Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6

                                                           MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

1. Mở đầu

2-3

2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

4-12

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,đồng nghiệp và nhà trường

12 - 13

3. Kết luận,  kiến nghị

14- 15


                                 1. MỞ ĐẦU.

1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

          Toán hc là mt trong nhng môn khoa hc có nhiu ng dng trong các lĩnh vc ca đời sng như: Kinh tế, xây dng, … .Vì vy, những kiến thc đầu tiên cơ bn v s là nn tng giúp các em học sinh  hc tt nhng môn hc khác. Tuy nhiên, với các em học sinh lớp 6, do mới chuyển cấp nên các em rất nhều bỡ ngỡ  với phương pháp dạy và học ở THCS. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới cũng như phương pháp vận dụng  kiến thức để giải bài tập.

          Đặc biệt  trong quá trình học Toán, học sinh thường mắc những sai lầm cho dù sai lầm đó thường xảy ra hoặc có thể xảy ra điều đáng tiếc cho bản thân học sinh và người dạy. Nếu trong quá trình học  học sinh không được phát hiện và uốn nắn kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Vì vậy trong quá trình dạy học,  người dạy cần phát hiện kịp thời các sai lầm hoặc đưa ra những  tình huống sai lầm  mà học sinh dễ mắc phải, từ đó chỉ ra và phân tích cho các em thấy được chỗ sai lầm, điều đó điều đó sẽ giúp cho các em không những khắc phục được sai lầm mà còn hiểu kĩ hơn bài mình đang học. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy toán là tìm hiểu, nghiên cứu những mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu, có như vậy mới giúp được tất cả học sinh phát triển và mọi học sinh đều nắm được kiến thức cơ bản, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo nhân tài ngay từ những năm đầu bậc THCS.

           Chính vì thế trong khi trực tiếp giảng dạy bộ môn toán 6, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của đồng bạn và đồng nghiệp. Tôi đã đúc kết, tổng hợp những sai lầm thường gặp của học sinh trong quá trình dạy học, để viết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số lỗi  thường gặp của học sinh khi học chương I số học 6 và biện pháp khắc phục”

1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

          Với đề tài này, tôi mong muốn  khi dạy chương I- Số học  cho học sinh lớp 6 giáo viên có thể bao quát được những sai lầm học sinh thường mắc phải, từ đó kịp thời uốn nắn cho học sinh để các em không mắc những sai làm đáng tiếc trong quá trình học.  Nhằm nâng cao chất lượng học toán đại trà cho học sinh lớp 6.

1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

     Đối tượng học sinh  đại trà lớp 6 trường  THCS Quảng Đức.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi  đã vận dụng các  phương pháp nghiên cứu đã học như: Phương pháp đổi mới “ Lấy học sinh làm trung tâm”. Lấy SGK, SGV , tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng... làm cơ sở lí luận cho đề tài. Từ đó hệ thống hóa tài liệu, đối chiếu, nghiên cứu thêm nhiều các tài liệu có liên quan để chọn loc những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm tư liệu mới, chính xác nhất, học hỏi thêm những kinh nghiệm của đồng nghiệp và những người đi trước làm kinh nghiệm cho bản thân.


2. NỘI  DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH  NGHIỆM:

   Các nội dung kiến thức trong chương  I- Môn số học 6

+ Tập hợp. Phần tử của tập hợp.

+ Tập hợp các số thụ nhiên; ghi số tự nhiên

+ Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con.

+ Phép cộng và phép nhân .

 + Phép trừ và phép chia.

+ Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

+  Chia hai lũy  thừa cùng cơ số.

+ Thứ tự thực hiện các phép tính.

+ Tính chất chia hết của một tổng.

+ Dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5; cho 3; cho 9.

+ Ước và bội.

+Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố.

+ Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

+ Ước chung và bội chung.

+ Ước chung lớn nhất.

+ Bội chung nhỏ nhất.

2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN  KINH NGHIỆM:

      - Trong quá trình học toán,học sinh hiểu phần lý thuyết có khi chưa chắc chắn hoặc còn mơ hồ về các định nghĩa, các khái niệm, các công thức…nên thường dẫn đến sai lầm khi làm bài tập.

        - Có những dạng bài tập, nếu học sinh không chú tâm để ý hay chủ quan xem nhẹ hoặc làm theo cảm nhận tương tự là có thể vấp phải sai lầm.

         - Đa số học sinh cảm thấy khó học phần định nghĩa, khái niệm mà đây lại là vấn đề quan trọng yêu cầu học sinh phải nắm và hiểu được trước khi làm bài tập, còn học sinh có tư tưởng chờ làm bài tập rồi mới hiểu kĩ hơn về các định nghĩa,khái niệm đó, nên dễ dẫn đến sai lầm.

         - Bản thân học sinh lại rất lười nhác trong việc đọc- hiểu các định nghĩa, khái niệm, nên trong quá trình giải bài tập gặp rất nhiều khó khăn và hay dễ mắc phải những lỗi sai.

         - Những biểu hiện sai sót của học sinh thường mắc phải là:

+ Sử dụng sai kí hiệu toán học.

+ Sai sót do cẩu thả, thiếu cẩn thận , tùy tiện trong trình bày.

+Sai sót do thiếu lập luận, không lập luận hoặc  lập luận không căn cứ.

2.3.CÁC GIẢI PHÁP SỬ SỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

      Dưới đây là những sai lầm thường gặp của học sinh ở một số bài học trong chương I- Số học 6.

2.3.1. Trong bài  “ Tập hợp. Phần tử của tập”

       Khi gặp bài toán : Điền kí hiệu  

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
 vào chỗ trống:  2 …. N  ;  {2} …. N ;  1,5 …. N

           Nhiều HS có thể điền sai là:   {2}

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
 N;   2
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
N.

*Nguyên nhân sai lầm:

      Do học sinh chưa hiểu rõ quan hệ giữa phần tử với tập hợp và tập hợp với tập hợp,chưa xác định được đâu là phần tử,đâu là tập hợp. Để dùng kí hiệu cho đúng của dạng bài tập này.

 *Biện pháp khắc phục:

      Giáo viên chỉ cần chỉ cho học sinh quan hệ giữa phần tử với tập hợp chỉ dùng kí hiệu

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
;còn quan hệ giữa tập hợp với tập hợp là dùng kí hiệu
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
 và chỉ cho học sinh thấy các phần tử nằm trong hai dấu ngoặc nhọn là một tập hợp.

2.3.2. Trong bài  “ Số phần tử của một tập hợp”.

Học sinh thường mắc  các sai lầm sau:

Sai lầm 1:   Khi gặp bài toán tìm số phần tử của tập hợp. A=

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
, học sinh thường trả lời có vô số phần tử.

* Nguyên nhân: Do học  sinh  thấy tập hợp  có nhiều phần tử nên khẳng định tập hợp có vô số phần tử.

* Biện pháp khắc phục: Giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh tập hợp có nhiều phần thử khác nhau với vô số phần tử. Trong tập hợp A trên mặc dù có nhiều phần tử nhưng ta vẫn xác định được số phần tử của nó thông qua công thức SGK đã giới thiệu trong bài tập 21(SGK) nên  không thể khẳng định là tập hợp A có vô số phần tử được.

Sai lầm 2: Học sinh nhầm giữa tập hợp A =

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
 với tập hợp
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6

*  Nguyên nhân: Học sinh cho rằng tập hợp

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
 không có phần tử nào nên nó cũng giống như tập hợp có phần tử 0.

* Biện pháp khắc phục: Giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh tập hợp

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
là tập hợp không có phần tử nào, còn tập hợp A =
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
 là tập hợp có một phần tử đó là phần tử 0. Hai tập hợp này hoàn toàn khác nhau.

Sai lầm 3: Khi gặp bài toán tìm tất cả các tập hợp con của tập hợp

A=

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
học sinh trả lời: Các tập hợp con của tập hợp A là:
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
.

* Nguyên nhân:  Học sinh không nhớ rằng tập hợp A và tập

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
 cũng là tập hợp con của tập  hợp A.

* Biện pháp khắc phục: Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh nhớ rằng với mọi  tập  hợp A thì  tập

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
   tập hợp A  cũng là tập hợp con của tập hợp A. 2.3.3.Trong bài: “Phép cộng và phép nhân” Sai lầm có thể xảy ra khi học sinh áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

Sai lầm 1: Khi HS làm dạng bài tập 5.(2+3)

 HS thường thực hiện:  5.(2+3) = 5 .2 =10= 5 . 3 = 15 = 10 + 15 = 25

* Nguyên nhân : Học sinh chưa hiểu tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.  Học sinh làm toán theo kiểu tính nhẩm bằng lời và chưa  biết cách trình bày.

* Biện pháp khắc phục:

         Học sinh chưa nắm vững tính chất, không thể hiểu được 5.(2+3) không thể bằng  5.2.  Ở đây giáo viên chỉ cần đưa tình huống như ví dụ cho học sinh so sánh 5.(2+3) với tích 5.2 rồi  từ đó xác định 5.(2+3) không thể bằng với (5.2) và khẳng định cách làm trên là sai và cách làm đúng sẽ là:

                 5.(2+3) = 5.2+5.3 = 10 + 15

Sai lầm 2: Trong bài tập:  Tính nhanh 87.36+ 87.64 + 87. Học sinh làm như sau: 87.36+ 87.63 +87 = 87.(36+64) = 87.99 = 8613

* Nguyên nhân: Học sinh hiểu rằng trong tích   87.36 và 87.63 sau khi đặt thừa số chung 87  thì hai thừa số còn lại  lần lượt là 36 và 63 đưa vào trong dấu ngoặc. Còn số 87 sau khi lấy thừa số 87 học sinh quan niệm còn lại thừa số 0 nên không ghi.

* Biện pháp khắc phục:  Học sinh đã biết áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng song giáo viên cần chỉ rõ trong tổng đã cho số 87 có thể viết dưới dạng tích là 87.1. Khi đó ta có thể trình bày bài toán như sau:

       87.36 +87.63 + 87 = 87.36 + 87.63 + 87.1= 87(36 +63+1) 

                                     = 87.100  = 87000

2.3.4.Trong bài: “Phép trừ và phép chia” 

Sai lầm 1: Học sinh thường mắc sai lầm khi giải bài tập tìm x sau:

               5x – 36 : 18 = 13

               5x – 36        = 13 . 18

               5x – 36        = 234

               5x                = 234 + 36

               x                  = 270 : 5

               x                  = 54

*Nguyên nhân sai lầm:

       Do học sinh xác định số 18 trong biểu thức là số chia và xem (5x -36) là số bị chia nên dẫn đến sai lầm.

*Biện pháp khắc phục:

           Ở đây giáo viên nên đưa ra hai đề bài:

           5x -36 : 18 = 13     (5x-36):18 = 13

           Yêu cầu học sinh nêu sự khác nhau của hai đề bài .

           GV đưa ra cách giải đúng cho các bài tập trên để HS so sánh.

a)                                                                                                                                                                                                                                                                       5x – 36 : 18 = 13    

            5x – 2           = 13          

            5x                = 13 + 2

               x                = 15 : 5           

               x                = 3      

Vậy x = 3      

b)                                                                                                                                                                                                                                                                      (5x-36):18 = 13

5x – 36 =  13 . 18

5x – 36 = 234

5x          =  234 + 36

x            = 270 : 5

x             = 54

Vậy x = 54

        Từ đó đi đến nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai đề bài, giữa hai kết quả và kết hợp chỉ ra cho học sinh thấy sai lầm trên để học sinh rút kinh nghiệm.

        Sai lầm 2:  Khi gặp bài toán  : Tìm số tự nhiên biết số đó chia cho 5 được thương là 4.

Học sinh sẽ trả lời ngay: Số đó là 5.4 = 20.

* Nguyên nhân sai lầm: Học sinh chỉ nghĩ đến phép chia hết mà không nhớ đến phép chia có dư.

* Biện pháp khắc phục: Giáo viên có thể chỉ ra sai lầm của học sinh bằng cách chỉ ra số 21 chia cho 5 cũng có số thương là 4.

     Từ đó giáo viên nhấn mạnh trong phép chia một số cho 5 được thương là 4 thì sẽ có khả năng phép chia hết hoặc phép chia có dư.

Trong trường hợp phép chia hết thì số cần tìm là : 5.4= 20

Trong trường hợp phép chia có dư thì số dư có thể là 1; 2; 3;4

+ Nếu số dư là 1 thì số cần tìm là    5.4 + 1= 21.

+ Nếu số dư là 2 thì số cần tìm là    5.4 + 2 = 22

+ Nếu số dư là 3 thì số cần tìm là     5.4 + 3 = 23

+ Nếu số dư là 4 thì số cần tìm là     5.4  + 4 = 24

 Vậy các số cần tìm thuộc tập hợp:

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6

2.3.5/ Trong bài: :”Luỹ thừa với số mũ tự nhiên,nhân hai luỹ thừa cùng cơ số

Sai lầm 1:

   HS thường sai lầm khi tính luỹ thừa:

    Nhiều HS có thể tính   23 = 2.3 = 6

* Nguyên nhân :

      Do học sinh chưa hiểu kĩ định nghĩa về luỹ thừa và làm theo cảm nhận nên đa số HS dễ mắc sai lầm này.

*  Biện pháp khắc phục:   Giáo viên đưa ra hai cách làm sau:

Cách 1:  23 = 2.2.2 = 8            Cách 2:     23 = 2 . 3 = 6

Yêu cầu HS xác định cách làm đúng,cách làm sai ?Tại sao?

       Từ đó GV nhắc HS không nên tính 23 bằng cách lấy cơ số nhân với số mũ mà tính bằng cách :  23 = 2.2.2 = 8           

Sai lầm 2: Khi gặp bài toán: Viết kết quả phép tính sau dưới dạng một lũy thừa   

 23. 24.2

   Nhiều học sinh tính như sau:   23. 24.2 = 23+4  = 27

*Nguyên nhân : Do học sinh không nhớ đến quy ước  2 = 21  mà mắc sai lầm

2 = 20.

*Biện pháp khắc phục: Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh nhớ a1 = a .

Từ đó khắc phục sai lầm trên của học sinh như sau: 23. 24.2 = 23+4+1 = 28

 2.3.6/ Trong bài: “Thứ tự thực hiện các phép tính

* Sai lầm HS thường mắc phải là:

          Trường hợp 1:    HS tính: 2 . 52 = 102 

          Trường hợp 2:    HS tính:  62 : 4 . 3 = 62 : 12

*   Nguyên nhân :

      Do HS chưa nắm kĩ quy ước về thứ tự đây thực hiện các phép tính. Nên cứ thấy thuận  lợi là thực hiện.

* Biện pháp khắc phục:

    Ở đây giáo viên nên đưa ra hai cách làm sau cho mỗi trường hợp:

Trường hợp 1:  Cách 1:               2 . 52 = 102 = 100

                   Cách 2:              2 . 52 = 2 . 25 = 50

Trường hợp 2:   Cách 1:              62 : 4 . 3 = 62 : 12 = 36 : 12 = 3

                   Cách 2:             62 : 4 . 3 = 36 : 4 . 3 = 9 . 3 = 27

  Yêu cầu HS xác định:

       Cách nào làm đúng, cách nào làm sai ? Vì sao đúng, vì sao sai ?(cho mỗi trường hợp) Rồi từ đó giáo viên chỉ cho HS thấy chỗ sai là không thực hiện đúng theo thứ tự thực hiện các phép tính để HS rút kinh nghiệm.

2.3.7.  Trong bài: “Tính chất chia hết của một tổng

* Sai lầm HS thường mắc phải là:

      Khi gặp bài toán:  Không tính tổng hãy xét xem tổng sau có chia hết cho 7 không?     22+ 20

     Học sinh trả lời do 22

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
7 ; 20
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
7 nên (22+ 20)
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
7

* Nguyên nhân :  Do học sinh nhầm tưởng có thể áp dụng tính chất chia hết của một tổng vào bài tập này.

* Biện pháp khắc phục:  GV nên cho  học sinh tính tổng 22 + 20 = 42 và thấy rẳng 42

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
, từ đó học sinh sẽ thấy rằng suy luận của mình là sai. Rồi từ đó giáo viên chỉ ra cho học sinh phát biểu “ Nếu tất cả các số hạng của một tổng không chia hết cho cùng một số thì tổng đó không chia hết cho hết cho số đó” là sai. Nếu gặp bài toán trên học sinh có thể làm:

 22 chia cho 7 dư 1; 20 chia cho 7 dư 6

Tổng hai số dư của hai số chia cho 7 là (1+6) = 7

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6

 Nên tổng( 22+ 20) chia hết cho 7.

2.3.8. Trong bài:Dấu hiệu chia hết cho2, cho 5”

* Sai  lầm học sinh thường mắc phải:

      Khi gặp bài toán “ Không thực hiện phép chia, hãy tìm số dư khi chia mỗi số sau đây cho 5: 813; 6547 ”.

  Học sinh  thực hiện phép chia 813 chia cho 5 dư 3; 6547 chia cho 5 dư 2.

* Nguyên nhân:  Do học sinh không đọc kĩ đề bài nên làm không đúng yêu cầu đề bài. Hoặc có thể học sinh không biết cách làm thế nào nên thực hiện phép chia để tìm ra số dư khi chia các số trên cho 5.

*  Biện pháp khắc phục :

     Giáo viên hướng dẫn học sinh : Ta có thể tìm số dư  khi chia một số  cho 5 bằng cách tìm số dư khi chia chữ số tận cùng cho 5.

     Nên không cần thực hiện phép chia  các số đã cho cho 5 ta vẫn  có thể tìm số dư  khi chia số đó cho 5.

2.3.9. Trong bài:Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9”

* Sai  lầm học sinh thường mắc phải:

      Khi gặp bài toán “ Không thực hiện phép chia, hãy tìm số dư khi chia mỗi số sau đây cho 9 : 1543; 2468 ”.

Học sinh thường thực hiện phép chia các số 1543; 2468 cho 9 rồi tìm số dư.

Số 1543 chia cho 9 dư 4; số 2468 chia cho 4 dư 2.

* Nguyên nhân:  Do học sinh không đọc kĩ đề bài nên làm không đúng yêu cầu đề bài. Hoặc có thể học sinh không biết cách làm thế nào nên thực hiện phép chia để tìm ra số dư khi chia các số trên cho 9.

* Biện pháp khắc phục :

      Giáo viên hướng dẫn học sinh : Theo bài tập 108- SGK Toán 6- tập 2, ta có:  Một số có tổng các chữ số chia hết cho 9( cho 3 ) dư m thì thì số đó chia cho 9( cho 3)  cũng dư m.

        Nên không cần thực hiện phép chia  các số đã cho cho 9 ta vẫn  có thể tìm số dư  khi chia số đó cho 9.

2.3.10. Trong bài:  Số nguyên tố,hợp số, bảng số nguyên tố

* Sai  lầm học sinh thường mắc phải:

      Khi gặp  bài toán sau: Xét xem hiệu  25.7 - 2.3.4.7 là số nguyên tố hay hợp số ?

 HS sẽ xác định hiệu chia hết cho 7 và đi đến kết luận hiệu là hợp số.

* Nguyên nhân sai lầm:

       HS chứng minh hiệu chia hết cho 7 nhưng không biết rằng hiệu đó có bằng 7 hay không nên dẫn đến sai lầm là thiếu một điều kiện là hiệu phải lớn hơn 7.

* Biện pháp:

       Để khắc phục được trường hợp này giáo viên  yêu cầu học sinh tính tích trên bằng bao nhiêu rồi từ đó kết luận hiệu đó chia hết cho 7  nhưng hiệu đó bằng 7 nên hiệu là số nguyên tố.

2.3.11. Trong bài:  Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

 * Sai  lầm học sinh thường mắc phải:

     Khi gặp  bài toán sau: Phân tích số 120 ra thừa số nguyên tố

Nhiều HS thực hiện khi phân tích số 120 ra thừa số nguyên tố:

                      120 = 2 . 3 . 4 . 5

* Nguyên nhân sai lầm:

   Do HS chưa hiểu được định nghĩa thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố, nên không thể xác định tích  2 .3 .4.5, trong đó có một thừa số là hợp số.

* Biện pháp khắc phục:   Trong kết quả trên : 120 = 2 . 3 . 4 . 5

Yêu cầu HS xác định :

 Xét  tích trên xem có còn thừa số nào là hợp số không ?

-  Nếu còn tiếp tục phân tích số đó ra thừa số nguên tố

 Học sinh sẽ phát hiện trong tích trên có số 4 là hợp số và  viết 4 = 22.

 Từ đó  kết quả  của  phân tích số 120 ra thừa số nguyên tố là : 120=  23 .3.5

2.3.12. Trong bài: Ước  chung và bội chung ”

* Sai  lầm học sinh thường mắc phải:

       Khi gặp bài toán: “Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6’’

Học sinh có thể viêt:

 A = 0;6;12;18;24;30;36. Hoặc viết A=

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
.Hoặc viết

A

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
. Hoặc viết a =
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6

* Nguyên nhân sai lầm:

-  Học sinh chưa nắm rõ cách viết tập hợp đã được học trong bài “ Tập hợp.

Phần thử của tập hợp”

*  Biện pháp:  Để khắc phục các sai sót trên giáo viên củng cố cho học sinh cách viết một tập hợp , tập hợp được đặt tên bằng các chữ cái in hoa và chỉ rõ nếu các phần tử là các số thì giữa các phần tử là các dấu “ ;”.

 2.3.13. Trong bài: Ước  chung lớn nhất ”

      Khi gặp bài toán: Tìm ước chung lớn nhất rồi tìm ước chung của 40; 60; 100.

Nhiều học sinh sẽ mắc một số sai lầm sau:

Sai lầm 1: Nhiều học sinh còn rất lúng túng và không phân tích được các số trên ra thừa số nguyên tố.

Sai lầm 2: Học sinh sai sót khi không biết lựa chọn đứng các thừa số nguyên tố chung và các thừa số nguyên tố riêng.

Sai lầm 3: Sau khi tìm được ƯCLN học sinh không đi tìm ước chung thông qua ƯCLN mà đi tìm ước của các số đã cho rồi tìm ước chung của các số. Hoặc cũng có một số trường hợp biết cách tìm ƯC thông qua ƯCLN nhưng trình bày bài sai.

* Nguyên nhân sai lầm:

-  Khi phân tích ra thừa sô nguyên tố không nắm vững sang lọc Ơ-ra- tô- xten, không thuộc các số nguyên tố nhỏ hơn 100.

-  Học sinh không phân biệt được các thừa số nguyên tố chung và riêng.

- Học sinh không đọc kĩ yêu cầu đề bài là tìm ước chung thông qua ước chung lớn nhất.

* Biện pháp khắc phục :

-   Giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu đề bài và làm theo đúng yêu cầu của đề bài.

-  Đối với học sinh không nắm vững được cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố giáo viên cần củng cố cho học sinh thế nào là số nguyên tố, hợp số, cách phân tích một số  ra thừa số nguyên tố.  Những học sinh không nắm được hệ  thống các số nguyên tố nhỏ hơn 100 giáo viên có thể bắt buộc từng đôi bạn hoặc nhóm bạn học tập tự kiểm tra và báo cáo kết quả.

-  Đối với học sinh không phân biệt được thừa số nguyên tố chung và  riêng. Giáo viên chỉ cho học sinh thừa số nguyên tố chung là thừa số xuất hiện trong cách phân tích ra thừa số nguyên tố của tất cả các số. Còn lại là thừa số nguyên tố riêng.

-  Giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu đề bài và làm theo đúng yêu cầu của đề bài.

 2.3.14. Trong bài: Bội chung nhỏ nhất”

Sai lầm 1: Khi gặp bài toán “ Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết a

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
 và a
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6

    Đa số học sinh không thể tự giải được bài toán này. Hoặc có thể nhẩm được giá trị của a nhưng không biết trình bày bài toán như thế nào.

* Nguyên nhân sai lầm: Nhiều hoc sinh không nắm vững được định nghĩa về bội cũng như BCNN, nên khi gặp bài này sẽ không hiểu đề bài yêu cầu gì nên khôn gbieets bắt đầu từ đâu để giải bài toán này.

* Biện pháp khắc phục:  Đứng trước thực trạng này giáo viên cần biết tháo gỡ khúc mắc cho học sinh qua hệ thống câu hỏi gợi mở đơn giản mà cụ thể vừa hệ thống kiến thức lại cho các em vừa giúp các em giải được bài như:

 + a

Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
và a
Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6
thì a được gọi là gì của 15 và 18?

 + a lại là số tự nhiên nhỏ nhất khác 0 .

Vậy số a cần tìm là gì?

Từ đó học sinh dễ dàng lập luận và giải được bài toán.

Sai lầm 2: Khi gặp bài toán “ Khi xếp một số sách theo từng  bó 10 quyển; 15 quyển; 18 quyển đều vừa đủ. Tính số sách đó, biết số sách  ừ 100 đến 200 quyển”.

       Do không biết lập luận hoặc lập luận không chặt chẽ hoặc thiếu một trong các bước giải cơ bản mặc dù vẫn  tìm ra đáp số của bài toán nhưng chất lượng bài toán không cao. Một số lỗi học sinh hay mắc phải:

+ Không có bước chọn chữ  a thay giá trị cần tìm, nhưng ở bước tiếp theo lạị xuất hiện chữ  a.

+  Có bước chọn a nhưng không đặt điều kiện cho a.

+ Không lập luận theo điều kiện bài toán mà đưa luôn ra kết quả.

* Nguyên nhân sai lầm:  Do không nắm vững “thuật toán”, không nắm vững cách giải mẫu, thiếu sang tạo dẫn đến tình trạng học sinh không biết cách lập luận hoặc lập luận không chặt chẽ dẫn đến sai lầm.

*  Biện pháp khắc phục: 

  Giáo viên có thể khắc phục lỗi cho học sinh bằng cách:

      Đưa ra bài tập mẫu. Từ đó giáo viên cùng học sinh lập thành thuật toán cho dạng toán trên. Cho học sinh luyện tập nhiều lần.

 Sai lầm 3:

     Khi gặp bài toán “ Một số sách nếu xếp thành từng bó 10 quyển, 12 quyển, 15 quyển đều thừa một quyển. Tính số sách đó biết rằng số sách trong khoảng từ 100 đến 150 quyển”.

 Học sinh  vẫn theo thuật toán của bài toán trên để giải dẫn đến đáp số sai.

* Nguyên nhân sai lầm: 

 Do không đọc kĩ đề bài, học sinh cứ thế làm theo mẫu rập khuôn  mà không để ý bài toán cho khi xếp thừa từng bó 10 quyển, 12 quyển, 15 quyển đều thừa một quyển để lập luận bài toán theo chiều hướng khác.

* Biện pháp khắc phục : 

-  Đối với dạng mở rộng này, giáo viên cần nhắc kĩ cho các em không phải khi nào cũng rập khuôn theo đúng mẫu mà ta phải linh hoạt lập luận theo đề bài toán, đi theo đúng hướng chặt chẽ theo đề bài. Cụ thể:

 +  Nếu gọi số sách cần  tìm là a. Nếu bớt đi một quyển thì số sách  đó có quan hệ gì với số  10; 12; 15?

+ Tìm a- 1 rồi tìm a.

-   Giáo viên mở rộng  cho học sinh nếu cho bài toán tương tự nhưng thay vì thừa 1 bài toán lại cho thiếu 1 hoặc thừa 2; thừa 3… thì bài toán giải thế nào?

2.4 . Hiệu quả cuả của sáng kiến kinh nghiệm  đối với hoạt động giáo dục, với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường.

         Việc khắc phục sai lầm của học sinh là một bài toán có vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động  dạy học môn Toán.  Việc sửa lỗi cho học  sinh ngay từ khi các em lớp 6 vừa mới vào đầu cấp là việc làm hết sức  cần thiết  của mỗi  giáo  viên. Việc giáo viên hướng dẫn học sinh khắc phục tốt sai lầm hay không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như  kĩ năng truyền đạt, lựa chọn phương pháp giảng dạy và quan trọng  trong từng bài  giáo viên cần biết trước những lỗi học sinh có thể mắc phải để có thể đưa ra tình huống( nếu cần) từ đó giúp học sinh tránh các lỗi  sai tương tự. Vì vậy khi triển khai đề tài   Một số lỗi thường gặp  của học sinh khi học chương I - Số học 6 và biện pháp khắc phục”  cho các đồng chí trong nhóm chuyên môn Toán tôi đã được đồng nghiệp rất đồng tình ủng hộ và đã mang ra triển khai trong quá trình dạy chương I- Số học 6 tại trường. Đề tài đã giúp các bạn đồng nghiệp tổng hợp những lỗi của học sinh lớp 6 khi học chương I- Số học 6. Từ đó giáo viên sẽ có thể khắc phục các lỗi của học sinh một cách có hệ thống;  khoa học và đầy đủ từ đó góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho nhà trường.

        Đồng thời khi  triển  khai đề tài này  cho học sinh đại trà lớp 6 tại trường đã đạt được những kết quả nhất định. Đề tài đã góp phần giúp cho các đối tượng học sinh khắc phục được các lỗi không đáng có trong quá trình giải toán, mọi đối tượng học sinh đều có thể tham gia, đặc biệt đã giúp được học sinh yếu kém tự tin hơn trong học tập. Rèn luyện cho học  sinh tính chính xác, logic  khi suy luận, tính cẩn  thận khi trình bày bài. Giúp học sinh tránh được các sai sót, nhớ kĩ kiến thức đã học, phương pháp vận dụng, cách trình bày một lời giải sao cho ngắn gọn, đủ ý.

       Khi khảo sát bài kiểm tra cuối chương I- số học 6 ( tiết 39) của học sinh khối 6 khi chưa áp dụng chuyên đề trong năm học 2015- 2016 tôi thấy chất lượng như sau:

Lớp

Sĩ số

Giái

Kh¸

Trung

b×nh

YÕu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6A

33

5

15,1

10

30,3

10

30,3

8

24,3

6B

30

0

0

5

16,6

11

36,6

14

46,7

6C

29

1

3,4

7

24,1

11

37,9

10

39,6

Tổng

92

6

6,5

22

23,9

32

34,8

32

34,8

      Khi áp dụng  đề tài này cho cho 82 em học sinh khối 6 của  trường 2016- 2017 . Tôi thấy:

Lớp

Sĩ số

Giái

Kh¸

Trung

b×nh

YÕu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6A

41

11

26,8

15

36,7

10

24,4

5

12,1

6B

41

10

24,4

14

34,1

11

26,9

6

14,6

Tổng

82

21

25,6

29

35,3

21

25,7

11

13,4

         Qua ®ã ta thÊy ®­ưîc tÝnh ­ưu viÖt cña ®Ò tµi nµy trong viÖc d¹y häc phân môn số học 6,  nhÊt lµ trong viÖc  nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng nâng bậc học sinh yếu kém môn Toán lớp 6.


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1/ Kết luận:

      Đa số học sinh lớp 6 khi chuyển cấp đều gặp bỡ ngỡ, lúng túng  trong việc tiếp nhận kiến thức.  Đối với Môn Toán từ việc chủ yếu là tìm ra đáp số của bài  toán  với lời giải đơn giản và sự suy luận khá sơ sài thì nay học sinh phải tự mình lĩnh hội , tổng hợp kiến thức ,tập suy luận logic, trình bày lời giải khoa học . Chính vì vậy khi mới làm quen  Môn Toán 6, nhiều học sinh thường xuyên mắc lỗi.  Đề tài đã được thực hiện và đảm bảo những yêu cầu đề ra. Đề tài đã chỉ ra những sai sót mà học sinh thường mắc phải khi  học chương I- Số học 6, nguyên nhân dẫn đến những sai sót đó và những biện pháp thiết thực, cụ thể với từng trường hợp sai sót của từng dạng toán, qua đó giúp học sinh khắc phục dần các sai sót để giải các bài toán tốt hơn . Những biện pháp mà đề tài nêu ra ở đây không hẳn là hoàn toàn mới lạ nhưng nó thể hiện được các biện pháp cụ thể, thiết thực khắc phục cách giải trong từng dạng bài toán hay sai sót khi học sinh giải toán mà nhiều thầy cô không chú ý hoặc không thực hiện đầy đủ và cụ thể nên không giúp học sinh rèn giải dạng toán nói trên. Hơn nữa đề tài đòi hỏi phải thực hiện bền bỉ, kiên trì thì mới có hiệu quả thiết thực nhất là với các em học sinh yếu.

       Trong quá trình thực hiện đề tài có sự góp ý của các đồng nghiệp, tạo điều kiện của tổ, của trường. Tôi xin cảm ơn các ý kiến đóng góp chân thành của các đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành đề tài .

3.2. Kiến  nghị:

     Để cho học sinh học tập có kết quả cao, tôi có một số ý kiến , kiến nghị sau:

-  Giáo viên phải là người nghiên cứu sâu sắc rõ rang về nội dung bài dạy, tìm hiểu phân loại học sinh để có kết quả dạy học thích hợp, từ đó dự kiến những nội dung cần hướng dẫn cho học sinh.

- Giáo viên cần phải nghiên cứu nắm vững nội dung SGK, đưa ra phương pháp truyền thụ hiệu quả, giáo viên là người thường xuyên rút kinh nghiệm qua mỗi bài giảng , xem xét chỗ nào học sinh hiểu nhanh, làm tốt , chố nào học sinh tiếp thu còn chậm, chỗ nào giáo viên truyền đạt chưa thành công để rút kinh nghiệm tìm phương pháp hiệu quả hơn.

- Giáo viên nên xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ khi nhận lớp. Khi giảng bài giáo viên  cần đặt câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, đối với học sinh lớp 6 câu hỏi càng  cần phải ngắn gọn, dễ hiểu.

- Giáo viên nên hướng dẫn học sinh phương pháp học tập phát triển tư duy và rèn kĩ năng nói, viết( kĩ năng trình bày)

- Giáo viên là người tạo động cơ học tập, hứng thú học tập. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, khắc phục được những sai sót khi làm toán.

- Giáo viên nhẹ nhàng chỉ ra cái sai cho học sinh , giúp học sinh thấy được cái sai và chữa sai kịp thời tạo sự hứng thú trong học tập. Phát triển khả năng làm bài, khả năng tư duy của học sinh sau này.

- Giáo viên nên áp dụng các loại hình hoạt động học tập theo hướng  cực.

- Các cấp quản lí nên thường xuyên tổ chức chuyên đề chuyên môn để các đồng nghiệp có nhiều cơ hội trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục góp phần năng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

      Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút, tìm tòi và chắc lọc được từ những tình huống sai lầm đã xảy ra trên lớp của học sinh từ  tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục   nhằm để giúp các em hạn chế tối đa những sai lầm đáng  tiếc  xảy ra  giúp các em học tốt hơn và có niềm tin trong học toán.  Trong thời gian hoàn thành đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp. Tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài chắc còn nhiều thiếu sót.  Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãng đạo.

                                                                 Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

  Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.


Tài liệu tham khảo:

Tên tác giả

Tài liệu

Nhà xuất bản

Năm sản xuất

Phan Đức Chính, Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận

Sách giáo khoa toán 6. Tập 1

Giáo dục

2002

Phan Đức Chính, Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận

Sách giáo viên toán 6. Tập 1

Giáo dục

2002

Phan Đức Chính, Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận

Sách bài tập toán 6. Tập 1

Giáo dục

2002

Tôn Thân – Phan Thị Luyến - Đặng Thị Thu Thủy

Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học toán THCS

Giáo dục

2008


Những sai lầm người học toán hay mắc phải lớp 6