Đắc nhân tâm mua ở đâu hải châu, quảng châu

Trong chiến tranh chống phá hoại của đế quốc Mỹ, bến Phà Ghép nối đôi bờ sông Yên vẫn hiên ngang, bất diệt. Những chàng trai, cô gái trên quê hương Hải Châu, Quảng Trung với lòng dũng cảm ngày đêm vượt mưa bom, bão đạn, phá thủy lôi, nối phà giữ cho “mạch máu” giao thông hậu phương lớn miền Bắc với chiến trường miền Nam thông suốt.

Đắc nhân tâm mua ở đâu hải châu, quảng châu

Ông Lê Ngọc Vinh, phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn) người từng chiến đấu bảo vệ Phà Ghép.

Những ngày tháng tư lịch sử, tôi về Hải Châu. Không hẹn, tôi tìm đến nhà ông Lê Ngọc Vinh, ở tổ dân phố Năm Châu, phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn) - chiến sĩ Trung đội trực chiến xã Hải Châu năm xưa. Cùng tôi dạo bước thăm lại bến Phà Ghép năm xưa, ông Vinh bồi hồi lật dậy những dòng ký ức: Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã tiến hành “Chiến tranh cục bộ” đưa quân ồ ạt vào miền Nam và phát động “Chiến tranh phá hoại” miền Bắc bằng không quân. Đầu tháng 4-1965, giặc Mỹ điên cuồng ném bom nhiều tỉnh, thành ở miền Bắc; trong đó, có tỉnh Thanh Hóa. Bến phà Ghép - sông Yên bỗng chốc đã trở thành “tọa độ lửa”, “túi bom”. Đứng trước tình hình đó, Đảng bộ huyện Tĩnh Gia (cũ) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể là “Quyết tâm đánh bại chiến tranh của Mỹ giữ vững giao thông, vận tải trong thời chiến, tiếp tục củng cố hậu phương, tích cực chi viện cho tiền tuyến, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam”.

Bám sát phương hướng, nhiệm vụ trên, Đảng ủy phường Hải Châu ra chỉ thị tổ chức lại lực lượng dân quân, động viên mọi lứa tuổi, thành phần, ngành tham gia dân quân, du kích. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, phường đã có 482 người tham gia dân quân du kích, chiếm 12% dân số. Đồng thời, thành lập được 3 trung đội và 2 tiểu đội dân quân trực thuộc, trực chiến bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh. Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ quê hương lực lượng dân quân du kích và già trẻ, gái trai đều ra trận, cả nhà ra trận. Nhiều tấm gương anh dũng trong chiến đấu đã được lịch sử ghi nhận, như: liệt sĩ Lê Ngọc Giản - người trực tiếp tải, tiếp đạn thay pháo thủ cùng bộ đội phòng không bắn rơi máy bay và anh dũng hy sinh; đồng chí Xuân Viết, Chỉ huy Trung đội dân quân, hiên ngang chiến đấu ngay trên bến Phà Ghép, bảo vệ cho công nhân đưa phà qua sông... Ngày đó, quân dân Hải Châu đã trực tiếp bắn rơi 3 máy bay Mỹ, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Đặc biệt, trong 2 ngày mùng 3, 4-4-1965, dân quân du kích phường Hải Châu đã phối hợp cùng Trung đoàn 234 và một số xã lân cận chiến đấu liên tục 5 giờ liền, bắn rơi 5 máy bay Mỹ, góp phần bảo vệ Phà Ghép, Quốc lộ 1A. Với thành tích chiến đấu ấy, quân dân Hải Châu được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Chiến thắng oanh liệt trong những ngày đầu ra quân là nguồn cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ và Nhân dân Hải Châu quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.

Với âm mưu muốn giành ưu thế trên bàn đàm phán ở Hội nghị Paris (Pháp), giặc Mỹ quay lại đánh phá miền Bắc lần thứ hai. Từ tháng 5-1970, đế quốc Mỹ đã cho máy bay ném bom một số nơi thuộc khu IV và lén lút đưa nhiều toán biệt kích thâm nhập vào miền Bắc. Đầu năm 1971, hoạt động phá hoại miền Bắc của Mỹ được tăng cường, Đò Lèn - Hàm Rồng - Phà Ghép là mục tiêu đánh phá dữ dội của không quân Mỹ. Không những vậy, tại các phường, xã ven biển của thị xã Nghi Sơn, từ Hải Châu đến Hải Hòa liên tục bị tàu chiến của Mỹ pháo kích. Còn trên trục đường giao thông từ Phà Ghép đến khe nước Lạnh không lúc nào ngớt tiếng bom. Đặc biệt, những xóm, làng ở hai bên bờ sông Yên thuộc phường Hải Châu và xã Quảng Trung (Quảng Xương) không còn mấy nóc nhà nguyên vẹn. Nhiều người dân bị thương, hoặc thiệt mạng vì bom đạn Mỹ. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, vượt lên đau thương, cán bộ, đảng viên, dân quân du kích và Nhân dân phường Hải Châu đã phối hợp cùng bộ đội pháo cao xạ quyết tâm chiến đấu để bảo vệ xóm, làng.

Thất thế trên bầu trời, khoảng giữa năm 1972, Mỹ dùng thủ đoạn mới thâm hiểm hơn là thả hàng chùm thủy lôi, bom nổ chậm xuống sông Yên, hòng phong tỏa, ngăn chặn hoạt động giao thông ở Phà Ghép - cắt đứt “mạch máu” giao thông chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Thời điểm ấy, bầu trời khu vực phà Ghép, trên mặt nước sông Yên mịt mù khói lửa bom đạn. Với tinh thần “mở đường mà tiến”, quân và dân Hải Châu không quản ngại hy sinh, kiên cường bám làng, bám trận địa, vừa sản xuất cùng bộ đội pháo cao xạ chiến đấu bảo vệ phà, để “mạch máu” giao thông không bị ngưng trệ, bảo đảm cho từng đoàn xe qua sông kịp thời vận chuyển vũ khí, quân nhu phục vụ tiền tuyến. Tiêu biểu phải kể đến đồng chí Vũ Hồng Út, bến phó bến Phà Ghép - người đầu tiên điều khiển ca nô mã lực lớn phá thủy lôi của Mỹ trên sông Yên. “Trước khi làm nhiệm vụ cao cả điều khiển ca nô qua bãi thủy lôi để thông dòng cho phà qua, đồng chí Út đã được làm lễ truy điệu sống. Kỳ diệu thay, sau khi thủy lôi nổ, đồng chí Vũ Hồng Út không bị thương và bước lên bờ an toàn trong niềm vui tột cùng của quân và dân ta. Dòng sông được giải phóng từng đoàn xe lại tấp nập ra chiến trường. Với thành tích lớn lao đó, ngày 7-6-1972, đồng chí Vũ Hồng Út được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động” - ông Vinh kể lại.

Là dân quân trong đội hình Trung đội trực chiến phường Hải Châu trực tiếp đối đầu với không quân Mỹ nên những ký ức hào hùng về thời lửa đạn bảo vệ Phà Ghép cứ thế hiện ra từ trong tâm trí của ông Vinh. Sự kiện mà ông Vinh không thể nào quên, vào ngày 23-8-1972, Trung đội trực chiến phường Hải Châu phối hợp tác chiến với quân dân xã Quảng Trung và các địa phương lân cận chiến đấu, bắn rơi 1 máy bay H7 của Mỹ ngay trên bầu trời Phà Ghép. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu bảo đảm giao thông, quân dân Hải Châu còn có nhiệm vụ tiếp nhận và vận chuyển hàng chục ngàn tấn lương thực từ biển vào đất liền để chuyển vào Nam; hàng chục nghìn tấn vũ khí, khí tài vào chiến trường. Với ý chí quyết tâm cao, quân dân Hải Châu đã góp phần cùng Nhân dân miền Bắc đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, mà đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội đánh bại không lực Hoa Kỳ.

Trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã dội xuống vùng đất Hải Châu 18.465 tấn bom đạn, 912 quả pháo kích trên diện tích 8,3 km. Trung bình mỗi m2 đất Hải Châu phải hứng chịu 2,3 quả bom, đạn. Nhiều đoạn đường giao thông, nhiều mảnh ruộng, nhà ở của dân bị tàn phá nhiều lần. Cũng trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, lực lượng dân quân du kích phường Hải Châu đã phối hợp với bộ đội phòng không, không quân, quân dân các xã, phường lân cận đánh trả 2.152 trận. Trong đó, có 122 trận chiến đấu ban đêm, bảo vệ quê hương, bảo đảm giao thông thông suốt. Huy động hàng vạn ngày công, đào đắp 7,6km giao thông hào, 6.254 hầm phòng tránh bom đạn, trồng 3.415 cây xanh ngụy trang đường và bến Phà Ghép với chiều dài gần 2 km; 4.200m3 đất đá, san lấp hố bom, tu sửa đường bảo đảm xe qua lại. Sử dụng 101 nhà dân với diện tích 4.720m2 làm kho, trạm cấp cứu thương, bệnh binh; cất giữ hơn 1.076 tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men, hàng hóa để chuyển ra tiền tuyến. Lực lượng dân quân phường cũng đã thành lập một tiểu đội công binh để tháo gỡ, phá thủy lôi, bom từ trường, bom nổ chậm. Với tinh thần gan dạ dũng cảm, sáng tạo của công binh, 74 quả bom nổ chậm và từ trường hoàn toàn mất tác dụng.

Làm nên một Phà Ghép bất tử còn có công lao to lớn của quân dân xã Quảng Trung (Quảng Xương). Giống với bờ Nam sông Yên, đất Quảng Trung, nằm bên bờ Bắc cũng trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của không quân Mỹ và hứng chịu hàng nghìn quả bom các loại. Từ năm 1965 đến năm 1968, máy bay Mỹ đã bắn phá 867 trận vào mảnh đất Quảng Trung. Trong đó, có 321 trận đánh phá trực tiếp vào các xóm, làng của xã Quảng Trung, với 3.296 quả bom các loại, 1.060 quả bom bi, 265 quả thủy lôi, 383 quả tên lửa được trút xuống đất Quảng Trung. Với tinh thần “một tấc không đi, một li không rời”, quân dân Quảng Trung đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp cùng đơn vị pháo cao xạ bắn rơi nhiều máy bay Mỹ tại vùng trời quê hương, bảo vệ Phà Ghép. Đó là đội thuyền nan với hơn 50 người tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí qua sông. Nhiều cán bộ, đảng viên và dân quân đã anh dũng hy sinh trên dòng sông Yên, như: chị Hoàng Thị Lại, chị Lê Thị Án... Hay khi tổ thợ lặn trên sông Yên ra đời, cụ Nguyễn Văn Mao đã trở thành Yết Kiêu vượt bom đạn trục vớt hàng chục tấn đạn dược, hàng hóa và hàng chục thương binh. Khẩu hiệu “xe chưa qua, nhà không tiếc” được phát động từ giữa năm 1972 càng cổ vũ mạnh mẽ quân dân Quảng Trung trên mặt trận khai thông các tuyến đường cho xe ra tiền tuyến. Điển hình là Nhân dân làng Ngọc Trà đã tháo dỡ 140 ngôi nhà, dành vườn tược, đất ở để làm đường giao thông cho các đoàn xe tránh Phà Ghép. Đồng thời, nhiều nhà ở, sân vườn của Nhân dân đã trở thành nơi giấu vũ khí, trú quân chờ trời tối để từng đoàn xe xuống phà qua sông vào chiến trường miền Nam.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, bến Phà Ghép giờ đã thuộc về lịch sử như một bản hùng ca bất diệt. Giờ đây nối đôi bờ sông Yên là cây cầu Ghép kiên cố, hiện đại. Và vùng quê Hải Châu hay Quảng Trung một thời găm những vết thương của chiến tranh đã dần đổi mới với màu xanh của đồng lúa trù phú, dự án nuôi trồng thủy sản và khu dịch vụ du lịch, mang đến nguồn thu nhập cao cho người dân địa phương.

Bài và ảnh: Trần Thanh

Thành phố Đà Nẵng thực sự là thiên đàng của những tâm hồn đam mê ăn uống. Danh sách món ngon Đà Nẵng dường như dài bất tận, cứ mỗi mùa lại thêm vài món mới xuất hiện. Vậy đâu là những món đặc sản bạn phải thử, và ăn ở đâu thì ngon khi đi du lịch Đà Nẵng tự túc? Khám phá ngay danh sách 36 món ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch tự túc ở Đà Nẵng nhé!

Mua Đặc Sản Đà Nẵng Ở TPHCM

Mua Đặc Sản Đà Nẵng Ở Hà Nội

(Nguồn ảnh: Hội Đầu Bếp Á Âu)

Mì Quảng (hay còn gọi là Mì Quảng Khô) là món bạn nhất định phải ăn khi đi du lịch Đà Nẵng. Sợi mì dày và dai được làm từ bột gạo cùng các nguyên liệu: thịt heo, thịt gà, tôm, chả lụa kèm với chút nước lèo từ xương hầm, ăn kèm rau sống tạo nên độ ngọt tự nhiên, đậm đà.

  1. Quán Mì Quảng Thi: 251 Hoàng Diệu, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

  2. Mì Quảng Bà Mua: 19 Trần Bình Trọng, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

  3. Mì Quảng Bà Vị: 166 Lê Đình Dương, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Bún bò bắt nguồn từ Huế nhưng khi đến với Đà Nẵng thì được thay đổi đôi chút để phù hợp với khẩu vị địa phương. Bún bò Đà Nẵng có sợi nhỏ, nước đậm vị sa tế, ăn cùng thịt tái hoặc bắp bò. Có thể thêm chút mắm ruốc khi ăn.

  1. Bún bò Huế bà Thương: 23 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

  2. Quán bún bò Huế O Ngọc: 48/2 Đường 2 Tháng 9, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

  3. Quán bún bò Huế O Lành: 145 Hà Huy Tập, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng

Vì đặc trưng khí hậu nắng nóng, nên những món bún trộn dần trở thành những món ngon Đà Nẵng được người dân yêu thích. Bún mắm nêm Đà Nẵng với thành phần gồm bún, thịt heo, rau sống trộn cùng các loại mắm đậm đà tạo nên hương vị khó quên.

  • Bún mắm Ngọc Đà Nẵng: 20 Đoàn Thị Điểm, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  • Bún mắm bà Vân: 23/14 Trần Kế Xương, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  • Bún mắm bà Thuyên Đà Nẵng: K424/03 Lê Duẫn, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Nếu bún mắm hơi “nặng đô” so với bạn thì hãy thử sang bún thịt nướng thơm ngon. Thịt heo được thái mỏng, ướp gia vị nhiều giờ đồng hồ rồi nướng trên than. Trộn bún, thịt và rau ăn cùng nước mắm rất vừa miệng.

  1. Quán bún thịt nướng Bình Minh: 23 Lê Thanh Nghị, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

  2. Quán bún thịt nướng Cô Trâm địa chỉ: Số 66/7 Ông Ích Đường, quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

  3. Quán bún thịt nướng Loan địa chỉ: Số 210 Hải Phòng, quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Bánh canh là món ăn bình dân nhưng không kém phần thú hút khách du lịch khi đến Đà Nẵng. Từ nước dùng làm từ thịt, xương heo cùng với sợi bánh dày và dai, bánh canh có rất nhiều loại như: bánh canh cá, bánh canh chả, bánh canh cua, hay đơn giản như bánh canh trứng cút.

  1. Quán bánh canh Thu: Lô 22 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, Đà Nẵng

  2. Quán bánh canh Tơ: 140 Lê Đình Dương, P. Hải Châu 2, quận Hải Châu, Đà Nẵng

Khám Phá Món Ngon Đà Nẵng Bằng Xe Máy

Là món ăn đặc trưng ở miền Trung, nhưng chỉ có tại Đà Nẵng bạn mới được ăn ít bún mà nhiều chả vô cùng. Chả đậm vị cá xay nhuyễn, cá tươi nên giữ được độ dai, nước lèo đậm đà thì không còn gì chê được!

  1. Quán bún chả cá không tên: 109 đường Nguyễn Chí Thanh, TP. Đà Nẵng

  2. Quán bún chả cá Ông Tạ: 113A Nguyễn Chí Thanh, TP. Đà Nẵng

Đà Nẵng được thiên nhiên ưu ái với nguồn hải sản phong phú và đa dạng, món bún hải sản ra đời từ những nguyên liệu như bề bề, mực, tôm, ngao… hòa cùng nước súp có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt rất duyên. Nhiều cái đầu gật gù tấm tắc khen ngon khi trải nghiệm món bún này.

  • Quán Thanh Hương: 5 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Bánh xèo, nem lụi cũng là một trong những món nên nằm trong danh sách ăn uống khi đi du lịch Đà Nẵng. Bánh xèo vàng giòn rụm ăn cùng xà lách, dưa chuột, chuối xanh… chấm nước mắm thơm ngậy. Bạn có thể gọi thêm vài xiên nem lụi làm từ thịt thăn nướng than rất nịnh vị.

  • Quán Bà Dưỡng: K280/23 Hoàng Diệu, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  • Quán cô Mười: 23 Châu Thị Vĩnh Tế, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng

Lần đầu du lịch Đà Nẵng? Tham gia Tour Ẩm thực Đà Nẵng bằng xe máy của Klook để tha hồ thưởng thức các món ăn ng0n – bao gồm cả bánh xèo và nem lụi tuyệt hảo. Tour này được thiết kế dành riêng cho các tín đồ ăn uống, tiện lợi, tiết kiệm và vô cùng “thân thiện” với các tín đồ ăn uống nữa đó.

Khám Phá Món Ngon Đà Nẵng Bằng Xe Máy

Bánh tráng cuốn thịt heo thì vùng nào cũng có, nhưng Đà Nẵng “ghi điểm” với miếng thịt heo mềm, mỏng, bì béo ngậy kèm chút mỡ chạy dọc theo thớ thịt cực hấp dẫn.

  • Quán Trần: 4 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  • Quán Mậu: 35 Đỗ Thức Tịnh, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Các bạn mê ăn vặt thì phải thử bánh tráng kẹp (bánh tráng nướng). Khách du lịch đến Đà Nẵng đều “phát ngất” với loại bánh tráng nướng trứng kèm pate, ruốc, xúc xích, bò khô, hành phi… mang lại vị béo giòn tan.

  1. Bánh tráng kẹp Dì Hoa: 62/2A Núi Thành, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Bánh tráng kẹp kiệt Trần Kế Xương: 9/3 Đoàn Thị Điểm, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  3. Bánh tráng kẹp Dì Hoàng: K142/46/09 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Bánh bèo chén trắng ngần, nóng hổi được rắc thịt tôm, hành tỏi, tóp mỡ là món ăn xế chiều không thể thiếu trong chuyến du lịch Đà Nẵng sắp đến của bạn.

  1. Bánh bèo Bà Bé: 100 Hoàng Văn Thụ, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Quán Tâm: 291 Nguyễn Chí Thanh, Phước Ninh, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  3. Quán Vân: 13A Thanh Tịnh, Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

(Nguồn ảnh: Bếp Trưởng Á Âu)

Bánh nậm được làm từ bột gạo, có hình chữ nhật, được gói trong lá chuối xanh và mỏng hơn bánh bèo. Bánh có nhân tôm bằm và thịt ba chỉ xào. Mùi lá quyện cùng vị béo ngậy của nhân bánh, chấm mắm tan mềm trong miệng.

  1. Quán An Thành : 510 Nguyễn Tri Phương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Quán Cô Tiên: K164/1 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Bánh bột lọc được làm từ bột lọc như tên gọi của nó. Khi hấp, vỏ bánh trở nên trong vắt, nhìn thấy được nhân thịt tôm đỏ hồng bên trong. Bánh vừa dai, vừa mềm, dùng với nước mắm ớt hoặc mắm ruốc đều ngon.

  1. Quán Bà Bé: 100 Hoàng Văn Thụ, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Quán Tâm: 291 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Bánh căn như một loại “bánh nướng”, được đổ khuôn, sau khi chín sẽ có lớp vỏ giòn rụm. Bánh có thể được đổ cùng trứng gà, trứng vịt, trứng cút, hoặc hải sản tôm, mực. Chỉ với 5 cặp bánh căn trứng ăn cùng nước mắm hành là đủ no cho một bữa tối của bạn khi du lịch Đà Nẵng.

  1. Bánh căn Thúy: 154 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Dương, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Bánh căn Loan: 274 Hải Phòng, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Ăn Sạch Đà Nẵng Cùng Tour Ẩm Thực Trên Xe Máy

Bánh đập rất được lòng người dân miền Trung vì sự tinh giản và ngon miệng của nó. Bánh làm từ bánh tráng nướng phủ một lớp bánh bột gạo mỏng, rắc chút tép đỏ, đậu phông, hành lá phi thơm lừng, chấp với nước mắm nêm hoặc mắm nước thơm nồng.

  • Bánh đập Bà Tứ: 354 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  • Bánh đập Phan Châu Trinh: 251 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Nếu bạn đã từng nghe đến cơm hến xứ Huế thì khi đến Đà Nẵng, cơn hến là một trong những món ngon Đà Nẵng được nhiều người yêu thích. Vị hến đậm đà, nước hến thanh ngọt ăn cùng tóp mỡ khiến bạn chẳng thể dừng đũa.

  1. Cồn Hến – Cơm hến Huế: 258 Trưng Nữ Vương, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Cơm Hến Pasteur – Lê Độ: 93 Lê Độ, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

  3. Cơm hến Thanh: 105 Huỳnh Thúc Kháng, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Sự dồi dào và phong phú từ nguồn hải sản Đà Nãng đem đến cho du khách nhiều sự lựa chọn ăn uống. Một số món hải sản ngon “nhức nhối” được nhiều người biết đến như: mực nướng muối ớt/ sa tế, mực cơm béo ngậy, sò điệp nướng phô mai/ mỡ hành, ốc, cua Huỳnh Đế, nghêu hấp sả…

  1. Quán Lộng Gió: Lô 5 – 6 – 7 Trần Hưng Đạo, Quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng

  2. Cua Biển Quán: Lô 10, Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng

  3. Chợ hải sản ăn liền: ngã ba đường Hoàng Sa cắt Lê Đức Thọ, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng

  4. Quán Cây Dừa 1: 417-413 Đường Nguyễn Tất Thành, TP. Đà Nẵng

Bê thui Cầu Mống là đặc sản Đà Nẵng mà các tín đồ thích ăn ngon khi đi du lịch phải thử. Thịt bê thui chín mềm, lớp da mềm giòn được thái mỏng vừa ăn. Cuộn thịt với rau sống chấm nước mắm, ăn vào là cảm được ngay vị thịt ngon ngọt, nước mắm mặn mà thơm cay khó cưỡng.

  1. Quán Rô: 8 Bắc Sơn, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

  2. Quán Ngọc Lan: 895 Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng

  3. Quán Hương: 18 Lê Quý Đôn, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Gỏi cá Nam Ô là đặc sản cực nổi tiếng của ngư dân làng Nam Ô tại Đà Nẵng. Gỏi được làm từ cá trích tươi Nam Ô và được ướp vị ngon đậm đà, không mùi tanh. Nước chấm mắm mè đậu phộng ăn kèm rau sống, rau tươi cuốn bánh tráng cực ghiền.

  1. Quán Gỏi Nam Ô: 972 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

  2. Quán Gỏi Cá Thanh Hương – 1029 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

(Nguồn ảnh: Hướng Nghiệp Á Âu)

Món ăn vặt khá phổ biến với người dân Đà Nẵng chính là mít trộn. Người ta dùng mít non luộc chín rồi xé sợi, trộn với bì heo luộc, thịt ba rọi thái mỏng, cho chút rau răm, húng, rắc đậu phộng và hành phi. Tất cả tạo nên món ăn vặt khá ngon miệng và bắt mắt.

  1. Quán mít trộn Bà Già: 47/25 đường Lý Thái Tổ, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Quán Mít trộn Dì Anh: 34 Phạm Văn Nghị, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Cơm gà Đà Nẵng với nhiều cách chế biến như gà chiên, gà xé, gà nướng, nấu cùng loại gạo dẻo thơm và thịt gà dai ngọt cũng là một loại ẩm thực nổi tiếng ở Đà Nẵng được nhiều khách du lịch yêu thích.

  1. Quán Cơm Gà Tài Ký 1: Số 478A2 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

  2. Cơm gà A Hải: 94 Thái Phiên, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  3. Cơm gà Hồng Ngọc: 106 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

(Nguồn ảnh: Hội Đầu Bếp Á Âu)

Ăn no “căng bụng” với cháo vịt Đà Nẵng là một lựa chọn không tồi. Đến Đà Nẵng, ngồi vào những quán cháo vịt bình dân, thưởng thức một tô cháo nóng hổi, thơm ngon thì còn gì tuyệt vời bằng.

  1. Quán cháo vịt Huệ: Số 238 Dũng Sĩ Thanh Khê, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

  2. Cháo vịt bà Đệ: 386 Ngô Quyền, Sơn Trà, TP. Đà Nẵng

Cao lầu là đặc sản riêng của Hội An, nhưng khi đến Đà Nẵng nó được biến tấu theo vị của người Đà Nẵng rất riêng. Sợi mì thơm ngon từ bột gạo, ăn kèm thịt heo thái lát, một ít sợi mì khô chiên giòn, cùng rau sống và ít nước dùng làm nên một bát Cao Lầu “gây thương nhớ” khi bạn du lịch đến Đà Nẵng.

  1. Cao lầu Lý Hội An: 267 Thái Thị Bôi, TP. Đà Nẵng

  2. Cao lầu Hoài Phố Đà Nẵng: 255 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Từ nguyên liệu quen thuộc nhưu thịt heo, da heo bọc lá chuối xanh, nem tré Đà Nẵng được thêm nhiều phụ liệu để tạo ra món nem tré có đặc trưng mùi vị đậm đà. Cắn một miếng là đã thấy ngay sự ngon lành giòn rụm của tai heo cùng vị cay nồng của ớt, riềng và tỏi. Bạn có thể mua về làm quà tặng khi đi du lịch Đà Nẵng.

  1. Tré Bà Đệ: 81 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Tré bà Cúc: 107 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Phá lấu ăn kèm bánh mì với nước dùng đậm đà vị nước cốt dừa khiến ai khi du lịch Đà Nẵng cũng phải tấm tắc khen. Tiết trời mưa râm thì cứ ghé vào làm một chén phá lấu nóng hổi, vừa thổi vừa ăn thì ngay lập tức ấm lòng lại thôi.

  • Phá lấu Thủy: 57 Nguyễn Huy Tưởng, Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

  • Phá lấu Sinh: 282 Trưng Nữ Vương, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Ốc ở Đà Nẵng vô cùng đa dạng với các loại ốc hút, ốc xào, ốc luộc, ốc hấp, ốc trộn trở thành món ăn quen thuộc của người Đà Nẵng đặc biệt là vào buổi tối. Nếu bạn thích ăn ốc thì hãy tới Đà Nẵng để cảm nhận sự phong phú của những món ăn làm từ ốc ở nơi đây.

  1. Ốc Zè Zè: 19 Núi Thành, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Ốc Ken Sài Gòn – Núi Thành: 146 Núi Thành, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  3. Ốc Hút Đĩa Bay: Đường 2/9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Đi Đà Nẵng, Ăn Vặt Cùng Klook Nhé!

Những miếng sườn sụn lẫn trong bát cháo giòn giòn sần sật, dày thịt rất đã miệng. Cháo quẩy sườn sụn Đà Nẵng được nấu vừa vặn, không đặc quá cũng không loãng quá, mỗi bát cháo rắc thêm ruốc, quẩy thì lúc nào cũng giòn tan.

  1. Quán Hiền Eo: 114 Lê Đình Lý, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

  2. Cháo sườn sụn Bé Bi: 159 Phan Thanh, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Vào mùa hè oi bức mà được ăn một bát tào phớ thì tuyệt không gì bằng. Tào phớ Đà nẵng là món ngon ăn vặt có rất nhiều hương vị để bạn có thể lựa chọn như: tào phớ trân châu, tào phớ flan, bánh tofu hawaii, tào phớ thập cẩm…

  1. Tào phớ TOFU: 278 Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Tàu hũ Nguyễn Văn Linh: 15 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  3. Tàu hũ đá Phan Thanh: Ngã 3 Phan Thanh – Đặng Thai Mai, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Chè xoa xoa hạt lựu là món chè giải khát lạ miệng được nhiều người dân Đà Nẵng ưa chuộng. Chè có vị ngọt mát của hạt lựu, thạch đen, xoa xoa, trân châu trong nước cốt dừa nguyên chất.

  1. Xoa xoa hạt lựu O Châm Chợ Cồn: 187 Hải Phòng, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

  2. Chè xoa xoa Trần Bình Trọng; 46 Trần Bình Trọng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  3. Chè xoa xoa Phan Thanh: 111 Phan Thanh, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

(Nguồn ảnh: Bếp Trưởng Á Âu)

Nếu bạn là “thánh cuồng sầu riêng”, thì bạn chẳng thể bỏ qua món chè sầu riêng thơm ngon “nức mũi” tại Đà Nẵng. Các món chè sầu riêng Thái, chè sầu riêng tàu hũ, chè sầu riêng thạch cốt dừa… là những món chè khoái khẩu của người dân nơi đây.

  1. Quán Cô Liên: 189 Hoàng Diệu, Nam Dương, Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  2. Chè Thái Liên: 175 Hải Phòng, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Bạn có thể tìm thấy món ram (hay còn gọi là nem rán ở miền Bắc và chả giò chiên ở miền Nam) tại bất kỳ khu chợ nào. Vỏ ram thường được làm bằng bánh tráng, ôm lấy nhân thịt, tôm, khoai… rồi đem chiên đến khi chuyển màu vàng ươm. Cuốn một chiếc ram nhỏ bằng ngón tay cùng rau sống, ăn kèm với nước mắm chua ngọt thì phải nói là cực phẩm. Đừng bỏ qua món ăn Đà Nẵng này, #teamKlook nhé. 

  1. Quán Việt: số 16, Hoàng Hoa Thám, quận Hải Châu

Trời ơi, tin được không? Bạn có thể thưởng thức món ăn đậm đà hương sắc Mông Cổ ngay tại thành phố biển Đà Nẵng. Có rất nhiều phiên bản cho bạn lựa chọn, ví dụ như bẹ sườn cừu nướng mọi, đùi cừu nướng tại bàn, sườn cừu chiên giòn, rang muối, tiềm thuốc bắc, hầm đậu đen…. Đùi cừu nướng là món ngon Đà Nẵng lý tưởng vào những ngày mưa. Cắn một miếng thịt cừu dai mềm, thơm phức rồi nhấp một ngụm rượu sim thì còn gì bằng?

  1. Nhà hàng Nhất Thủy Phong - Đối diện 24 Trần Đình Đàn, Phước Mỹ, Sơn Trà 

Bánh mì Đà Nẵng ngon là chuyện không phải bàn cãi. Thế nhưng bạn phải thưởng thức bánh mì của tiệm Bà Lan thì mới gọi là “đúng điệu”. Vỏ bánh mì được nước giòn tan, bên trong là chả bò, chả heo, chả quế và thịt nguội. Thêm chút ớt, húng ghế, ngò, hành lá và muối tiêu vào thì hương vị mới thực sự “bùng nổ”. Quán mở cửa từ 15h30 đến 23h00 mỗi ngày và khá đông khách nên #teamKlook chú ý đến sớm nhé. 

  1. 62 Trương Nữ Vương, Hải Châu

Nếu đã lỡ mê mẩn chả lụa miền Tây, chả cá Nha Trang hay chả rươi Hà Nội thì tội tình gì mà chưa thêm chả bò Đà Nẵng vào danh sách món ngon “khoái khẩu”. Miếng chả bò dai dài, đậm vị, ăn kèm với bánh mì hay đồ chua đều giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng. Đây cũng là đặc sản Đà Nẵng được nhiều #teamKlook chọn mua về làm quà khi vi vu thành phố ven biển. 

  • Cửa hàng Cô Huệ: số 230, đường Tôn Đức Thắng, Hoà Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng

  • Cửa hàng Cô Lễ: số 53, Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

  • Chả Bò Lê Thị Hường: số 04, Hoàng Diệu, Phước Ninh, Hải Châu, Đà Nẵng

  • Chả Bò Lộc: số 4A, Trần Bình Trọng, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng 

Ở Đà Nẵng, người ta đi ăn ốc hút không phải để lấp đầy chiếc bụng đói mà là tận hưởng niềm vui dâng trào khi… hút ốc. Ốc hút Đà Nẵng thường được hấp hoặc luộc chín trong nước dừa nên sở hữu vị ngọt thanh tự nhiên, dùng kèm với nước mắm mặn ngọt thì địch thị là cực phẩm. Một đĩa ốc hút Đà Nẵng đầy ú ụ có giá rất bình dẫn, chỉ từ 10.000đ đến 20.000đ, nên được đông đảo học sinh, sinh viên, giới nhân viên văn phòng yêu thích. 

  • Ốc hút Trần Thị Lý Đà Nẵng: hẻm đường Bùi Thị Xuân, dưới chân cầu trần Thị Lý 

  • Các quán vỉa hè trên đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 

  • Ốc Hút Chợ Bắc Mỹ An, 25 Nguyễn Bá Lân, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Theo Klook Ăn Hết Món Ăn Đường Phố Đà Nẵng

Mắm nêm Dì Cẩn là đặc sản Đà Nẵng thân thương đối với du khách thập phương lẫn người dân bản địa. Được đánh giá “điểm mười cho chất lượng”, mắm nêm Dì Cẩn thường xuyên xuất hiện trong các món gỏi, cuốn, bún,… thơm ngon hấp dẫn. Không ít #teamKlook còn chọn mua mắm nêm Dì Cẩn về làm quà sau những chuyến du lịch Đà Nẵng tự túc

Để pha mắm nêm thật “bài bản”, đầu tiên, bạn dùng rây lọc hết hạt ớt và xương cá có trong mắm. Sau đó, cho thêm tỏi băm nhuyễn, dứa, đường, nước đun sôi để nguội (lưu ý chỉnh lượng nước tuỳ theo khẩu vị mặn nhạt) vào mắm nêm đã lọc vào một cái tô rồi trộn đều tay. Thế là xong.

Mua Đặc Sản Đà Nẵng Ở TPHCM

Mua Đặc Sản Đà Nẵng Ở Hà Nội

Để trải nghiệm hết thảy món ngon Đà Nẵng trong một lần du lịch thì đúng là “nhiệm vụ bất khả thi”! Thế nhưng, với các tour ẩm thực Đà Nẵng từ Klook, bạn hoàn toàn có thể tự tin “càn quét” mọi ngõ ngách Đà Thành. Bên cạnh đó,đừng quên trải nghiệm các tour tham quan ngắm cảnh tại Đà Nẵng ở những địa điểm check in cực HOT như Bà Nà Hill, Cầu Vàng, Núi Ngũ Hành

Đi Đà Nẵng nên ăn gì? Khám phá ngay 15 quán ăn ngon Đà Nẵng do Klook tổng hợp nghe! Ngần ngại gì mà chưa "ăn sạch" các món ngon Đà Nẵng trong bài viết này nhỉ?!

Chu Du Đà Nẵng Ngay & Luôn