Phế cầu khuẩn là gì

BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN

Bệnh phế cầu bao gồm một nhóm các bệnh lý gây ra do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, thường được gọi là phế cầu.

Có rất nhiều chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae khác nhau, nhiều chủng thường trú trong mũi, họng và đường thở của người khỏe mạnh (những người này được gọi là người lành mang trùng).


Phế cầu khuẩn (Nguồn Jupiter Images)

Vi khuẩn phế cầu gây ra nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm những bệnh nhiễm trùng thường gặp với tần suất cao như viêm tai giữa hoặc viêm xoang, và những bệnh nhiễm trùng nặng và nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi (nhiễm khuẩn ở phổi), nhiễm trùng máu và viêm màng não (màng bao bọc xung quanh nhu mô não).

Bệnh do phế cầu khuẩn lây lan như thế nào?

Bệnh phế cầu lây lan thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bị nhiễm bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn, hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi.

Những ai có nguy cơ bị nhiễm bệnh do phế cầu khuẩn?

Bệnh lý phế cầu thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người lớn tuổi, đặc biệt là người già trên 85 tuổi.

Nguy cơ nhiễm vi khuẩn phế cầu và mắc bệnh lý nặng cũng cao hơn ở trẻ dưới 5 tuổi có các bệnh lý khác đi kèm, những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, các bệnh lý về gan, phổi, thận và tim và những người hút thuốc lá.


Trẻ nhỏ có nguy cơ cao
bị mắc bệnh do phế cầu

Các triệu chứng của bệnh do phế cầu?

Các triệu chứng của bệnh nhiễm phế cầu có thể mơ hồ và có thể thay đổi nặng nhẹhụ thuộc vào cơ quan nào trong cơ thể bị nhiễm. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Viêm tai giữa (nhiễm trùng ở tai giữa) – đau tai, màng nhĩ sưng nề và đỏ, giảm thính lực, khó ngủ, sốt và bứt rứt;
  • Viêm xoang (nhiễm trùng ở xoang) – đau mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng/xanh, đau đầu;
  • Viêm phổi (nhiễm khuẩn ở phổi) – sốt, ho, đau ngực và khó thở.
  • Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) – sốt, rét run, bứt rứt, đau đầu, đau cơ, lơ mơ ngủ gà và ban ngoài da;
  • Viêm màng não (nhiễm khuẩn màng bao bọc xung quanh nhu mô não): sốt cao và đau đầu có thể xuất hiện trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày. Các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện bao gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, ăn mất ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, và lơ mơ ngủ gà. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại di chứng thần kinh cho trẻ.

Các khuyến cáo về việc tiêm vắc-xin

Vắc-xin ngừa phế cầu được khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng ở trẻ em và người lớn..

Vui lòng hỏi bác sĩ để biết lịch tiêm chủng vắc xin ngừa phế cầu tuỳ theo độ tuổi của trẻ.

Chủng ngừa vắc-xin phế cầu cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu gây ra. Những loại vắc-xin phế cầu hiện có không có khả năng bảo vệ chống lại tất cả các chủng Streptococcus pneumoniae gây bệnh, và không phải tất cả các trường hợp bệnh lý gây ra bởi Streptococcus pneumoniae đều có thể được ngăn ngừa bằng việc tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, vắc xin giúp bảo vệ chống lại những chủng phổ biến gây ra hầu hết những trường hợp bệnh lý phế cầu nặng ở trẻ em.

Những đối tượng khác cũng có thể có nguy cơ cao bị bệnh lý do phế cầu, và do đó việc tiêm vắc-xin cũng được khuyến cáo trên các đối tượng này. Vui lòng tư vấn bác sĩ về việc chủng ngừa

Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin. Hãy trao đổi với bác sỹ của bạn về những vấn đề bạn quan tâm và thông báo cho họ biết nếu bạn hoặc người thân của bạn xuất hiện các triệu chứng của các tác dụng phụ vì trong nhiều trường hợp có thể phải cần điều trị.

Hãy hỏi Bác sỹ của bạn ngay hôm nay về bệnh do phế cầu và giải pháp phòng ngừa để bảo vệ bé yêu của bạn!

Thông tin tham khảo:

Australian Government Department of Health and ageing, The Australian Immunisation Handbook, 10th edition, 2013, pp.317-337

//www.health.gov.au/internet/immunise/publishing.nsf/Content/Handbook10-home

(được truy cập vào tháng 06/2013)

Page 2

Trẻ nhiễm phế cầu từ đâu?

Vi khuẩn phế cầu rất dễ lây lan qua đường hô hấp, bên cạnh đó tỷ lệ tử vong từ các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra rất cao (gần nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên thế giới1). Vì thế, tìm hiểu thông tin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho trẻ là điều cực kỳ cần thiết.

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một loài vi khuẩn cư trú vùng mũi họng, có 40-70% trẻ khỏe mạnh mang phế cầu vùng mũi họng2. Với những người khỏe mạnh, sức đề kháng cơ thể rất tốt nên vi khuẩn không gây bệnh, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, do sức đề kháng cơ thể yếu, vi khuẩn phế cầu rất dễ tấn công và gây bệnh.
Vi khuẩn phế cầu phát triển thuận lợi vào mùa đông-xuân3. Bệnh lan truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người khỏe mạnh có mang phế cầu khuẩn trong người4.

Nên chủ động phòng tránh mối nguy phế cầu khuẩn từ sớm

Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và trẻ em là đối tượng chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn bởi các căn bệnh phế cầu.
Điển hình đầu tiên phải kể đến viêm phổi do phế cầu, bệnh đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong trên 50% ở trẻ nhỏ5. Trẻ viêm phổi do phế cầu khuẩn thường có biểu hiện: biếng ăn, khó thở, ho, sốt, lạnh, đau đầu.
Kế đến chính là viêm màng não, đây là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với tỷ lệ tử vong cao tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh. Ngoài ra, trong số xấp xỉ 30-50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như bị điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém và bị chứng đau đầu kéo dài6. Đối với viêm màng não do phế cầu khuẩn, các triệu chứng xuất hiện bao gồm trẻ sẽ nôn mửa, sốt, cứng cổ,... Nếu trẻ không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời có thể chịu nhiều di chứng nặng nề: Theo Hiệp Hội Nghiên cứu bệnh Viêm màng não vào tháng 5/2014, cứ 5 người thì có 1 người bị mất thính lực mức độ trung bình hoặc nặng7.


Các bậc phụ huynh nên lưu ý các triệu chứng xuất hiện ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời

Từ những hậu quả kể trên có thể thấy vi khuẩn phế cầu không chỉ là mối đe doạ đối với sức khoẻ của trẻ mà còn là gánh nặng to lớn đối với gia đình, xã hội và ngành y tế. Cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa các bệnh do phế cầu cho trẻ từ sớm. Tiêm ngừa là một trong những biện pháp hữu hiệu và dễ thực hiện để phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra. Cha mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ chích nhắc đầy đủ, đúng thời điểm theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất.


Cho trẻ tiêm ngừa vắc-xin phế cầu từ sớm là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả

Bên cạnh tiêm ngừa vắc-xin, việc giữ ấm cơ thể bé trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ là những cách có thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên.

Box thông tin:

Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra trên website //tiemngua.com.
Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam và VPĐD GlaxoSmithKline Pte. Ltd tại TP.HCM.

Thông tin tham khảo: (1) WHO Position paper – Wkly Epidemiol Rec 2012; 87(14):129-144 (2) //nihe.org.vn/vn/tin-tuc-su-kien/giam-sat-va-phong-chong-dich-benh/thuong-quy-va-huong-dan-ky-thuat-xet-nghiem/phe-cau-khuan-spneumoniae-c12310i14599.htm (19/7/2015) (3) Bệnh phế cầu khuẩn, Uỷ ban y tế cộng đồng Boston (4) //www.cdc.gov/pneumococcal/about/risk-transmission.html (5) //yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.htm (6) //yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.htm (7) //www.meningitis.org/disease-info/types-causes/pneumococcal (Last updated May 2014)

Code: VN/SYN/0044/17 Ngày: 22/09/2017

Trên thế giới, mỗi 39 giây có một em bé chết vì viêm phổi. Theo số liệu của các tổ chức về sức khỏe cộng đồng quốc tế, năm 2018, đã có hơn 800.000 trẻ chết do bệnh này. Viêm phổi là nguyên nhân cướp đi nhiều sinh mạng của trẻ nhỏ và người lớn tuổi, trong đó 20-45% ca viêm phổi gây ra do khuẩn phế cầu.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ Vũ Thị Toàn, Bác sĩ Trưởng – Trung tâm tiêm chủng VNVC Trường Chinh.

BS Vũ Thị Toàn

BS trưởng VNVC Trường Chinh

Trình độ chuyên môn

Theo bác sĩ Vũ Thị Toàn, phế cầu là vi khuẩn có thể gây ra 4 bệnh nguy hiểm bao gồm viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi. Trong đó, viêm phổi đang gây ra mối đe dọa trên toàn cầu. Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có 75% gánh nặng viêm phổi trên toàn cầu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

“Nói đến vi khuẩn phế cầu, các bác sĩ đều sợ hãi bởi đây là loại vi khuẩn thường gặp và gây ra nhiều biến chứng rất nặng. Nhất là những ca phế cầu xâm lấn, dù tỷ lệ những ca này không thường gặp nhưng một khi đã mắc phải, thì bệnh cảnh rất nặng nề” – bác sĩ Vũ Thị Toàn cho biết thêm.

Xem thêm bài viết liên quan:

Viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn phế cầu là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, gây nhiễm trùng tại phổi, làm phổi bị tổn thương và viêm, bệnh có thể tiến triển nhanh và gây nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một loại vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus. Vi khuẩn này trú ngụ ở vùng mũi họng của tất cả những người khỏe mạnh bình thường. Có đến gần 50% trẻ khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong mũi họng, chỉ chờ gây bệnh ngay khi có điều kiện thuận lợi.

Vì lý do đó, các bệnh do phế cầu, nhất là viêm phổi rất dễ bùng phát ở những người có hệ miễn dịch kém như trẻ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, người bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng hoặc người mắc các bệnh mạn tính…

Theo bác sĩ Vũ Thị Toàn, phế cầu khuẩn gây ra các bệnh phế cầu xâm lấn (viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi) có tỉ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề; và phế cầu không xâm lấn (viêm phổi, viêm tai giữa) có tần suất mắc cao, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người lớn, sự phát triển và tương lai của trẻ em.

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra, viêm phổi là bệnh lây nhiễm gây tử vong số một đối với trẻ em mà nguyên nhân hàng đầu là do vi khuẩn phế cầu. Viêm phổi không chỉ là mối đe dọa đối với sức khỏe của trẻ mà còn là gánh nặng lớn đối với gia đình, xã hội và ngành y tế.

Trước những mối đe dọa gây ra bởi viêm phổi, Liên minh Toàn cầu Phòng chống Viêm phổi Trẻ em đã đưa ra lời kêu gọi với những hành động cấp thiết để kết thúc tình trạng tử vong do căn bệnh hoàn toàn có thể tránh khỏi này vào năm 2030.

Cũng giống với các triệu chứng nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp thông thường khác, khi vi khuẩn phế cầu tấn công gây viêm phổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện cấp tính như sốt cao, đau ngực, ho nhiều… Khi bị viêm phổi, trẻ nhỏ dễ có nguy cơ diễn tiến nặng, triệu chứng ban đầu thường là ho nhiều, sốt cao, khóc quấy, bỏ bú, trẻ có biểu hiện thở nhanh (40-50 lần/phút). Một em bé nếu mắc viêm phổi nặng có suy hô hấp có thể phải vào thở máy sẽ thêm nhiều yếu tố đe dọa.

Đối với người lớn, viêm phổi gây ra các biểu hiện như sốt cao, ho dữ dội, ớn lạnh, đau tức ngực, đau đầu, cứng cổ, đau tai. Trong một số trường hợp người lớn bị viêm phổi do phế cầu khuẩn nghiêm trọng sẽ gây ra những tổn thương lâu dài, thậm chí có thể tử vong.

Điều khiến phế cầu khuẩn trở nên rất phổ biến trong cộng đồng là tính chất lây truyền, nó có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường không khí khi hắt hơi, ho, đặc biệt trong môi trường sống hoặc lớp học đông đúc chật chội, từ đó xâm nhập vào cơ thể và gây ra viêm phổi.

Thống kê cho thấy, phế cầu khuẩn là căn nguyên gây viêm phổi cao nhất hiện nay, chiếm khoảng 30-50% các trường hợp viêm phổi. Tỷ lệ mắc phế cầu khuẩn tập trung nhiều nhóm lứa tuổi dưới 5 tuổi và trên 54-64 tuổi, đặc biệt cao trên 85 tuổi.

Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh viêm phổi do phế cầu, tuy nhiên trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, gan, suy thận, đái tháo đường, người nhiễm HIV, người nghiện rượu, người mắc bệnh ung thư… dễ bị “hạ gục” bởi vi khuẩn phế cầu. Trên nền bệnh mãn tính, phế cầu khuẩn có thể làm bệnh cảnh trở nên nặng nề hơn, và tỷ lệ tử vong ở những đối tượng này cũng cao hơn.

Viêm phổi do phế cầu thường diễn tiến nhanh, để lại nhiều di chứng nguy hiểm đến tính mạng, nếu may mắn khỏi bệnh cũng có thể mắc biến chứng mù, điếc, liệt và chậm phát triển tâm thần kinh… Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2.9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và khoảng 4.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này.

  • Tràn dịch màng phổi.
  • Tràn dịch màng ngoài tim.
  • Viêm màng não.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Viêm nội nhãn.
  • Viêm phúc mạc.

Điều đáng nói, viêm phổi do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)… không chỉ lây lan nhanh, gây bệnh nặng, tiến triển phức tạp mà chúng còn kháng kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị và cứu sống người bệnh, tạo áp lực lên ngành y tế và toàn xã hội khi các loại kháng sinh điều trị trở nên kém hiệu quả.

Trước khi có vắc xin, các bệnh lý do phế cầu nói chung và viêm phổi nói riêng tác động nặng nề đến cộng đồng: trẻ em bệnh tật, đau đớn kéo dài, người lớn giảm năng suất lao động, bệnh nặng thì tử vong, nếu may mắn thoát khỏi vẫn mất mát về thời gian, tiền bạc, áp lực về tinh thần, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Bác sĩ Vũ Thị Toàn cho biết, để bảo vệ khỏi vi khuẩn phế cầu và các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, cần tạo môi trường sống lành mạnh, không khói bụi, ô nhiễm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nuôi trẻ bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin phòng ngừa vi khuẩn phế cầu là một phương pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ em, người lớn, đặc biệt là người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm.

Hiện nay Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phế cầu cho cả trẻ em và người lớn, là vắc xin Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và vắc xin Prevenar 13 (Bỉ), có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn. “Trẻ trên 5 tuổi, người lớn, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mãn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn có thể tiêm vắc xin Prevenar 13 với lịch tiêm 1 mũi duy nhất” – bác sĩ Vũ Thị Toàn nhấn mạnh.

Vắc xin Synflorix (Bỉ) Prevenar 13 (Bỉ)
Phòng bệnh Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính. Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính.
Đối tượng Trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Trẻ nhỏ từ 6 tuần, người lớn, người cao tuổi có bệnh lý mãn tính.
Lịch tiêm Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:

* Lịch tiêm 3 liều cơ bản:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.

Trẻ từ 7-11 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi 2 ít nhất là 2 tháng.

Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.
Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:

* Lịch tiêm 3 liều cơ bản:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ 11-15 tháng tuổi và cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn:

Hệ thống tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung cấp đủ vắc xin Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ) phòng các bệnh gây ra do vi khuẩn phế cầu như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), cho đến nay các loại vắc xin này đã được chứng minh tính hiệu quả và an toàn tại hơn 100 quốc gia.

Xem clip: Vắc xin phế cầu tiêm nên áp dụng lịch tiêm 2-3-4 tháng hay 2-4-6 tháng?

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC nỗ lực cung cấp đủ các loại vắc xin phế cầu dành cho trẻ em và người lớn như Synflorix và Prevenar 13 với những tiện ích đạt chuẩn “5 sao” như:

  • Được khám sàng lọc đầy đủ, miễn phí trước tiêm để đánh giá các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. 100% khách hàng được ở lại theo dõi 30 phút sau tiêm.
  • 100% bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả.
  • Không gian thoáng mát rộng rãi, đầy đủ các phòng chức năng, khu vui chơi trong nhà, bỉm tã miễn phí, nước uống, wifi miễn phí, sạc điện thoại miễn phí cùng nhiều tiện ích bất ngờ khác.
  • Vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín trong và ngoài nước, bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc xin trong điều kiện tốt nhất từ 2-8 độ C để đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, hệ thống tiêm chủng VNVC còn có nhiều Gói vắc xin linh hoạt, với các loại vắc xin đa dạng cho nhiều độ tuổi khác nhau, như gói vắc xin cho trẻ em, gói vắc xin cho trẻ tiền học đường, gói vắc xin cho tuổi vị thành niên và thanh niên, gói vắc xin cho người trưởng thành, gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai, thường xuyên có nhiều quà tặng và ưu đãi đi kèm.

Để đăng ký tiêm phòng vắc xin phòng các bệnh gây ra do phế cầu khuẩn hoặc nhiều loại vắc xin quan trọng khác, quý khách có thể gọi hotline 028.7300.6595, inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.

Video liên quan

Chủ đề