Chảy máu tĩnh mạch là gì

Khi động mạch bị đứt, máu phun mạnh và chảy thành tia khi mạch đập được gọi là chảy máu động mạch. Đây là loại chảy máu nguy hiểm nhất bởi nó có thể gây mất một lượng máu rất lớn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Do động mạch chính có nhiệm vụ co giãn để hỗ trợ việc bơm máu nên để cầm máu cần phải có một luồng áp lực mạnh.

Bạn phải làm gì trước tiên?

Nếu thấy máu phun ra nhiều và thành tia, ngay lập tức bạn phải đặt ngay miếng vải lên miệng vết thương và đè chặt lên đó để tạo lực đè. Bạn cần phải hành động thật nhanh để tránh mất nhiều máu sẽ có thể dẫn đến co giật. Sau đó, hãy nhờ người gọi 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất để được cầm máu và khử trùng vết thương.

Ngăn chặn co giật: Nếu người thân của bạn bị co giật, hãy để họ nằm xuống, cho gác chân lên gối cao khoảng 25 – 30cm nhằm phòng tránh các triệu chứng do co giật gây ra (chẳng hạn như chứng tuột huyết áp). Người trông xanh xao và chân quá lạnh chính là các triệu chứng của co giật. Nếu thấy nạn nhân có các dấu hiệu trên, hãy lập tức đưa đến bệnh viện và trạm xá gần nhất để được thăm khám bệnh.

Giãn tĩnh mạch là giãn các tĩnh mạch ở thực quản đầu xa hoặc dạ dày đầu gần do áp lực tăng cao trong hệ thống tĩnh mạch cửa, điển hình là do xơ gan, gây ra. Giãn tĩnh mạch có thể gây chảy máu số lượng rất nhiều nhưng không gây ra các triệu chứng khác. Chẩn đoán bằng nội soi đường tiêu hóa trên. Điều trị chủ yếu là thắt bằng vòng cao su qua nội soi và octreotide đường tĩnh mạch. Đôi khi cần phải thực hiện thủ thuật tạo shunt cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh.

(Xem thêm Tổng quan về chảy máu đường tiêu hoá Tổng quan về chảy máu đường tiêu hóa Chảy máu từ đường tiêu hoá có thể gặp ở bất kì vị trí nào của ống tiêu hoá từ miệng đến hậu môn, máu có thể nhìn thấy hoặc không. Biểu hiện phụ thuộc vào vị trí và mức độ nặng của chảy máu.... đọc thêm .)

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa Tăng áp lự tĩnh mạch cửa Tăng áp cửa là áp lực cao trong tĩnh mạch cửa. Bệnh này thường do xơ gan (ở các nước phát triển), bệnh sán máng (ở các vùng lưu hành), hoặc các bất thường về mạch máu ở gan. Hậu quả bao gồm... đọc thêm là hệ quả từ một số bệnh lý, chủ yếu là xơ gan Xơ gan Xơ gan là một giai đoạn muộn của xơ hoá gan là hậu quả của quá trình lan tỏa biến đổi cầu trúc bình thường của tế bào gan. Xơ gan được đặc trưng bởi các nốt tái tạo bao quanh bởi các mô xơ dày... đọc thêm . Nếu áp lực tĩnh mạch cửa vẫn cao hơn áp lực tĩnh mạch chủ trên trong một khoảng thời gian nhất định, tuần hoàn bàng hệ sẽ xuất hiện. Tuần hoàn bàng hệ nguy hiểm nhất xảy ra ở thực quản đầu xa và ở đáy vị, gây ra tĩnh mạch dưới niêm mạc nổi rõ và chứa đầy máu được gọi là giãn tĩnh mạch. Những chỗ giãn tĩnh mạch này phần nào làm giảm bớt áp lực tĩnh mạch cửa, nhưng có thể vỡ, gây chảy máu đường tiêu hoá (GI) ồ ạt. Chưa rõ yếu tố kích hoạt vỡ các búi giãn, nhưng chảy máu gần như không bao giờ xảy ra trừ khi gradient tĩnh mạch cửa/chủ > 12 mm Hg. Bệnh đông máu do bệnh gan gây ra có thể khiến cho chảy máu dễ dàng hơn.

Ngọc trai & Cạm bẫy

  • Đặt sông mũi dạ dày ở những bệnh nhân có giãn tĩnh mạch không cho thấy làm khởi phát tình trạng chảy máu.

Triệu chứng và dấu hiệu của giãn tĩnh mạch

Bệnh nhân thường có chảy máu đột ngột, không đau, ở đường tiêu hoá trên, thường ồ ạt. Có thể có các dấu hiệu của sốc Triệu chứng và Dấu hiệu Sốc là tình trạng suy giảm tưới máu cơ quan với kết quả là rối loạn chức năng tế bào và tử vong. Cơ chế có thể làm giảm khối lượng tuần hoàn, giảm cung lượng tim, và giãn mạch, đôi khi shunt... đọc thêm . Chảy máu thường bắt nguồn từ thực quản đầu xa, ở đáy vị ít gặp hơn. Chảy máu từ giãn tĩnh mạch dạ dày cũng có thể cấp tính nhưng thường là bán cấp hoặc mạn tính.

Chảy máu ở đường tiêu hoá có thể khởi phát bệnh não cửa chủ ở bệnh nhân có suy chức năng gan.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch

  • Nội soi

  • Đánh giá bệnh đông máu

(Xem thêm hướng dẫn về vai trò của nội soi trong xử trí xuất huyết giãn tĩnh mạch của Hiệp hội Nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ.)

Chẩn đoán hiệu quả nhất cho cả giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày là bằng nội soi, phương pháp này cũng có thể xác định được các giãn tĩnh mạch có nguy cơ chảy máu cao (ví dụ như những chỗ có dấu đỏ). Nội soi cũng rất quan trọng để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra chảy máu cấp tính khác (ví dụ như loét dạ dày), thậm chí ở những bệnh nhân đã biết là bị giãn tĩnh mạch; có lẽ là khoảng 1/3 số bệnh nhân có giãn tĩnh mạch bị chảy máu đường tiêu hoá không có nguồn gốc giãn tĩnh mạch.

Vì giãn tĩnh mạch thường liên quan đến bệnh nghiêm trọng ở gan, nên điều quan trọng là phải đánh giá bệnh đông máu. Xét nghiệm bao gồm công thức máu (CBC) kèm theo tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin riêng phần (PTT) và các xét nghiệm về gan. Bệnh nhân đang chảy máu cần phải được làm xét nghiệm nhóm máu và kiểm tra chéo máu cho 6 đơn vị hồng cầu khối.

Tiên lượng về dãn tĩnh mạch

Ở khoảng 40%số bệnh nhân, chảy máu do giãn tĩnh mạch sẽ tự ngừng lại. Trước đây, tỷ lệ tử vong là > 50%, nhưng ngay cả với xử trí hiện nay, tỷ lệ tử vong vẫn ít nhất là 20% ở thời điểm 6 tuần. Tỷ lệ tử vong phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nặng của bệnh gan liên quan hơn là phụ thuốc vào bản thân tình trạng chảy máu. Chảy máu thường gây tử vong ở những bệnh nhân bị suy gan nặng (ví dụ như xơ gan tiến triển), trong khi những bệnh nhân có chức năng gan còn bù tốt thường phục hồi.

Những bệnh nhân sống có nguy cơ cao bị chảy máu tái phát do giãn tĩnh mạch; thường là từ 50 đến 75% số trường hợp bị tái phát trong vòng 1 đến 2 năm. Liệu pháp nội soi hoặc điều trị bằng thuốc làm giảm đáng kể nguy cơ này, nhưng hiệu quả tổng thể đối với tỉ lệ tử vong lâu dài dường như là không đáng kể, có thể giải thích do bệnh lý nền ở gan.

Điều trị giãn tĩnh mạch

  • Kiểm soát đường thở và bồi phụ dịch, bao gồm cả truyền máu nếu cần.

  • Thắt bằng vòng cao su qua nội soi (tiêm xơ là lựa chọn thứ 2)

  • Octreotide đường tĩnh mạch

  • Có thể làm thủ thuật tạo shunt cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh (TIPS)

Kiểm soát đường thở Thiết lập và kiểm soát đường thở Kiểm soát đường thở Làm thông thoáng đường thở trên Duy trì mở đường thở bằng máy thở Đôi khi hỗ trợ thở máy (Xem thêm Tổng quan về ngừng thở) đọc thêm và bồi phụ dịch Bồi phụ dịch và truyền chế phẩm máu Chảy máu từ đường tiêu hoá có thể gặp ở bất kì vị trí nào của ống tiêu hoá từ miệng đến hậu môn, máu có thể nhìn thấy hoặc không. Biểu hiện phụ thuộc vào vị trí và mức độ nặng của chảy máu.... đọc thêm , bao gồm truyền máu nếu cần, được thực hiện để kiểm soát tình trạng sốc do giảm thể tích và sốc do xuất huyết. Bệnh nhân có các bất thường về đông máu (ví dụ INR có thể tăng lên đáng kể) có thể điều trị bằng 1 đến 2 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh, nhưng cần thận trọng bởi vì việc cung cấp một lượng lớn dịch cho những bệnh nhân không bị giảm thể tích tuần hoàn thực sự có thể làm tăng nguy cơ chảy máu từ chỗ giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân xơ gan đã biết có chảy máu đường huyết tiêu hóa có nguy cơ nhiễm vi khuẩn và nên được điều trị dự phòng bằng kháng sinh bằng norfloxacin hoặc ceftriaxone.

Bởi vì giãn tĩnh mạch được chẩn đoán trên nội soi nên nội soi là điều trị ban đầu. Thắt giãn tĩnh mạch bằng vòng cao su qua nội soi được ưa chuộng hơn so với tiêm xơ. Đồng thời, nên octreotide đường tĩnh mạch (một chất tổng hợp đồng đẳng với somatostatin). Octreotide tăng sức đề kháng mạch máu bằng cách ức chế sự phóng thích các chất trung gian gây giãn mạch (glucagon, peptide ruột vận mạch). Liều thông thường là tiêm tĩnh mạch bolus 50 mcg, tiếp theo là truyền tĩnh mạch 50 mcg/giờ. Octreotide được ưu tiên sử dụng hơn các thuốc tương tự được sử dụng trước đây như vasopressin và terlipressin, bởi vì nó có ít tác dụng bất lợi hơn.

Nếu chảy máu vẫn tiếp tục hoặc tái phát dù đã áp dụng các biện pháp trên, tiến hành thủ thuật cấp cứu để đưa máu từ hệ tĩnh mạch cửa về tĩnh mạch chủ để làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và giảm chảy máu. TIPS (nối thông 2 hệ tĩnh mạch cửa chủ) là can thiệp cấp cứu được lựa chọn. TIPS là một thủ thuật X-quang xâm lấn, trong đó một dây dẫn được nối từ tĩnh mạch chủ qua nhu mô gan vào hệ thống tĩnh mạch cửa. Đoạn nối sau đó được nong bằng ống thông bóng và đặt một ống thông kim loại (stent) vào để tạo ra cầu nối giữa tĩnh cửa và tĩnh mạch gan. Kích thước stent rất quan trọng. Nếu stent quá lớn có thể dẫn đến bệnh não cửa chủ do dòng máu từ tĩnh mạch cửa ở gan chuyển hướng đổ vào quá nhiều. Nếu stent là quá nhỏ, nó có nhiều khả năng tắc trở lại. Phẫu thuật tạo shunt cửa chủ, như là shunt tĩnh mạch lách-thận đầu xa, cũng hoạt động theo cơ chế tương tự nhưng phẫu thuật này xâm lấn hơn và có tỉ lệ tử vong trung bình cao hơn.

Ép cơ học giãn tĩnh mạch đang chảy máu bằng ống Sengstaken-Blakemore hoặc một trong các dạng của sông này có tỷ lệ mắc bệnh đáng kể và không nên được sử dụng làm biện pháp xử trí chính. Tuy nhiên, việc sử dụng ống thông này có thể là giải pháp tình thế trong trường hợp chờ làm TIPS hoặc thủ thuật ngoại khoa. Ống này là một ống sông mũi-dạ dày mềm có một bóng chèn ở dạ dày và một bóng chèn ở thực quản. Sau khi chèn, bóng trong dạ dày được bơm lên với một thể tích không khí cố định, và được kéo vào ống thông đó để kéo bóng khít với chỗ nối dạ dày thực quản. Quả bóng này thường đủ để kiểm soát chảy máu, nhưng nếu không, bóng thực quản được bơm lên áp suất 25 mm Hg. Thủ thuật này gây cảm giác khá khó chịu và có thể dẫn đến thủng thực quản và hít phải vào đường hô hấp; do đó, đặt nội khí quản và gây mê đường tĩnh mạch thường được khuyến cáo.

Ghép gan cũng có thể làm giảm áp lực hệ tĩnh mạch cửa nhưng đây là một lựa chọn thực tế chỉ dành cho bệnh nhân đã nằm trong danh sách ghép tạng.

Điều trị nội khoa lâu dài hạn của tăng áp lực tĩnh mạch cửa Điều trị (bằng thuốc chẹn beta và nitrat) được thảo luận ở phần khác. Điều trị bệnh não cửa chủ Điều trị Bệnh não não gan là một hội chứng thần kinh tâm thần có thể xuất hiện ở những bệnh nhân có bệnh gan. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lượng protein trong ruột cao hoặc stress chuyển hóa cấp... đọc thêm có thể là cần thiết.

Cắt lách được thực hiện để điều trị chảy máu giãn tĩnh mạch dạ dày do huyết khối tĩnh mạch lách (đôi khi là di chứng của viêm tụy).

Những điểm chính

  • Các biến thể là nguyên nhân chính nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất gây chảy máu đường tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan.

  • Mức độ nặng của bệnh gan nền là yếu tố chính quyết định tỷ lệ tử vong của một đợt chảy máu.

  • Nội soi được thực hiện để chẩn đoán và điều trị; thắt vòng cao su hoặc tiêm xơ có thể được sử dụng.

  • Tỷ lệ tái phát của chảy máu giãn tĩnh mạch là từ 50 đến 75% trong vòng 1 đến 2 năm.

Thông tin thêm

Sau đây là một nguồn bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

  • The American Society for Gastrointestinal Endoscopy: Guidelines on the role of endoscopy in the management of variceal hemorrhage