Hẻm hoa hậu tức hẻm 351 lê văn sỹ q.3 năm 2024

Chúng Tôi Nhận tìm nhà theo yêu cầu của quý khách (ví dụ: Giá mua, diện tích, hướng, khu vực, trục đường... ).

Vì mỗi người đều có mỗi tính chất công việc riêng, nên quý khách không có thể bỏ nhiều thời gian để đi tìm nhà như ý mình được. chính vì vậy Xin hãy để chúng tôi được hỗ trợ quý khách trong việc tìm kiếm nhà đẹp theo yêu cầu của quý khách . ( rất nhiều khách hàng đã được chúng tôi hỗ trợ tìm mua đúng yêu cầu và họ rất hài lòng về căn nhà mới của họ - đồng thời thông tin của quý khách hàng luôn được chúng tôi giữ bảo mật )

Chỉ cần quý khách gọi điện hoặc nhắn tin cho biết nhu cầu về BĐS cần tìm (ví dụ: Giá mua, diện tích, hướng, khu vực, trục đường... ) chúng tôi làm việc chuyên nghiệp sẽ tìm và gọi lại cho quý khách khi tìm được BĐS phù hợp nhất với yêu cầu của quý khách

Hẻm hoa hậu tức hẻm 351 lê văn sỹ q.3 năm 2024

© Copyright 2010 - 2024 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Email: [email protected] Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân Điện thoại: 024 7309 5555

Liên hệ quảng cáo: Hotline: Email: [email protected] Hỗ trợ & CSKH: Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tel: (84 24) 7307 7979 Fax: (84 24) 7307 7980 Chính sách bảo mật

Chat với tư vấn viên

Theo những người dân ở đây, con hẻm này từng là của khu dân cư nghèo, được bao bọc bởi ao rau muống và dòng kênh nước đen với nhà cửa lụp xụp. Nhưng ngày nay, nó khang trang với hai dãy nhà cao tầng san sát nhau. Ao rau muống được thay vào đó là bờ kè Nhiêu Lộc sạch sẽ, thoáng mát.

Từ “con đường thời trang” Lê Văn Sỹ lúc nào cũng tấp nập, đông đúc, rẽ vào con hẻm nhỏ đánh số 351, như bước sang một thế giới khác, lặng lẽ và kín đáo, với những căn nhà hầu như lúc nào cũng đóng cửa im lìm, như những không gian riêng biệt khép kín, muốn xa lánh sự đời. Với những người ở nơi khác đến thì con hẻm này có vẻ như khá xa lạ, thiếu thân thiện. Nhưng với tôi, một người đã có nửa thế kỷ trải đời ở đây, thì mọi thứ lại hết sức gần gũi, thân quen.

***

Xưa kia, con hẻm này nằm giữa khu dân cư nghèo, xung quanh bao bọc toàn ao rau muống. Những người sang trọng chẳng mấy khi đặt chân đến, bởi con hẻm bắt đầu từ đường Lê Văn Sỹ (trước 1975 mang tên Trương Minh Ký) nhiều hàng quán bán đồ thời trang khá sang trọng, nhưng lại dẫn vào khu nhà ổ chuột của dân nghèo ven kênh Nhiêu Lộc. Có lẽ vì họ ngại những tệ nạn, bất ổn ở cái “xóm nhà nghèo” này. Hồi ấy, nếu không vì vỡ nợ sau mấy chuyến buôn bán thất bại, thì gia đình tôi cũng chẳng chuyển đến sống ở đây.

Hẻm hoa hậu tức hẻm 351 lê văn sỹ q.3 năm 2024

"Hản hoa hậu" có dáng vẻ bình thường như bao con hẻm khác ở Sài Gòn

Vốn là đứa trẻ sinh trưởng ở một khu công chức sang trọng, nên hồi mới đến tôi nhìn lũ bạn mới ở đây với con mắt đầy xa lạ. Bởi chúng trông lam lũ, đen đúa, chẳng giống với đám bạn cũ đứa nào cũng trắng trẻo, thư sinh. Thế nhưng, có điều lạ là lẫn trong những đứa bạn xấu xí, đen đủi, lại có những đứa con gái trắng trẻo, xinh đẹp lạ thường. Chúng như những bông hoa lạ mà đám con trai luôn ngắm nhìn với cặp mắt đầy ngưỡng mộ, còn tôi thì không khỏi ghen tị.

Có lần, tôi hỏi mẹ, tại sao giữa xóm nghèo này lại có những đứa con gái xinh đẹp thế, bà cười: “Có lẽ vì tụi nó ăn toàn rau muốn ở kinh nước đen nên bị… đột biến gene”. Tôi tin lời mẹ, từ đó cứ lén theo lũ bạn ra kinh nước đen cắt rau muống về ăn, mong cho có được sắc đẹp như mấy đứa con gái kia. Nhưng ăn hoài mà chẳng thấy trắng ra, chỉ thấy mấy lần bị “tào tháo rượt”, chạy đến gầy rộc cả người.

Tôi còn nhớ, hồi ấy người ta gọi con hẻm này là “Hẻm photo Lưu Luyến”, vì ở đó có tiệm ảnh Lưu Luyến nổi tiếng Sài Gòn. Nhiều lần tôi đi ngang tiệm ảnh, ngẩn ngơ trước tấm hình của mấy đứa trong xóm được chủ tiệm phóng lớn treo trước cửa, trông chúng đẹp mê hồn.

Lý Thu Thảo - người đẹp có danh hiệu đầu tiên tại con hẻm 351 Lê Văn Sỹ

Cuộc sống trong con hẻm trôi đi bình lặng. Bởi chẳng mấy ai để ý đến con hẻm nhỏ này. Cho đến một ngày cách đây hơn hai mươi năm, vừa ngủ dậy định lên xe đi làm thì mẹ tôi hớn hở khoe: “Con nhỏ Lý Thu Thảo ở gần bên mới đoạt giải Hoa hậu của thành phố đó!”. Không phải chuyện của nhà mình, nhưng điều đó được tôi, cũng như nhiều người khác trong hẻm, lấy làm hãnh diện. Vì ai cũng thích được làm hàng xóm của những người đẹp, và còn hy vọng con hẻm của mình từ nay sẽ trở nên nổi tiếng, và biết đâu sự nổi tiếng ấy sẽ mang đến cho người sống ở đó những cơ may.

Thảo trở thành Hoa hậu chưa lâu thì đến lượt Kiều Khanh đoạt giải Hoa hậu Áo dài. Rồi tiếp đến là La Kim Phụng nổi lên trong giới người mẫu, Mộng Vân trở thành tên tuổi nổi bật trong làng điện ảnh. Hình ảnh của những cô gái ấy những năm cuối 80, đầu 90 xuất hiện dày đặc trên sách báo, lịch, trở thành những cái tên đầy “sức nóng” không chỉ ở Sài Gòn trong suốt mấy năm trời. Ai cũng mừng cho thu Thảo, Kim Phụng, Mộng Vân, và nhất là Kiều Khanh, cô con gái của một gia đình công chức nghèo, cuộc sống thuở ấu thơ đã từng trải qua bao gian khó.

Hoa hậu Áo dài Kiều Khanh hiện vẫn giữ sắc vóc đầy quyến rũ như hơn 20 năm trước

Đó cũng là lúc cuộc sống trong con hẻm nhỏ thực sự bị xáo trộn khi những vị khách sang trọng xuất hiện thường xuyên, trong đó có không ít người nổi tiếng thời bấy giờ, khiến mọi người bỏ cả công ăn việc làm đổ xô đến xem với con mắt đầy tò mò. Đến lúc này, tôi mới biết trong hẻm còn có một nhân vật nổi tiếng khác đã sống ở đây từ lâu, đó là ông Lê Hoàng Hoa, đạo diễn phim “Ván bài lật ngửa” mà đám thiếu nữ chúng tôi từng một thời say mê. Nhưng khi tôi biết điều này thì ông Hoa đã sang Ba Lan định cư, nghe nói ông mới về nước nhưng không phải để làm phim, và tôi cũng không có dịp gặp lại ông.

***

Theo dòng chảy của thời gian, con hẻm nhỏ tối tăm, nghèo nàn ngày nào giờ cũng đã đổi thay. Khu ổ chuột ở ven kênh Nhiêu Lộc không còn nữa, thay vào đó là những căn nhà sang trọng mọc san sát bên con hẻm trải nhựa phẳng phiu. Bao đứa bạn thuở thiếu thời cũng theo gia đình phiêu bạt tứ xứ. Những người đẹp ngày nào bây giờ chẳng mấy khi thấy xuất hiện. Kiều Khanh đã sang Mỹ định cư, ngôi nhà nhỏ của cô vẫn còn đó nhưng cửa đóng im ỉm. Lý Thu Thảo sau thời gian sang Mỹ nghe nói đã trở về nhưng sống ở quận 2 với cuộc sống khép kín, chẳng mấy khi tiếp xúc với người bên ngoài, chắc là để lánh xa những tin đồn quái ác xung quanh chuyện đời tư của cô. Thỉnh thoàng có ai đó mới may mắn thấy được La Kim Phụng và Mộng Vân, nhưng chỉ thoáng qua đủ để kịp nhận thấy sắc đẹp của họ dẫu qua năm tháng vẫn mặn mà, đằm thắm như ngày nào…

La Kim Phụng - một trong những gương mặt quen thuộc trên lịch và bìa các ấn phẩm những năm 1990

Giờ đây, người dân trong hẻm không còn lên “cơn sốt” với những người đẹp một thời, mà lại xôn xao bàn tán về những cô nàng thế hệ 10x, đoàn già đoán non cô này sẽ trở thành Hoa hậu, cô nọ thành Á hậu. Dường như đã thành truyền thống, hẻm 351 Lê Văn Sỹ được kỳ vọng sẽ lại tiếp tục sản sinh ra những người đẹp…

- Hoa hậu Lý Thu Thảo đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu do Thành đoàn TP.HCM tổ chức năm 1989. Sở hữu gương mặt đẹp phúc hậu cùng hình thể chuẩn, sau khi đăng quang Hoa hậu, Lý Thu Thảo trở thành người mẫu đắt show của cả sàn catwalk lẫn ảnh lịch. Cô cũng đã tham gia đóng một số phim truyện.

- Hoa hậu áo dài Kiều Khanh đăng quang năm 1989 tại cuộc thi do báo Phụ nữ TP.HCM tổ chức. Hiện cô định cư tại Mỹ cùng các con, sống bằng nghề trang điểm cô dâu.

- Người mẫu La Kim Phụng: Nổi lên vào những năm đầu của thập niên 1990, với gương mặt lạ, vẻ đẹp sắc sảo, hiện đại. Thời kỳ đó, La Kim Phụng được xem là người mẫu hàng đầu của làng thời trang, Hiện cô vẫn sống tại hẻm 351 Lê Văn Sỹ nhưng không tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật.

Diễn viên Mộng Vân

- Diễn viên Mộng Vân: Chỉ lọt vào Top 10 cuộc thi Hoa hậu báo Tiền Phong nhưng với vẻ đẹp đài các và khả năng nhập vai tự nhiên, Mộng Vân nhanh chóng trở thành cái tên nổi bật của điện ảnh Việt những năm 1990 với nhiều vai diễn trong những phim truyện thời bấy giờ như: Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Nước mắt học trò, Người không mang họ, Đằng sau một số phận…