Viết phương trình đường giới hạn khả năng sản xuất

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Phùng Danh Thắng Đại học TM GợI ý BàI TậP KINH Tế VI MÔ Bài tập 1 Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất, lấy trục hoành là số lượng lương thực, trục tung là số lượng quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm một đơn vị lương thực là số lượng quần áo phải mất đi. Δquanao 24 − 30 2 Vậy chi phí cơ hội tại đoạn AB là Ccơ hội = = = Δluongthuc 9−0 3 Nhận xét: chi phí cơ hội để sản xuất thêm 01 đơn vị lương thực là 2/3 đơn vị quần áo, nghĩa là để sản xuất thêm 01 đơn vị lương thực thì người ta mất đi cơ hội sản xuất thêm 2/3 đơn vị hàng hóa. Các đoạn khác BC, CD, DE làm tương tự Bài tập 2 Bài này rất đơn giản, Với nhà kinh doanh: - Nếu đi máy bay: 700+2*50 = 800 ngàn - Nếu đi tầu hỏa: 200+18*50 = 1100 ngàn Vì thế nhà kinh doanh sẽ chọn đi máy bay mặc dù chi phí kế toán nhìn thấy là 700k lớn hơn 200k. Tương tự, sinh viên sẽ chọn đi tầu hỏa. Bài tập 3 Đã chữa tại lớp, bỏ câu e và f, xem qua cho biết cách làm mà thôi Bài tập 4 Đã chữa, tương tự như bài 3 Bài tập 5 Người tiêu dùng có I=160 (thay lại đầu bài để cho kết quả chẵn hơn) a. Lợi ích tối đa của người tiêu dùng có thể đạt được là bao nhiêu. Điều kiện để tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng là MU X MU Y = và I = X*PX + Y*PY PX PY Mà ta lại có MUX = (TU)’X = (60XY)’X = 60Y
  2. MUY = (TU)’Y = (60XY)’Y = 60X 60Y 60 X Nên ta có = X = 2Y nghĩa là để tối đa hóa lợi ích, thì số 4 8 lượng hàng hóa X phải tiêu dùng gấp đôi số lượng hàng Y Thay vào điều kiện ngân sách ta sẽ có : 160 = 4X + 8Y Do X = 2Y nên ta có 160 = 16Y Y = 10 X=5 Vậy thì với ngân sách là I = 160, người tiêu dùng sẽ đạt lợi ích tối đa nếu tiêu dùng 5 đơn vị hàng X, 10 đơn vị hàng Y Lợi ích tối đa là : TUMAX = 60XY = 60*5*10 = 3000 đơn vị lợi ích b. Ngân sách này tăng lên gấp n lần (n>0) và giá cả ko đổi, khi đó thì tính lại từ đầu, vẫn áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi ích để có X = 2Y, và thay I’ = nI = X*PX + Y*PY nên số lượng hàng hóa tiêu dùng sẽ là nX, nY và lợi ích sẽ tăng n2. Chú ý : để có được X = 2Y chỉ xảy ra khi có hàm TU theo X, Y mà thôi, trường hợp khác sẽ có thay đổi. c. Ngân sách ko đổi, giá cả thay đổi, cách làm tương tự câu b. Bài tập 6 MPL MPK áp dụng điều kiện = w r Bài tập 8 P 20 24 28 32 QM 70 66 62 58 QN 80 70 60 50 a. Viết phương trình đường cầu 2 loại hàng trên Làm như bài 3 với từng loại hàng hóa, chú ý: đây là 2 loại hàng hóa khác nhau. b. Cung cố định là 60, cân bằng ntn? Lúc này phương trình đường cung là : QS = 60, làm như bài tập 3, quá đơn giản. c. Nhận xét về độ dốc của hai đường cầu trên.
  3. Phùng Danh Thắng Đại học TM Độ dốc nào lớn hơn, nghĩa là độ co dãn của cầu theo giá cũng vì thế mà khác nhau, và nó thể hiện độ phản ứng của người tiêu dùng trước sự thay đổi giá cả của hàng hóa. Càng dốc, phản ứng càng mạnh, Bài tập 9 Bài tập này đã giảng trên lớp, làm bảng 8 cột. Chú ý, khi ngân sách của người tiêu dùng này thay đổi, giá cả thay đổi sẽ làm cho lựa chọn tiêu dùng tối ưu sản xuất thay đổi, không biết chính xác thay đổi bao nhiêu lần, vì thay đổi n lần chỉ đúng khi có có dạng hàm TU = X.Y. Kết luận là tiêu dùng tối ưu có thay đổi vì MU X MU Y điều kiện tiêu dùng tối ưu là = và I = X*PX + Y*PY PX PY Bài tập 10 Làm giống như bài tập 5 Bài tập 11 a. Viết phương trình giới hạn ngân sách Phương trình đường ngân sách có dạng Y I = X*PX + Y*PY 120 Nếu chỉ tiêu dùng Y thì max được 120 nghĩa C 80 là X=0 I = 0*PX + Y*PY = Y*PY U 4800 = 120*PY 0 ? 80 X PY = 40 Nếu chỉ tiêu dùng X thì max được 80 đơn vị nghĩa là Y=0 I = X*PX + 0*PY = X*PX 4800 = 80*PX PX = 60 Như vậy phương trình đường ngân sách là I = 60X + 40Y Chú ý, nếu người ta nói phương trình giới hạn ngân sách thì nó là I # 60X + 40Y b. Xác định số lượng hàng X tại điểm tiêu dùng tối ưu C Tại điểm tiêu dùng tối ưu thỏa mãn điều kiện
  4. MU X MU Y = và I = X*PX + Y*PY PX PY Ta có I = 4800, PX = 60, PY = 40, Y = 80 X = 10 Vậy số lượng hàng hóa X tiêu dùng tại điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu là 10. c. Tiêu dùng tôi ưu có thay đổi, có tăng lên nhưng không biết chính xác là tăng bao nhiêu cả! Bài tập 12, 13, 14 đã chữa Bài tập 15 Q 0 1 2 3 4 5 6 7 TC 70 170 260 340 410 460 490 500 TFC 70 70 70 70 70 70 70 70 TVC 0 100 190 270 340 390 420 430 AFC=TFC/Q _ 70 35 23,33 17,5 14 11,67 10 AVC=TVC/Q 100 95 90 85 78 70 61,43 ATC=TC/Q 170 130 113,3 103 92 81,67 71,43 MC 100 90 80 70 50 30 10 Bài tập 16 a. Viết phương trình các hàm chi phí TC = Q2 + 2Q +25 Nhìn ngay thấy TFC = 25, TVC = Q2 +2Q AFC = TFC/Q = 25/Q ; AVC = TCV/Q = Q +2 ATC = TC/Q = AFC + ATC = Q+2+25/Q MC = (TC)’Q = 2Q +2 b. Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất Phòa vốn = ATCmin mà ATCmin khi ATC = MC vì MC đi qua điểm cực tiều của ATC 2Q + 2 = Q + 2 + 25/Q Q = ± 5 Q = 5 vì Q # 0 Phòa vốn = 5+2 +25/5 = 12 Tương tự, Pđóng cửa = AVC min khi mà AVC = MC Q=0 Pđóng cửa =2 c. P = 10, #max = ? # = TR - TC
  5. Phùng Danh Thắng Đại học TM Hãng lựa chọn mức sản lượng để đạt lợi nhuận tối đa là P = MC (hãng CTHH) P = 10 = 2Q+2 = MC Q=4 TR = P*Q = 10*4 = 40 TC = Q2 + 2Q +25 = 16+8+25 = 49 # = TR - TC = 40 - 49 = -9 (hãng bị lỗ) Hãng nên tiếp tục sản xuất mặc dù đang bị thua lỗ. nhưng giá vẫn cao hơn mức giá đóng cửa sản xuất. d. P = 35, làm như câu trên, hãng có lãi vì P > Phòa vốn Bài tập 17 a. Viết phương trình Bài này chỉ lưu ý một điểm đó là đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn thì đường MC chính là phương trình đường cung của hãng Do đó ta có phương trình đường cung của hãng là QS = 0,5(P-1) # P = 2Q + 1 Vậy phương trình đường cung là MC = 2Q +1 (tính theo Q nên phải biến đổi P theo Q) TC = #MCQ + FC = #(2Q+1) + 400 = Q2 + Q + 400 Từ đó có thể tính được các hàm chi phí khác, AFC, ATC, AVC… b. Xác định mức giá hòa vốn, giá đóng cửa : làm như bài 16 c. P = 19 Làm như bài 16 d. P = 65 Làm như bài 16 e. Giả sử chính phủ đánh thuế t = 2 Rất rất chú ý : khi chính phủ đánh thuế trong trường hợp này, không được viết vào hàm cung mà phải tính thuế vào chi phí. Nghĩa là : MC’ = MC + t Khi đó MC’ = 2Q + 1 + 2 = 2Q+3 sau đó áp dụng điều kiện MC = P như bình thường. Bài tập 18 Độc quyền có hàm cầu P = 120 - 2Q, TC = 2Q2 + 2Q + 16
  6. a. Viết phương trình. b. Xác định doanh thu tối đa. Điều kiện để đạt doanh thu tối đa là MR = 0 hoặc EP = −1 mà MR = D TR’Q= (P*Q)’ Chú ý, biến đổi P theo Q. Tính ra P rồi thay ngược trở lại tính TR c. Xác định lợi nhuận tối đa Điều kiện để đạt lợi nhuận tối đa là MR = MC. MC đã biết, tính MR giống như câu b. Thay vào điều kiện để tính ra Q Từ đó tính ngược lại # = TR - TC d. Câu nói đó là sai vì tối đa hóa doanh thu khi MR = 0, tối đa hóa lợi nhuận khi MR = MC, mà hãng độc quyền luôn lựa chọn mức sản lượng tại miền thượng của đường cầu. e. Khi đánh thuế làm giống câu e bài 17. MC’ = MC + t Bài tập 19 Bài này chỉ chú ý một điểm : nếu chi phí bình quân không đổi = 10 tại mọi mức sản lượng nghĩa là chi phí bình quân là 10, ATC = 10.Không, không được hiểu là FC = 10. Các cái khác tính như bình thường. có ATC TC = 10Q Bài tập 20 Trong bài này cần nhớ kiến thức, nếu hãng đang kinh doanh ở miền cầu co dãn EP > 1 thì khi tăng giá bán sẽ làm giảm doanh thu (kiến D thức ở chương 2) Các bài tập còn lại thì áp dụng kiến thức của chương 7 : nguyên tắc lựa chọn số lượng lao động cần thuê là wo =MRPL. Tất nhiên phải viết lại bảng số liệu Chúc các bạn thành công !!


Page 2

YOMEDIA

Bài tập 1 Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất, lấy trục hoành là số lượng lương thực, trục tung là số lượng quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm một đơn vị lương thực là số lượng quần áo phải mất đi. Vậy chi phí cơ hội tại đoạn AB là Ccơ hội = Δquanao 24 − 30 2 = = Δluongthuc 9−0 3

07-05-2013 821 34

Download

Viết phương trình đường giới hạn khả năng sản xuất

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đường giới hạn khả năng sản xuất: Một trong những công cụ kinh tế đơn giản nhất có thể minh họa rõ ràng tính khan hiếm nguồn lực và sự lựa chọn kinh tế là đường giới hạn khả năng sản xuất.

Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế là đường mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có.

Để đơn giản hóa, chúng ta hãy tưởng tượng nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa X và Y. Hai ngành sản xuất này sử dụng toàn bộ các yếu tố sản xuất sẵn có (bao gồm cả một trình độ công nghệ nhất định) của nền kinh tế. Nếu các yếu tố sản xuất được tập trung toàn bộ ở ngành X, nền kinh tế sẽ sản xuất ra được 100 đơn vị hàng hóa X mà không sản xuất được một đơn vị hàng hóa Y nào. Điều này được minh họa bằng điểm A của hình 1. Trong trạng thái cực đoan khác, nếu các yếu tố sản xuất được tập trung hết ở ngành Y, giả sử 300 hàng hóa Y sẽ được tạo ra song không một đơn vị hàng hóa X nào được sản xuất (điểm D trên hình1). Ở những phương án trung gian hơn, nếu nguồn lực được phân bổ cho cả hai ngành, nền kinh tế có thể sản xuất ra 70 đơn vị hàng hóa X và 200 đơn vị hàng hóa Y (điểm B), hoặc 60 đơn vị hàng hóa X và 220 đơn vị hàng hóa Y (điểm C)… Những điểm A, B, C, D (và những điểm khác, tương tự mà chúng ta không thể hiện) là những điểm khác nhau của đường giới hạn khả năng sản xuất. Mỗi điểm đều cho chúng ta biết mức sản lượng tối đa của một loại hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra được trong điều kiện nó đã sản xuất ra một sản lượng nhất định hàng hóa kia. Ví dụ, nếu nền kinh tế sản xuất ra 70 đơn vị hàng hóa X, trong điều kiện nguồn lực sẵn có, nó chỉ có thể sản xuất tối đa 200 đơn vị hàng hóa Y. Nếu muốn sản xuất nhiều Y hơn (chẳng hạn, 220 đơn vị hàng hóa Y), nó phải sản xuất ít hàng hóa X đi (chỉ sản xuất 60 đơn vị hàng hóa X).

Viết phương trình đường giới hạn khả năng sản xuất

Nền kinh tế không thể sản xuất ra được một tổ hợp hàng hóa nào đó biểu thị bằng một điểm nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất (chẳng hạn điểm E). Điểm E nằm ngoài năng lực sản xuất của nền kinh tế ở thời điểm mà chúng ta đang xem xét, do đó nó được gọi là điểm không khả thi. Nền kinh tế chỉ có thể sản xuất ở những điểm nằm trên hoặc nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất (được gọi là những điểm khả thi). Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (các điểm A, B, C, D) được coi là các điểm hiệu quả. Chúng biểu thị các mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế tạo ra được từ các nguồn lực khan hiếm hiện có. Tại những điểm này, người ta không thể tăng sản lượng của một loại hàng hóa nếu không cắt giảm sản lượng hàng hóa còn lại. Sở dĩ như vậy vì ở đây toàn bộ các nguồn lực khan hiếm đều đã được sử dụng, do đó, không có sự lãng phí. Trái lại, một điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất, như điểm F trên hình 1 chẳng hạn, lại biểu thị một trạng thái không hiệu quả của nền kinh tế. Đó có thể là do nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, lao động cũng như các nguồn lực của nó
Số lượng hàng hóa X (x) không được sử dụng đầy đủ, sản lượng các hàng hóa mà nó tạo ra thấp hơn so với năng lực sản xuất hiện có. Tại trạng thái không hiệu quả, (ví dụ, điểm F), xét về khả năng, người ta có thể tận dụng các nguồn lực hiện có để tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không buộc phải cắt giảm sản lượng hàng hóa còn lại cũng như có thể đồng thời tăng sản lượng của cả hai loại hàng hóa.

Giới hạn khả năng sản xuất của xã hội bị quy định bởi tính khan hiếm của các nguồn lực. Trong trường hợp này, xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi và lựa chọn. Khi đã đạt đến trạng thái hiệu quả như các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất chỉ ra, nếu muốn có nhiều hàng hóa X hơn, người ta buộc phải chấp nhận sẽ có ít hàng hóa Y hơn và ngược lại. Cái giá mà ta phải trả để có thể được sử dụng nhiều hàng hóa X hơn chính là phải hy sinh một số lượng hàng hóa Y nhất định. Trong các trường hợp này, sự lựa chọn mà chúng ta thực hiện luôn luôn bao hàm một sự đánh đổi: để được thêm cái này, người ta buộc phải từ bỏ hay hy sinh một cái gì khác. Sự đánh đổi như thế là bản chất của các quyết định kinh tế. Rốt cuộc, điểm nào trên đường giới hạn khả năng sản xuất được xã hội lựa chọn? Điều này còn tùy thuộc vào sở thích của xã hội và trong các nền kinh tế hiện đại, sự lựa chọn này được thực hiện thông qua hoạt động của hệ thống thị trường.

Sự đánh đổi mà chúng ta mô tả thông qua đường giới hạn khả năng sản xuất cũng cho ta thấy thực chất khoản chi phí mà chúng ta phải gánh chịu để đạt được một cái gì đó. Đó chính là chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội để đạt được một thứ chính là cái mà ta phải từ bỏ để có nó. Trong nền kinh tế giả định chỉ có hai phương án sản xuất các hàng hóa X,Y nói trên, chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một lượng hàng hóa nào đó (ví dụ hàng hóa X) chính là số lượng hàng hóa khác (ở đây là hàng hóa Y) mà người ta phải hy sinh để có thể thực hiện được việc sản xuất nói trên. Nếu xuất phát chẳng hạn từ điểm C trên đường giới hạn khả năng sản xuất ở hình 1, ta thấy, nền kinh tế đang sản xuất ra 60 đơn vị hàng hóa X và 220 đơn vị hàng hóa Y. Chuyển từ C đến B, chúng ta nhận được thêm 10 đơn vị hàng hóa X, song phải từ bỏ 20 đơn vị hàng hóa Y.

Như vậy, 20 đơn vị hàng hóa Y là chi phí cơ hội để sản xuất 10 đơn vị hàng hóa X này. Xét một cách tổng quát hơn, chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X chính là số lượng đơn vị hàng hóa Y ta phải từ bỏ để có thể dành nguồn lực cho việc sản xuất thêm này. Nó được đo bằng tỷ số -ΔY/ΔX, vì thế có thể đo bằng giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất tại từng điểm. Trong một số trường hợp, vì lý do đơn giản hóa, người ta giả định rằng, chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa nào đó là không đổi ở mọi điểm xuất phát. Khi đó đường giới hạn khả năng sản xuất được xem như một đường thẳng (có độ dốc không đổi). Trên thực tế, chí phí cơ hội của việc sản xuất một loại hàng hóa thường tăng dần lên khi chúng ta cứ tăng mãi sản  lượng hàng hóa này. Vì thế, đường giới hạn khả năng sản xuất thường được biểu thị như một đường cong lồi, hướng ra ngoài gốc tọa độ.

Một đường giới hạn khả năng sản xuất cho ta thấy các số lượng hàng hóa tối đa mà xã hội có thể có được trong một giới hạn nhất định về nguồn lực. Như trên ta đã nói, điểm E là điểm không khả thi, vì với lượng nguồn lực khan hiếm hiện có, người ta không thể tạo ra được các khối lượng hàng hóa như điểm này biểu thị. Tuy nhiên, xã hội có thể sản xuất được tại điểm E nếu như nó có nhiều yếu tố sản xuất hơn, hoặc có được những công nghệ sản xuất tiên tiến hơn. Gắn với trạng thái mới về các nguồn lực (bao hàm cả trình độ công nghệ sản xuất), nền kinh tế của xã hội lại có một đường giới hạn khả năng sản xuất mới. Khi các nguồn lực gia tăng (theo thời gian, xã hội tích lũy được nhiều máy móc thiết bị hơn, tìm ra được các phương pháp sản xuất tiên tiến hơn v.v…), đường giới hạn khả năng sản xuất của xã hội dịch chuyển ra phía ngoài. Giới hạn khả năng sản xuất được mở rộng tạo khả năng cho xã hội có thể có thể sản xuất được nhiều hơn cả hàng hóa X lẫn hàng hóa Y.

Liên tục mở rộng giới hạn khả năng sản xuất của mình theo thời gian chính là thực chất của quá trình tăng trưởng kinh tế của xã hội (hình 2)

Viết phương trình đường giới hạn khả năng sản xuất
Quy luật hiệu suất giảm dần: Hình dạng đường giới hạn khả năng sản xuất điển hình như một đường cong lồi cũng như giả định về chi phí cơ hội của việc sản xuất một loại hàng hóa có xu hướng tăng dần có liên quan đến một quy luật kinh tế được gọi là quy luật hiệu suất giảm dần.

Quy luật hiệu suất giảm dần phản ánh mối quan hệ giữa lượng hàng hóa đầu ra và lượng đầu vào góp phần tạo ra nó. Nội dung của quy luật này là: nếu các yếu tố đầu vào khác được giữ nguyên thì việc gia tăng liên tiếp một loại đầu vào khả biến duy nhất với một số lượng bằng nhau sẽ cho ta những lượng đầu ra tăng thêm có xu hướng ngày càng giảm dần.

Có thể minh họa quy luật này bằng ví dụ sau.

Giả sử việc sản xuất lương thực cần đến hai loại đầu vào là lao động và đất đai (ở đây, đất đai đại diện cho các đầu vào khác không phải là lao động). Với một lượng đất đai cố định (ví dụ là 10 ha), sản lượng lương thực đầu ra tạo ra được sẽ tùy thuộc vào số lượng lao động (yếu tố đầu vào khả biến duy nhất) được sử dụng. Khi chưa có một đơn vị lao động nào được sử dụng, sản lượng lương thực đầu ra là bằng 0. Với 1 đơn vị lao động canh tác trên 10 ha nói trên, giả sử trong 1 năm người này sản xuất được 15 tấn lương thực. Khi bổ sung thêm 1 đơn vị lao động nữa, 2 lao động này có thể tạo ra trong 1 năm một khối lượng lương thực là 27 tấn. Ta nói rằng lượng lương thực tăng thêm nhờ có thêm đơn vị lao động thứ hai là 12 tấn (27-15=12). Vẫn với diện tích đất đai cố định như trên, nếu số lượng lao động lần lượt là 3, 4, 5 sản lượng lương thực được tạo ra giả sử lần lượt là 37, 46, 54,5 tấn. Khi lượng lao động gia tăng, tổng sản lượng lương thực ngày càng được sản xuất ra nhiều hơn, song lượng lương thực tăng thêm từ mỗi đơn vị lao động bổ sung thêm lại có xu hướng giảm dần (lượng lương thực có thêm nhờ đơn vị lao động thứ ba là 10 tấn, nhờ đơn vị lao động thứ tư là 9 tấn, nhờ đơn vị lao động thứ năm là 8,5 tấn).

Viết phương trình đường giới hạn khả năng sản xuất

Quy luật hiệu suất giảm dần là một hiện tượng thường bộc lộ trong nhiều trường hợp của đời sống kinh tế. Điều giải thích cho quy luật này nằm ở chỗ các đầu vào được gia tăng một cách không cân đối. Khi các đầu vào khác (ví dụ, đất đai) là cố định, việc tăng dần đầu vào lao động cũng có nghĩa là càng về sau, mỗi đơn vị lao động càng có có ít hơn các đầu vào khác (ở đây là đất đai) để sử dụng. Đây là lý do khiến cho càng về sau, mỗi đơn vị lao động tăng thêm lại chỉ góp phần tạo ra lượng sản phẩm đầu ra tăng thêm (trong ví dụ trên là lương thực) giảm dần. Ở ví dụ trên, với mục đích minh họa, chúng ta cho quy luật hiệu suất giảm dần bộc lộ hiệu lực của nó ngay khi chúng ta bổ sung đơn vị lao động đầu tiên. Trên thực tế, quy luật này chỉ thể hiện như là một xu hướng. Khi số lượng lao động được sử dụng còn ít, việc tăng thêm một đơn vị lao động có thể không chỉ làm tổng sản lượng đầu ra tăng thêm mà còn làm lượng đầu ra bổ sung cũng ngày một tăng (ở đây hiệu suất là tăng dần). Tuy nhiên, khi lượng lao động được sử dụng là đủ lớn (trong tương quan với lượng đầu vào khác là cố định), việc cứ tiếp tục bổ sung thêm lao động chắc chắn sẽ làm xu hướng hiệu suất giảm dần phát huy hiệu lực.

Quy luật hiệu suất giảm dần là một trong những lý do có thể giải thích xu hướng chi phí cơ hội tăng dần khi chúng ta muốn sản xuất ngày một nhiều hơn một loại hàng hóa trong điều kiện bị giới hạn bởi một tổ hợp đầu vào sẵn có nhất định. Thường thì các hàng hóa khác nhau có các yêu cầu về đầu vào không giống nhau. Mỗi ngành sản xuất đều sử dụng một số yếu tố sản xuất đặc thù (ví dụ, đất đai là đầu vào quan trọng của việc sản xuất nông sản, song nó lại có ý nghĩa ít hơn nhiều trong việc sản
xuất ô tô. Việc bổ sung đất đai cho ngành sản xuất ô tô bằng cách rút nó ra khỏi ngành nông nghiệp có thể làm giảm nhiều sản lượng nông sản mà lại không làm tăng thêm bao nhiêu sản lượng ô tô. Ngược lại, chuyển những lao động lành nghề từ ngành công nghiệp ô tô sang ngành nông nghiệp có thể làm sản lượng nông nghiệp tăng lên không nhiều trong khi lại có thể làm sản lượng ô tô sụt giảm mạnh). Do đó, khi muốn tăng thêm sản lượng của một loại hàng hóa X chẳng hạn, ở điểm hiệu quả trên đường giới hạn khả năng sản xuất, người ta buộc phải phân bổ lại nguồn lực bằng cách rút chúng ra khỏi lĩnh vực sản xuất hàng hóa Y. Việc bổ sung các nguồn lực cho việc sản xuất X thường không thực hiện được một cách cân đối: các yếu tố sản xuất đặc thù mà ngành sản xuất X đòi hỏi thường không được bổ sung một cách tương ứng như các yếu tố sản xuất khác. Điều này làm cho quy luật hiệu suất giảm dần có thể phát huy tác dụng. Với những lượng hàng hóa Y hy sinh bằng nhau, ta chỉ nhận được lượng hàng hóa X tăng thêm ngày một giảm dần. Nói cách khác, để có thể sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X như nhau, số lượng hàng hóa Y ta phải từ bỏ sẽ tăng dần. Chi phí cơ hội của việc sản xuất, vì thế, thường được giả định một cách hợp lý là tăng dần. (Chúng ta cũng có thể nói như vậy đối với chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa Y). (Hình 3)

Khi chi phí cơ hội của việc sản xuất một loại hàng hóa được xem là tăng dần, độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất không phải là cố định mà có xu hướng tăng dần khi ta di chuyển từ trái sang phải. Vì thế đường giới hạn khả năng sản xuất điển hình thường được mô tả như một đường cong lồi.

Viết phương trình đường giới hạn khả năng sản xuất

PGS.TS. Phí Mạnh Hồng (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)