Ma ở đâu nhiều nhất

Bởi Kio

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Kio

Giới thiệu về cuốn sách này

Nhiều người Nhật đến nay vẫn tin vào ma quỷ, bởi theo họ, chúng hoàn toàn "có thật" - thật theo nghĩa chúng chiếm cứ một vị trí trong sử sách và văn chương gọi là "văn hóa yurei".

Trong tiếng Nhật, yurei có nghĩa là "ma", được dùng để chỉ linh hồn của người chết, họ không thể - hoặc không muốn - rũ bỏ sợi dây vướng bận với trần gian.

Yurei bị thôi thúc bởi những cảm xúc mãnh liệt vượt tầm kiểm soát đến mức tự hình thành sinh mệnh: Phẫn nộ, bi thương, hi sinh, thù hận. Hay đơn giản chỉ là niềm tin mình vẫn còn sống.

Những hồn ma oán giận và mong muốn báo thù

Khác với hồn ma ở phương Tây thường chỉ xuất hiện trong dịp Halloween hoặc ở các khu nhà cổ và có một chung một định danh là "ma", yurei ở Nhật Bản tương đối đa dạng, được kể lại theo kinh nghiệm dân gian hàng nghìn năm của người dân xứ Phù Tang và hầu hết dựa trên những câu chuyện có thật được ghi chép lại trong sử sách.

Có thể kể đến một vài yurei phổ biến như Oiwa (một đại diện tiêu biểu chính là Sadako trong tiểu thuyết kinh dị và phim Ringu), Okiku, Otsuyu, Phu nhân Rokujo, Búp bê Okiku...

Một số ma nữ nổi tiếng Nhật Bản (từ trái sang phải): Oiwa trong tranh khắc gỗ 1831 của Hokusai, Okiku trong tranh khắc gỗ 1830 của Hokusai, Okiku trong tranh khắc gỗ 1890 của Yoshitoshi.

Yurei không có một diện mạo cụ thể, vì vốn là do người chết oán niệm mà thành, nhưng có thể đúc kết ra một vài đặc điểm của một yurei điển hình trong văn hóa Nhật. Đó là một mái tóc dài bù xù, bộ dạng xanh xao nhợt nhạt, tay buông thõng, cơ thể bồng bềnh không chân và thường mặc kimono Nhật, đặc biệt là kimono trắng.

Yurei ở Nhật Bản có nhiều tính chất, nhưng chắc chắn "thân thiện" không phải từ đầu tiên được nhắc đến. Yurei nổi tiếng nhất tính đến nay là những hồn ma giận dữ, rất nhiều trong số đó là hoặc từng là phụ nữ. Những truyện ma được nhiều người biết đến thường về phản bội và báo thù.

Thời xưa, phụ nữ có địa vị thấp kém hơn nam giới, khiến họ dễ dàng trở thành mục tiêu cho đủ mọi loại hành vi sai trái như lừa lọc, phản bội và giết hại. Người phụ nữ càng tận tụy và trung thành, oan hồn của họ càng mạnh và càng mong mỏi gây đau khổ cho những kẻ hành hạ. Tóm lại, ý nghĩa của yurei chính là báo thù.

Sự khác biệt về yurei và yokai

Nếu như các nước phương Tây thường hay đánh đồng ma quỷ với các sinh vật bị ám hoặc sinh vật siêu nhiên khác thì ở Nhật Bản chia ra thành hai thuật ngữ rất rõ ràng, yurei và yokai.

Yokai có thể hiểu nôm na là các loài yêu quái, là những tạo vật huyền thoại bước ra từ truyện dân gian và cổ tích, hay nói cách khác là sự nhân cách hóa của bản thân các hiện tượng, nỗ lực gán tên cho những sự việc không thể giải thích. Còn yurei lại là linh hồn của con người, một mình nó có thể gây ra đủ loại hiện tượng, từ tạo ra các tiếng động ghê rợn, những hình ảnh khiếp đảm cho đến tấn công trực tiếp.

Để dễ hiểu hơn thì yurei là ai đó, còn yokai là thứ gì đó. Yurei là một danh từ cụ thể còn yokai là khái niệm tương đối rộng.

Cảnh ma nữ Sadako trèo lên từ miệng giếng và bước ra khỏi màn hình tivi trong bộ phim Ringu (1988) đã khiến người xem ám ảnh.

Một điểm khác biệt cần phải nhắc đến nữa là yokai có thể xuất hiện với điệu bộ và hình tượng tinh nghịch, đáng yêu như trong khắp loạt manga, anime và phim ảnh của Nhật như Pom Poko, Yokai Watch, Kết giới sư, Bách quỷ dạ hành…

Nhưng yurei sẽ xuất hiện rất nhiều trong các bức tranh cổ và không bao giờ dùng để trang hoàng nhà cửa cũng như luôn được nhắc đến trong các bộ phim kinh dị. Đến tận bây giờ, chúng vẫn gieo trong lòng Nhật Bản một nỗi sợ khiếp đảm không thể lí giải nổi.

Văn hóa yurei - nét độc đáo khiến ma quỷ trở nên đặc biệt

Yurei đã đi sâu vào văn hóa Nhật Bản suốt nhiều thế kỷ qua. Từ trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện tivi, điện thoại và Internet, người Nhật từng tìm cách giải trí cho nhau nghe những câu chuyện về yurei, thậm chí sau đó hoạt động này còn hình thành nên một trò chơi khá nguy hiểm.

Vào những đêm mùa hè oi bức, một đám bạn sẽ tụ tập lại và hù dọa nhau bằng những truyện ma cho đến khi mặt trời mọc. Trò chơi này có tên là Hyaku Monogatari, hay còn gọi là Bách Vật Ngữ thường sẽ trở nên ghê rợn sau khi câu chuyện thứ 100 được kể ra và cây nến thứ 100 được thổi tắt.

Ngoài ra vì yurei hình thành từ linh hồn của những con người được cho là có thật trong lịch sử nên được ghi chép tương đối nhiều trong sách vở. Một số tác phẩm văn học và giải trí xuất sắc thuộc hàng đầu Nhật Bản thường là truyện ma. Ví dụ như gần như bất cứ người dân Nhật nào đều cũng từng nghe qua về Oiwa trong Yotsuya Kaidan (Truyện kinh dị Yotsuya), nghe về Okiku, hồn ma đếm đĩa từ Genji Monogatari (Truyện kể Genji)...

Các tác phẩm truyện kinh dị của Nhật như Ringu, Ju-on đều được chuyển thể thành phim, tạo tiếng vang lớn ở Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới đến mức các nhà làm phim Hollywood mua bản quyền và làm lại.

Cuốn sách Yurei Attack tập hợp về 39 hồn ma đáng sợ, các trò chơi dân gian & nhiều địa điểm ma ám rùng rợn ở Nhật. Ảnh: Wings Books.

Yurei Attack là cuốn sách ghi chép và tổng hợp dựa trên nhiều năm nghiên cứu về 39 hồn ma đáng sợ, các trò chơi dân gian và nhiều địa điểm ma ám rùng rợn ở Nhật.

Cuốn sách được chia làm 7 chương, lần lượt giới thiệu các ma nữ nổi tiếng, những truyện về các linh hồn giận dữ, những hồn ma ôm nỗi bi thương và tuyệt vọng, các địa điểm ma ám đáng sợ nhất Nhật Bản, rồi cả các trò chơi tiếp xúc với thế giới linh hồn, một số trường hợp gặp ma nổi tiếng và cuối cùng là viễn cảnh làm sao để linh hồn của chúng ta không trở thành yurei.

Giống như một cuốn từ điển thú vị, cuốn sách đưa người đọc khám phá chi tiết về văn hóa yurei, một mảnh ghép đặc biệt của Nhật Bản khiến cả thế giới phải tò mò và khiếp sợ.

Lâu đài Edinburgh, Scotland

Người ta tin rằng lâu đài Edinburgh chính là nơi có nhiều ma nhất trên thế giới. Lâu đài này được khẳng định luôn xảy ra những hiện tượng kỳ bí. Nhiều du khách đã đến và nói rằng họ đã trải nghiệm hoặc chứng kiến những điều rất kì lạ, chẳng hạn như cảm giác bị kéo lại hay đẩy bởi một lực mạnh. Một số người khác còn khẳng định họ đã thấy ma.

Nhà trọ The Ancient Ram Inn, Anh

Được xây vào năm 1145, nhà trọ này được tin rằng có rất nhiều ma. Tin đồn này được lan truyền khi vào năm 1968, người chủ nhà trọ, John Humphries nói rằng ông đã bị đẩy xuống giường bởi một thế lực huyền bí. Không chỉ vậy, Humphries còn phát hiện ra 2 chiếc đầu lâu trẻ em dưới gầm cầu thang.

Lâu đài Corvin, Romania

Khu vực Transylvania ở trung tâm Rominia chính là một trong những nơi rùng rợn nhất thế giới. Khu vực này gắn liền với giai thoại về bá tước Dracula vì từng bị thống trị bởi tên bạo chúa “khát máu” Vlad, kẻ mà sau này “cha đẻ” cho truyền thuyết ma cà rồng. Bóng dáng của Vlad đã nhiều lần bị bắt gặp lảng vảng trong lâu đài, theo đó là những thực thể được cho là giống như ma cà rồng.

Tu viện St Agnes, Cộng Hòa Séc

Thành phố Prague từ lâu đã nổi tiếng với những ma thuật cũng như thật giả kim, và địa điểm rùng rợn nhất thành phố không đâu khác tu viện St Agnes. Được thành lập vào năm 1231, tu viện đáng sợ này bị đồn đoán là bị ám bởi hồn ma của một nữ tu bị sát hại. Theo như lời đồn, vị nữ tu thường lang thang trong khuôn viên tu viện với khuôn mặt đẫm máu.

Đảo Achill, Ireland

Hòn đảo của Ireland hiện có hơn 100 căn nhà bị bỏ hoang và những căn nhà đó được cho là nơi cư ngụ của những hồn ma.

Pháo đài Akershus Festning, Na Uy

Pháo đài này là một thành trì “bất khả xâm phạm” của thành phố Oslo vào thế kỉ 13. Nhưng kể từ lúc trở thành nhà tù, căn cứ của Đức vào Thế chiến II, nơi này đã bị đồn thổi bị ám bởi vô số ma quỷ, trong đó nổi tiếng nhất là Con chó canh cửa “địa ngục” Malcanisen. Bất kì ai nhìn thấy nó sẽ có cái chết vô cùng đau đớn trong vòng 3 tháng.

Khu phức hợp Lawang Sewu, Indonesia

Khu phức hợp này được xây nên bởi thực dân Hà Lan, nhưng đã bị chiếm đóng bởi quân đội Nhật vào năm 1945 và trở thành trại tập trung tù binh. Những tù nhân đã bị tra khảo, tra tấn tàn nhẫn và bị hành quyết suốt một thời gian dài. Hiện nay, địa điểm này được cho là có nhiều ma ám nhất ở Indonesia, và du khách thường tập trung về đây để mong thấy được những hồn ma lảng vảng trên hành lang khu phức hợp.

Lâu đài Good Hope, Nam Phi

Được xây vào khoảng giữa những năm 1666 và 1679, đây là tòa lâu đài lâu đời nhất của chế độ thực dân trên đất Nam Phi. Nó cũng được biết đến là nơi có rất nhiều ma ám. Từng được đưa vào sử dụng như nhà tù, lâu đài hiện tại vẫn bị đồn thổi là bị ám bởi những người tù binh.

Đảo búp bê, Mexico

Hòn đảo nhỏ trên hồ Xochimilco ở Mexico này được tin là một trong những điểm nhiều ma nhất thành phố. Rất nhiều con búp bê nhựa treo lơ lửng trên những cành cây trên hòn đảo, với đôi mắt của chúng luôn chăm chăm đờ đẫn vào khoảng không vô định. Nhiều con búp bê đã bị tróc sơn, mất đầu hay tứ chi. Du khách cũng khẳng định rằng họ đã nhìn thấy những con búp bê biết mở mắt và nói chuyện.

Nhà tù Eastern State Penitentiary, Mỹ

Nhà tù bị bỏ hoang từ năm 1971 ở Philadelphia, Pennsylvania này từng được ghi lại vô số hiện tượng kì bí. Từ bóng người bí ẩn thi hoảng xuất hiện trên tòa tháp canh gác, đến những tiếng động bí ẩn như tiếng bước chân, tiếng cười nói hay tiếng cửa đóng ầm ầm. Ngày nay, nhà tù này đã trở thành một trong những điểm tham quan rùng rợn thu hút khách du lịch được mở cửa suốt các ngày trong năm.

Khách sạn Banff Springs, Canada

Tọa lạc tại trung tâm công viên quốc gia Banff, khách sạn sang trọng này là một trong những điểm ma ám ở Bắc Mỹ. Trong suốt 125 năm từ ngày thành lập, khách sạn này đã dính nhiều tin đồn về những hiện tượng huyền bí. Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất là việc một cô dâu đã ngã cầu thang chết trong khi đang hoảng loạn vì chiếc váy cưới bị bắt lửa. Một giai thoại nổi tiếng khác là một gia đình đã bị ám sát tại phòng 873, và từ đó về sau, căn phòng này mãi mãi bị khóa kín cửa.

Video liên quan

Chủ đề