Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Câu hỏi: 

Chào bác sĩ, tôi đang mang thai được hơn 28 tuần nhưng gần đây, âm đạo lại hay đau rát, ngứa, khi đi tiểu thường bị đau buốt. Không biết những biểu hiện này có ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình mang bầu hay không ạ? 

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Trả lời:

Chào chị, việc chăm sóc cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai là cực kỳ quan trọng, vì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn là sức khỏe của thai nhi và khả năng sinh nở sau này.  

Theo những dấu hiệu bạn mô tả thì rất có thể bạn đã bị viêm âm đạo. Những dấu hiệu thường thấy khi bị viêm âm đạo như đau và ngứa ở âm đạo, tấy đỏ và sưng môi âm đạo, chất nhờn hơi trắng vàng và có mùi, cảm thấy đau khi quan hệ, khi đi tiểu bị đau rát. Nếu để tình trạng viêm âm đạo nặng có thể gây ra tình trạng sinh non ở sản phụ, nặng hơn nữa có thể làm thai nhi tử vong từ trong tử cung.  

Bé sơ sinh của người mẹ bị viêm âm đạo do nấm, khi sinh nếu áp dụng phương pháp sinh thường, thai nhi đi ngang qua âm đạo, có thể bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sanh non tháng, đề kháng yếu, có thể gây viêm phổi do nấm, tuy nhiên trường hợp này cũng khá ít gặp.  

Để ngăn ngừa bị viêm âm đạo khi mang thai, mẹ bầu không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày; rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày với nước ấm; thay đồ lót mỗi ngày, giặt đồ lót cẩn thận và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời; thường xuyên đi bộ, vận động; ngồi hoặc nằm quá lâu có thể làm tăng sinh nhiệt ở vùng kín, dễ sản sinh vi khuẩn; mặc đồ lót rộng rãi bằng chất liệu cotton; hạn chế ăn thức ăn ngọt, không ăn cay, ăn nhiều trái cây tươi, rau quả và thực phẩm giàu đạm; ăn thêm sữa chua để tăng lượng men vi sinh, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan. Nếu vùng kín ngứa ngáy hoặc tiết dịch bất thường, mẹ bầu nên thăm khám để được tư vấn và điều trị kip thời. 

Mọi thắc mắc, thông tin chi tiết xin mời liên hệ 
Tổng đài CSKH: 02363 509 808 
Thư Ký khoa sản: 02363 991 451 
Email:

 Ban tư vấn sức khỏe
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Xem thêm: Chăm sóc tầng sinh môn đúng cách 

>> Bảng giá chi phí sinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Giới thiệu Khoa Sản Phụ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Gói khám tiền sản Tam Cá Nguyệt – Cho một thai kỳ khỏe mạnh

Viêm phụ khoa khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần tìm hiểu cách phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả để bệnh không ảnh hưởng đến thai nhi.

Là phụ nữ, ai cũng có nguy cơ bị viêm phụ khoa. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, khi bắt đầu có thai, cơ thể họ có nhiều thay đổi, dễ bị viêm nhiễm hơn người bình thường. Một số nguyên nhân đó là:

– Khi mang thai, vùng kín của mẹ bầu tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường. Nếu không được vệ sinh đúng cách và luôn giữ cho môi trường âm đạo sạch sẽ, khô thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm phụ khoa.

– Khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ cũng yếu hơn so với thông thường. Từ đó, khiến co cơ thể dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn do không khả năng chống lại vi khuẩn, nấm giảm sút.

– Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển và gây viêm phụ khoa.

Viêm phụ khoa là bệnh lý tổng hợp của nhiều loại bệnh khác nhanh. Trong đó, có một số bệnh điển mà rất động chị em phụ nữ mắc phải như bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo… Mỗi loại bệnh lại có triệu chứng khác nhau.

Nhiễm khuẩn âm đạo

Là nhiễm trùng gây ra do có quá nhiều vi khuẩn bên trong âm đạo, làm mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và gây viêm nhiễm. Có khoảng 20% mẹ bầu mắc phải nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Biểu hiện của viêm phụ khoa là cảm thấy nóng rát, ngứa ngáy vùng kín

Viêm âm đạo trichomoniasis

Trichomonas là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường sinh dục. Khi bị bệnh, mẹ bầu thường cảm thấy ngứa ngáy bộ phận sinh dục, đi tiểu đau và ra nhiều khí hư màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi khó chịu.

Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do trichomonas có nguy cơ sinh non cao hơn những mẹ bầu không bị bệnh.

Nhiễm nấm âm đạo

Nấm âm đạo chủ yếu do nấm Candida Albicans gây nên. Loại nấm này ký sinh ở một số vị trí bên trong âm đạo hoặc bên trong da. Vốn Candida là hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột, âm đạo do môi trường acid giữ không cho nấm bùng phát.

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, môi trường âm đạo mất cân bằng, bị kiềm hóa khiến nấm Candida phát triển quá mức kiểm soát và gây viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do mai thai, môi trường âm đạo có sự thay đổi hoặc do mẹ vệ sinh vùng kín bằng xà phòng khiến mất cân bằng pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Nhiễm Strep B âm đạo

Strep B là tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ và có nguy cơ gây sinh non, sảy thai. Nó cũng có khả năng gây nhiễm trùng sơ sinh và khiến trẻ sơ sinh tử vong.

Triệu chứng của nhiễm trùng Strep B âm đạo là mẹ bầu cảm thấy đi tiểu nhiều, nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu khó và nước tiểu có màu đục hơn bình thường. Cảm giác luôn bị thôi thúc đi tiểu không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn gây rối loạn đồng hồ sinh học bình thường của mẹ.

Dù là bị loại viêm nhiễm nào thì mẹ cũng nên đi khám để điều trị bệnh triệt để, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tránh tác động xấu đến thai nhi.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Thông thường bà bầu bị viêm phụ khoa sẽ được bác sĩ kê thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo

Khi có các biểu hiện dưới đây, mẹ nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh lý mà mình đang mắc phải:

– Ra nhiều khí hư bất thường, khí hư có màu xanh hoặc vàng. Nếu ra nhiều khí hư nhưng khí hư màu trắng thì đó là tình trạng bình thường

– Thấy ngứa và nóng rát vùng âm hộ, âm đạo

– Đi tiểu có cảm giác đau buốt, khó tiểu và nước tiểu đục

– Vùng kín có mùi hôi khó chịu

– Đau rát khi quan hệ tình dục

Mẹ bầu dù mắc bất cứ bệnh lý nào về phụ khoa cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Các bệnh lý như viêm âm hộ, viêm cổ tử cung… trong quá trình sinh thường có thể lây vi khuẩn sang em bé dẫn đến nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm phổi, viêm kết mạc, viêm da sau sinh.

Các bệnh phụ khoa lây qua đường sinh dục như giang mai, lậu, sùi mào gà… ảnh hưởng nghiêm trọng lên thai nhi. Bé có thể nhiễm lậu, giang mau thông qua dây rốn hay có những vết sùi mào gà trên da khi được sinh thường qua đường âm đạo. Do đó, nếu mắc những bệnh này, tốt nhất phụ nữ nên điều trị dứt điểm trước khi mang thai.

Ngoài ra, một số bệnh phụ khoa còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, khiến thai nhi chậm phát triển, tăng nguy cơ sinh non.

Viêm nhiễm phụ khoa không có dấu hiệu quá rõ ràng nên đôi khi khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những biểu hiện bình thường của thai kỳ. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Bị viêm phụ khoa, mẹ bầu nên đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị

Tùy thuộc vào tác nhân gây viêm nhiễm và mức độ bệnh, bác sĩ se chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp và đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, mẹ bầu sẽ được kê thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo để điều trị bệnh và hạn chế uống kháng sinh vì chúng có thể tác động xấu đến thai nhi. 

Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị viêm phụ khoa thì có thể áp dụng một vài biện pháp tự cải thiện tình trạng viêm nhiễm dưới đây. Lúc này các bộ phận của thai nhi đã tương đối hoàn thiện nên sẽ an toàn hơn:

– Thường xuyên ăn tỏi trong bữa ăn vì tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể phòng tránh và điều trị viêm âm đạo

– Ăn sữa chua lên men tự nhiên mỗi ngày để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh

– Mẹ bầu có thể dùng men vi sinh nhưng cần lưu ý rằng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để chắc chắn an toàn

– Khi bị viêm nhiễm phụ khoa thì mẹ nên kiêng quan hệ tình dục

– Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao để thụt rửa âm đạo

– Giữ vệ sinh vùng kín, mặc quần lót thoáng mát, chất liệu 100% cotton để thấm hút tốt, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng

– Không nên áp dụng những mẹo dân gian trị viêm phụ khoa chưa được kiểm chứng

– Không nên tắm bồn vì có thể lây nhiễm thêm nguồn vi khuẩn khác

– Không tự ý mua thuốc về sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có một số loại thuốc tốt cho người bình thường nhưng có thể gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nếu dùng không đúng cách, đúng liều.

– Hạn chế ăn đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết của âm đạo, khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và bệnh thêm nặng.

Trên đây là những thông tin chính về bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai. Hy vọng mẹ sẽ áp dụng hiệu quả để phòng ngừa bệnh hiệu quả cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/