Huyện Châu Thành A Hậu Giang có bao nhiêu áp?

Huyện Châu Thành A Hậu Giang có bao nhiêu áp?

(HGO) - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hậu Giang thông tin kết quả phân loại đánh giá mức độ nguy cơ dịch Covid-19 của các xã, phường, thị trấn; các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (tính đến ngày 29 tháng 8 năm 2021) và triển khai áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng.

Đây là phân loại đánh giá mức độ nguy cơ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, việc công nhận các "vùng xanh" tại cơ sở được giao về cho các huyện, thị, thành phố, đến thời điểm này, các địa phương chưa công nhận "vùng xanh" nào. Riêng thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy sẽ có hướng dẫn riêng từ tỉnh.

Đa phần địa phương cấp xã đều “xanh”

Có 3 huyện, thành phố “Bình thường mới” (xanh) là thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành A; 4 huyện, thị có “Nguy cơ” (vàng) là huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ; riêng huyện Vị Thủy được đánh giá có “Nguy cơ cao” (cam). Không có địa phương cấp huyện “Nguy cơ rất cao” (đỏ). Còn tỉnh Hậu Giang được đánh giá là "Nguy cơ" (vàng).

* Đối với địa phương cấp xã, có 67/75 xã “xanh”; 6 xã “vàng”, 1 xã “cam” và 1 xã “đỏ”. Cụ thể, 6 xã “vàng” là Phú Tân (huyện Châu Thành); Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp); Thuận Hòa (huyện Long Mỹ); Long Phú và phường Thuận An (thị xã Long Mỹ); xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy). 1 địa phương “cam” là thị trấn Nàng Mau, 1 địa phương “đỏ” là xã Vị Thắng, đều của huyện Vị Thủy.

* Đối với ấp, khu vực, có 16 địa bàn “đỏ” đều thuộc các xã “vàng”, “cam”, “đỏ”, kể trên và là những nơi đang thiết lập các vùng cách ly y tế hoặc có trường hợp nhiễm bệnh cộng đồng: ấp Phú Trí (xã Phú Tân); ấp Long Phụng A (xã Hiệp Hưng); ấp 2, xã Thuận Hòa; ấp Tân Bình 1, Long Hòa 1,Long Hòa 2 của xã Long Phú; khu vực 5, phường Thuận An; ấp 5, ấp 1, ấp 2, ấp 3 của thị trấn Nàng Mau; ấp 2, ấp 8, ấp 5 của xã Vị Thủy; ấp 11, ấp 9 của xã Vị Thắng.

Công nhận gắn liền bảo vệ những “vùng xanh”, "chuyển màu những vùng chưa xanh". Riêng thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy, UBND tỉnh có hướng dẫn riêng

*Đối với các xã mức bình thường mới (vùng xanh): Yêu cầu UBND huyện, thị xã tổ chức công nhận “vùng xanh” đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý; xây dựng phương án bảo vệ và duy trì “vùng xanh” để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng theo quy định tại mục 1, Công văn số 1568/UBND-NCTH ngày 22 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Đối với thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy do đặc thù riêng, khu vực đông dân cư, địa hình các xã, phường trung tâm khó lập các chốt kiểm soát ra vào địa bàn từng phường, xã; vì vậy, UBND tỉnh sẽ có văn bản hướng dẫn riêng. 

* Đối với các xã vùng vàng, cam, đỏ: Yêu cầu UBND huyện, thị xã tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng theo quy định tại mục 2, Công văn số 1568/UBND-NCTH ngày 22 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; Tăng cường các giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát các ổ dịch, khoanh vùng, dập dịch triệt để nhằm mở rộng vùng xanh trong thời gian sớm nhất.

Mọi người hạn chế ra khỏi nơi cư trú khi không thật sự cần thiết

 Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh được phân công phụ trách địa bàn tăng cường công tác kiểm tra ở địa phương để chỉ đạo sát sao việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp đối với từng địa bàn, đảm bảo kiểm soát được tình hình dịch bệnh, ổn định đời sống Nhân dân và an ninh trật tự trên địa bàn.

Sở Y tế phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đảm bảo công tác xét nghiệm, cách ly và điều trị hiệu quả, đáp ứng tình hình dịch tại tỉnh. 

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang: tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh, các biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch bệnh của tỉnh; tập trung tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong “vùng xanh”, các vùng “vàng, cam, đỏ” theo quy định của tỉnh; đặc biệt tuyên truyền cho người dân nêu cao ý thức cảnh giác, không chủ quan, lơ là, không tập trung đông người (kể cả việc tổ chức tiệc cưới, hỏi, họp mặt, liên hoan,...), hạn chế ra khỏi nơi cư trú khi không thật sự cần thiết và tự giác khai báo y tế khi rời khỏi nơi cư trú, khi đến vùng dịch hoặc có tiếp xúc với người về từ vùng dịch; tích cực phối hợp cùng chính quyền và các ngành chức năng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ông Bùi Công Tạo, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang khẳng định, Châu Thành A sẽ khai thác và phát huy tốt các lợi thế của mình trên vai trò là huyện cửa ngõ quan trọng của tỉnh.

Huyện Châu Thành A Hậu Giang có bao nhiêu áp?

Huyện Châu Thành A có những lợi thế gì trong xu thế hội nhập và liên kết vùng, thưa ông?

Nằm ở phía Bắc tỉnh Hậu Giang, Châu Thành A có vị trí cửa ngõ chiến lược rất quan trọng của tỉnh, gần kề với đô thị trung tâm của vùng là TP. Cần Thơ, có 2 tuyến Quốc lộ 1A, 61 và tỉnh lộ 926 qua địa bàn, nay có thêm tuyến nối Cần Thơ - Vị Thanh và tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn (được đưa vào sử dụng vài năm gần đây).

Huyện Châu Thành A Hậu Giang có bao nhiêu áp?
Ông Bùi Công Tạo, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang

Nhờ đó, Châu Thành A rất dễ dàng giao thương, kết nối với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và với TP. Cần Thơ. Thêm vào đó, còn có Kênh Xáng Xà No, là tuyến giao thông thuỷ huyết mạch trung chuyển hàng hoá, nông, thuỷ sản từ vùng bán đảo Cà Mau, Tây Sông Hậu về TP.HCM.

Mặt khác, Châu Thành A có đất đai phì nhiêu, nguồn nước ngọt, nguồn nhân lực dồi dào, có Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, Cụm công  nghiệp Nhơn Nghĩa A, có Trường Đại học Võ Trường Toản (là trường đại học tư thục đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long), có Khu di tích lịch sử - văn hoá Tầm Vu, cùng với các tuyến điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh và khu vực…

Tóm lại, Châu Thành A có nhiều lợi thế lớn để vươn lên phát triển mạnh công nghiệp, nông nghiệp cũng như thương mại, dịch vụ; để nâng cao công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, đẩy mạnh việc mời gọi và thu hút đầu tư...

Tuy mới thành lập, nhưng Châu Thành A được Hậu Giang đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Theo ông, huyện đã tập trung đột phá vào những nhiệm vụ kinh tế chủ yếu nào?

Huyện mới thành lập từ cuối năm 2003, nhưng ngay từ đầu, Đảng bộ và chính quyền Châu Thành A cùng sự đồng thuận cao của người dân đã tập trung tận dụng mọi cơ hội, phát huy lợi thế và nội lực, đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nếu trước đây, người dân chỉ quen với độc canh cây lúa, mỗi năm 3 vụ, thì những năm gần đây, nông nghiệp huyện đã có bước chuyển mình ấn tượng, thực hiện theo các tiêu chí cánh đồng mẫu lớn. Đồng thời, huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa canh, xen canh với rau màu, kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản (đặc sản), với nhiều mô hình sản xuất giỏi, sản xuất bền vững.

Nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nên hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, xen canh với rau màu cao gấp 5 đến 7 lần so với trồng lúa. Huyện còn cung ứng nguyên liệu cho thị trường và các nhà máy chế biến nông, thuỷ sản xuất khẩu trong vùng, góp phần để thu nhập bình quân đầu người tăng lên mức   khoảng 20 triệu đồng/năm.

Từ năm 2010 đến nay, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn bình quân đạt trên 1.200 tỷ đồng/năm, góp phần thay đổi bộ mặt cả đô thị lẫn nông thôn, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, dịch vụ, viễn thông phục vụ nhu cầu dân sinh. Châu Thành A còn nỗ lực đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, bắt đầu từ 2 xã điểm của tỉnh là Trường Long Tây và Nhơn Nghĩa A.

Bên cạnh đó, thị trấn Một Ngàn- đô thị trung tâm huyện được quy hoạch xây dựng ngày càng hoàn thiện, khang trang hơn. Khu dân cư, tuyến dân cư, khu tái định cư được quy hoạch lại cùng với các trung tâm thương mại, trung tâm hành chính và đô thị (cũng được chỉnh trang lại) dọc theo Kênh Xáng Xà No… cùng với các thị trấn vệ tinh quan trọng trên địa bàn: Rạch Gòi, Cái Tắc và Bảy Ngàn.

Từ đầu năm đến nay, để phát huy tiềm năng của địa phương, Châu Thành A đã tập trung vào lĩnh vực quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và triển khai xây dựng  các dự án chủ yếu nào?

Huyện đang khẩn trương cùng với tỉnh triển khai xây dựng Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh 2 (giai đoạn 1), Dự án Nhà máy xay xát và kho gạo xuất khẩu tại thị trấn Một Ngàn, phê duyệt đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500 Nhà máy Bê tông Hamaco Hậu Giang tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh (giai đoạn 1), phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết Công viên văn hoá huyện Châu Thành A, điều chỉnh một phần đồ án quy hoạch chi tiết khu dân cư ấp Tân Phú A, thị trấn Cái Tắc, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 nhà máy dược phẩm và nhà máy in bao bì DHG tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh.

Đồng thời, huyện sẽ tập trung nguồn lực cho giải phóng mặt bằng Dự án Mở rộng Quốc lộ 1A, kè Xà No, Trung tâm Thương mại Một Ngàn và xây dựng các trường học trên địa bàn…

Châu Thành A đề ra những định hướng cơ bản nào từ nay đến năm 2020, nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mình?      

Theo định hướng chung từ nay đến năm 2015 và năm 2020, huyện Châu Thành A sẽ tiếp tục phát huy vai trò lợi thế cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, nhằm tạo lợi thế trong liên kết vùng và cung ứng hiệu quả nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản dồi dào của huyện, đẩy nhanh chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, dự kiến xã Trường Long Tây sẽ đạt xã nông thôn mới vào cuối năm nay.

Huyện sẽ thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, các ngành, nghề phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục tạo điều kiện về ưu đãi chính sách thu hút đầu tư phối hợp với tỉnh thực hiện Dự án Khu công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh 1, 2 và Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Nhơn Nghĩa A, nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cải thiện thu nhập.

Châu Thành A tiếp tục quy hoạch, đầu tư xây dựng, nâng cấp các trung tâm thương mại, các thị trấn trên địa bàn, đa dạng hóa các loại hình thương mại, dịch vụ, trong đó tập trung khai thác các khu dân cư, tái định cư. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và thương mại - dịch vụ, đưa kinh tế Châu Thành A phát triển bền vững và hiệu quả hơn trong tương lai.

Huyện Châu Thành có bao nhiêu áp?

Huyện Châu Thành có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Ngã Sáu (huyện lỵ), Mái Dầm và 6 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú Hữu, Phú Tân với 59 ấp.

Huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang có bao nhiêu xã?

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Châu Thành A có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh, Tân Thuận, Tân Hoà, Trường Long Tây, Trường Long A, Nhơn Nghĩa A và các thị trấn: Một Ngàn, Rạch Gòi, Cái Tắc.

Các tỉnh miền Tây có bao nhiêu huyện Châu Thành?

Đáp án: Tất cả đều có huyện Châu Thành. Việt Nam có một tên địa danh đặc biệt: đó là Châu Thành, có đến 10 tỉnh có huyện Châu Thành, bao gồm: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Tây Ninh.

Huyện Châu Thành Tây Ninh có bao nhiêu xã?

Hành chính. Huyện Châu Thành có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Châu Thành (huyện lỵ) và 14 xã: An Bình, An Cơ, Biên Giới, Đồng Khởi, Hảo Đước, Hòa Hội, Hòa Thạnh, Long Vĩnh, Ninh Điền, Phước Vinh, Thái Bình, Thanh Điền, Thành Long, Trí Bình.