Mạch bán dẫn là gì

Một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà số ít người biết đến đó là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (gọi tắt là thiết kế bố trí). Ở Việt Nam, khái niệm thiết kế bố trí còn chưa được thông dụng so với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp v.v… Vậy, thiết kế bố trí là gì và pháp luật quy định như thế nào về việc bảo hộ thiết kế bố trí. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin về vấn đề này!

1. Định nghĩa thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hay còn được gọi tắt là thiết kế bố trí, trong đó:

- Mạch tích hợp bán dẫn (gọi tắt là mạch tích hợp) chính là một mạch điện trong đó các phần tử được tích hợp vào một môi trường nào đó hoạt động như một thiết bị độc lập.

Đây là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.

Mạch tích hợp thường được chúng ta biết đến như một con chip, là các mạch điện từ chứa các linh kiện bán dẫn và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau để thực hiện các chức năng như lưu trữ thông tin (ví dụ như thẻ nhớ) hoặc thực hiện các phép toán logic với thông tin.

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là sự sắp xếp và bố trí các linh kiện, mạch điện nêu trên, là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp.

Mạch bán dẫn là gì

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là sự sắp xếp và bố trí các linh kiện

2. Cơ chế bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Ngày nay, thiết kế bố trí được chúng ta sử dụng rất nhiều trong các loại đồ dùng điện tử hằng ngày ví dụ như ô tô, máy giặt, tủ lạnh, đồng đồ, máy ghi hình v.v… ngay cả ở các thiết bị xử lý dữ liệu phức tạp và hiện đại hơn. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thiết kế bố trí ngày càng được nâng cấp nhằm giảm kích thước, cải thiện chức năng để phục vụ đời sống của con người.

Bản chất của việc thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là hoạt động sáng tạo trong việc sắp xếp, bố trí các thành phẩm có sẵn là các linh kiện, mạch điện. Hầu hết mọi thiết kế bố trí đều là kết quả của sự đầu tư to lớn về chuyên môn, thời gian cũng như tài chính. Do đó, đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở đây không phải là mạch tích hợp mà là thiết kế bố trí.

Mạch bán dẫn là gì

Hầu hết thiết kế bố trí là kết quả của sự đầu tư to lớn về chuyên môn, thời gian

Ở Việt Nam, thiết kế bố trí được xem xét giống như một đối tượng sở hữu công nghiệp, thông quá quá trình đăng ký bảo hộ với Cơ quan nhà nước để xác lập cơ chế bảo hộ thiết kế bố trí.

Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí

Thiết kế bố trí được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện Luật định sẽ được cấp văn bằng bảo hộ TKBT. Văn bằng bảo hộ này có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

4. Quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí

Chủ sở hữu thiết kế bố trí sau khi thực hiện thủ tục đăng ký và được nhà nước bảo hộ được sử dụng quyền của mình đối với thiết kế bố trí trong phạm vi pháp luật cho phép. Cụ thể, chủ sở hữu được phép thực hiện các hành vi như:

- Thực hiện các hoạt động thương mại nhằm thu lợi nhuận từ thiết kế bố trí được bảo hộ như: bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

Mạch bán dẫn là gì

Chủ sở hữu thiết kế bố trí được quyền bán, cho thuê thiết kế bố trí đó

- Sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí; sao chép thiết kế bố trí đã được bảo hộ;

- Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

- Cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng thiết kế bố trí (cho phép thực hiện các công việc nêu trên);

- Định đoạt thiết kế bố trí.

Việc thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cần sự đầu tư lớn về mọi mặt trong khi đó, để sao chép những thiết kế bố trí này thì không tốn quá nhiều công sức. Những chủ thể khác hoàn toàn có thể lợi dụng và sao chép thiết kế bố trí bằng cách sử dụng hình ảnh cắt lớp của mạch tích hợp và sản xuất lại. Vì vậy, bảo hộ thiết kế bố trí là điều cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu, sáng tạo và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Thế nào là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

1. Khái niệm

Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử (với ít nhất một phần từ tích cực) và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn để nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với thuật ngữ  “IC”, “chíp”, “mạch vi điện tử”.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các  phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (Điều 4.15 Luật SHTT).

–  “Mạch tích hợp bán dẫn” là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử – với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử. “Mạch tích hợp” đồng nghĩa với “IC”, “chip” và “mạch vi điện tử”;

–  “Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn” là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là “Thiết kế bố trí”);

–  “Tác giả thiết kế bố trí” là người hoặc những người tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình.

Những người chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí nhưng không góp phần tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình thì không được coi là tác giả;

 –  “Chủ sở hữu” là chủ thể được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc chủ thể được chuyển giao một cách hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí;

–  “Phân phối” dùng để chỉ mọi hình thức lưu thông thương mại, gồm bán, cho thuê, chuyển nhượng, kể cả quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ nhằm các mục đích đó;

 – “Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại” là việc phân phối công khai mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó.

2. Điều kiện bảo hộ

Thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ khi có tính nguyên gốctính mới thương mại.

  • Tính nguyên gốc được thể hiện: Thứ nhất, là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả thiết kế bố trí; thứ hai, tại thời điểm được tạo ra thiết kế đó chưa được biết đến rộng rãi trong giới sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn.
  • Tính mới thương mại: Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký (Điều 70, Điều 71 Luật SHTT).

        Tổ chức, cá nhân là tác giả tạo ra thiết kế bố trí, hoặc người đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả tạo ra thiết kế bố trí dưới hình thức giao việc, thuê việc (nếu trong hợp đồng không có quy định liên quan đến quyền tác giả thiết kế) có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.

         Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và  quyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều đồng ý. Trường hợp có sự đầu tư kinh phí của nhà nước thì quyền đăng ký của nhà nước đối với việc tạo ra kiểu dáng công nghiệp tương ứng như đối với sáng chế (Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP)  

         Quyền sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp được xác lập theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Điều 86 Luật SHTT).

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !