Cúng rằm tháng giêng vào giờ nào tốt nhất năm 2024

Ngày Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Từ xưa, người Việt Nam đã có quan niệm rằng “Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng” để chỉ ra tầm quan trọng của việc chuẩn bị lễ cúng tươm tất dâng thần linh và gia tiên bởi đây là ngày rằm đầu tiên của một năm mới.

Cúng rằm tháng giêng vào giờ nào tốt nhất năm 2024
Ngày Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên.

Ngoài ra, vào ngày này, người dân có thói quen đi lễ chùa, dâng sao giải hạn, cầu bình an và may mắn cho mọi thành viên trong gia đình. Vậy chúng ta cần phải lễ như thế nào cho đúng?

Cúng Rằm tháng Giêng ngày giờ nào đẹp?

Theo quan niệm dân gian, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm là linh thiêng nhất. Bởi đó là thời điểm trăng tròn và sáng nhất đầu năm, Đức Phật giáng lâm ban phước lành, phúc khí vượng, chúng sinh vì thế mà an vui hưởng lạc. Tiến hành cúng dường Phật thành tâm ắt được Ngày độ trì cho an nhiên, thịnh vượng.

Ngoài ngày chính Rằm, một số nơi có thể tiến hành cúng khấn vào ngày 14 âm lịch. Tuy nhiên, năm nay ngày 14 âm rơi vào ngày Sát chủ, khá xấu. Theo quan niệm dân gian, ngày này thuộc Bách kỵ, trăm sự đều kỵ, không nên làm các việc trọng đại, bất kể đối với tuổi nào.

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2024 có 3 khung giờ đại cát để tiến hành cúng khấn, dễ được Thần Phật độ trì, gia tiên phù hộ, gồm:

- Giờ Mão (5h - 7h) - Giờ Ngọc Đường: giờ này thuộc sao Thiếu Vi và sao Thiên Khái chiếu sáng. Rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi.

- Giờ Ngọ (11h - 13h) - Giờ Tư Mệnh: giờ này thuộc sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn chiếu. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào khung giờ này được cho là Đại cát, bởi là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền của vật chất đong đầy, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

- Giờ Thân (15h - 17h) - Giờ Thanh Long: giờ này thuộc khung giờ của sao Thiên Ất chiếu, rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.

Cách chuẩn bị đồ cúng Rằm tháng Giêng

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật và cúng gia tiên.

Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, quả tươi, đèn (nến), xôi, oản…. Nếu gia chủ là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài lễ bái Tam Bảo.

Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.

Mâm lễ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm. Đồ lễ khác gồm: hương, hoa, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá..

TPO - Năm nay, 14 Âm lịch là ngày xấu, không nên làm các việc trọng đại, bất kể đối với tuổi nào. Vì vậy, nên cúng rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15 Âm lịch, tức thứ bảy ngày 24/2 Dương lịch.

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi lễ này trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.

Cúng rằm tháng giêng vào giờ nào tốt nhất năm 2024

Cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được, nếu sắp xếp được thời gian, gia chủ có thể tiến hành cúng cả hai nơi. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 rơi vào thứ bảy, tức ngày 24/2 Dương lịch.

Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn.

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2024 có 3 khung giờ đại cát để tiến hành lễ cúng gồm:

Giờ Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, đạt thành công ngoài mong đợi.

Giờ Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh được xem là khung giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Đây là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.

Những lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng 2024

Cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được, nếu sắp xếp được thời gian, gia chủ có thể tiến hành cúng cả hai nơi.

Về mâm lễ sẽ tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình sẽ khác nhau. Đôi khi, lễ vật chỉ mang tính tượng trưng, không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, quan trọng là thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên và tâm thiện, hướng về Phật, Thánh, thần linh.

Khi làm lễ ở chùa, gia chủ chuẩn bị lễ chay dâng Phật, thánh, mục đích vẫn là cầu mong sức khỏe, bình an, gia đình hòa thuận, yên ấm, làm ăn tấn tới.

Ở nhiều nơi có lệ cúng dâng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng. Nghi lễ này được thực hiện ở chùa, đền với mong ước giảm trừ bớt tai ách nếu có sao xấu chiếu mạng.

Tuy nhiên, trong giáo lý nhà Phật không hề có lễ nghi dâng sao giải hạn. Việc làm lễ cúng dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng. Các chùa gần đây tổ chức việc cúng sao để làm lễ cầu an cho dân chúng, coi đó là cơ hội để giáo hóa dân chúng về đạo Phật, về luật nhân quả, để mọi người năng làm việc thiện, bỏ làm việc ác, hướng tâm về thiện…

Theo GS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định, hoạt động dâng sao giải hạn không có trong giáo lý Phật giáo. Vì vậy, việc người dân đổ xô đi làm lễ dâng sao giải sẽ được coi là mê tín dị đoan.

“Lễ dâng sao giải hạn ngày càng lan rộng trong xã hội là do sự thiếu hiểu biết của người dân về tôn giáo và sự biến tướng về ý nghĩa của lễ hội trong xã hội. Thực tế việc dâng sao giải hạn không mang lại lợi ích thực tế mà chỉ gây lãng phí tiền bạc”, GS. Trần Lâm Biền cho biết.