Ngày 1 tháng 7 là ngày gì năm 2024

Tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn hoặc “mở cửa mả”. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy là ngày “xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.

Nguồn gốc của tháng cô hồn theo dân gian là gắn liền với văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc.

Câu chuyện vẫn được lưu truyền đến ngày nay là vào ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.

Có những nơi, người ta gọi quỷ đói là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ đói này. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 âm lịch.

Dù vậy, nhiều chuyên gia khẳng định, nguồn gốc của tháng cô hồn không hẳn là bắt nguồn từ Trung Quốc. Các nền văn hóa ở khác như Ấn Độ, Campuchia hay Nhật Bản đều có chung niềm tin về tháng 7 âm lịch, và những truyền thống này có thể xuất hiện trước cả đạo Phật. Một truyền thuyết dân gian kể rằng, vua Yama (người cai trị địa ngục) mở cổng địa ngục và cho phép một số hồn ma đến hưởng lễ cúng tế ở trần thế.

Tờ YahooLife giải nghĩa, tháng cô hồn là sự kết hợp văn hóa từ Đạo giáo và Phật giáo. Ở các nơi với tín ngưỡng khác nhau, người dân cũng có những tập tục, cách thờ cúng khác biệt.

Trong khi quan điểm của Đạo giáo tập trung vào việc xoa dịu các linh hồn lang thang thì với văn hóa Phật giáo, người dân nghiêng về bày tỏ lòng hiếu thảo và tưởng nhớ tổ tiên.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau. Thông thường, người Việt thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2, 15, 16 tháng 7 âm lịch, một số nơi cúng sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng đều cúng vào buổi chiều tối.

Dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch, âm khí dưới đất bốc mạnh lên cao và tự suy luận rằng đó là vong hồn người đã khuất. Do vậy mà dân gian quan niệm tháng 7 âm lịch là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn sẽ từ đó thoát ra ngoài.

Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7 âm lịch.

Trong bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các ngày lễ trong tháng 7. Hãy ghi chú lại ngay để khắc ghi và có kế hoạch nghỉ lễ cho bản thân và gia đình

Tìm hiểu trong tháng 7 có ngày lễ gì ở Việt Nam và trên Thế Giới giúp mỗi chúng ta ghi nhớ và tôn vinh truyền thống, văn hóa lịch sử, con người cùng những dấu ấn làm nên thực tại. Trong bài viết dưới đây nhãn hàng thời trang nam Aristino sẽ tổng hợp các ngày lễ trong tháng 7. Hãy ghi chú lại ngay để khắc ghi và có kế hoạch nghỉ lễ cho bản thân và gia đình nhé!

Tháng 7 có gì đặc biệt?

Với tháng 7 dương lịch và âm lịch có những ngày lễ khác nhau. Nhiều người Việt thường ít quan tâm tháng 7 có ngày lễ gì mà mặc định tháng 7 âm lịch là ‘tháng cô hồn’. Từ đó sinh ra lo lắng và luôn cho rằng đây là tháng mang lại những điều xui rủi. Tuy nhiên, thực tế thì tháng 7 luôn có những điều đặc biệt diễn ra.

Nếu bỏ qua suy nghĩ về tháng cô hồn, thì tháng 7 dương lịch và tháng 7 âm lịch đều có nhiều ngày lễ đáng nhớ. Đặc biệt là mùa Vu Lan Báo Hiếu. Một dịp để nhắc nhở mỗi chúng ta hướng về ông bà tổ tiên và suy ngẫm đến hiếu đạo gia đình. Hơn nữa, tháng 7 ở các nước trên thế giới mỗi năm đều có nhiều ngày lễ khác nhau. Thể hiện tinh thần dân tộc cũng như sự thống nhất tư tưởng về các sự kiện ý nghĩa chung mang tính toàn cầu.

12 tháng trong năm mỗi tháng đều có những dấu ấn ý nghĩa riêng. Tháng 7 cũng là lúc cuối hạ đầu thu. Ngành du lịch tháng 7 nhộn nhịp và xuất hiện nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Thời tiết bắt đầu dịu dần những đợt nắng gắt, đây là thời điểm tuyệt vời để nghỉ ngơi và trải nghiệm những hoạt động thú vị cùng bạn bè, gia đình khi có dịp.

Các Ngày Lễ Tháng 7 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tháng 7 có ngày lễ gì phải kể đến những ngày lễ mang ý nghĩa lịch sử dân tộc, các sự kiện liên quan đến con người. Sau đây sẽ là các ngày lễ tháng 7 đáng chú trọng tại Việt Nam.

Ngày lễ theo lịch dương

Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam – 01/07

Bắt đầu tháng 7 với ngày Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam 01/07. Ngày này được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 823/QĐ-TTg. Nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mỗi người dân, gia đình, cộng đồng xã hội và vì đời sống an sinh của quốc gia.

Ngày truyền thống Thanh niên xung phong – 15/07

Tháng 7 có ngày lễ gì thì không thể bỏ qua Ngày truyền thống Thanh niên xung phong 15/07. Ngày kỷ niệm này được thành lập vào năm 1950. Đến nay, cứ vào tháng 7 hàng năm sẽ là dịp để các cựu Thanh niên xung phong ôn lại trang sử hào hùng một thời.

Ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam – 27/07

Ban Bí Thư TW Đảng đã quyết định lấy ngày 27/07/1975 là ngày để tưởng niệm về những thương binh, liệt sĩ. Mang theo ý nghĩa của truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nhắc nhở thế hệ sau này luôn biết quý trọng hòa bình, ghi nhớ công ơn của những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc.

Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Theo lịch dương, tháng 7 có ngày lễ gì đặc biệt thì chúng ta cũng không quên ngày thành lập công đoàn Việt Nam 28/07/1929. Ngày họp đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc đã được Bộ chính trị ban chấp hành TW Đảng CS Việt Nam lấy làm ngày “Thành lập Công Đoàn Việt Nam”. Mục đích để tập hợp, đoàn kết xây dựng lực lượng bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp cho người lao động Việt Nam.

Ngày lễ theo lịch âm

Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch

Tháng 7 có ngày lễ gì theo truyền thống văn hóa của người châu Á sẽ luôn chú trọng tháng 7 âm lịch. Đây là tháng thường được xem là không may mắn – “tháng cô hồn”. Cũng vì vậy mà nhiều người sẽ không triển khai những sự kiện quan trọng như động thổ hay khai trương. Vào ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, phong tục người Việt có lễ cúng gia tiên. Mục đích cầu may cho gia đình, các thành viên tai qua nạn khỏi.

Lễ Thất Tịch (hay Lễ Trùng Thất) – 07/07

Ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, các ngày lễ trong tháng 7 âm lịch còn có Lễ Thất Tịch ngày 07/07. Một ngày lễ tình nhân tượng trưng cho tình yêu của đôi lứa. Dẫn theo sự tích của một chàng trai tên Ngưu Lang và nàng tiên Chức Nữ. Mỗi năm cứ vào Lễ Thất Tịch thì hai người họ mới có cơ hội được gặp nhau.

Ngày rằm tháng Bảy – 15/07

Với những người theo đạo Phật thì ngày rằm tháng bảy hằng năm là một ngày lễ lớn. Thường sẽ có 2 lễ lớn diễn ra vào 15/07 đó là Lễ Vu Lan và Lễ xá tội vong nhân. Đặc biệt, ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu (hay Vu Lan Bồn) rất được coi trọng. Bắt nguồn từ câu chuyện cảm động của Đệ Tử Đức Phật Mục Kiều Liên. Còn ngày Lễ Xá tội vong nhân lấy từ tích A Nan Đà với Diệm Khẩu (con quỷ miệng lửa hay gọi là Quỷ mặt cháy).

Các Ngày Lễ Quốc Tế Tháng 7

Song song với các ngày lễ tháng 7 tại Việt Nam thì trên Thế Giới tháng 7 có ngày lễ gì cũng rất được quan tâm. Trong đó, mỗi Quốc gia sẽ có những dấu ấn sự kiện riêng. Vậy nên, chúng ta sẽ chú trọng nhiều hơn đến các ngày lễ, kỷ niệm trong tháng 7 có sức ảnh hưởng toàn cầu. Điển hình là những ngày lễ dưới đây.

Ngày Quốc tế Hợp tác

Tháng 7 có ngày lễ gì trên Thế Giới? Đó là Ngày Quốc tế Hợp tác được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) lựa chọn trong Nghị quyết A/RES/47/90 ngày 16/12/1992. Cứ vào ngày thứ 7 đầu tiên của tháng bảy sẽ tổ chức sự kiện này với tên tiếng anh là International Day of Cooperatives (IDC). Ngày Quốc tế hợp tác năm 2023 sẽ rơi vào ngày 01/07/2023.

Ngày Quốc tế Nụ hôn – 06/07

Một ngày lễ trong tháng 7 cũng rất thú vị và được Thế giới đón nhận đó là ngày Quốc tế Nụ hôn diễn ra vào ngày 06/07 hằng năm. Mọi người sẽ dành ra một ngày để trao nhau những nụ hôn chứa đựng sự yêu thương và trân trọng. Ngày Quốc tế Nụ Hôn được công nhận từ những năm 2000. Xây dựng ý nghĩa tạo nên sự gắn bó, tình cảm giữa bạn bè, người thân trong gia đình.

Ngày Dân số Thế giới – 11/07

Để nâng cao nhận thức của toàn thể người dân trên Thế Giới về những vấn đề dân số toàn cầu. Governing Council của UNDP đã đưa ra vào năm 1989 (trong Decision 89/46 15) lấy ngày 11 tháng 7 làm ngày Dân số Thế giới. Nguồn cảm hứng đến từ Ngày thế giới 5 tỷ người vào ngày 11/07/1987.

Ngày Viêm gan Thế giới

Tổ chức Y Tế Thế Giới đã xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh gan. Do đó, quyết định lấy ngày 28/07 làm ngày Thế Giới phòng chống viêm gan. Tên tiếng anh là World Hepatitis Day. Nâng cao ý thức cộng đồng về việc loại bỏ bệnh viêm gan để tăng cường sức khỏe mỗi ngày.

Ngày Hữu nghị Quốc tế - Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán người

Năm 2011, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã công bố lấy ngày 30/07 là ngày Hữu nghị Quốc tế. Xây dựng ý tưởng tình hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia, các nền văn hóa cũng như cá nhân truyền cảm hứng mang lại các nỗ lực hòa bình. Tạo nên cơ hội xây dựng cầu nối cộng đồng bền chặt. Mặt khác, lấy ngày 30/7 là ngày Thế giới chung tay phòng chống Buôn bán người.

Một số thông tin thú vị về tháng 7

Trải nghiệm trọn vẹn tháng 7 có ngày lễ gì với nhiều thông tin thú vị đề cập đến ý nghĩa của tháng 7 cũng như khám phá tháng 7 “đến từ đâu”?

Tháng 7 có ý nghĩa gì?

Tháng bảy là tháng thứ bảy của năm dương lịch, kéo dài 31 ngày và rơi vào khoảng thời gian từ tháng sáu đến tháng tám. Đó là một trong 12 tháng của lịch Gregorian .

Ở Bắc bán cầu, tháng 7 là tháng mùa hè. Những ngày trong khoảng thời gian từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8 theo truyền thống được gọi là thời điểm của mùa hè . Ở Nam bán cầu, tháng 7 là tháng mùa đông.

Tháng 7 có ngày lễ gì ở những quốc gia lớn?

Ở Canada, ngày 1 tháng 7 là ngày lễ quốc gia yêu nước được gọi là Ngày Canada . Ở Mỹ, ngày 4 tháng 7 là Ngày Độc lập , thường được gọi là ngày 4 tháng 7 . Ngày 14 tháng 7 là ngày quốc khánh của Pháp, tiếng Anh gọi là Bastille Day. Tại Hoa Kỳ, tháng 7 được coi là Tháng Sức khỏe Tâm thần BIPOC .

Trong chiêm tinh học, cung Cự Giải áp dụng cho những người sinh từ 22 tháng 6 đến 22 tháng 7. Cung Sư Tử áp dụng cho những người sinh từ 23 tháng 7 đến 23 tháng 8.

Tháng 7 đến từ đâu ?

Những ghi chép đầu tiên về từ: “tháng 7” có từ trước năm 1050. Nó bắt nguồn từ tiếng Latinh mēnsis Jūlius, có nghĩa là “tháng của Julius”, ám chỉ Hoàng đế La Mã Julius Caesar .

Ban đầu, lịch La Mã bao gồm 10 tháng thay vì 12 tháng. Dưới triều đại của Julius Caesar, hai tháng bổ sung (mà ngày nay chúng ta gọi là tháng Giêng và tháng Hai) đã được thêm vào để các tháng rơi vào cùng một mùa mỗi năm. (*) Ghi chú: Lịch mới này được gọi là lịch Julian , được sửa đổi thêm với lịch Gregorian, vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Do sự thay đổi, mỗi tháng hiện tại đều thay đổi. Tháng thứ năm của năm, được đặt tên là Quintilis (từ ngũ sắc gốc có nghĩa là "năm"), trở thành tháng thứ bảy trong năm và được đổi tên theo Julius Caesar, cuối cùng được gọi là tháng Bảy .

Tháng thứ sáu, Sextilis, được đổi tên theo tên của Augustus Caesar và cuối cùng trở thành tháng Tám. Bốn tháng cuối năm vẫn giữ nguyên gốc đề cập đến một con số không tương thích với vị trí hiện tại của chúng trong lịch (ví dụ: tháng 9 có nghĩa là “tháng thứ bảy” nhưng lại là ngày thứ chín; tháng 12 có nghĩa là “tháng thứ mười” nhưng lại là ngày thứ mười hai).

Bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin về tháng 7 có ngày lễ gì. Hy vọng rằng bạn sẽ có một kế hoạch trải nghiệm tháng 7 thật sự ý nghĩa và đáng nhớ. Cùng với đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về “Các ngày Lễ tháng 5”, “Các ngày Lễ tháng 6”, … ngay trên trang thông tin website Aristino nhé!