Chi phí thông gió xác định qua tài liệu nào năm 2024

Trong quá trình sản xuất, vận hành máy móc, hàm lượng CO2, nhiệt độ, bụi bẩn,... trong nhà xưởng liên tục gia tăng. Để bảo đảm chất lượng không khí cho người lao động, các chủ đầu tư thường bổ sung thiết bị thông gió như Quạt công nghiệp. Vậy số lượng quạt cần bổ sung là bao nhiêu? Lưu lượng, công suất như thế nào là phù hợp?

Dưới đây, kỹ sư của Panoma sẽ từng bước giải đáp các câu hỏi ở trên:

Để tính toán số lượng quạt cần bổ sung, chúng tôi chia làm 2 bước chính:

Bước 1: Xác định thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ.

Bước 2: Tính chọn số lượng thiết bị quạt hút công nghiệp

Ngay sau đây, chúng ta sẽ triển khai tính toán theo từng bước:

  1. Bước 1 - Xác định thể tích không khí cần trao đổi (thông gió) trong 1 giờ.

1.1. Tính thể tích nhà xưởng

Thể tích nhà xưởng (đơn vị: m3) = Dài x Rộng x Cao (đơn vị: m)

Ví dụ thực tế:

Thể tích nhà xưởng cần thông gió = Dài x Rộng x Cao = 60 x 30 x 6 = 10.800 (m3)

Chi phí thông gió xác định qua tài liệu nào năm 2024

1.2. Xác định số lần trao đổi không khí

Theo kinh nghiệm tính toán và thiết kế hệ thống làm mát thì số lần tuần hoàn (trao đổi) không khí thường từ 40 đến 70 lần/h. Con số này có thể tăng hoặc giảm tùy theo loại không gian, môi trường làm việc.

Ví dụ thực tế:

Xưởng cần lắp đặt là xưởng may. Đặc điểm của xưởng may mặc với lượng nhiệt thừa từ nhiều máy móc, đèn chiếu sáng, lò hơi, số lượng công nhân làm việc nhiều,... Để bảo đảm các thông số kỹ thuật thông gió thì số lần tuần hoàn (thay đổi không khí) thích hợp là từ 50 ÷ 70 lần/h.

Ở đây ta chọn số lần trao đổi không khí là 60 lần/h (tức là mỗi 1 phút sẽ có một lần thay đổi không khí sạch cho toàn bộ không khí trong xưởng).

Chi phí thông gió xác định qua tài liệu nào năm 2024

Hình ảnh nhà xưởng được lắp đặt Hệ thống quạt thông gió

1.3. Tính thể tích không khí cần trao đổi (thông gió) trong 1 giờ

Thể tích không khí cần thông gió trong 1 giờ = (Số lần trao đổi không khí) x (Thể tích nhà xưởng)

Ví dụ thực tế:

Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ = 60 x 10.800= 648.000 (m3)

Tức là trong 1 giờ, xưởng may cần được trao đổi (thông gió) 648.000 m3 khí để bảo đảm chất lượng không khí cho người lao động.

Chi phí thông gió xác định qua tài liệu nào năm 2024

II. Bước 2 - Tính chọn thiết bị quạt công nghiệp

Số lượng quạt cần trang bị = (Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ) : (Lưu lượng không khí của 1 quạt)

Để tính được số lượng quạt thì phải chọn model quạt phù hợp và xác định lưu lượng không khí của quạt.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, với nhà xưởng (ví dụ: Xưởng dệt, in ấn, bao bì,...) thì loại quạt có lưu lượng gió 36.000 (m3/h), 46.000 (m3/h) hoặc 48.000 (m3/h); 58.000 (m3/h) được sử dụng phổ biến hơn. Bạn có thể chọn quạt có khung thép mạ kẽm hoặc composite.

Ví dụ thực tế:

- Xưởng may mặc chọn sử dụng quạt công nghiệp với lưu lượng gió 46.000 m3/h, công suất điện 1.1 kW với các thông số kích thước: Dài 1380 x rộng 1380 x dày 400 (mm)

- Số lượng quạt cần trang bị = 648.000 : 46.000= 14 (Quạt)

Vậy xưởng may này cần 14 quạt (hút gió vuông công nghiệp) với lưu lượng 46.000 m3/h; Kích thước quạt: 1380 x 1380 x 400(mm).

Lưu ý:

Để tiết kiệm chi phí lắp đặt và diện tích nhà xưởng, bạn có thể lựa chọn loại quạt có lưu lượng gió lớn hơn. Ví dụ, nếu bạn chọn loại quạt thông gió hiệu suất cao POM với lưu lượng 58.000 (m3/h) thì số quạt thực tế bạn cần chỉ 11 quạt.

Đồng thời, khi lắp đặt quạt, chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng các thiết bị bảo vệ: Quá tải, quá nhiệt, bảo vệ mất pha,... để vận hành được an toàn.

Chi phí thông gió xác định qua tài liệu nào năm 2024

Hình ảnh tủ điện điều khiển quạt

III. Vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống

Để bảo đảm hệ thống vận hành hiệu quả, bền bỉ, bạn nên quan tâm tới việc vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ hệ thống quạt thông gió ngay từ những năm đầu sử dụng:

- Bảo dưỡng: Tần suất tối thiểu 1 lần/ 12 tháng.

- Vệ sinh bụi bẩn: Tần suất 1 lần/ 2-3 tháng.

- Kiểm tra dầu bôi trơn tại trục ổ bi của trục Puly động cơ, trục Puly cánh quạt. Nếu có hiện tượng khô, kém ổn định thì cần phải bổ sung thêm.

- Kiểm tra dây curoa (đối với quạt truyền động gián tiếp): Tiến hành căng dây curoa nếu phát hiện dây bị chùng (Hoặc liên hệ nhà cung cấp để được tư vấn, hướng dẫn).

Chi phí thông gió xác định qua tài liệu nào năm 2024

Lưu ý: Đối với môi trường nhiều bụi bẩn, chất ăn mòn,... nên rút ngắn thời gian định kỳ bảo dưỡng, vệ sinh để phù hợp với thực tế./.

Tính toán thông gió nhà xưởng về chi phí lắp đặt kỹ lưỡng, xác định chính xác số lượng thiết bị… sẽ giúp các doanh nghiệp, xưởng sản xuất tiết kiệm tài chính hiệu quả, tránh thất thoáng gây lãng phí không đáng có.

Dưới đây là cách tính toán thông gió nhà xưởng về chi phí lắp đặt chi tiết. Cùng tham khảo nhé!

Khi lắp đặt ở hầu hết mọi công trình, tính toán thông gió nhà xưởng về chi phí lắp đặt sẽ có 4 phần chính:

1/ Chi phí khung dàn lạnh và Tấm làm mát Cooling Pad

Khung dàn lạnh có nhiều kích thước khác nhau (Dài x Dày x Cao) (mm), bao gồm: 1.200 x 150 x 1.800, 1.800 x 150 x 1.800, 2.400 x 150 x 1.800, 3.000 x 150 x 1.800, 3.600 x 150 x 1.800, 4.200 x 150 x 1.800, 4.800 x 150 x 1.800…

Tấm làm mát Cooling Pad có 2 loại là tấm làm mát nâu thường hoặc Tấm làm mát đen chống rêu, với kích thước cao 1,5m hoặc 1,8m; khung inox gồm Inox 201 hoặc Inox 304.

  • Khung Inox 201 có giá từ 600.000 – 950.000 VNĐ/ 1 mét dài
  • Khung Inox 304 1 có giá từ 750.000- 1.150.000 VNĐ/1 mét dài
  • Tấm làm mát thường 600x1800x150mm có giá từ 350.000 – 500.000/ tấm
  • Tấm làm mát thường 600x1500x150mm có giá từ 300.000 – 450.000/ tấm
  • Tấm làm mát chống rêu 600x1800x150mm có giá từ 400.000 – 650.000/ tấm
  • Tấm làm mát chống rêu 600x1500x150mm có giá từ 350.000 – 550.000/ tấm
  • Giá đỡ khung giàn lạnh, bulong, ốc vít, keo silicon,… có giá từ 600.000 – 1.200.000/ bộ khung dàn lạnh
  • Nhân công lắp đặt khung dàn lạnh có giá từ 1.000.000 – 1.500.000/ bộ khung dàn lạnh

2/ Quạt và nhân công lắp đặt quạt

Đối với quạt thông gió công nghiệp 1380x1380x400mm, trọng lượng khoảng 65-70kg, đòi hỏi phải cần 2-3 người lắp đặt.

Hiện nay, tùy theo phân khúc sản phẩm lựa chọn, độ khó của vị trí lắp đặt, số lượng quạt cần lắp đặt,… mà tính toán thông gió nhà xưởng về chi phí sẽ khác nhau.

  • Giá quạt công nghiệp (Kích thước 1380x1380x400 mm) khoảng 3.000.000 – 5.200.000 VNĐ/ chiếc
  • Chi phí nhân công lắp đặt khoảng 500.000 – 1.500.000 VNĐ/ quạt
  • Giá đỡ thép V4, sơn chống gỉ, bulong, ốc vít, keo silicon xử lý dột,.. 500.000 – 1.200.000 VNĐ/ quạt

3/ Hệ thống điện điều khiển quạt

Nếu lắp đặt quạt hút gió vuông 1380x1380x400mm có khởi động từ như: LS, Mitsubishi,… hiện nay dao động từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ/bộ. Tùy thuộc vào model sản phẩm.

  • Dây điện Cadivi, Trần phú, Lioa…hoặc loại khác (tùy nhu cầu doanh nghiệp) với mức giá dao động từ 200.000 – 120.000 VNĐ/m tuỳ theo loại.
  • Ống gen ruột gà luồn dây điện, Thép V40, ốc vít… khoảng 300.000 – 600.000 VNĐ/bộ
    Chi phí thông gió xác định qua tài liệu nào năm 2024
    Hệ thống thông gió

4/ Hệ thống nước cấp

Hệ thống nước cấp cho khung dàn lạnh để làm mát không khí qua tấm Cooling pad:

  • Máy bơm nước 2.500.000 – 3.200.000 VNĐ/ chiếc. Phụ thuộc vào lựa chọn của khách hàng (Lepono, Pentax,…)
  • Hệ thống đường ống nước cấp, nước hồi 500.000 – 1.800.000 VNĐ/bộ
  • Nhân công lắp đặt bơm, đường ống, phao tự động,.. 200.000 – 500.000 VNĐ/bộ

Ngoài ra, tính toán thông gió nhà xưởng ở hệ thống nước cấp cho khung dàn lạnh, còn có tủ điện và dây điện cấp để điều khiển máy bơm. Bạn có thể tính giống chi phí lắp đặt quạt.

Tại sao nên chọn Công ty Cơ khí Trường An thi công lắp đặt thông gió nhà xưởng?

Chi phí thông gió xác định qua tài liệu nào năm 2024
Hệ thống thông gió nhà xưởng

Công ty Cơ khí Trường An là một trong những đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng uy tín, có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Trường An luôn đảm bảo mang đến những sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng, vận hành tốt, hiệu quả cao, an toàn, bền đẹp và tiết kiệm chi phí.

  • Quy tụ đội ngũ kỹ sư, công nhân giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, được đào tạo bài bản
  • Tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn về chất lượng, hiệu quả, an toàn và yêu cầu mỹ quan khi lắp đặt hệ thống thông gió.
  • Tư vấn tính toán thông gió nhà xưởng tận tình, iải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc của khách hàng một cách chu đáo
  • Đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công đúng hạn
  • Bảo hành dài hạn, bảo trì chu đáo, chuyên nghiệp
  • Chi phí hợp lý

Trên đây là cách tính toán thông gió nhà xưởng về chi phí cơ bản. Để được tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay với Công ty Cơ khí Trường An. Đội ngũ nhân viên, kỹ sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!