Công ty trách nhiệm hữu hạn có kiểm toán năm 2024

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán là một trong các hoạt động độc lập, dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán. Để kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện, nguyên tắc mà pháp luật quy định. Vậy pháp luật hiện hành quy định gì về kinh doanh dịch vụ kiểm toán, hãy cùng NPLAW tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Công ty trách nhiệm hữu hạn có kiểm toán năm 2024

I. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán là gì?

1. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán gồm 04 đặc điểm sau:

  • Hoạt động một cách độc lập
  • Hoạt động kiểm toán được phát sinh từ hợp đồng kiểm toán
  • Có đối tượng là báo cáo tài chính
  • Nhằm mục đích chính là thu lợi nhuận

2. Vai trò của kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán mang 02 vai trò chính là:

  • Tạo dựng niềm tin của những bên liên quan
  • Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp

II. Các loại hình doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định như sau:

“Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

1. Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  1. Công ty hợp danh;
  1. Doanh nghiệp tư nhân.”

Theo như quy định trên thì có 03 loại hình doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ kiểm toán là: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

III. Quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Căn cứ khoản 3, 4 Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn có kiểm toán năm 2024
Quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm toán

  • Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.
  • Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.

IV. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, có thể thấy điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cụ thể:

+ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;
  • Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
  • Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
  • Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.

+ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của Công ty hợp danh gồm:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;
  • Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề.

+ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của Doanh nghiệp tư nhân gồm:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.

+ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam gồm:

  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
  • Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

V. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán được thực hiện theo 02 giai đoạn:

Công ty trách nhiệm hữu hạn có kiểm toán năm 2024

Giai đoạn 1: Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp kiểm toán:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy vào loại hình doanh nghiệp kiểm toán mà chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp kiểm toán nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện theo khoản 3, khoản 4 Điều 32 và Khoản 1 Điều 33 Nghị định 01/2021, cụ thể:

  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp kiểm toán, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  • Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Giai đoạn 2: Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được chuẩn bị đầy đủ theo Điều 22 Luật Kiểm toán độc lập 2011 gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;
  • Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề;
  • Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp đầy đủ hồ sơ nêu trên đến Bộ Tài chính

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Theo Điều 23 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định như sau:

  • Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán giải trình.

VI. Những thắc mắc thường gặp về kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến về kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

.png)

1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì chi nhánh của doanh nghiệp có bị đình chỉ hay không?

Căn cứ khoản 5 Điều 16 Thông tư 203/2012/TT-BTC quy định như sau: “Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì các chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán đó cũng bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán.”

Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì chi nhánh của doanh nghiệp đó cũng bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán dừng kinh doanh dịch vụ hơn 01 năm thì có được tiếp tục hoạt động nữa không?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 203/2012/TT-BTC quy định về thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau: “Doanh nghiệp kiểm toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật kiểm toán độc lập.”

Đồng thời, tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định: Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi không kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong mười hai tháng liên tục.

Mà bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kiểm toán, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành theo khoản 3 Điều 27 Luật Kiểm toán độc lập 2011.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán dừng kinh doanh dịch vụ hơn 01 năm thì phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kiểm toán, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài có được thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam không?

Theo khoản 2 Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định liên quan đến chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thì:

"Điều 20. Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

...

2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ quy định trên, ta thấy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán nước ngoài được phép thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.

Trên đây là bài viết tham khảo các quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm toán, hy vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức pháp lý hữu ích. Bạn cần tư vấn, tham mưu, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

Công ty kiểm toán thường tối thiểu bao nhiêu KTV?

I/ Điều kiện thành lập công ty kiểm toán Điều kiện cần đáp ứng gồm: Thứ nhất: Doanh nghiệp phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ. Thứ hai: Có tối thiểu từ 2 – 5 kiểm toán viên (tùy theo loại hình doanh nghiệp) là thành viên góp vốn vào công ty.

Tại sao công ty phải thực hiện kiểm toán?

Mục đích của kiểm toán là giúp doanh nghiệp, đơn vị đầu tư nhận định được tình hình tài chính của công ty. Phát hiện những gian lận về tài chính, hồ sơ giả, kế toán gian lận, biển thủ công quỹ. Kiểm toán là hoạt động tài chính không thể thiếu với mọi doanh nghiệp.

Có bao nhiêu công ty kiểm toán tại Việt Nam?

Từ 2 công ty ban đầu, đến nay cả nước có 95 công ty kế toán, kiểm toán trong đó có 3 công ty Nhà nước, 4 công ty có 100% vốn nước ngoài, 16 công ty hợp danh, 14 công ty cổ phần, còn lại là TNHH. Trong đó có 87 công ty đủ điều kiện hành nghề.

Kiểm toán bắt buộc là gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán bắt buộc là kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các thông tin tài chính khác của đơn vị được kiểm toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập 2011 và các quy định khác của pháp luật có ...