Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình thể hiện điều gì

Nhiều chuyên gia cho rằng: Trong xã hội Việt Nam xưa, giá trị văn hoá truyền thống, nền nếp, gia phong trong mỗi gia đình có thể khác nhau, song nhìn chung đều gắn với những phẩm chất cụ thể. Đối với quan hệ phụ - tử (cha mẹ - con cái), người Việt Nam đề cao lòng nhân từ của các bậc làm cha, làm mẹ, đề cao chữ hiếu của con cái "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nuớc trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Đối với quan hệ huynh - đệ (anh - em), người Việt Nam dạy người làm anh phải biết yêu thương em, người làm em phải biết kính trọng anh "Anh em nào phải người xa, cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân, yêu nhau như thể tay chân, anh em hoà thuận hai thân vui vầy". Đối với quan hệ phu - phụ (chồng- vợ), người Việt Nam lấy chữ “hòa” dạy cho người làm chồng, chữ “thuận” dạy cho người làm vợ "Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn". Trong đó, chữ “hiếu” đặc biệt được đề cao và được coi là phẩm chất đứng đầu trong mọi đức hạnh.

Hoặc nhìn ở góc độ khác, gia đình truyền thống Việt Nam xưa được xây dựng trên nền tảng của “gia đạo”, “gia phong” và “gia lễ”. “Gia đạo” là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. “Gia lễ” là những nghi lễ, tập tục, cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử đó trở thành truyền thống, được cha ông chọn lựa qua nhiều thế hệ, nay con cháu cần noi theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết. “Gia phong” được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của một gia đình. Cốt lõi của gia phong luôn hướng tới tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận trong ứng xử, việc học tập lấy tâm, tri, năng làm gốc… Nhiều gia đình Việt Nam truyền thống nhờ biết duy trì lối ứng xử có văn hoá đã tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng noi theo. Chính gia lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người, gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt và trong sáng với cội nguồn.

Trong xã hội Việt Nam hiện đại, cùng với xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi, có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đã và đang tác động mạnh, làm xói mòn các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan, tác động trực tiếp đến đời sống của mỗi gia đình, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài ngày càng nhiều và những hệ luỵ sau hôn nhân với người nước ngoài của không ít những cô dâu Việt Nam đã và đang đặt ra mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử và lối sống; tình trạng bạo lực trong gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển. Nhiều giá trị đạo đức, nền nếp gia phong truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, rượu chè, cờ bạc… đã và đang hàng ngày, hàng giờ len lỏi, xâm nhập vào các gia đình. Sự phân hoá giàu nghèo, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi đang diễn ra phổ biến, khiến cho nhiều gia đình khó có khả năng đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội và không làm tròn các chức năng vốn có của mình nếu không được hỗ trợ hoặc không chủ động có biện pháp chống đỡ...

Trước thực trạng trên, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác xây dựng gia đình: Chỉ thị số 49- CT/TW, ngày 21/5/2005 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức nêu trên sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…”; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: Xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" là những điều kiện cơ bản, quan trọng để gia đình phát triển lành mạnh, bền vững. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành, các địa phương làm căn cứ triển khai thực hiện công tác xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đạt nhiều kết quả tốt đẹp.

Song để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới thì đã có nhiều chuyên gia đưa ra những quan điểm và phân tích ở góc độ khác nhau, trong đó có một số quan điểm chúng tôi thấy khá rõ nét, phù hợp, nhất là đối với mỗi phụ nữ và gia đình phụ nữ:

Trước tiên, chúng ta nên kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Trong đó quan tâm đến việc xây dựng gia đình tiến bộ (một vợ một chồng - ít con (một hoặc hai con)) và đảm bảo 4 tiêu chí no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc (Cụ thể: Gia đình đủ ăn, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý; đủ mặc, phù hợp với điều kiện sinh hoạt và làm việc; có nhà ở ổn định, vững chắc; có các tiện nghi, điều kiện thiết yếu phục vụ sinh hoạt gia đình). Mọi thành viên chia sẻ bàn bạc, cùng nhau quyết định mọi công việc; được hưởng các quyền lợi như nhau (học tập nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, tham gia các hoạt động ở xã hội và cộng đồng); biết kính trên nhường dưới quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau; không có bạo hành gia đình; không phân biệt con trai, con gái). Thực hiện tốt yếu tố bình đẳng trong gia đình; các thành viên gia đình thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước, không vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt các quy ước của cộng đồng; tích cực học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình. Mọi thành viên có ý thức bảo vệ sức khỏe; hoàn toàn hài lòng, toại nguyện với tổ ấm của mình).

Thứ hai, phải chú trọng giá trị nhân văn, giáo dục nhân cách đạo đức cho các thành viên trong gia đình. Bởi giá trị nhân văn là những tình cảm, biểu hiện tốt đẹp giữa con người với con người. Trong gia đình, giá trị nhân văn, đạo đức biểu hiện ở lòng hiếu thảo, sự kính trọng ông bà, tổ tiên của con cháu; sự nhường nhịn, đức hy sinh của ông bà, cha mẹ…; ngoài xã hội là lòng yêu quê hương, đất nước, cộng đồng, làng xóm, lòng tự hào dân tộc, là tình đoàn kết, ý thức xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh. Trong đó vai trò của người Phụ nữ - Người bà, người mẹ, người chị, người "giữ lửa" trong tổ ấm gia đình là hết sức quan trọng và phải gương mẫu.

Thứ ba, phải gắn kết cá nhân với gia đình và xã hội, bởi sự gắn kết với cá nhân trong xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ phát huy vai trò tích cực cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình đối với xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại (gia đình văn hóa mới) cũng chính là xây dựng con người mới. Từng cá nhân khi được định hướng xây dựng với những phẩm chất đạo đức, năng lực mới trong thời đại mới là yếu tố quan trọng tạo thành một gia đình văn hóa mới hiện đại (đó là gia đình gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong công đồng; tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả).

Với cách tiếp cận trên, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện đại là một việc làm mang tính chiến lược, nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong tương lai; đồng thời là cơ sở để thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đóng góp tích cực trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó được thể hiện như:

- Hai bàn tay của cha và anh dày lên, chai sạn vì phát cày, cuốc đất.

- Bất kể thời tiết khắc nghiệt đến đâu, cha và anh cũng không bao giờ rời “trận địa”.

- Lòng kiên trì, bền bỉ của cha, sự lao động không mệt mỏi của cha anh, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo bằng chính sức lao động của mình.

b) Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ?

Trả lời:

- Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng.

- Bắt đầu sự nghiệp nuôi trồng từ chuồng gà bé nhỏ.

- Mẹ cho 10 gà con nay thành 10 con gà mái đẻ trứng.

- Tiền bán trứng tiết kiệm mua sách vở, đồ dùng học tập, truyện tranh và báo thiếu niên tiền phong

- Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo

c) Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi con người như thế nào ? Em tự hào điều gì về gia đình, dòng họ của mình?

Trả lời:

- Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người chúng ta. Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó; phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sông xứng đáng với những gì được hưởng.

- Em luôn tự hào về truyền thông hiếu học của gia đình, dòng họ em. Mặc dù trong những năm tháng chiến tranh khói lửa, bom đạn vất vả, ông em ra trận, một mình bà nuôi dạy bô" và các cô của em, tất cả mọi người đều học giỏi, đều thành đạt và xứng đáng với sự hi sinh của ông bà. Em càng tự hào về truyền thống đó, em càng quyết tâm học giỏi để không phụ lòng của ông bà, cha mẹ.

d) Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

Trả lời:

- Chúng ta cần phải tôn trọng, tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ

- Luôn luôn có ý thức giữ vững phẩm chất đạo đức của mình, sống trong sạch, lương thiện.

- Biết tiếp thu cái mới, xoá bỏ cái cũ, cái lạc hậu.

- Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của sis. đình, dòng họ.

a) Hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó ?

Trả lời:

Em hãy bảo ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và từ đó đưa ra suy nghĩ về truyền thống đó nhé

b) Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng hạ của mình. Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không ? Vì sao ?

Trả lời:

Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên, bởi vì một làng quê nghèo khó quanh năm mọi người đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan.

Cái nghèo khó có thể do thiếu điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, mưa lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra... Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của Hiên có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Chính truyền thống đó là sức mạnh cho Hiên vượt lên khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương minh thoát khỏi đói nghèo.

c) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

(1) Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp ;

(2) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên ;

(3) Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào ;

(4) Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu ;

(5) Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến (1), (2), (5)

Bởi vì: gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp, chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

d) Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện vễ truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân vãn hoá v.v...).

Trả lời:

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Con hơn cha là nhà có phúc.

- Cây có cội, nước có nguồn.

- Chim có tổ, người có tông.

đ) Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì ?

Trả lời:

Học sinh đánh giá những việc đã làm được để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ nhé.