Hạnh phúc-Thanh Huyền phong cách ngôn ngữ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2018-2019 Môn Ngữ văn – Lớp 11

(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “…hạnh phúc bình thường và giản dị lắm là tiếng xe về mỗi chiều của bố cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ chị xới cơm đầy bắt phải ăn no hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho là ngọn đèn soi tương lai em sáng là điểm mười mỗi khi lên bảng là ánh mắt một người lạ như quen hạnh phúc là khi mình có một cái tên vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em tuổi mười tám còn khờ khạo lắm đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường”.

(Trích “Hạnh Phúc” của Thanh Huyền)

Câu 1. Cho biết thể loại của văn bản trên. Câu 2. Xác định 2 biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3. Tại sao tác giả lại nói: Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen? Câu 4. “đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường”. Từ nội dung của hai câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình. (1,5 điểm) II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về 13 câu thơ đầu trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu?

— Hết —

Họ và tên học sinh: …………………………………………… Số BD:………………..

HƯỚNG DẪN CHẤM I.ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Thể thơ tự do 0,5 2 Liệt kê, điệp cấu trúc câu. Làm cho bài thơ thêm hấp dẫn, sinh động; thể hiện quan niệm về hạnh phúc chính là những gì gần gũi, thân thương nhất trong đời sống của mỗi người. 1,0 3 Tác giả nói: Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen, là vì khi ta gặp một người xa lạ nhưng có cái nhìn ấm áp, dễ gần thì ta cảm thấy như gặp được người quen, ta cảm thấy tin tưởng và hạnh phúc. 1,0 4 HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nói lên được: Đừng cố gắng tìm hạnh phúc ở đâu xa; hạnh phúc vẹn nguyên ở ngay chính cuộc sống đời thường, chúng ta cần phải biết trân trọng. 1,5 II. LÀM VĂN (6 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng – Biết cách làm bài văn nghị luận về bài thơ – Kết cấu 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc, – Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu… – Chữ viết rõ ràng, cẩn thận 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau những lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí và cần làm rõ được các ý chính sau: Phần Nội dung Điểm Mở bài – Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”. – Khái quát nội dung chính của bài thơ. 0,75 Thân Bài Phân tích tình yêu thiên nhiên của tác giả – 4 câu thơ đầu: Xuân Diệu đã giãi bày một ước muốn có phần ngông cuồng của mình, đó là ước muốn ngự trị thiên nhiên, đất trời, muốn dòng thời gian ngừng trôi chảy để tạo hóa và vạn vật không thay đổi. Chính từ niềm say mê và tình yêu thiên nhiên tha thiết, tác giả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tràn đầy nhựa sống, ngập tràn sắc xuân, hương xuân và cả tình xuân. – Câu 5-13: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp hữu tình, lãng mạn. Vạn vật trong tiết trời xuân hiện lên rất rõ nét, từ các loài ong, bướm, yến anh, rồi hoa lá và cả ánh bình minh rực rỡ, tất cả đều đang độ sung mãn, căng tràn nhựa sống. Mọi vật được nhà thơ nhắc đến đều có đôi có cặp: Tuần tháng mật của ong bướm, hoa của đồng nội, lá của cành, khúc tình si của yến anh và ánh bình minh của mặt trời. Điều này cho thấy sự đắm say, lãng mạn và ngây ngất trong con mắt của nhà thơ trước thiên nhiên mùa xuân.

+ Tác giả say mê với mùa xuân, tận hưởng mùa xuân, bởi với tác giả, mùa xuân như là tuổi trẻ, mà cuộc đời đẹp nhất chính là tuổi trẻ, cũng như một năm đẹp nhất là mùa xuân, mùa xuân đẹp nhất là tháng giêng.

1,5

2,0

0,5
Nghệ thuật: Trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ xuân diệu nhất. Bằng một hình thức nghệ thuật điêu luyện, sự kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc mong manh và mạch luận lý, giọng điệu say mê, sôi nổi cùng với những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Sử dụng điệp từ thể hiện những ước muốn của bản thân….

0,5 Kết bài

Qua 13 câu đầu, Xuân Diệu đã đem đến một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn tích cực: Trong thế gian này đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu; thiên đường chính là cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế. Vì vậy hãy sống thiết tha yêu, hãy đắm say tận hưởng và tận hiến để mỗi ngày qua đi ta được sống trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc.

0,75

​Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em hạnh phúc ở những điều bình dị trong ngày, trong đêm đừng than phiền cuộc sống nhé em hạnh phúc ngay cả khi em khóc bởi trái tim buồn là trái tim vui hạnh phúc bình thường và giản dị lắm là tiếng xe về mỗi chiều của bố cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ chị xới cơm đầy bắt phải ăn no hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho là ngọn đèn soi tương lai em sáng là điểm mười mỗi khi lên bảng là ánh mắt một người lạ như quen hạnh phúc là khi mình có một cái tên vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em tuổi mười tám còn khờ khạo lắm đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường. ​(Trích Hạnh phúc – Thanh Huyền) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn thơ? Câu 4. Anh (chị) có suy nghĩ gì về những lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình dành cho em mình qua những câu thơ: Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em hạnh phúc ở những điều bình dị (…) đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.

Câu 4: Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng “đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm/hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường…”?

phân tích, lý giải, tổng hợp

Câu 3: Tác giả bài thơ “Hạnh phúc” quan niệm “hạnh phúc bình thường và giản dị lắm”. Còn em, em quan niệm như thế nào về hạnh phúc? Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày câu trả lời của mình.

phân tích, tổng hợp

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em giúp các em ôn tập đạt kết quả cao. 

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi 

“Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em

Bạn đang xem: 8} bộ đề đọc hiểu Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em hay nhất

Hạnh phúc ở trong những điều giản dị

Trong ngày, trong đêm

Đừng than phiền cuộc sống nhé em

Hạnh phúc ngay cả khi em khóc

Bởi trái tim buồn là trái tim vui

Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

Là tiếng xe mỗi chiều của bố

Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

Là ngọn đèn soi tương lai em sáng

Là điểm mười mỗi khi lên bảng

Là ánh mắt một người lạ như quen

Hạnh phúc là khi mình có một cái tên

Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em

Tuổi mười tám còn khờ khạo lắm

Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm

Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.”

(Thanh Huyền, Hạnh Phúc)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2: Theo tác giả, hạnh phúc bình thường và giản dị lắm khi nào?

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về 2 câu thơ: 

Hạnh phúc ngay cả khi em khóc

Bởi trái tim buồn là trái tim vui

Câu 4: Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng “Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm/Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường…”?

Lời giải:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm

Câu 2: Theo tác giả, hạnh phúc bình thường và giản dị lắm khi: “Là tiếng xe mỗi chiều của bố”, “Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ”, “Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no”

Câu 3: Hai câu thơ; “Hạnh phúc ngay cả khi em khóc/Bởi trái tim buồn là trái tim vui…” có thể hiểu: Hạnh phúc không chỉ biểu hiện bằng nụ cười vui sướng mà còn bằng cả những giọt nước mắt hân hoan; hạnh phúc còn ở ngay cả trong nỗi buồn, đi qua nỗi buồn sẽ tìm thấy niềm vui…

Câu 4: 

Tác giả cho rằng: “Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm/Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường…” vì: 

– Tuổi 18 còn nhiều khờ khạo, ngây thơ, khoan vội vàng chạy theo những ảo vọng xa xôi, hãy biết trân trọng những điều giản dị, nhỏ bé giữa đời thường. 

– Đó là lời khuyên sâu sắc, ý nghĩa, nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng hạnh phúc vốn có bên mình

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi: 

“Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em

Hạnh phúc ở trong những điều giản dị

Trong ngày, trong đêm

Đừng than phiền cuộc sống nhé em

Hạnh phúc ngay cả khi em khóc

Bởi trái tim buồn là trái tim vui

Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

Là tiếng xe mỗi chiều của bố

Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

Là ngọn đèn soi tương lai em sáng

Là điểm mười mỗi khi lên bảng

Là ánh mắt một người lạ như quen

Hạnh phúc là khi mình có một cái tên

Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em

Tuổi mười tám còn khờ khạo lắm

Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm

Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.”

(Thanh Huyền, Hạnh Phúc)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2: Thanh Huyền quan niệm về hạnh phúc như thế nào trong bài thơ trên? Quan niệm ấy được thể hiện cụ thể ở những hình ảnh, từ ngữ nào?

Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen?

Câu 4:: Anh chị suy nghĩ gì về lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình dành cho em mình?

Lời giải:

Câu 1: 

+ Phương thức biểu đạt: Tự sự

+ Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2: 

Thanh Huyền quan niệm hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, gần gũi. Hạnh phúc được biểu hiện cụ thể qua hình ảnh, từ ngữ như “tiếng xe về mỗi chiều của bố”, “Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ”, “Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no”, “khi đêm về không có tiếng mẹ ho”, “Là ngọn đèn soi tương lai em sáng”, “ điểm 10 mỗi khi lên bảng”, “Là ánh mắt một người lạ như quen”, “Hạnh phúc là khi mình có 1 cái tên”

Câu 3: 

Tác giả nói: “Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen” là vì khi ta gặp một người xa lạ nhưng có cái nhìn ấm áp, dễ gần thì ta cảm thấy như gặp được người quen, ta cảm thấy tin tưởng và hạnh phúc.

Câu 4: 

Tác giả nhắn nhủ em bằng tình cảm chân thành và tình yêu thương của người chị dành cho em, hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, hãy biết trân trọng nó. Hạnh phúc trong cuộc sống chính là từ bản thân mỗi chúng ta xây dựng nên. Không tô thắm màu hồng của hạnh phúc mà chắt chiu nó bằng những điều đơn giản, đời thường. Biết trân trọng hạnh phúc chắc chắn hạnh phúc sẽ mỉm cười với mỗi chúng ta. Bên cạnh đó vẫn có những người luôn ảo tưởng về những hạnh phúc xa xôi, không thực tế vì vậy rất dễ rơi vào cảm giác bất hạnh. Mỗi chúng ta hãy trân trọng hạnh phúc của mình trong những điều giản dị nhất.

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi 

“Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em

Hạnh phúc ở trong những điều giản dị

Trong ngày, trong đêm

Đừng than phiền cuộc sống nhé em

Hạnh phúc ngay cả khi em khóc

Bởi trái tim buồn là trái tim vui

Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

Là tiếng xe mỗi chiều của bố

Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

Là ngọn đèn soi tương lai em sáng

Là điểm mười mỗi khi lên bảng

Là ánh mắt một người lạ như quen

Hạnh phúc là khi mình có một cái tên

Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em

Tuổi mười tám còn khờ khạo lắm

Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm

Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.”

(Thanh Huyền, Hạnh Phúc)

Câu 1:  Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật hai biện pháp tu từ trong văn bản.

Câu 3: Tại sao nhân vật trữ tình có lời khuyên nhủ: “Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em“

Câu 4: Thông điệp được gửi gắm qua văn bản là gì?

Lời giải:

Câu 1: 

– Thể thơ tự do

– Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 2:

a. Phép điệp từ: đừng nói…đừng than…đừng tô vẽ…

– Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh lời khuyên chân tình của nhân vật trữ tình với người em khi cảm nhận về hạnh phúc trong đời sống con người.

b. Biện pháp tu từ: so sánh: Hạnh phúc là tiếng xe…là khi đêm về…là ngọn đèn…là điểm mười…là ánh mắt…

– Hiệu quả nghệ thuật: Biện pháp tu từ so sánh làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình ảnh cụ thể, dễ hiểu về hạnh phúc. Qua đó, tác giả đã gợi ra hạnh phúc là những điều giản dị, gần gũi với mỗi người.

Câu 3:

Nhân vật trữ tình có lời khuyên nhủ: “Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em” là vì:

– Cuộc đời vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp, nghịch lí…

– Cần có cái nhìn lạc quan, tin tưởng, yêu đời… 

Câu 4:

– Đừng quên hạnh phúc ở trong những điều giản dị

– Hãy trân trọng và giữ gìn hạnh phúc mà mình có được

– Hạnh phúc là những điều hết sức bình thường, gần gũi trong cuộc sống đời thường: gia đình đầm ấm, hi vọng tương lai tươi sáng.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11