Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh

  • Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh (hay, chi tiết)

Câu 1: Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh theo nguyên tắc:

A. Bán cái gì cũng được

B. Bán cái thị trường cần

C. Bán cái mà thu lợi nhuận cao

D. Bán cái mà thị trường chưa bao giờ có

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Bán cái thị trường cần

Giải thích: Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh theo nguyên tắc: Bán cái thị trường cần – SGK trang 166

Câu 2: Mỗi doanh nghiệp đều xây dượng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản nào?

A. Kế hoạch bán, kế hoạch mua hàng

B. Kế hoạch tài chính

C. Kế hoạch lao động và kế hoạch sản xuất

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải thích: Mỗi doanh nghiệp đều xây dượng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản: Kế hoạch bán, kế hoạch mua hàng . Kế hoạch tài chính. Kế hoạch lao động và kế hoạch sản xuất – Hình 53.2 SGK trang 167

Câu 3:Kế hoạch vốn kinh doanh được xác định căn cứ vào nhu cầu:

A. Mua hàng hóa

B. Tiền trả công lao động

C. Tiền nộp thuế

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải thích: Kế hoạch vốn kinh doanh được xác định căn cứ vào nhu cầu: Mua hàng hóa. Tiền trả công lao động. Tiền nộp thuế - SGK trang 168

Câu 4:Yếu tố nào không là nội dung của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?

A. Kế hoạch phát triển kinh tế

B. Kế hoạch mua, bán hàng

C. Kế hoạch sản xuất

D. Kế hoạch tài chính, lao động

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. Kế hoạch phát triển kinh tế

Giải thích: Yếu tố không là nội dung của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: Kế hoạch phát triển kinh tế - SGK trang 168

Câu 5:Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thường căn cứ vào mấy yếu tố?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. 4

Giải thích: Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thường căn cứ vào 4 yếu tố - Hình 53.1 SGK trang 167

Câu 6:Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp không bao gồm:

A. Vốn

B. Lao động

C. Nhà xưởng

D. Chủ trương

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Chủ trương

Giải thích: Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp không bao gồm: Chủ trương - Hình 53.1 SGK trang 167

Câu 7: Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm mấy kế hoạch?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. 5

Giải thích: Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm 5 kế hoạch – Hình 53.3 SGK trang 168

Câu 8: Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác định:

A. Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế

B. Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người

C. Mức bán kế hoạch (±) Nhu cầu dự trữ hàng hóa

D. Năng lực sản xuất 1 tháng × số tháng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Năng lực sản xuất 1 tháng × số tháng

Giải thích: Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác định: Năng lực sản xuất 1 tháng × số tháng – Hình 53.3 SGK trang 168

Câu 9: Kế hoạch vốn kinh doanh của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào đặc điểm nào?

A. Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế

B. Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người

C. Mức bán kế hoạch (±) Nhu cầu dự trữ hàng hóa

D. Năng lực sản xuất 1 tháng × số tháng

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế

Giải thích: Kế hoạch vốn kinh doanh của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào đặc điểm: Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế – Hình 53.3 SGK trang 168

Câu 10: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp được thể hiện ở đặc điểm nào?

A. Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế

B. Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người

C. Mức bán kế hoạch (±) Nhu cầu dự trữ hàng hóa

D. Năng lực sản xuất 1 tháng × số tháng

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người

Giải thích: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp được thể hiện ở đặc điểm: Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người – Hình 53.3 SGK trang 168

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh

Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh

Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh

Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh

Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh

Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh

Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-10.jsp

Để tìm hiểu, căn cứ lập kế hoạch kinh doanh thì trước tiên chúng ta phải hiểu kế hoạch kinh doanh là gì?

Mục tiêu của giáo án Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanhsẽgiúp các em học sinh hoàn thành tốt công việc trên, biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ. Mời các em cùng theo dõi bài học !

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Căn cứ để lập kế hoạch

1.2. Nội dung và phương pháp

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập bài 53 Công Nghệ 10

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK & Nâng cao

4. Hỏi đápBài 53 Chương 5 Công Nghệ 10


Có bao nhiêu căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh


1.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh:

Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.Bạn đang xem: Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2. Các căn cứ để lập kế hoạch:

Dựa vào nhu cầu của thị trường, thể hiện ở hợp đồng hay đơn đặt hàng.

Bạn đang xem: Nêu căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa vảo sự phát triển của kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất hàng hoá, thu nhập của dân cư.

Dựa vào pháp luật hiện hành: Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước.

Dựa vào khả năng của doanh nghiệp: nguồn vốn, trình độ, công nghệ, lao động, trang thiết bị, nhà xưởng.

1.2.1. Nội dung kế hoạch

5 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:

Kế hoạch bán hàng

Kế hoạch mua hàng

Kế hoạch tài chính

Kế hoạch lao động

Kế hoạch sản xuất

1.2.2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

a. Kế hoạch bán hàng:

Bán cái gì? Khi nào bán? Bán bằng cách nào?

Kế hoạch bán hàng =Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua+(-)Các yếu tố tăng (giảm)

Cơ sở xác định: Tổng hợp nhu cầu thị trường. Dự đoán nhu cầu thị trường.

Ví dụ 1: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Hữu Hoàng năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

Ví dụ 2: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Phúc Khang năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

b. Kế hoạch mua hàng:

Cần mua hàng gì? Khi nào mua? Mua bằng cách nào?...

Kế hoạch mua hàng =Mức bán kế hoạch+(-)Nhu cầu dự trữ hàng hoá

Cơ sở xác định: sự phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian… với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Cửa hàng bác An bán mỗi ngày 10 két bia, để dự trữ 2 két. Hãy xác định kế hoạch mua bia của cửa hàng trong ngày?

Trả lời: Kế hoạch mua bia trong ngày của cửa hàng là 12 (két bia)

c. Kế hoạch sản xuất:

Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào..

Kế hoạch sản xuất =Năng lực sản xuất 1 tháng xsố tháng

Cơ sở xác định: căn cứ vào năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý,năm….)

Ví dụ: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/ tháng. Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Xác định kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp?

Trả lời: Kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp X là:

10.000 sản phẩm / tháng x12 tháng =120.000 (sản phẩm)

d. Kế hoạch lao động:

Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào? bộ phận nào cần? khi nào cần? Bố trí ra sao?.

Kế hoạch lao động cần sử dụng =Doanh số bán hàng (dịch vụ) /Định mức lao động của một người

Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch lao động.

Ví dụ: Danh số bán hàng của doanh nghiệp Y là 12.000 sản phẩm / tháng. Định mức lao động của một người mỗi tháng là 300 sản phẩm. Xác định kế hoạch lao động cần sử dụng của doang nghiệp X?

Trả lời: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y là 12.000 : 300 = 40 (người)

e. Kế hoạch tài chính:

Huy động bằng cách nào? phục vụ vào mục đích gì? Khi nào cần?....

Sản phẩm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm…).

Kế hoạch vốn của doanh nghiệp =Vốn hàng hoá+Tiền công+Tiền thuế

Ví dụ:Danh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản xuất giày dép,100 triệu đồng trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền thuế / năm (nộp thuế một lần). Xác định kế hoạch vốn của doanh nghiệp?

Trả lời:Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là: 210 (triệu đồng)

Bài 1:

Hãy nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau:

Nhu cầu thị trường

Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Pháp luật hiện hành

Khả năng của doanh nghiệp

Căn cứ nhu cầu thị trường là quan trọng nhất. Bởi nếu khách hàng không có nhu cầu thì doanh nghiệp không thể kinh doanh được.

Xem thêm: Thông Tin Về Những Tờ Báo Bóng Đá Nổi Tiếng Thế Giới 2022, Những Tờ Báo Bóng Đá Nổi Tiếng Thế Giới

Bài 2:

Trình bày nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau: kế hoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng, kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động, kế hoạch sản xuất.

Việc lập kế hoạch bằng văn bản (trên cơ sở các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh) đó chính là sự lựa chọn những phương án hành động trong tương lai cho từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp.

Việc lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào và ai làm cái đó cụ thể như:

Kế hoạch bán hàng: bán cái gì, khi nào bán và bán bằng cách nào (bán lẻ, bán buôn...)

Kế hoạch mua hàng: cần mua hàng gì? Khi nào mua? Ai mua? Mua bằng cách nào.

Kế hoạch tài chính: làm thế nào để huy động được nguồn tài chính, phục vụ vào mục đích gì, ai thực hiện, khi nào cần, thực hiện bằng cách nào.

Kế hoạch lao động: Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào, bộ phận nào cần, khi nào cần, bố trí lao động trong doanh nghiệp ra sao.

Kế hoạch sản xuất: sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào.

Bài 3:

Nêu phương pháp xác định kế hoạch bán và mua hàng hóa của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải

Kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở tổng hợp nhu cầu thi trường thông qua các đơn đặt hàng (hoặc hợp đồng mua hàng) của khách hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp bán lẻ trên thi trường thì kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở dự đoán nhu cầu của thi trường.

Kế hoạch mua hàng được xác đinh phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian... với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

Kế hoạch vốn doanh nghiệp được xác đinh căn cứ vào nhu cầu mua hàng hóa, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế.

Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch.

Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác đinh trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thi trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất đinh (quý, năm...)