Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là gì

Bảo tồn di sản trước nguy cơ mai một

Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là những giá trị văn hóa gắn liền với con người và môi trường sống của họ mà ở đó, trí tuệ, kinh nghiệm của cộng đồng được đúc kết thành những giá trị lâu đời và được tiếp nối liên tục. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh điều kiện về kinh tế - xã hội..., cộng đồng nào biết trân trọng những giá trị truyền thống của cha ông, cộng đồng đó sẽ bảo tồn tốt di sản. Ngược lại, có những cộng đồng không ý thức được về quyền và giá trị của di sản mình nắm giữ, sẽ khiến di sản đứng trước nguy cơ mai một hoặc biến mất hoàn toàn.

Trong quá trình gìn giữ, bảo tồn di sản, không thể không nhắc tới vai trò của nghệ nhân - những người trực tiếp nắm giữ tri thức thực hành di sản. Nhờ họ, nhiều di sản đã được “cứu” thành công trước nguy cơ mai một.

Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Nguyễn Ngọc Lược (thôn Xa Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh) năm nay đã ở tuổi thất thập nhưng vẫn say mê sưu tầm, tư liệu hóa, truyền dạy nghệ thuật hát Xa mạc - một điệu dân ca có lịch sử lâu đời, thường được hát trong những dịp hội làng hay trong sinh hoạt thường ngày như cày cấy, dệt lụa, quay tơ, bắt cá... Ngoài ra, đây còn là điệu hát đối đáp giao duyên, giúp các đôi nam nữ tìm hiểu nhau.

Gắn bó với đời sống tinh thần của người dân Xa Mạc suốt nhiều thế kỷ nhưng qua thời gian, số lượng người dân ở thôn Xa Mạc biết và nhớ được cách hát làn điệu dân ca của quê hương chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là các bậc cao niên. Xót xa trước nguy cơ biến mất của di sản, NNƯT Nguyễn Ngọc Lược khi vừa rời quân ngũ trở về quê hương đã tìm gặp các cụ trong làng để học. Hai mươi năm qua, ông luôn miệt mài truyền dạy cho người dân trong thôn. Câu lạc bộ dân ca Xa Mạc khi mới thành lập chỉ có vài thành viên, nay đã quy tụ gần 30 người thường xuyên sinh hoạt và biểu diễn khắp nơi. Nhờ đó, nghệ thuật hát Xa mạc đã được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng.

Còn rất nhiều nghệ nhân khác cũng đau đáu trước nguy cơ biến mất của di sản. Có thể kể tới NNƯT Nguyễn Thị Vẫy, cố NNƯT Nguyễn Thị Lơ (xã Khánh Hà, huyện Thường Tín); NNƯT Kiều Thị Chải (xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên), NNƯT Nguyễn Văn Bôn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ)... đã có những đóng góp để nghệ thuật hát Trống quân được nhận diện, và giúp ngành Văn hóa Thủ đô cùng chính quyền địa phương có các chính sách bảo vệ khẩn cấp trước nguy cơ di sản biến mất hoàn toàn.

Trong lĩnh vực Ngữ văn dân gian, Hà Nội có di sản “tõi sưỡn” - tiếng lóng ở thôn Đa Chất (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên) đã mai một ít nhiều trước khi được nhận diện. Tiếng lóng Đa Chất gắn bó chặt chẽ với nghề đóng cối truyền thống của người dân nơi đây từ hàng trăm năm trước. Qua thời gian, ngôn ngữ này không được sử dụng do nghề đóng cối không còn. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm kê, các chuyên gia đã nhận thấy những giá trị văn hóa độc đáo của “tõi sưỡn” và kịp thời cùng cộng đồng bảo vệ di sản bằng cách tiến hành tư liệu hóa thành một cuốn từ điển...

Còn rất nhiều di sản khác trên mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến đã và đang được kiểm kê, nhận diện để kịp thời có các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị, trong đó không thể không nhắc tới vai trò của các cộng đồng, các nghệ nhân và những người thực hành di sản.

Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là gì

Trò chơi kéo co ngồi đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, ảnh chụp năm 2019).

Đồng hành cùng cộng đồng

Từ sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (tháng 8-2008), Hà Nội trở thành địa phương “giàu có” nhất cả nước về tài nguyên di sản văn hóa. Theo Đề án Tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội, Thủ đô hiện có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, được chia thành 6 loại hình: Ngữ văn dân gian, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Lễ hội truyền thống, Nghề thủ công truyền thống và Tri thức dân gian. Với sự vào cuộc của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, chính quyền các địa phương, các nhà nghiên cứu cùng các cộng đồng nắm giữ di sản, hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội đã “lộ diện”, cho thấy sự đa dạng, phong phú về loại hình, rõ bản sắc.

Cho đến nay, việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể như cách Hà Nội triển khai vẫn được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về tính hiệu quả lâu dài. Nhờ có sự đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu, các cộng đồng ngày càng mạnh dạn trong việc tiếp cận thông tin, đẩy mạnh giao lưu, học hỏi để tăng cường hiểu biết về công tác bảo tồn, phát huy giá trị, đồng thời góp phần quảng bá, lan tỏa giá trị di sản.

Ông Ngô Quang Khải, Trưởng ban Quản lý di tích đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) cho biết: “Nhờ có sự hỗ trợ, đồng hành của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản, Nghi lễ Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ nói riêng, Nghi lễ và trò chơi kéo co nói chung ngày càng được nhiều người biết tới. Chúng tôi cũng nhận thấy trách nhiệm phải gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của cha ông sao cho thật xứng đáng”.

Tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng, thời gian qua Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã hỗ trợ các cộng đồng hoàn thành lý lịch di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như Lễ hội bơi Đăm (quận Bắc Từ Liêm), Hội đền Và (thị xã Sơn Tây), Nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức), Nghề dát vàng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm)...

Bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội chia sẻ: “Việc lập lý lịch di sản là cách giúp các cộng đồng nhận diện, tư liệu hóa di sản, qua đó có các chính sách bảo tồn hợp lý. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, quảng bá để người dân hiểu hơn về giá trị di sản mà họ nắm giữ nhằm khơi dậy tình yêu, trách nhiệm giữ gìn di sản, tạo điều kiện cho họ được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm bảo tồn di sản hiện đại song song với các phương thức truyền thống. Song song với đó, các cấp, các ngành và Nhà nước cần có sự đồng hành cùng cộng đồng và có những chính sách đãi ngộ phù hợp với các nghệ nhân, người thực hành di sản để khuyến khích họ giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản ngày một tốt hơn”.

Đồng tình với quan điểm này, Tiến sĩ Phạm Cao Quý (Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng: “Việc tôn vinh, khích lệ và tạo điều kiện cho những nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể để họ đem hiểu biết của mình đóng góp vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sẽ góp phần bổ khuyết cho giá trị văn hóa, nhân văn của xã hội nhằm tạo sự phát triển bền vững. Chính sách cho nghệ nhân, người thực hành bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần có sự tính toán vừa cụ thể vừa tổng thể theo từng giai đoạn, phải có tính xuyên suốt, không đứng một mình cũng không tách rời các chính sách chung về di sản văn hóa, về văn hóa, về con người và xã hội nói chung”.

Thực tiễn cho thấy, di sản văn hóa phi vật thể nếu nhận được sự quan tâm trước hết từ cộng đồng thì sẽ được bảo vệ trong môi trường văn hóa - xã hội của cộng đồng ấy. Tuy nhiên, để di sản phát huy được giá trị thì không thể thiếu vai trò của cơ quan quản lý và các nhà nghiên cứu. Đó là mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời để di sản văn hóa phi vật thể còn lại mãi như một mạch ngầm kết nối quá khứ - hiện tại và tương lai.

23/09/2022 645

A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản.

B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ.

Đáp án chính xác

C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản.

Đáp án đúng là: BHiện nay, loại hình di sản văn hóa phi vật thể (điệu hát, tín ngưỡng, phong tục,...) cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Nhờ công tác bảo tồn và phát huy di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau như sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,... mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (SGK - Trang 28)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?

Xem đáp án » 23/09/2022 2,653

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

Xem đáp án » 23/09/2022 1,330

Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?

Xem đáp án » 23/09/2022 879

Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?

Xem đáp án » 23/09/2022 717

Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?

Xem đáp án » 23/09/2022 312

Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua

Xem đáp án » 23/09/2022 294

Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

Xem đáp án » 23/09/2022 276

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

Xem đáp án » 23/09/2022 175

Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là

Xem đáp án » 23/09/2022 150

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?

Xem đáp án » 23/09/2022 85

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

Xem đáp án » 23/09/2022 63

Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

Xem đáp án » 23/09/2022 57

Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?

Xem đáp án » 23/09/2022 56

Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm ngành nào sau đây?

Xem đáp án » 23/09/2022 47