Lãi suất dư nợ giảm dần là gì năm 2024

Thế nào là dư nợ gốc và dư nợ giảm dần? Cùng OneHousing tìm hiểu cụ thể về hai cách tính lãi suất này khi vay vốn ngân hàng qua bài viết sau.

Khi tìm hiểu về phương thức vay vốn ngân hàng, hai khái niệm quan trọng cần được hiểu rõ "dư nợ gốc" và "dư nợ giảm dần". Dư nợ gốc là tổng số tiền vay ban đầu mà bạn cam kết trả lại ngân hàng theo kỳ hạn đã định. Ngược lại, dư nợ giảm dần là số tiền còn nợ dựa trên việc thanh toán gốc theo thời gian. Việc hiểu rõ hai khái niệm này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tài chính thông minh, hiệu quả.

Tìm hiểu khái niệm về dư nợ gốc và dư nợ giảm dần

Dư nợ gốc là gì?

Dư nợ gốc là số tiền ban đầu mà người vay nhận được từ tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng. Đây cũng là tổng số tiền gốc mà người vay phải trả lại theo thời gian thông qua các kỳ trả nợ.

Ví dụ: Anh H đã làm thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng, thực hiện ký kết hợp đồng công chứng và hợp đồng vay vốn với số tiền 2 tỷ đồng để mua bất động sản vào ngày 30/01/2022.

Tuy nhiên đến ngày giải ngân, anh H nhận được sự hỗ trợ tài chính từ gia đình với số tiền 1 tỷ đồng để mua nhà. Do đó, thay vì vay đủ 2 tỷ đồng như dự kiến, anh quyết định chỉ vay 1 tỷ đồng và ngân hàng đã đồng ý với quyết định này. Khi ngân hàng giải ngân cho anh H vào ngày 10/03/2023, số tiền vay là 1 tỷ đồng. Như vậy, tính đến ngày 10/03/2023, anh Hoàng đã có khoản nợ vay là 1 tỷ đồng. Đây là "dư nợ gốc" tại thời điểm đó.

Lãi suất dư nợ giảm dần là gì năm 2024

Dư nợ gốc là tổng số tiền vay ban đầu mà khách hàng vay từ tổ chức tín dụng (Nguồn ảnh: Báo Đầu Tư)

Dư nợ giảm dần là gì?

Dư nợ giảm dần là một cách tính lãi suất và thanh toán nợ trong quá trình vay vốn. Khi lựa chọn hình thức vay theo dư nợ giảm dần, số tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền nợ còn lại sau mỗi kỳ thanh toán gốc.

Cách tính này giúp người vay tiết kiệm được tổng chi phí lãi suất trong suốt thời gian vay so với cách tính lãi theo dư nợ gốc khi mà lãi suất được tính trên số tiền gốc ban đầu. Cách tính này thường áp dụng cho khoản vay mua nhà, mua xe, tiêu dùng hoặc cho những khách hàng vay cá nhân để đầu tư vào các dự án nhỏ.

Ví dụ: Nếu anh H chọn hình thức vay trả lãi hàng tháng và trả gốc cuối kỳ sau 6 tháng. Theo đó, hàng tháng anh H chỉ trả lãi mà không giảm phần gốc do phải đến tháng thứ 6 mới trả gốc một lần. Vì vậy, số nợ gốc không giảm theo từng tháng.

Tuy nhiên, nếu anh H chọn hình thức trả nợ gốc và lãi hàng tháng với thời hạn vay 25 năm (tức 300 tháng), mỗi tháng sẽ trả gốc 3,3 triệu đồng. Khi đó, số nợ gốc giảm dần, lãi suất cũng giảm theo dư nợ giảm dần.

Cách tính lãi suất theo dư nợ gốc và dư nợ giảm dần khi vay vốn ngân hàng

Đọc tiếp

Tính lãi theo dư nợ gốc

Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc như sau:

  • Lãi suất hàng tháng = Lãi suất của năm/12 tháng
  • Tiền lãi trả mỗi tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng
  • Tổng số tiền phải trả mỗi tháng = Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi trả mỗi tháng

Ví dụ: Nếu bạn vay 50 triệu đồng từ ngân hàng với lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Theo cách tính dựa trên dư nợ gốc, mỗi tháng bạn phải trả số tiền lãi được tính trên số gốc 50 triệu đồng. Số tiền hàng tháng phải trả được tính như sau:

  • Tiền lãi = 50 triệu x 12%/12 tháng = 500.000 đồng
  • Tiền gốc = 50 triệu/12 tháng = 4.166.666 đồng

Do đó, hàng tháng bạn sẽ phải trả số tiền đều nhau là 4.666.667 đồng trong suốt 12 tháng. Tổng số lãi phải trả trong kỳ hạn 12 tháng trên số gốc 50 triệu đồng sẽ là 6 triệu đồng.

Lãi suất dư nợ giảm dần là gì năm 2024

Hàng tháng bạn sẽ phải trả số tiền đều nhau nếu tính lãi theo dư nợ gốc (Nguồn ảnh: HDBank)

Tính lãi theo dư nợ giảm dần

Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần như sau:

  • Tiền lãi của tháng đầu = Số tiền vay gốc x Lãi suất cố định hàng tháng
  • Tiền lãi của các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay vốn
  • Số tiền gốc trả hàng tháng = Số tiền vay gốc/kỳ hạn vay vốn
  • Tổng số tiền trả hàng tháng = Tiền vay gốc/số tháng vay vốn + tiền lãi trả mỗi tháng

Ví dụ, nếu bạn vay ngân hàng 120 triệu đồng với lãi suất 12%/năm và kỳ hạn 12 tháng, áp dụng cách tính theo dư nợ giảm dần, tiền lãi hàng tháng phải trả trong suốt 11 tháng (trừ tháng đầu) sẽ được tính như sau:

Tiền lãi trả mỗi tháng = (120 triệu – tiền gốc đã trả) * Lãi suất cố định suốt kỳ hạn vay, cụ thể:

  • Tháng đầu tiên = 12%/12 * 120 triệu = 1.200.000 đồng
  • Tháng thứ 2 = 12%/12 * 110 triệu = 1.100.000 đồng
  • Tháng thứ 3 = 12%/12 * 100 triệu = 1.000.000 đồng
  • Tháng thứ 4 = 12%/12 * 90 triệu = 900.000 đồng
  • Tháng thứ 5 = 12%/12 * 80 triệu = 800.000 đồng
  • Tháng thứ 6 = 12%/12 * 70 triệu = 700.000 đồng
  • Tháng thứ 7 = 12%/12 * 60 triệu = 600.000 đồng
  • Tháng thứ 8 = 12%/12 * 50 triệu = 500.000 đồng
  • Tháng thứ 9 = 12%/12 * 40 triệu = 400.000 đồng
  • Tháng thứ 10 = 12%/12 * 30 triệu = 300.000 đồng
  • Tháng thứ 11 = 12%/12 * 20 triệu = 200.000 đồng
  • Tháng thứ 12 = 12%/12 * 10 triệu = 100.000 đồng

Như vậy, tổng số tiền lãi phải trả cho số tiền gốc 120 triệu trong 12 tháng sẽ là 7.800.000 đồng.

Cách tính lãi suất nào có lợi cho người vay?

Mỗi cách tính đều mang đến ưu điểm và nhược điểm riêng và sự chọn lựa phụ thuộc vào từng trường hợp, mục tiêu tài chính cụ thể của người vay. Phương pháp tính lãi theo dư nợ gốc có ưu điểm: Mức lãi suất duy trì ổn định suốt thời gian vay giúp người vay dễ dàng lập kế hoạch tài chính với số tiền trả hàng tháng cố định. Hơn nữa, việc trả nợ gốc nhanh chóng giúp giảm tổng số tiền lãi phải trả trong suốt thời gian vay.

Để phương pháp này hiệu quả, mức lãi suất phải thấp hơn đáng kể so với phương pháp dư nợ giảm dần. Việc chọn thời gian vay quá dài cũng có thể tăng đáng kể tổng chi phí lãi suất, từ đó gây áp lực tài chính không mong muốn.

Lãi suất dư nợ giảm dần là gì năm 2024

Mỗi cách tính đều mang đến ưu điểm và nhược điểm riêng (Nguồn ảnh: Sight Doing)

Ngược lại, phương pháp tính lãi theo dư nợ giảm dần giúp người vay tiết kiệm chi phí lãi suất theo thời gian. Khi số tiền gốc giảm dần, tiền lãi hàng tháng cũng giảm, hỗ trợ người vay trả nợ gốc nhanh chóng và giảm chi phí lãi suất. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất ở đây là mức lãi suất có thể thay đổi trong quá trình vay, đòi hỏi sự cẩn trọng khi quản lý tài chính.

Trong quá trình lựa chọn phương pháp tính lãi suất phù hợp, người vay cần xem xét những yếu tố sau đây:

  • Mức lãi suất: So sánh mức lãi suất giữa hai phương pháp và cân nhắc khả năng thay đổi của lãi suất trong thời gian vay.
  • Thời gian vay: Xác định kỳ hạn vay phù hợp để đảm bảo hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí lãi suất mà không tạo áp lực tài chính lớn.
  • Khả năng tài chính: Đánh giá khả năng tài chính để quyết định khả năng trả nợ gốc nhanh chóng và tiết kiệm chi phí lãi suất theo phương pháp dư nợ giảm dần.
  • Mục tiêu tài chính: Xác định rõ mục tiêu tài chính, bao gồm việc tiết kiệm chi phí lãi suất, trả nợ gốc nhanh chóng hoặc duy trì tính ổn định trong quản lý tài chính cá nhân.

Như vậy, khi vay vốn ngân hàng, việc hiểu rõ về dư nợ gốc và dư nợ giảm dần rất cần thiết nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và quản lý tài chính một cách hiệu quả. Việc lựa chọn giữa hai phương pháp tính sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chi phí tổng cộng của khoản vay. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng và trao đổi với ngân hàng để chọn lựa phương thức phù hợp với khả năng tài chính, mục tiêu vay vốn của mình.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.