Có thai bao lâu thì có hiện tượng buồn nôn

Chóng mặt buồn nôn có phải có thai? Đây có thể là một trong những dấu hiệu mang thai nhưng chưa thể cho bạn câu trả lời chính xác.

Trên thực tế, các dấu hiệu mang thai sẽ có sự khác nhau đối với từng mẹ bầu. Có những chị em sẽ cảm thấy cơ thể thay đổi nhanh chóng ngay trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Thế nhưng vẫn có trường hợp mẹ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho đến vài tháng sau khi thụ thai. Vì vậy, để xác định kết quả bạn có mang thai hay không thì phương pháp chính xác nhất là dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện làm xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hCG và siêu âm thai.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chưa có thời gian làm xét nghiệm và đang muốn dự đoán xem mình đã mang thai hay chưa khi có dấu hiệu chóng mặt buồn nôn thì có thể tìm câu trả lời nhanh nhất qua bài viết sau của Hello Bacsi.

Chóng mặt buồn nôn có phải có thai? Kiểm tra ngay 8 dấu hiệu mang thai phổ biến

Nhiều chị em thắc mắc chóng mặt buồn nôn có phải có thai? Đây có thể là một trong những dấu hiệu mang thai sau khi quan hệ mà không dùng biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang bầu không chỉ cảm thấy chóng mặt buồn nôn mà còn có nhiều dấu hiệu khác rõ ràng hơn. Kiểm tra ngay xem bạn có 8 dấu hiệu mang thai thường gặp nhất sau đây không nhé!

1. Trễ kinh nguyệt

Dấu hiệu mang thai phổ biến và rõ ràng nhất đó là bạn bị trễ kinh. Nguyên nhân là vì quá trình thụ thai sẽ sản xuất ra hormone làm ngừng sự rụng trứng và bong lớp niêm mạc tử cung. Điều này có nghĩa là chu kỳ kinh của bạn đã tạm dừng và sẽ quay trở lại sau khi sinh con được một thời gian.

Tuy nhiên, trễ kinh không phải lúc nào cũng là dấu hiệu mang thai. Bạn cũng có thể bị trễ kinh do căng thẳng, ăn kiêng, tập thể dục quá mức, mất cân bằng hormone hoặc do kinh nguyệt không đều.

2. Ốm nghén vào buổi sáng

Mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai đều ốm nghén vào buổi sáng nhưng thực tế là tình trạng này vẫn có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ốm nghén cũng là dấu hiệu rất sớm giúp chị em biết mình đã thụ thai.

Thực tế cho thấy có nhiều mẹ bầu đã cảm thấy buồn nôn khi thai nhi chỉ mới 2 tuần tuổi hoặc là trong 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén sẽ có sự khác nhau đối với từng phụ nữ. Không phải mẹ bầu nào cũng cảm thấy buồn nôn hoặc có những mẹ chỉ buồn nôn mà không nôn.

Mặc dù ốm nghén khi mang thai là bình thường nhưng nếu bạn bị mất nước do nôn nhiều thì nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ nhé.

3. Mệt mỏi

Nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong giai đoạn đầu mang thai. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lượng hormone progesterone tăng cao. Tương tự như các dấu hiệu mang thai khác, cảm giác mệt mỏi có xu hướng giảm đi trong tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể quay trở lại trong tam cá nguyệt thứ 3 của nhiều mẹ bầu.

4. Đi vệ sinh thường xuyên

Trước khi trễ kinh, bạn có thể nhận thấy mình phải đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này xảy ra bởi vì lượng máu cung cấp cho cơ thể đang tăng lên khi bạn mang thai. Từ đó khiến thận phải lọc máu nhiều hơn để loại bỏ chất thải dư thừa thông qua nước tiểu. Nói cách khác, mang thai khiến bạn có nhiều máu hơn và càng nhiều máu trong cơ thể thì bạn sẽ càng đi tiểu nhiều hơn.

5. Ngực sưng to và mềm

Khi mang thai, ngực của phụ nữ thường trở nên mềm hơn khi chạm vào. Đồng thời, cảm giác ngực căng và đau khá giống với khi bạn sắp có kinh. Thế nhưng, điểm khác biệt là nhũ hoa khi mang thai có thể trở nên to hơn và sẫm màu.

Theo thời gian, mẹ sẽ nhận ra ngực nở lớn hơn và cần thay đổi kích thước áo ngực. Ngoài ra, cảm giác đau nhức ngực khi mang thai cũng không quá đáng lo vì sự khó chịu sẽ giảm dần khi cơ thể mẹ bắt đầu quen với việc thay đổi nội tiết tố.

6. Nhức đầu và chóng mặt

Đối với thắc mắc chóng mặt buồn nôn có phải có thai? Câu trả lời gần như là có nếu trước đó bạn quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai và đang gặp nhiều dấu hiệu mang thai kể trên.

Trong đó, nhức đầu và cảm giác choáng váng, chóng mặt là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tình trạng này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và lượng máu ngày càng tăng của bạn khi mang thai.

7. Chảy máu (Máu báo thai)

Máu báo thai từ âm đạo chảy ra khá ít với vài đốm màu hồng hoặc nâu bám trên quần lót là một trong những dấu hiệu mang thai bạn cần lưu ý.

Máu báo thai xuất hiện đồng nghĩa với việc phôi thai đã bám vào tử cung thành công. Thông thường, chị em sẽ bị chảy một chút máu sau khi quá trình thụ thai diễn ra được 8 – 12 ngày hoặc từ ngày thứ 2 – 7 trước chu kỳ kinh (dự kiến) tiếp theo.

Tuy nhiên, không phải ai có bầu cũng có máu báo thai và tình trạng này cũng khiến chị em dễ nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Vì vậy, bạn nên để ý đến thời gian chảy máu và lượng máu chảy ra. Nếu lượng máu chỉ là vài giọt và không kéo dài quá 2 ngày thì khả năng cao đó là máu báo thai.

8. Thường xuyên đói bụng và nhạy cảm với mùi thức ăn

Việc ăn uống có thể trở nên phức tạp trong thời kỳ đầu mang thai. Một số mẹ bầu thường xuyên đói bụng và bắt đầu thèm ăn một vài món mà trước đây mình không thích. Trong khi một số món ăn vốn dĩ bình thường hoặc hấp dẫn nhưng khi mang thai bạn lại cảm thấy hương vị ấy khó chịu. Đây là tình trạng khó lý giải nhưng là một trong những dấu hiệu mang thai khá điển hình.

Chóng mặt buồn nôn có phải có thai? Nếu câu trả lời là không

Mặc dù vấn đề chóng mặt buồn nôn có phải có thai hay không là điều bạn đang quan tâm. Thế nhưng câu trả lời không phải lúc nào cũng là có vì đây là một biểu hiện dễ nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe khác như suy nhược cơ thể, kiệt sức, bệnh tiêu hóa, thiếu máu…

Tương tự như vậy, một số tình trạng khác, chẳng hạn như trễ kinh không phải lúc nào cũng là do bạn mang thai mà có thể là do căng thẳng hoặc kinh nguyệt không đều.

Nói tóm lại, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng phụ nữ mà đôi khi các dấu hiệu mang thai thường khó phân biệt và không thể dự đoán. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện thử máu hay siêu âm để có câu trả lời chính xác nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nôn và buồn nôn là vấn đề thường gặp nhất trong thời kỳ mang thai

Tại sao bà bầu hay bị buồn nôn, nôn?

Hiện tượng phụ nữ nôn và buồn nôn trong thời kỳ mang thai được gọi là ốm nghén. Hiện tượng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày nhưng thường gặp nhất vào buổi sáng. Phụ nữ mang thai thường cảm thấy buồn nôn ngay sau khi thức dậy, có thể biến mất ngay sau đó. Một số phụ nữ chỉ có cảm giác buồn nôn trong khi một số khác bị nôn mửa. Điều này xảy ra do nhiều lý do, gồm:

- Sự gia tăng hormone hCG trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dẫn đến nôn và buồn nôn.

- Tăng các hormone khác như estrogen cũng có thể liên quan với cảm giác buồn nôn và nôn.

- phụ nữ mang thai nhạy cảm hơn với mùi vị và điều này có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.

- Trong thời gian mang thai, đường tiêu hóa của phụ nữ cũng trở nên rất nhạy cảm. Đây cũng là một nguyên nhân khác gây nôn và buồn nôn.

Khi nào phụ nữ mang thai bắt đầu nôn và buồn nôn?

Bà bầu bắt đầu cảm thấy buồn nôn khi mang thai được khoảng 4 - 6 tuần, thậm chí trước cả khi họ biết mình đã có thai. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và bắt đầu giảm bớt các triệu chứng sau khoảng 14 - 16 tuần thai. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp phụ nữ mang thai cảm thấy buồn nôn và nôn mửa trong suốt thai kỳ.

Khi nào bà bầu nên lo lắng về nôn và buồn nôn?

Nôn mửa nặng có thể gây mất nước, thiếu vitamin và khoáng chất

Nôn mửa và buồn nôn có thể khiến bạn không thể ăn một số loại thực phẩm nhất định. Trong những trường hợp nặng, nôn mửa sẽ khiến bà bầu không thể ăn được bất cứ thứ gì dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất, thậm chí có thể dẫn đến việc giảm cân, mất nước. Bởi vậy, nếu bị nôn quá nhiều, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để có giải pháp khắc phục.

Làm thế nào để giảm cảm giác buồn nôn vào buổi sáng?

Để thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng, giúp đáp ứng nhu cầu tăng cao về dưỡng chất trong thai kỳ.

Nếu cảm giác buồn nôn vào buổi sáng đang ảnh hưởng đến cuộc sống và khiến bà bầu không thể ăn được thì dưới đây là một vài cách đơn giản để đối phó:

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện khi bà bầu đói. Do đó, hãy cố gắng chia nhỏ các bữa ăn để không bị đói, từ đó không còn cảm giác buồn nôn.

- Lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa: Mì ống và bánh mì là những thực phẩm dễ tiêu hóa và có khả năng ức chế cảm giác buồn nôn. Ăn chúng vào buổi sáng không chỉ giúp ngăn ngừa cảm giác buồn nôn mà còn cung cấp đủ năng lượng cho bà bầu.

Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)

Gợi ý thực phẩm chức năng PreIQ tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và bà bầu:

Thực phẩm chức năng PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ.

TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Vui lòng truy cập website www.preiq.vn hoặc gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Video liên quan

Chủ đề