Chữa bệnh bằng phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những liệu pháp thường được sử dụng. Vậy tác dụng của bấm huyệt đến đâu trong chữa bệnh này? Cách bấm huyệt chi tiết nhất như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập trong nội dung sau!

Bấm huyệt có khỏi được thoát vị đĩa đệm?

Đây là một bệnh khá thường gặp trong cộng đồng. Bệnh này hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, bấm huyệt - một liệu pháp điều trị ngoại khoa không xâm lấn đã phần nào cho thấy những tác dụng nhất định trong quá trình điều trị.

Chữa bệnh bằng phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp tác động trực tiếp đến các huyệt đạo, các dây thần kinh và mạch máu trên cơ thể để đả thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, hỗ trợ giải phóng các bó cơ khỏi sự chèn ép để giảm đau cho người bệnh.

Theo y học cổ truyền, cơ thể con người có rất nhiều huyệt vị quan trọng. Mỗi huyệt vị chính là một điểm giao, đầu mối của những dây thần kinh hay mạch máu trong cơ thể. Do đó, khi các huyệt vị này được tác động đúng cách thì có thể làm mềm, làm giãn cơ và tác động trực tiếp đến cột sống, vùng thắt lưng để giảm viêm, giảm sưng đau. Ngoài ra, khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được kết hợp với xoa bóp thì có thể tăng thêm nhiều phần công hiệu, một số lợi ích khác có thể kể đến là:

  • Kích thích tái tạo tế bào mới ở xương khớp, ổn định thần kinh và quá trình tuần hoàn trong cơ thể.
  • Hỗ trợ hồi phục khả năng vận động.
  • Góp phần “sửa chữa” lại tình trạng thoát vị, giảm chèn ép của khối thoát vị tới hệ thần kinh.

Có thể thấy, bấm huyệt là phương pháp có từ lâu đời không đòi hỏi phải trang bị máy móc hiện đại mới có thể thực hiện được nhưng nó thật sự đem tới những hiệu quả tích cực. So với nhiều phương pháp khác thì có thể thấy bấm huyệt khá an toàn và tiết kiệm chi phí. Nó có thể được dùng cho người bị thoát vị, đau lưng nói chung, đau thần kinh tọa, đau vai gáy, thoái hóa cột sống...

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Trung ương quân đội 108, mặc dù có một số tác dụng nhất định đến sự cải thiện của bệnh lý, nhưng về cơ bản thì bấm huyệt chữa trị thoát vị đĩa đệm vẫn chỉ được coi là một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh, bên cạnh các liệu pháp điều trị khác. Ngoài ra, bấm huyệt cũng không chỉ định dành cho tất cả bệnh nhân thoát vị mà chỉ những đối tượng sau mới nên áp dụng:

  • Người bệnh thoát vị cấp độ nhẹ, mới mắc bệnh hoặc mắc bệnh lâu nhưng cấp độ không quá nghiêm trọng.
  • Người bệnh thoát vị ở cấp độ 1,2,3 theo phân loại y tế, người bị thoát vị lệch bên.
  • Người bệnh vẫn có thể trạng tốt, có thể đáp ứng được với các tác động nặng.

Các trường hợp chống chỉ định với bấm huyệt:

  • Người bệnh đã bị cốt hóa, lệch vẹo cột sống, người bị thoái hóa cột sống nặng.
  • Người bệnh bị thoát vị thể trung tâm.
  • Người bệnh tái đi tái lại nhiều lần, đã từng thực hiện phẫu thuật nhưng bị thất bại trong điều trị.

Cách bấm huyệt thoát vị đĩa đệm

Mặc dù bấm huyệt không đòi hỏi máy móc hỗ trợ hiện đại nhưng lại cần phải được thực hiện bởi bác sĩ Đông y hoặc kỹ thuật viên y học cổ truyền có chuyên môn sâu. Điều này vừa là để quá trình điều trị đạt kết quả tốt, vừa là để giữ an toàn nhất cho người bệnh, tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Dưới đây là hướng dẫn bấm huyệt thoát vị đĩa đệm một cách tổng quan để người bệnh có thể hình dung sơ lược phương pháp thực hiện. Tuyệt đối người không có chuyên môn không nên thực hiện theo.

Chuẩn bị: Người bệnh thoát vị nằm sấp thoải mái trên sàn hoặc trên giường. Người thực hiện bấm huyệt lần lượt thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tập trung thực hiện những động tác giúp làm mềm và thư giãn cơ lưng, cơ mông.

  • Day dọc theo hai bên cột sống xuất phát từ đốt sống lưng số D7 tới vùng mông 3 lần liên tiếp. Hãy sử dụng gốc bàn tay, các mô ngón tay út và mô ngón tay cái ấn một lực vừa phải xuống lưng người bệnh, tiếp đến di chuyển ngay ngón tay theo một đường tròn. Chú ý sao cho tay của người thực hiện và da của người bệnh phải dính với nhau để khi người thực hiện chuyển động tay thì da cũng di chuyển theo. 
  • Trong quá trình bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm cần lăn hai bên cột sống từ đốt D7 đến vùng mông 3 lần liên tiếp. Hãy dùng phần mu bàn tay, ô mô út hoặc dùng phần khớp ở giữa bàn tay và các ngón/ khớp của ngón tay rồi dùng khớp cổ tay tác động một lực nhất định để trượt, lăn lên lưng của người bệnh.
  • Bóp đều hai bên của cột sống từ đốt D7 xuống đến vùng mông liên tiếp 3 lần. Hãy dùng hai bàn tay hoặc chỉ dùng ngón tay cái và ngón trỏ, cũng có thể dùng ngón tay đeo nhẫn hoặc ngón tay cái cùng 4 ngón tay còn lại hoặc chỉ dùng 2 đầu ngón tay cái và đầu ngón tay trỏ để vừa bóp và vừa kéo cả phần thịt ở lưng người bệnh lên.

Bước 2: Tác động trực tiếp lên vùng lưng bị bệnh

  • Lấy ngón tay cái rồi thực hiện liên tục các động tác ấn, day và xoa đều theo chiều kim đồng hồ tại các huyệt thận du, huyệt đại trường du, huyệt giáp tích ở đốt L1-S1. Liên tục làm các động tác trên trong 3-5 phút để giải phóng sự co cơ, giúp cơ lưng được mềm, dễ chịu.
  • Tiếp đến, dùng đầu ngón tay cái rồi bấm vào các huyệt chữa thoát vị đĩa đệm như giáp tích L1S1, huyệt thận du, huyệt đại trường du, huyệt cách du và huyệt a thị. Chú ý khi bấm đốt sống 1 và đốt sống 2 vuông góc với nhau thì cần bấm thận trọng, từ từ rồi mới tăng dần về lực cho tới khi người bệnh thấy đau tức nặng thì sẽ dừng lại khoảng 1 phút. Trong giai đoạn này chỉ bấm, tuyệt đối không được day vì sẽ gây vỡ tổ chức thần kinh và mạch máu khiến người bệnh bị bầm tím, đau đớn.
  • Dùng ngón tay cái để nắn chính vùng đĩa đệm bị thoát vị đã được xác định rõ trên phim chụp cột sống. Hãy lấy ngón tay cái để vừa ấn, vừa nắn theo nguyên tắc nghịch hướng, đối lực với vùng bị thoát vị. Lưu ý chỉ dùng lục nhẹ nhàng sao cho người bệnh vẫn có thể chịu đựng được và tác động trong khoảng từ 3-5 phút.

Chữa bệnh bằng phương pháp bấm huyệt

Lưu ý quan trọng trong quá trình bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Mọi thao tác cần thực hiện từ nhẹ đến mạnh, từ nông tới sâu, làm từ nơi không đau rồi mới tới nơi đau. Với lực xoa bóp thì cần dựa vào tình trạng của từng người để dùng lực cho phù hợp nhất. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần, liên tục trong 1 tháng được tính là một liệu trình.
  • Huyệt thận du nằm cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2 khoảng 1,5 tấc tính ra phía ngoài.
  • Huyệt đại trường du nằm ở cách bờ dưới của mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 4 khoảng 1,5 tấc tính ra phía ngoài.
  • Huyệt cách du nằm ở cách bờ dưới của mỏm gai đốt sống lưng số 6 khoảng 1,5 tấc tính ra phía ngoài.

Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa bệnh tại nhà

Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Để xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh đạt hiệu quả thì khi thực hiện có thể lưu ý một số mẹo, thủ pháp sau đây:

  • Động tác xát: Người thực hiện xòe rộng hai lòng bàn tay rồi xát trên da lưng người bệnh. Hãy xát ngang rồi đến xát dọc cho tới khi nóng.
  • Động tác xoa: Người thực hiện dùng hai lòng bàn tay rồi xoa tròn trên da lưng người bệnh từ dưới xoa ngược lên trên, xoa từ trong cột sống ra phía ngoài.
  • Đây là hai động tác thường được dùng cho các bước khởi động trong quá trình bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm, giúp làm nóng da lưng, làm giãn cơ và chuẩn bị sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
  • Động tác miết: Hãy dùng gốc bàn tay để miết mạnh và chậm theo hướng từ trong ra ngoài rồi từ trên xuống dưới dọc theo kinh bàng quang. Kinh bàng quang là kinh có vị trí nằm ở khoảng giữa cột sống và bờ trong của xương bả vai). Động tác này sẽ giúp làm tăng tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tới vùng cơ xương đang bị tổn thương tốt hơn.
  • Động tác day: Dùng gốc bàn tay để day ấn toàn bộ vùng lưng. Tiếp đến dùng vân ngón tay cái để day từ trên dọc xuống theo kinh bàng quang.
  • Động tác bóp: Dùng gốc bàn tay và vân các ngón tay để nắn và bóp cho toàn bộ vùng lưng, vai và mông của người bệnh.
  • Bấm huyệt chữa trị thoát vị đĩa đệm: Luôn day và ấn vào những huyệt vị bằng vân ở các ngón tay cái.
  • Động tác lăn bàn tay ngửa, sấp hoặc nghiêng thì dùng ô mô út hoặc các đốt của ngón tay để thực hiện.

Các động tác day, bóp, bấm huyệt và lăn sẽ giúp đả thông khí huyết, kinh lạc, giảm đau, giãn cơ và chống viêm sưng. Ngoài ra, cần thực hiện động tác nắn chỉnh để khép lại toàn bộ quá trình trị liệu bằng bấm huyệt. Đây là động tác cuối hỗ trợ nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị, giảm thiểu cơn đau do chèn ép gây ra.

 

Thực tế, người bệnh hoàn toàn có thể đạt được kết quả điều trị tốt hơn nếu vừa được bấm huyệt, dùng thuốc và thực hiện các phương pháp khác đúng cách. Trong thực tiễn cách điều trị phối hợp này được gọi tên là phương pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn. Một điển hình trong phương pháp này mà bạn có thể tham khảo là An Cốt Nam - bài thuốc và phác đồ “kiềng 3 chân” độc đáo gồm: thuốc uống - cao dán - vật lý trị liệu và luyện tập chuyên sâu.

 

An Cốt Nam là bài thuốc Đông y được nghiên cứu và phát triển bởi Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Bài thuốc là sự tổng hòa sức mạnh của nhiều vị thảo dược quý hiếm trong một “tỷ lệ vàng”, có công dụng: Khu phong, tán hàn, đào thải độc tố trong xương khớp, hồi phục tổn thương đĩa đệm. 

 

Trong khi thuốc uống An Cốt Nam thực hiện nhiệm vụ điều trị từ bên trong thì các liệu pháp bổ trợ song song như cao dán, vật lý trị liệu lại giúp giảm đau, giảm triệu chứng, củng cố và đẩy nhanh hiệu quả. Nhờ đó mà so với dùng đơn lẻ liệu pháp, An Cốt Nam đã cho thấy hiệu quả vượt trội hơn hẳn.

 

Những ưu điểm chữa thoát vị đĩa đệm  của An Cốt Nam so với các thuốc Đông y khác:

  • Giữ gìn được dạng thuốc sắc truyền thống - dạng thuốc tốt nhất trong các cách bào chế thuốc của Đông y, cơ thể người bệnh hấp thu dễ dàng.
  • An toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ, không gây tích nước trong cơ thể.
  • Quy trình bào chế nghiêm ngặt trong suốt 24 giờ ở nhiệt độ 100 độ C.
  • Sử dụng 100% nguồn thảo dược sạch thu hái tại Viện dược liệu
  • Nghiên cứu và sản xuất bởi Nhà thuốc Đông y uy tín- “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.
  • Kết hợp khoa học với các liệu pháp hỗ trợ, cho hiệu quả điều trị tối ưu.

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về An Cốt Nam có thể liên hệ trực tiếp: 

  •  Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline:0983340246

  • Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline:0903876437

Nguồn: Taminhduong.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị