện thoại mà không cần mất thời gian đến ngân hàng.

Xem thêm: Ngân hàng điện tử là gì? Các dịch vụ và ưu điểm của e-banking

Các cách đăng ký Internet Banking vô cùng đơn giản và mau chóng. Bạn có thể đăng kí Internet Banking ngay tại quầy lúc mở tài khoản ngân hàng. Trong quá trình sử dụng, bạn có nhu cầu sử dụng tiện ích này thì có thể dùng cách đăng ký Internet Banking là đến trực tiếp ngân hàng. Ngoài ra, một số ngân hàng hiện nay cũng cho phép đăng kí thông qua Website.

Tìm hiểu thêm: Internet Banking là gì? Cách đăng ký Internet Banking?

Những tiện ích khi đăng ký Internet Banking?

Một đặc điểm rất quan trọng trong việc sử dụng Internet Banking là luôn đảm bảo tính xác thực và an toàn trong giao dịch vì vậy dịch vụ có một số tiện ích như sau:

  • Quản lý thông tin tài khoản nhanh (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay): Truy vấn số dư, sao kê giao dịch.
  • Chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng hoặc liên ngân hàng online.
  • Chuyển tiền nhận bằng CMND/Hộ chiếu: Trong và ngoài hệ thống.
  • Thanh toán hóa đơn trực tuyến (thanh toán tiền điện, thanh toán tiền nước, tiền điện thoại, tiền internet), nạp tiền điện thoại, mua thẻ game, mua thẻ visa ảo,…

Phí Internet Banking là bao nhiêu?

Internet Banking là tiện ích ưu việt nhất cho sự phát triển của công nghệ. Hiện nay, đa số các ngân hàng đều thu phí cho dịch vụ Internet Banking mỗi tháng. Tiêu biểu như ngân hàng Techcombank phí 8.000đ/tháng; Sacombank 40.000đ/quý; Eximbank miễn phí 3 tháng đầu cho gói giao dịch Internet Banking, từ tháng thứ 4 thu phí 99.000đ/năm; VietinBank 8.800đ; HDBank là 9.000đ/tháng; VPBank là 10.000đ.

Phí ib duy trì dịch vụ sacombank là gì năm 2024
Chi Phí Internet Banking hiện nay ở các Ngân Hàng như thế nao? (Nguồn Internet)

Đây là phí sử dụng Internet Banking gói chuẩn hoặc xác nhận bằng mã OTP hay còn được gọi là SMS Token. Mã OTP là Một loại mã ngẫu nhiên được gửi đến điện thoại của bạn dưới dạng tin nhắn để xác nhận giao dịch. Ngoài ra, hiện nay, các ngân hàng đã tiên tiến hơn bằng cách xác nhận bằng máy Token. Đây là loại máy cầm tay nhỏ như móc chìa khóa, mỗi khi bạn giao dịch phải sử dụng máy này để lấy mã ngẫu nhiêu mới hoàn thành giao dịch được. Nếu sử dụng máy, bạn sẽ phải tốn 200.000đ-300.000đ để mua máy. Tuy nhiên, tính bảo mật của loại hình này cao và không cần phụ thuộc vào mạng di động để có được mã OTP. Các loại phí này cũng không phải là quá đắt và tính năng mà dịch vụ ngân hàng điện tử đem lại cho bạn thì cũng xứng đáng.

Bên cạnh đó khi đăng kí Internet Banking, người dùng thường được khuyến khích đăng kí thêm SMS Banking. SMS Banking là dịch vụ ngân hàng thông qua tin nhắn điện thoại dùng để thông báo các giao dịch bạn đã thực hiện. Phí SMS Banking giao động tùy ngân hàng, đa số ở mức 8.000VND- 10.000VND mỗi tháng. Việc đăng kí cả Internet và SMS Banking sẽ mang lại nhiều ích lợi cho bạn.

Các NH không nhắm vào các khoản phí dễ thấy như phí rút tiền, chuyển khoản trên ATM mà “sáng tạo” nhiều loại phí ít người để ý hơn để tránh bị phản ứng.

Giao dịch trên mạng cũng bị phí kiểm đếm

Chị Vân (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết chị mở tài khoản và sử dụng dịch vụ Internet banking của Sacombank. Do đặc thù kinh doanh nên tiền ra vào tài khoản thường xuyên, khách hàng thanh toán tiền xong chị lại phải chuyển tiền để thanh toán cho nơi khác.

Các giao dịch chuyển tiền chị Vân thực hiện trên Internet banking và đã trả phí chuyển khoản, thế nhưng cứ 1-2 ngày sau NH lại gửi tin nhắn thông báo trừ phí kiểm đếm.

“Mức phí này không hề nhỏ, ngày 29-5 tôi bị thu 41.580 đồng, đến ngày 1-6 lại bị thu 58.740 đồng và ngày 2-6 thu 20.900 đồng. Cá biệt ngày 20-1 NH gửi liên tục ba tin nhắn thu phí kiểm đếm cho những giao dịch đã thực hiện trước đó, tổng cộng 165.770 đồng” - chị Vân bức xúc.

Theo chị Vân, giao dịch được thực hiện trên Internet banking, tức không phải kiểm đếm nhưng NH vẫn thu phí kiểm đếm là rất vô lý.

“Sao NH không thông báo mức phí trước khi chuyển khoản cho khách hàng biết mà đợi khi giao dịch đã kết thúc thì 1-2 ngày sau mới thu?” - chị Vân đặt câu hỏi.

Ngoài ra, chị Vân cho rằng yêu cầu phải duy trì tiền trong tài khoản hai ngày là bắt chẹt khách hàng vì kinh doanh phải xoay vòng tiền liên tục, ít ai duy trì tiền đến hai ngày.

Trả lời về trường hợp này, đại diện Sacombank nói các khoản phí của chị Vân phát sinh do NH truy thu lại các giao dịch trước đó.

“Lẽ ra NH sẽ thu phí kiểm đếm ngay khi nộp tiền mặt vào tài khoản nhưng chính sách hiện nay là NH không thu phí ngay. Nếu khách hàng duy trì số tiền này trong tài khoản hai ngày, NH sẽ miễn phí kiểm đếm. Trường hợp chị Vân do chuyển số tiền này đi ngay trong ngày nên NH truy thu lại” - vị này nói. Hiện phí kiểm đếm theo quy định của NH là 0,027% trên số tiền nộp vào, tối thiểu 19.000 đồng.

Không chỉ Sacombank, theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều NH cũng thu phí nộp tiền mặt vào tài khoản và phí kiểm đếm nếu khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản ở khác tỉnh, thành phố và chuyển số tiền này đi ngay trong ngày dù dưới hình thức nào như chuyển khoản, rút tại ATM...

Mới đây anh T.Minh (Q.1) nộp 500 triệu đồng vào tài khoản mở tại một NH nước ngoài, sau đó chuyển khoản trên Internet banking để thanh toán tiền mua nhà cũng bị NH thu 450.000 đồng phí kiểm đếm.

Lý do các NH đưa ra khi thu phí này là do có nhiều khách hàng lợi dụng bộ máy của NH để làm công tác kiểm đếm. Sau khi tiền vào tài khoản thì lập tức chuyển đi, NH không hưởng được bất kỳ lợi ích nào từ khoản tiền này, kể cả lãi suất qua đêm.

Tăng phí

Từ đầu tháng 4-2015, ACB bắt đầu thu phí mở thẻ ghi nợ nội địa với mức 30.000 đồng, chưa kể phí thường niên thẻ ghi nợ với mức 50.000 đồng/năm. HDBank bắt đầu thu phí thường niên mức 60.000 đồng/thẻ từ tháng 5.

Ngoài ra, NH này cũng hạ hạn mức rút tiền của chủ thẻ từ mức 20 triệu đồng/ngày xuống còn 6 triệu đồng/ngày với lý do đang nâng cấp hệ thống bảo mật. Số tiền rút tối đa mỗi lần từ mức 5 triệu đồng cũng bị hạ xuống còn 2 triệu đồng/lần.

VIB lại dùng “chiêu” tăng số dư bình quân phải duy trì trong thẻ. Trước đây NH này quy định nếu chủ thẻ duy trì số dư bình quân 500.000 đồng trong tài khoản thì được miễn phí các giao dịch rút tiền trên ATM và chuyển khoản trên Internet banking... nhưng số tiền này hiện được nâng lên 1 triệu đồng.

Ngoài ra, NH này cũng tăng phí giao dịch chuyển khoản qua kênh thanh toán điện tử với khách hàng không thỏa điều kiện về số dư.

Cụ thể phí chuyển khoản liên NH qua tài khoản thanh toán trước đây mức thu tối thiểu là 7.700 đồng/giao dịch nay tăng lên mức 13.000 đồng, phí chuyển khoản liên NH qua thẻ mức thu tối thiểu trước đây là 8.800 đồng nay tăng lên 11.000 đồng/giao dịch.

Có NH quy định tài khoản chi lương là miễn phí, hoặc chỉ cần duy trì trong tài khoản 100.000 đồng là được miễn phí các giao dịch rút tiền, chuyển khoản, giờ yêu cầu phải duy trì mức 250.000 đồng mới được miễn phí.

Theo các chuyên gia, đây cũng là một hình thức tăng phí, bởi NH bắt chủ thẻ phải gửi tiền gửi không kỳ hạn nhiều hơn và hưởng lợi nhờ việc chỉ phải trả lãi suất không kỳ hạn.

Việc giữ nguyên phí nhưng giảm số tiền tối đa được rút mỗi lần thực chất cũng là một hình thức tăng phí vì cùng số tiền rút nhưng số phí khách hàng phải trả cao hơn so với trước đây.

Theo quy định của NH Nhà nước, nếu thay đổi phí các NH phải thông báo công khai trên website và trên máy ATM. Các NH cũng làm điều này nhưng đối phó bằng cách cho dòng thông báo phí chỉ hiện ra chớp nhoáng khiến khách hàng không kịp đọc kỹ xem thông báo gì.

Cũng có NH gửi email thông báo nhưng chỉ ghi là sẽ điều chỉnh phí, không nói tăng hay giảm hay mức thu cũ là bao nhiêu nên những chủ thẻ không sử dụng thường xuyên dịch vụ khó mà biết. Trên website, mục phí cũng được đưa vào trang trong nên khách hàng muốn tìm hiểu về phí cũng rất khó.

Chủ thẻ gánh bao nhiêu loại phí?

Không chỉ các loại phí liên quan đến thẻ, hiện các NH nhắm đến các loại phí giao dịch NH điện tử để tăng thu.

Chỉ với dịch vụ NH điện tử, NH có thể thu hàng chục loại phí khác nhau như phí duy trì tài khoản, phí thường niên, phí duy trì sử dụng Internet banking, phí sử dụng dịch vụ Internet banking, phí sử dụng mobile banking, phí chuyển tiền liên NH qua tài khoản, phí cấp thiết bị token (mật khẩu động)...

Chưa kể trong mỗi dịch vụ, NH lại chia thành các khoản nhỏ để có thể “khai thác” thêm nhiều khoản phí từ khách hàng.

Chẳng hạn, tại Techcombank phí dịch vụ NH điện tử chia thành nhiều khoản mục, riêng phí dịch vụ có phí đăng ký dịch vụ, phí với khách hàng dùng xác thực qua SMS hoặc token, phí thay đổi dịch vụ, phí hủy dịch vụ, phí tra soát giao dịch.

Trong tra soát giao dịch NH áp dụng phí riêng với tra soát trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống hoặc tra soát với giao dịch liên quan đến sự cố bất khả kháng, lỗi đường truyền, mạng viễn thông... Với sử dụng token có phí mua thiết bị lần đầu, phí cấp lại token do hỏng, mất...

Tại VIB, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ NH điện tử mà thay đổi gói dịch vụ bảo mật từ hình thức dùng tin nhắn qua token cũng bị thu phí 10.000 đồng/lần thay đổi. Nếu chấm dứt dịch vụ, NH thu mức phí tương tự.

Chưa kể mức giá thiết bị token mỗi nơi mỗi khác, tại VIB giá thiết bị này là 350.000 đồng/chiếc nhưng tại Techcombank giá 200.000 đồng/chiếc, còn tại ACB là 450.000 đồng/chiếc.

Giải thích về việc đặt ra quá nhiều khoản phí khác nhau, nhiều NH lý giải rằng đây là dịch vụ tiện ích, để phát triển dịch vụ NH điện tử NH phải đầu tư hệ thống core banking chi phí rất lớn. Hơn nữa dịch vụ này mang lại tiện ích rất lớn cho khách hàng.

Đại diện một NH cho biết chi phí giao dịch dịch vụ NH điện tử chỉ bằng 60-70% chi phí giao dịch tại quầy. “NH đã cố gắng làm rẻ lại, đồng thời định kỳ có sự so sánh với NH bạn” - vị này nói.

Nguồn thu lớn từ dịch vụ

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của nhiều NH đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, trong đó góp phần không nhỏ có nguồn thu từ các dịch vụ thẻ và dịch vụ NH điện tử.

Chẳng hạn trong quý 1-2015, ACB đã thu hơn 168 tỉ đồng từ dịch vụ, trong khi con số này cùng kỳ năm ngoái là 158 tỉ đồng; VIB đạt lãi từ dịch vụ hơn 43 tỉ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước; thu từ dịch vụ của VCB đạt hơn 337,5 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 273,4 tỉ đồng cùng kỳ.

Theo nhiều chuyên gia, việc trả phí sử dụng dịch vụ NH là chuyện bình thường nhưng NH mới đầu tư, không nên cứ phải thu phí triệt để từ khách hàng mà có thể khai thác nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau để khuyến khích khách hàng thay đổi thói quen giao dịch bằng tiền mặt sang sử dụng dịch vụ NH.

Phí duy trì tài khoản Sacombank là bao nhiêu?

- Phí quản lý tài khoản (bao gồm cả phí giao dịch tự động) là 150,000 đ/quý/tài khoản VNĐ và 9USD/quý/tài khoản ngoại tệ. - Trong trường hợp sử dụng tài khoản doanh nghiệp có tính năng thấu chi, phí quản lý tài khoản Sacombank sẽ được tính dựa trên hạn mức thấu chi trên tài khoản, từ 400.000đ/quý đến 5.000.000 đ/quý.

Thu phí dịch vụ định kỳ Sacombank là gì?

Thu phí dịch vụ định kỳ Sacombank là khoản tiền được thu thêm khi khách hàng mở tài khoản hoặc sử dụng dịch vụ tại ngân hàng Sacombank. Hay cũng có thể hiểu đơn giản rằng với khoản phí này Sacombank sẽ dùng để nâng cao chất lượng dịch vụ đến với khách hàng.

Phí thường niên ngân hàng Sacombank là bao nhiêu?

Phí thường niên (VND) + Sacombank: Phí thường niên thẻ tín dụng Sacombank Visa/MasterCard chuẩn là 299.000 đồng/năm. + Vietcombank: Phí thường niên thẻ tín dụng Vietcombank Visa/MasterCard chuẩn là 200.000 đồng/năm. + Vietinbank: Phí thường niên thẻ tín dụng Vietinbank Visa/MasterCard chuẩn là 120.000 đồng/năm.

Sacombank Pay 1 tháng trừ bao nhiêu tiền?

Phí duy trì dịch vụ E-Banking.