Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

Biên phòng - Nghệ thuật đẽo tượng nhà mồ Tây Nguyên, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo không dễ giữ gìn và truyền dạy đang xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống dùng để trang trí sân vườn, cảnh quan. Đây có phải là xu hướng tốt để bảo tồn văn hóa hay không?

Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì
Một nhà hàng tại thành phố Pleiku, Gia Lai đặt tượng gỗ ở không gian ngoài trời. Ảnh: TTH

Nghệ nhân Ksor H’nao, người đẽo tượng nhà mồ nổi tiếng làm ra những bức tượng như có linh hồn ở làng Kép, thành phố Pleiku, Gia Lai bày tỏ quan điểm: “Việc người ta yêu thích tượng nhà mồ, biến nghệ thuật dân gian mang tính tâm linh này trở thành thú chơi là một cách giữ lại nghệ thuật. Bây giờ lễ bỏ mả người ta cũng không còn làm lễ to như xưa nữa, người biết đẽo tượng ngày càng ít. Không truyền bá rộng rãi để nhiều người biết đến sợ là nghệ thuật này sẽ biến mất”.

Nghệ thuật đẽo tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai vùng Tây Nguyên vốn là một nghi thức thường có trong lễ bỏ mả của họ. Giống như nghệ thuật cắt giấy, làm nhà táng, vẽ tranh thờ... của các dân tộc khác, việc đẽo tượng nhà mồ thường không được tổ chức ngoài quy mô của một lễ tang ma.

Nguyên thủy, người đẽo tượng và thân quyến của người đã khuất muốn làm lễ bỏ mả cần phải chuẩn bị nhiều công đoạn trong đó có việc đẽo tượng nhà mồ một cách bí mật. Họ cùng nhau đẽo tượng khoảng 1 tháng trước khi diễn ra lễ bỏ mả. Sau đó, chuyển tượng đến ngôi mả làm lễ, dựng tượng, cúng bỏ mả và đoạn tuyệt với ngôi mộ, không thờ cúng nữa sau 3 năm đoạn tang.

Như vậy, tượng nhà mồ giống như hình tượng của người, của thú, của vạn vật cây cỏ mà người thân của người đã khuất để lại bầu bạn với người dưới mộ. Vì vậy, việc đẽo tượng là việc nghĩa tình, thường làm không công, hoặc các thầy cúng kiêm luôn việc đẽo tượng. Không ai để ý phán xét những bức tượng gỗ đẹp xấu, vô hồn hay biểu cảm, cũng rất ít bàn soạn các quan điểm về chúng. Bởi đó là việc gắn với đời sống tâm linh của nhiều dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Đáp ứng việc nghiên cứu giữ gìn văn hóa truyền thống, nghệ thuật đẽo tượng nhà mồ gần như được hồi sinh mạnh mẽ sau một thời gian mai một, thất truyền. Những nghệ nhân biết đẽo tượng và hiểu được nghệ thuật này còn lại rất ít. Vì vậy, tượng nhà mồ càng hiếm, hiếm nữa thì trở nên đắt đỏ, gây tò mò và dấy lên việc sưu tầm, gìn giữ.

Một thập kỷ đã trôi qua đánh dấu việc tượng nhà mồ không còn ở nhà mồ nữa mà đã tràn ra các không gian công cộng, khu du lịch, quán cà phê, nhà hàng, bảo tàng, sân vườn các gia đình. Tại các thành phố trung tâm đô thị của khu vực Tây Nguyên như Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt... hầu như quán xá, nơi đông người đều có trưng bày và trang trí tượng gỗ phong cách tượng nhà mồ.

Những người sưu tầm, đặt làm tượng gỗ cho cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê của mình đều cho rằng, họ bị cuốn hút bởi những bức tượng gỗ xù xì, đậm chất truyền thống nên bắt kịp xu hướng trang trí không gian này. Mặt khác, trang trí sân vườn và không gian ngoài trời bằng tượng gỗ dạng này đều mang lại hiệu ứng tốt về mặt thẩm mĩ.

Tượng gỗ rất dễ phối hợp với thảm cây xanh và các công trình, các mảng miếng chi tiết, khối trang trí bằng gỗ khác. Tượng gỗ mang lại vẻ thân thiện với môi trường và có một giá trị đặc biệt khiến những không gian sân vườn trở thành những câu chuyện kể thú vị. Hình ảnh của đại ngàn, của bề dày truyền thống dân tộc, nhân sinh quan của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên được tái hiện lại chỉ bằng các khối tượng gỗ vô tri. Có vẻ như xu hướng này sẽ ngày càng phát triển và không có trở ngại nào.

Tuy nhiên, các nghệ nhân đồng tình với việc tượng gỗ được phổ rộng bằng cách đời sống hóa nó thì cũng chính là những người lo ngại rằng, giá trị truyền thống của tượng gỗ sẽ mất đi, mai một và tệ hơn là nó sẽ biến hình ra một dạng nào đó, phá cái nguyên gốc, pha tạp nhiều thứ đương đại không thể kiểm soát. May mắn là tượng gỗ Tây Nguyên không dễ bị phá hỏng như thế. Bằng chứng là không phải ai biết đẽo tượng cũng có thể trao cho bức tượng một vẻ đẹp sống động.

Đẽo tượng gỗ phải đẽo bằng rìu, nghe đã khó luôn từ ban đầu. Người truyền dạy ít, người yêu thích và kiên trì để học cũng ít. Đã học rồi không phải ai cũng thành công. Các khu du lịch muốn có một vườn tượng thường phải năn nỉ mời các nghệ nhân về ở cả tháng, bồi dưỡng nhiều thù lao và dành không gian, thời gian để các nghệ nhân mặc sức sáng tạo thì mới có một vườn tượng như ý.

Những người hiểu biết về tượng gỗ không dùng các loại máy cưa cắt mài hiện đại, mà dùng rìu thủ công. Các vết đẽo gọt phải thô mộc, không được mài nhẵn, không sơn bóng. Tượng gỗ phải có hồn vía của núi rừng Tây Nguyên, nếu mài gọt bằng máy thì chỉ làm ra những món đồ như đồ gỗ trang trí rẻ tiền mà thôi, không có hồn vía, không có cảm xúc và như vậy cũng không phải tượng gỗ Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa, du lịch ở Tây Nguyên ngày càng phát triển, cảnh quan được tu bổ ở cả thành thị và nông thôn ngày càng mang một vẻ đẹp chỉn chu, sạch sẽ. Tượng gỗ dần ít đi ở nhà mồ, nhiều lên ở sân vườn, cảnh quan là một xu hướng đáng chú ý.

So với việc đắp các bức tượng khổng lồ bằng bê tông, dựng các nhân vật mà người bản địa chẳng biết là ai như ở các khu du lịch hiện nay, đưa tượng gỗ Tây Nguyên vào cảnh quan sân vườn, nơi công cộng, không gian sống là một xu hướng mới mẻ, thẩm mỹ, hòa nhuyễn với môi trường, phù hợp với mục tiêu sống xanh, lập làng sinh thái, khu dân cư văn hóa.

Cuộc chơi tượng gỗ sân vườn cũng không dành cho người không hiểu biết về văn hóa dân tộc và nghệ thuật dân gian. Chưa kể đối với một đất nước nhiệt đới mưa nhiều như Việt Nam, tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ đặt ngoài trời nhanh chóng phải thay mới, phải giữ gìn. Vượt lên trên tất cả các yếu tố đó, tượng gỗ Tây Nguyên là những tác phẩm nghệ thuật dân gian giàu cảm xúc, giàu suy tưởng đối với một thời đại nhiều sắc thái của chúng ta hiện nay.

Thúy Hằng

Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì
Tượng nhà mồ là nét văn hóa tâm linh đặc sắc ở Tây Nguyên.

Tượng nhà mồ được các nghệ nhân chế tác ở thời điểm diễn ra lễ bỏ mả với mục đích phục vụ người đã khuất. Theo quan niệm tâm linh của đồng bào Tây Nguyên, từ một đứa trẻ sinh ra cho đến khi mất đi, phải trải qua các nghi lễ: Thổi tai, Cà răng căng tai, Trưởng thành.

Lúc lập gia đình thì làm lễ “Trao vòng”, khi già thì làm lễ “M’Pú”, lúc mất đi làm lễ “Atâu”. Cuối cùng khi muốn chia tay vĩnh viễn với người chết thì làm lễ “Pơ thi” - bỏ mả.

Bốn nhóm tượng nhà mồ

Bỏ mả là một trong những nghi lễ độc đáo nhất của người Tây Nguyên, thể hiện lối ứng xử tốt đẹp của người sống với người chết. Trong những ngày này, người sống ăn bữa cộng cảm cuối cùng với người chết, để rồi lưu luyến tiễn đưa linh hồn về thế giới bên kia.

Từ khi chôn cất đến khi làm lễ bỏ mả không quy định thời gian cụ thể, có khi chỉ một vài năm hoặc lâu hơn. Trước khi tiến hành lễ bỏ mả, mọi người phải chuẩn bị rất chu đáo: Trâu, bò, rượu, gạo... phục vụ buổi lễ. Bên cạnh đó, nghệ nhân cũng được mời đến để dựng nhà mồ và tạc tượng cho người chết.

Tất cả những gì người sống cúng cho người chết ngày bỏ mả đều trở thành tài sản của người đã khuất. Vì vậy, người sống sẽ tái hiện các sự vật, hoạt động đời thường qua các bức tượng nhà mồ để chia sẻ, bầu bạn với người đã khuất ở thế giới bên kia.

Nhiều năm khảo sát và nghiên cứu văn hóa – nghệ thuật tượng nhà mồ, nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho hay, công đoạn tạc tượng nhà mồ là một công việc quan trọng nhất trong lễ bỏ mả. Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer (Bana, Cơ Tu…) và người Jrai phổ biến tạc tượng nhà mồ qua nhiều thế hệ. Chỉ trừ nhóm Mnông (gồm Mnông, Mạ, K’Ho…) ở phía Nam Tây Nguyên không thấy có tượng nhà mồ. Đa số các tộc người còn lại có loại hình nghệ thuật điêu khắc dân gian này.

Tượng nhà mồ có nhiều loại hình với nội dung thể hiện khác nhau. Các nhà nghiên cứu cứu văn hóa chia làm 4 nhóm chính: Nhóm sinh tồn, nhớ thương, sinh hoạt và nhóm tượng thú vật. Nhóm tượng gỗ sinh tồn biểu hiện cặp nam nữ giao phối, tượng đàn bà chửa, nam nữ khoe bộ phận sinh dục… được thể hiện cách chân thực, tự nhiên của con người.

Nhóm tượng nhớ thương là tượng người ôm mặt khóc thường được đặt bốn góc của nhà mồ, thể hiện nỗi đau thương của người sống đối với người chết. Nhóm tượng sinh hoạt gồm con trai, con gái, người địu con, múa trống, giã gạo… thể hiện sinh hoạt hằng ngày mà họ vẫn làm. Cuối cùng là nhóm tượng thú vật, như khỉ, trâu, bò, rắn, hổ… được tạc ra và đặt xen kẽ vào nhóm tượng khác cũng cùng chung mục đích phục vụ người chết.

Độc đáo nghệ thuật tạc tượng

Nghệ nhân Rơ Châm Uek ở Chư Pah (Gia Lai) cho biết, tượng nhà mồ đều được chế tác bằng chất liệu gỗ và đa phần được để ngoài trời, nên người thợ phải chọn những loại gỗ tốt, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Do đó, các dân tộc ở Tây Nguyên thường dùng các loại gỗ cứng như: Cẩm lai, hương, gụ. Sau này khi gỗ quý khan hiếm thì những loại gỗ như: Mít, muồng, bồ kết, vông… được sử dụng thay thế, cộng thêm mỡ bôi bên ngoài bảo vệ bức tượng tồn tại lâu dài hơn.

Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì
Tượng nhà mồ được xem như “người bạn” của người đã khuất. 

Sau khi tìm được gỗ, nghệ nhân chặt gỗ ra từng khúc bằng rìu lớn, mãi sau này mới thay thế bằng cưa. Khúc gỗ phải có một đầu phẳng để khi tạc xong, tượng có thể đứng được. Nghệ nhân sẽ ước lượng chiều dài, độ tròn để xem khúc gỗ ấy có thể làm tượng gì cho phù hợp.

Nếu gỗ có đường vành thân to thì làm tượng kép, tượng đôi như: Mẹ địu con sau lưng, trước bụng, tượng mẹ cõng con trên vai, tượng đôi trai gái yêu nhau hay cha cõng con. Nếu gỗ có đường kính vành thân nhỏ thì làm tượng đơn. Nghệ nhân thường chọn những đoạn gỗ ngắn để làm tượng thú cho phù hợp.

Bước tiếp theo, nghệ nhân sẽ dùng rìu để vạt bỏ những phần gỗ thừa để tạo hình cho tượng gồm phần đầu, thân, đế. Lúc này, tượng mang hình dáng thô mộc với khối tròn và những nhát vạt thẳng, nhưng nhìn vào có thể thấy vóc dáng của tượng sắp thành hình. Từ lúc này, nghệ nhân mới dùng rìu nhỏ và dao để đục đẽo những nét tỉ mỉ trên thân tượng để tạo độ cong của tay chân và các tư thế.

Tượng nhà mồ có thể do một người trực tiếp làm hoặc một nhóm người (từ 2 đến 5 nghệ nhân) cùng thực hiện. Mỗi người được phân công đẽo chạm một nét, một bộ phận trên thân tượng. Công phu nhất là tạc các nét biểu cảm trên khuôn mặt, phần việc này được làm sau cùng, khi tư thế của tượng đã được định hình tương đối hoàn chỉnh.

Chỉ có những nghệ nhân tay nghề cao mới trực tiếp làm các chi tiết trên khuôn mặt. Sau khi đã xong về hình khối, đường nét chi tiết, nghệ nhân lại dùng rìu nhỏ để loại bỏ tất cả những phần gỗ thừa để tượng được trơn láng, tinh xảo hơn.

Thời gian tạc tượng ngắn nhất khoảng 3 - 5 ngày, hoặc lâu hơn tùy vào quy mô của tượng. Tạc tượng nhà mồ đòi hỏi quá trình lao động nghiêm túc và cần mẫn, nghệ nhân phải nhiều lần thực hành thì mới có thể tạo ra một bức tượng đẹp.

Tượng nhà mồ là nét văn hóa tâm linh đặc sắc ở Tây Nguyên. Thế nhưng, giới văn hóa lo ngại không biết nghệ thuật điêu khắc này sẽ còn tồn tại trong bao lâu, khi buôn làng Tây Nguyên ngày càng đổi thay.

Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng khẳng định, tượng nhà mồ không chỉ phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian, mà còn truyền tải thông tin mang tính cộng đồng. Tượng nhà mồ ra đời từ thiên nhiên, để rồi hòa quyện vào đất trời. Những tượng này như mối dây liên kết, không mang lại cảm giác sợ hãi hay cách biệt mà tạo cho người sống cảm giác gần gũi và thân quen./.

Trần Hòa

  • Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

    Trung tâm Xử lý tin giả (VAFC) cho biết có một số tài khoản facebook đã tạo tin giả về người chết do COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Min

  • Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

    Một triển lãm giới thiệu những bức ảnh phong cảnh Italia và Việt Nam, hướng tới sự hiểu biết và tôn trọng môi trường sống, bảo vệ môi trường sống dưới những...

  • Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

    Festival Việt Nam với hình ảnh độc đáo từ những tà áo dài, chiếc nón lá và ẩm thực của Việt Nam diễn ra tại trung tâm thị trấn La Plagne Tarentaise, một trong...

  • Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

    Nhà hát Tuồng Việt Nam và Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc là hai đơn vị được lựa chọn đầu tiên để triển khai hình thức Nhà hát truyền hình, Nhà hát...

  • Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

    Nếu một bức ảnh đã qua chỉnh sửa, khiến diện mạo và dáng vóc của người trong ảnh không giống ngoài đời thực, mà người đăng ảnh lại không hề thông báo, đó là......

  • Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

    Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa công bố thể lệ Cuộc thi thiết kế Logo, nhãn hiệu công nhận và bộ nhận diện “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam”.

Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì

Phần lớn tượng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là tượng gì