Nhân viên phát to roi tiếng anh là gì năm 2024

Cô nàng cho hay, từ khi còn đi làm thêm, Linh đã góp nhặt được rất nhiều kinh nghiệm vì khi đó cô nàng thực sự coi công việc làm thêm như một cơ hội để trau dồi kiến thức cho bản thân. “Trong khi làm việc, em tập trung rất cao độ, thay vì làm việc một cách qua loa, em luôn giao tờ rơi đến tận tay từng người, vừa phát tờ rơi em vừa hỏi han công việc học tập và nhu cầu học ngoại ngữ của mỗi người. Vậy nên em cũng nắm khá rõ nhu cầu thực sự của họ là gì”, Linh tâm sự.

Kể về con đường khởi nghiệp của mình, Linh cho hay: “Lúc mới bắt tay vào mở lớp học thêm tiếng Anh, trong tay em chỉ có vỏn vẹn 250.000 đồng. Số tiền này em dành để thuê lớp học, còn lại em tự lên mạng đăng tin quảng cáo để thu hút học viên. Không ngờ có nhiều bạn đăng kí tham gia lớp học đến vậy. Chỉ trong khóa học đầu tiên, lớp học nhỏ đã thu về một số tiền khá lớn. Không chỉ kiếm được tiền mà em còn được học “ké” nữa. Tiền thu được từ việc mở lớp học, trừ chi phí thuê địa điểm, trả cho giáo viên, em tích góp lại để hoàn thiện cơ sở vật chất và mở rộng quy mô trung tâm. Sau hai năm dồn sức cho việc điều hành các lớp học tiếng Anh, em quyết định tạm gác việc học để tập trung cho công việc”.

Ngay sau khi quyết định dừng việc học tại giảng đường đại học vào năm 2007, Linh đã tập trung nghiên cứu, đầu tư và Trung tâm tiếng Anh IBEST được ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Nguyễn Hà Linh, từ một cô sinh viên trở thành một nữ doanh nhân. Cô trở thành người điều hành trung tâm tiếng Anh trong một thời gian dài, theo cô nàng thì tất cả những gì cô làm đều là theo bản năng, là đam mê, khao khát biến ý tưởng của mình thành hiện thực mà không quan tâm nhiều đến tiền. Hiện tại, Hà Linh gần như đã rút khỏi IBEST và chỉ giữ vai trò người sáng lập trung tâm này, để dồn sức cho những dự án khác.

“Lấn sân” sang kinh doanh

Sau khi khởi nghiệp thành công với mô hình trung tâm tiếng Anh, Nguyễn Hà Linh quyết định dấn thân vào kinh doanh ở lĩnh vực nhà hàng cà phê. Khi mới bắt tay vào kinh doanh, Linh chỉ có duy nhất một ý tưởng “muốn có một nơi vừa có thể làm việc vừa giúp bố có chỗ hàn huyên với bạn bè khi về già”. Chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh mảng này, lại không được học hành bài bản, Hà Linh nhận định, nếu gây dựng một thương hiệu mới từ đầu sẽ quá mạo hiểm. Vì thế, cô nàng nhắm đến việc mua nhượng quyền thương hiệu của cà phê Cộng. “Khi em mua nhượng quyền thương hiệu cà phê Cộng, thương hiệu này mới chỉ có hai cửa hàng, em đã mở rộng ra thành bốn cửa hàng nhượng quyền”, Linh nói.

Từ những kinh nghiệm và thành công trong việc kinh doanh lĩnh vực đầy tính cạnh tranh này, Hà Linh và một số người bạn đã đầu tư xây dựng một thương hiệu mới: Koh Samui – chuyên về món tráng miệng Thái Lan. Lý giải cho hướng đi này, Hà Linh nói: “Chỉ đơn giản vì hồi đó, em hay đi Thái và “chết mê chết mệt” đồ ăn ở bên ấy, đặc biệt là món ngọt. Nghĩ ở Hà Nội chưa từng có ai kinh doanh “món” này nên em muốn mở cửa hàng, để phục vụ chính mình và các tín đồ mê đồ ngọt khác”.

Cô nàng cũng cho biết thêm, lí do tại sao lại chọn riêng món tráng miệng, vì các nhà hàng Thái bán đồ mặn ở Hà Nội đã quá nhiều, mà đồ mặn không hề dễ chế biến, phải có đầu bếp giỏi, có nguyên liệu chuẩn nhập khẩu… khá phức tạp. Đồ ngọt thì dễ “phổ cập” hơn nên cô nàng đã chọn. Bắt đầu từ một cửa hàng nhỏ xíu trên phố Nhà Chung, chỉ trong vòng hơn hai năm, Koh Samui đã nhanh chóng “sinh sôi nảy nở” hàng loạt phiên bản và các cửa hàng “gây bão” trong lòng giới trẻ Hà Nội. Hà Linh đã giúp cho người dân Việt Nam được thưởng thức những món ăn đặc sắc trong ẩm thực Thái Lan như xôi xoài, kem dừa, trà sữa… Chuỗi cửa hàng đồ ăn không chỉ tạo thêm danh tiếng cho cô chủ trẻ mà còn giúp Hà Linh thu về một khoản lợi nhuận khá lớn khoảng 2 tỷ đồng mỗi năm.

Với những nỗ lực và thành công bất ngờ của mình trong quá trình khởi nghiệp, Hà Linh đã trở thành một nữ doanh nhân lọt Top “30 Under 30” – Top những nhân vật trẻ nổi bật nhất Việt Nam do Forbes bình chọn năm 2015. Trong hành trang khởi nghiệp của mình, Hà Linh luôn tiếc nuối nhất là cô đã không hoàn thành việc học Đại học, chỉ vì đã không nỗ lực làm hết sức, bung hết năng lượng tiềm ẩn trong mình. “Khi đó, em còn quá trẻ và cũng nghĩ rằng việc học lý thuyết không quá quan trọng nhưng em đã lầm. Chính vì không được học ở nhà trường nên em đã phải học rất nhiều qua sách vở, thực tế và trải nghiệm. Em nghĩ, các bạn trẻ, dù khao khát khởi nghiệp, muốn được làm chủ cuộc đời mình đến đâu, cũng cần học hành tử tế và nghiêm túc, trước khi bắt đầu làm gì đó. Đừng để quá muộn mới bắt đầu, nhưng bắt đầu chỉ bằng máu liều và tinh thần phiêu lưu mà không có nền tảng, đó là một ý tưởng tồi”, Hà Linh chia sẻ.

Đừng mang tư duy làm “ông chủ” khi khởi nghiệp

Khi khởi nghiệp trở thành một trào lưu rầm rộ, nhiều bạn trẻ hoặc lao vào khởi nghiệp vì ý nghĩ dễ kiếm tiền hoặc mang tư duy làm “ông chủ” thay vì làm thuê cho các công ty lớn. Tuy nhiên theo Hà Linh, những bạn trẻ dù đang làm ở công ty nào, vị trí nào, nếu có đam mê khởi nghiệp cũng cần phải cố gắng hết sức, làm tốt nhất có thể công việc của mình.

“Em nhận thấy, đôi khi, những cơ hội đến rất tình cờ và bất ngờ, chứ không nhất thiết phải cứ tìm kiếm, toan tính thì mới đến. Mọi chuyện đến bằng lòng thành của mình trước thì mới thực sự bền vững và lúc ấy, cờ đến tay thì phất”, Linh chia sẻ.

Hà Linh cũng cho rằng, khởi nghiệp quan trọng nhất là đam mê, thực sự muốn và yêu thích lĩnh vực mình làm, thậm chí mất ăn, mất ngủ vì nó. Kinh doanh mà không có đam mê rất nguy hiểm, nhưng đam mê này phải dựa trên một nền tảng chuẩn bị vững chắc về kiến thức lẫn kinh nghiệm, chứ không phải thích là làm.

“Thích là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để khởi nghiệp là chúng ta đã chuẩn bị chu đáo cho Startup của mình hay chưa. Nếu chỉ đơn giảm thích là làm thì tức là bạn đang rất vô trách nhiệm với bản thân”, Linh bày tỏ.