Kết cầu thang bảng lương là gì

Kết cầu thang bảng lương là gì
Thiết kế và áp dụng thang lương là nhiệm vụ cơ bản của quản trị nhân sự. Có nhiều doanh nghiệp hiện nay không xây dựng thang bảng lương, quy chế tiền lương mà trả theo thỏa thuận từng lần với từng người. Hoặc hệ thống thang bảng lương được áp dụng hay chỉnh sửa từ quy định của Nhà nước trước đây. Có rất nhiều bất cập trong thực hiện chính sách tiền lương từ việc áp dụng như thế này, đặc biệt khi sử dụng nhiều lao động, có trình độ và đa dạng chuyên môn. Nhiều bạn làm nhân sự có hỏi về cách thiết kế thang lương. Trong phạm vi một thư tư vấn, chúng tôi chia sẻ khái quát về cách tiếp cận thiết kế một thang lương.

1. Thang lương là gì?

Thang lương là hệ thống các nhóm lương/ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và cạnh tranh. Bản chất thang lương được hiểu đơn giản là một khung giá mua sức lao động của một tổ chức, doanh nghiệp.

2. Kết cấu của thang lương?

Kết cấu thang lương gồm trục dọc là các nhóm/ngạch lương và trục ngang là các bậc lương (hệ số hoặc mức tiền) tương ứng với từng nhóm/ngạch lương. Số nhóm/ngạch lương nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các chức danh và tính chất đa dạng của các chức danh công việc trong tổ chức. Số bậc lương của mỗi ngạch phụ thuộc lớn vào độ rộng (Min - Max) của miền tiền lương chi trả một nhóm chức danh nào đó. Ví dụ: miền tiền lương mà doanh nghiệp sẵn sàng trả cho nghề kế toán là từ 7 triệu đến 12 triệu.

3. Thiết kế các nhóm/ngạch lương

Thiết kế các nhóm/ngạch lương thực chất là đánh giá và xếp hạng các “giá trị công việc” thành các nhóm lương khác nhau, từ thấp đến cao. Không thể tùy tiện đưa ra các nhóm/ngạch lương chỉ dựa trên cảm tính, hoặc bằng cấp, thâm niên. Tránh chỉ có duy nhất một ngạch lương cho tất cả các chức danh công việc. Một cách bài bản và có tính khoa học, chúng ta cần mô tả công việc cho từng chức danh rõ ràng. Sau đó, áp dụng phương pháp chấm điểm yếu tố (ví dụ Point Factor) để lượng hóa giá trị các công việc và so sánh các công việc đó với nhau. Cuối cùng, xếp hạng và phân thành các nhóm/ngạch lương nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các giá trị công việc.

>>> TẢI SLIDE: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ THANG BẢNG LƯƠNG

4. Thiết kế mức, bậc lương 

Số bậc lương và mức lương nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Độ rộng nhóm/ngạch lương (miền tiền lương): tức là mức thấp nhất và cao nhất mà doanh nghiệp có thể trả cho một ngạch lương nào đó, phù hợp với thị trường lao động và chiến lược thu hút của doanh nghiệp. Ví dụ: kế toán từ 7 triệu đến 12 triệu.

Mức lương thực tế: mức lương thực tế của các chức danh hiện hưởng. Tránh hiện tượng trả quá cao hoặc quá thấp so với hiện tại, gây những bất ổn quá lớn về ngân sách và thu nhập (tức là đột biến), trừ khi mức hiện tại là rất không hợp lý. Nguyên tắc của thiết kế là đi từ mức lương thấp đến cao hơn, vì khi cao rồi rất khó điều chỉnh xuống, gây tâm lý chán nản cho người lao động.

Mức lương thị trường: thu thập và tham chiếu dữ liệu khảo sát tin cậy về mức lương thị trường của các chức danh trong công ty làm cơ sở xác lập mức lương của từng nhóm/ngạch. Thông thường sẽ bắt đầu lấy bách phân vị 50th để tham chiếu. Bạn có thể tham khảo dữ liệu báo cáo khảo sát lương trên JobCloud.vn

Mức tăng ở mỗi bậc lương: nguyên tắc tăng có thể là lũy tiến hoặc lũy thoái. Tuy nhiên, mức tăng được khuyến cáo là không ít hơn 5% và không nên quá 20%. Vì nếu ít hơn 5% sẽ không khuyến khích được người lao động trong mỗi lần tăng lương. Ngược lại, tăng quá cao ở bậc liền kề sẽ sớm kịch trần ngạch lương và vượt ngân sách.

Vòng đời phát triển nghề nghiệp: số bậc lương nhiều hay ít cho một nhóm/ngạch lương phụ thuộc vào vòng đời phát triển nghề nghiệp từ lúc bắt đầu làm quen, học hỏi đến khi thành thạo và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn. Về nguyên tắc, lao động yêu cầu trình độ càng thấp thì số bậc lương càng nhiều bởi phần lớn người lao động sẽ gắn bó cả thời gian lao động với chức danh ấy mà ít có điều kiện để lên phân nhóm cao hơn (ví dụ: công nhân).

Độ chồng giữa các nhóm/ngạch lương: lưu ý tính chất công việc của các chức danh. Có những nhóm độ chồng đến 70% - 80% vì không có quá nhiều sự khác biệt về giá trị công việc. Ví dụ: bậc 1 của nhóm trên tương đương bậc 3, bậc 4 của nhóm dưới. Tuy nhiên, sẽ có những nhóm độ gối đầu (độ chồng) là bằng 0, khi có những thay đổi đáng kể và khác biệt về giá trị công việc. Ví dụ: bậc 1 của nhóm quản lý cao hơn bậc lương cao nhất của nhân viên.

Lạm phát hàng năm: Hàng năm, thang lương cần được xem xét và điều chỉnh (nếu có thể) so với mức lạm phát để đảm bảo thu nhập thực tế của người lao động.

Mọi vướng mắc hoặc băn khoăn trong quá trình thiết kế thang lương, xây dựng quy chế tiền lương, hãy liên hệ với macconsult.vn để được giải đáp và chia sẻ nhiều hơn. Chúc các bạn thành công trong công tác quản trị nhân sự.

>>> TẢI BỘ TÀI LIỆU MẪU: QUY CHẾ TIỀN LƯƠNG VÀ THANG BẢNG LƯƠNG từ Macconsult.vn

Nếu bạn thấy thực sự có ích hãy để lại comment và đừng quên chia sẻ nhé.

 

Chân thành cảm ơn bạn!

Để hiểu rõ hơn thang bảng lương là gì? Gồm có những yếu tố nào? Nguyên tắc và trình tự để xây dựng một thang bảng lương đúng chuẩn? Hãy theo dõi bài viết này nhé!

Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,… trong một thời gian nhất định. Số thu nhập mà người lao động được hưởng được ghi trong bảng lương đều dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của người lao động.

Kết cầu thang bảng lương là gì
Thang, bảng lương là gì? Một số khái niệm liên quan

Thang bảng lương có thể hiểu là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa những người lao động trong một đơn vị, một ngành, một nhóm ngành kinh tế kỹ thuật…  Xây dựng thang bảng lương sẽ dựa trên cơ sở công việc thực tế, kinh nghiệm làm việc và trình độ của người lao động.

Thang bảng lương cần được định kỳ kiểm tra để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường lao động.

  • giúp doanh nghiệp đảm bảo công bằng trong trả lương
  • giúp doanh nghiệp dễ dàng kế hoạch hóa quỹ lương để đảm bảo nguồn chi lương
  • giúp người lao động biết thu nhập thực tế của mình
  • giúp người lao động có được kỳ vọng phấn đấu để đạt những vị trí có mức lương cao hơn trên thang lương
  • giúp người lao động dễ dàng so sánh sự cống hiến, đóng góp và quyền lợi của họ với người khác

XEM THÊM: Lương cạnh tranh là gì? Tầm quan trọng của mức lương cạnh tranh

Thang, bảng lương được cấu thành từ 4 yếu tố: hệ số lương, bậc lương, mức lương thấp nhất và bội số của thang lương. Cùng tìm hiểu về các yếu tố này nhé!

Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp – được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.

Mức lương cơ bản = Mức lương cơ sở X Hệ số lương

Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động, mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.

Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.

Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Kết cầu thang bảng lương là gì
4 yếu tố cấu thành nên thang bảng lương là gì?

ĐỪNG BỎ LỠ: Tìm việc làm nhanh chóng từ các doanh nghiệp uy tín với hàng chục ngàn việc làm chất lượng đang chờ đợi bạn ứng tuyển

Còn được gọi là lương khởi điểm của một vị trí trên thang, bảng lương đã được quy định bởi mỗi doanh nghiệp khác nhau. Ngoài ra, các mức lương thấp nhất phải đáp ứng quy định chung của Luật lao động.

Cụ thể:

  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện bình thường;
  • Mức lương công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%;
  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Theo điều 93 Bộ luật Lao động 2012 thì: “Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.”

Do đó, doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương, dựa trên 2 cơ sở pháp lý là Bộ luật lao động 10/2012/QH13 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

TÌM HIỂU THÊM: Lương 3P là gì? Cách tính lương theo năng lực và ích lợi đạt được

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy định về cách tính lương cho nhân viên khác nhau. Tuy nhiên, việc tính lương sẽ đều cần phải dựa theo những nguyên tắc của Luật lao động. Vậy nên, trên cơ bản cách tính lương của các doanh nghiệp dành cho người lao động như sau:

Khi tính lương cho người lao động thì cần phải đầy đủ các khoản theo quy định, cụ thể:

  • Cách tính lương: dựa theo ngày công làm việc trong một tháng
  • Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP – đó là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường.
  • Phụ cấp và trợ cấp: là những khoản tiền được chi trả khi ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
  • Lương khoán: dành cho người lao động làm công việc thời vụ
  • Lương thời gian: áp dụng với toàn bộ nhân sự công ty
  • Lương thử việc : chiếm 85% mức lương chính
  • Lương đóng bảo hiểm xã hội: Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Các doanh nghiệp khi tính lương cho người lao động thuộc công ty mình cũng sẽ cần phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Cần có sự chính xác về số liệu, đảm bảo được thời gian trả lương cho người lao động đúng quy định.
  • Căn cứ tính lương dựa vào thời gian làm việc trên bảng chấm công
  • Tiền lương tháng sẽ được tính bằng lương cứng cộng với phụ cấp chia cho 26 nhân với số ngày công thực tế
  • Thời hạn trả lương sẽ tùy thuộc vào quy định của từng công ty
  • Tiền lương làm việc theo giờ: được quy định trong Luật lao động

TÌM HIỂU THÊM: Cách tính lương theo giờ giúp người lao động không bị nhầm lẫn

Đảm bảo đối xử bình đẳng trong mọi phương diện xã hội, đó là:

  • thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn hay không
  • khuyết tật hay không
  • nhiễm HIV hay không
  • tín ngưỡng, tôn giáo
  • tình trạng hôn nhân
  • thành phần xã hội
  • màu da
  • dân tộc
  • giới tính…
Kết cầu thang bảng lương là gì
Cách tính xây dựng thang bảng lương

Doanh nghiệp phải định kỳ rà soát để bổ sung, sửa đổi cho thích hợp với điều kiện thực tế về mặt bằng tiền lương, tổ chức lao động – sản xuất, đổi mới công nghệ và đảm bảo quy định pháp luật.

Lấy tiêu chí rõ ràng, minh bạch làm điều kiện hàng đầu để xếp lương và nâng bậc lương cho người lao động, giúp họ soi chiếu dễ dàng, hiểu được lý do mình bị tăng/giảm/không thay đổi tiền lương.

Khi xây dựng hoặc bổ sung sửa đổi, đơn vị phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp.

Khi thang bảng lương đã được hình thành, doanh nghiệp phải gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện tại địa phương đặt cơ sở sản xuất và công bố công khai để người lao động được biết một cách rộng rãi.

[TIẾT LỘ] Mẫu giấy xác nhận lương CHUẨN nhất hiện nay

Hy vọng những thông tin mà News.timviec đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được về khái niệm Thang bảng lương là gì, cũng như các quy định, nguyên tắc áp dụng trong việc xây dựng thang bảng lương thật chính xác!