Chiến tranh phản cách mạng là gì

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Cách mạng chính trị và cách mạng xã hội
  • 3 Những cuộc cách mạng văn hóa, tư tưởng hay triết học
  • 4 Những cuộc cách mạng công nghệ
  • 5 Xem thêm
  • 6 Liên kết ngoài
  • 7 Tham khảo

Từ nguyênSửa đổi

George Washington là 1 nhà lãnh đạo nước Mỹ trong Cách mạng Mỹ.

Trong nhiều ngôn ngữ của châu Âu, các từ mang nghĩa "cách mạng" được bắt nguồn từ revolutio (sự quay) trong tiếng La Tinh thông dụng (Vulgar Latin), từ này có nguồn gốc từ revolvere (quay, xoay) trong tiếng Latinh. Năm 1390, từ này được du nhập vào tiếng Anh qua từ révolution trong tiếng Pháp cổ, khi đó có nghĩa thuộc lĩnh vực thiên văn học. Các từ cùng gốc Latinh này trong tiếng Anh và tiếng Pháp bắt đầu mang sắc thái chính trị kể từ thế kỷ XVII, đặc biệt là sau cuộc lật đổ vua James II của Anh năm 1688.

Trong tiếng Hán, "Cách" là biến cách, thay đổi còn "Mạng" hay mệnh là thiên mệnh, mệnh trời do các vương triều cổ đại thường dùng cách nói "thụ mệnh vu thiên" (vâng mệnh của trời) để chỉ vua, người đứng đầu, vì vậy khi thay triều đổi đại được gọi là "cách mạng" hay "cách mệnh". Ví dụ như Thành Thang lật đổ nhà Hạ lập nhà Thương, nhà Chu lật đổ nhà Thương được gọi chung là Cách mạng Thang Võ.

Kinh Dịch viết: : Thiên địa cách nhi tứ thời thành, Thang Vũ cách mạng, thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân : (Trời đất đổi thay mà thành bốn mùa, cách mạng Thang Vũ thuận theo trời mà ứng theo người).

Trong tiếng Việt, từ cách mạng ( Cách mạng ) là từ Hán Việt gốc Nhật tiếp thu từ những năm 1920[1]. Vì chữ mạng ( Mệnh ) còn được đọc là mệnh, từ cách mạng đôi khi còn được đọc là cách mệnh, như tác phẩm Đường kách mệnh của Hồ Chí Minh.

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
    • 1.1 Theo các học thuyết lịch sử
    • 1.2 Theo các học thuyết tâm lý chiến tranh
    • 1.3 Theo các học thuyết về nhân khẩu
    • 1.4 Theo học thuyết của Chủ nghĩa Marx
      • 1.4.1 Khái niệm
      • 1.4.2 Đặc điểm
      • 1.4.3 Nguồn gốc
      • 1.4.4 Nguyên nhân
      • 1.4.5 Bản chất của chiến tranh
      • 1.4.6 Mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị
  • 2 Phân loại
  • 3 Lịch sử
    • 3.1 Các sự kiện quân sự cấu thành lịch sử một cuộc chiến tranh
      • 3.1.1 Chiến cuộc
      • 3.1.2 Chiến dịch
      • 3.1.3 Trận đánh
    • 3.2 Vũ khí và phương tiện trong lịch sử chiến tranh
      • 3.2.1 Vũ khí cá nhân
      • 3.2.2 Vũ khí hỏa lực
      • 3.2.3 Phương tiện cơ giới
      • 3.2.4 Phương tiện bay
      • 3.2.5 Phương tiện hàng hải và đường thủy
  • 4 Trong tổng thể quan hệ xã hội
    • 4.1 Chiến tranh và chính trị
    • 4.2 Ảnh hưởng của ngoại giao đối với chiến tranh
    • 4.3 Chiến tranh và kinh tế
    • 4.4 Chiến tranh và văn hóa
    • 4.5 Chiến tranh và tôn giáo
    • 4.6 Chiến tranh và mạng xã hội
  • 5 Các cuộc chiến từng xảy ra trên thế giới
  • 6 Xem thêm
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Chiến tranh là một hiện tượng chính trị – xã hội trong lịch sử.

Chiến tranh là một vấn đề phức tạp, trước Karl Marx, Friedrich Engels đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến vấn đề này, song đáng chú ý nhất là tư tưởng của Carl Philipp Gottfried von Clausewitz (Carl Ph.Clausewitz), ông quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phải phục tùng ý trí của mình. Chiến tranh là sự huy động không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến. Ở đây Carl Ph. Clausewitz đã chỉ ra được đặc trưng cơ bản của chiến tranh đó là sử dụng bạo lực. Tuy nhiên ông chưa luận giải được bản chất của hành vi bạo lực ấy.

Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên các luận cứ khoa học và thực tiễn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã kế thừa tư tưởng đó và đi đến khẳng định: Chiến tranh là một hiện tượng chính trị – xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định. Các ông đã phân tích chế độ công xã nguyên thủy và chỉ ra rằng, thời kỳ công xã nguyên thủy kéo dài hàng vạn năm, con người chưa hề biết chiến tranh. Vì đặc trưng của chế độ này là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hết sức thấp kém, tổ chức xã hội thì còn sơ khai, con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Động cơ cơ bản của sự phát triển xã hội công xã nguyên thủy là cuộc đấu tranh giữa con người với tự nhiên. Trong xã hội đó, các mâu thuẫn và xung đột giữa các bộ lạc, kể cả xung đột vũ trang là thứ yếu, không mang tính xã hội. Những cuộc đấu tranh tranh giành đất đai, các khu vực săn bắn hái lượm, các bãi chăn thả các hành động đó chỉ là đấu tranh để sinh tồn. Trong các cuộc xung đột ấy tuy đã có yếu tố bạo lực vũ trang, nhưng những yếu tố bạo lực vũ trang đó chỉ có ý nghĩa để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế trực tiếp của các bộ tộc, bộ lạc. Vì vậy Karl Marx, Friedrich Engels coi đây như là một hình thức lao động nguyên thủy. Các xung đột ở xã hội công xã nguyên thủy không phải là chiến tranh, đó chỉ là những cuộc xung đột mang tính tự phát ngẫu nhiên.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin chiến tranh là những kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng nó không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung. Mà nó là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị – xã hội khác, chiến tranh chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang.

Bất chấp thực tế đó, các học giả tư sản cho rằng chiến tranh đã có ngay từ khi xuất hiện xã hội loài người và không thể nào loại trừ được nó. Mục đích của họ là để che đậy cho hành động chiến tranh xâm lược do giai cấp tư sản phát động