Sự kiện đua top tài sản t4 2023 năm 2024

(TSVN) – Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tỉnh Bình Định tháng 10 năm 2023 ước đạt 22.291,1 tấn, tăng 2,1% (tăng 462,9 tấn) so cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng năm 2023 ước đạt 246.312,8 tấn, tăng 2,7% (tăng 6.407,2 tấn) so cùng kỳ.

Sản lượng khai thác tăng nhẹ

10 tháng, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 233.338,4 tấn, tăng 2,7% (tăng 6.224,2 tấn); Sản lượng khai thác thủy sản biển ước đạt 230.725,4 tấn, tăng 2,7% (tăng 6.137,5 tấn), riêng khai thác cá ngừ đại dương ước đạt 12.633,4 tấn, giảm 2,8% (giảm 362,8 tấn) so cùng kỳ.

Sự kiện đua top tài sản t4 2023 năm 2024

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm tại Bình Định. Ảnh: TTKNBĐ

Theo NN&PTNT tỉnh Bình Định, sau gần 6 năm Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” (từ ngày 23/10/2017) đối với hoạt động khai thác hải sản của Việt Nam, đặc biệt sau 1 năm đợt kiểm tra lần 3 của đoàn thanh tra EC (vào tháng 10/2022), tỉnh Bình Định tiếp tục thực hiện 4 nhóm khuyến nghị của EC.

Hiện, toàn tỉnh có hơn 5.000 tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên được đăng ký tham gia hoạt động khai thác thủy sản. Trong đó, hơn 3.000 tàu chiều dài từ 15m trở lên đăng ký tham gia hoạt động khai thác ở vùng khơi. Tổng số lao động tham gia hoạt động khai thác thủy sản hơn 39.000 người.

100% tàu cá tham gia hoạt động khai thác ở vùng khơi được cấp giấy phép khai thác thủy sản đúng quy định và được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tàu thuyền khai thác vùng khơi khi ra, vào khai báo trước 1 giờ và được các lực lượng chức năng liên quan giám sát chặt chẽ.

Bình Định có hơn 4.000 tàu cá thuộc diện đăng kiểm. Đến nay có gần 3.400 tàu cá còn hạn đăng kiểm được cập nhật trên hệ thống Vnfishbase. Số còn lại do tàu cá không tham gia hoạt động đánh bắt thủy sản nên chưa đề nghị thực hiện đăng kiểm tàu cá.

Hàng năm, Bình Định có 375 tàu thường xuyên hoạt động ở các tỉnh phía nam và không về địa phương. Tỉnh Bình Định đã ký kết quy chế phối hợp quản lý tàu cá riêng với các tỉnh phía nam gồm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận; quy chế phối hợp quản lý tàu cá chung với 10 tỉnh miền Trung (từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa) để quản lý những tàu này.

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 10 tháng năm 2023 ước đạt 12.974,4 tấn, tăng 1,4% (tăng 183 tấn), riêng tôm thẻ chân trắng ước đạt 8.897,6 tấn, tăng 6,4% (tăng 536,9 tấn).

Bình Định hiện có hơn 3.400 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi thủy sản nước lợ hơn 2.200 ha, nuôi thủy sản nước ngọt trên 1.000 ha, còn lại hơn 60 ha nuôi thủy sản nước mặn tập trung tại các vùng biển gần bờ ở TP Quy Nhơn, TX Hoài Nhơn và các huyện: Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao được lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành rất quan tâm. Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay việc áp dụng công nghệ Biofloc và Semi-Biofloc, đặc biệt trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã giúp giảm dịch bệnh đến mức thấp nhất, trong khi đó lại tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 50 ha nuôi tôm công nghệ cao. Mục tiêu trong năm 2023 sẽ nâng lên 65 ha, phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 148 ha, năm 2030 có 197 ha; cùng với đó sẽ hỗ trợ, động viên để những hộ có điều kiện chủ động chuyển sang nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao phù hợp.

Trong khi đó, sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tháng 10/2023 ước đạt 183,9 triệu con, giảm 57,3% (giảm 247,1 triệu con). Lũy kế 10 tháng năm 2023 ước đạt 1.949,5 triệu con, giảm 58,3% (giảm 2.728,8 triệu con) so cùng kỳ. Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng giảm mạnh do thị trường tiêu thụ trong khu vực giảm, dẫn đến đầu tháng 5 đến nay Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam – chi nhánh Bình Định 3 tạm ngưng sản xuất.

Tại Quyết định số 2147/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Định. Cụ thể, kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi đạt 4.300 ha, thể tích lồng nuôi 95.000 m3. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 20.000 tấn/năm. Mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi đạt 4.300 ha, thể tích lồng nuôi 160.000 m3. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 24.000 tấn/năm.

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định.

1. Doanh nghiệp được kinh doanh đấu giá tài sản khi đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

\>> Xem chi tiết tại công việc:

  • Đăng ký thành lập công ty hợp danh;
  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

(2) Tên công ty đấu giá:

+ Đối với công ty đấu giá hợp danh: do các thành viên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty đấu giá hợp danh” và đảm bảo theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

\>> Tham khảo tại công việc: Những điều cần lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp (tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề...) trong Công ty hợp danh

+ Đối với doanh nghiệp đấu giá tư nhân: do chủ doanh nghiệp lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Doanh nghiệp đấu giá tư nhân” và đảm bảo theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

\>> Tham khảo tại công việc: Những điều cần lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp (tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề...) trong Doanh nghiệp tư nhân

(3) Được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

(4) Để đăng ký hoạt động đấu giá tài sản, doanh nghiệp phải có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản và đáp ứng điều kiện tương ứng với loại hình như sau:

+ Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp;

+ Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên.

Sự kiện đua top tài sản t4 2023 năm 2024

Hình từ Internet

2. Thủ tục đăng ký hoạt động doanh nghiệp đấu giá tài sản

Thành phần hồ sơ:

(1) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động;

\>> Tham khảo mẫu:

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động công ty đấu giá hợp danh;

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động doanh nghiệp đấu giá tư nhân.

(2) Điều lệ của doanh nghiệp đối với công ty đấu giá hợp danh;

(3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề đấu giá của:

- Chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân;

- Thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh;

(4) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của doanh nghiệp đấu giá tài sản, cam kết bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động đấu giá tài sản.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, doanh nghiệp đấu giá tài sản phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:

- Tên doanh nghiệp đấu giá tài sản;

- Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Số, ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động;

- Họ, tên, số Chứng chỉ hành nghề đấu giá của chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân; họ, tên, số Chứng chỉ hành nghề đấu giá của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh.

3. Đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá

Việc đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá chỉ được tiến hành sau khi đã tổ chức cuộc đấu giá lần đầu nhưng không thành và được thực hiện như sau:

- Nếu đấu giá tài sản theo phương thức trả giá lên, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá, hoặc có nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá, hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản;

- Nếu đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá và chấp nhận giá khởi điểm hoặc chấp nhận mức giá sau khi đã giảm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản đấu giá đồng ý bằng văn bản.

Lưu ý: Việc đấu giá tài sản trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá.