Cách trồng cây hòe

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Hòe là loài thực vật thân gỗ, có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Độ cao của cây có thể lên đến 15 mét, thân thẳng, chỏm lá tròn, cành cong queo, lá kép, cụm hoa hình chùy ở đầu cành, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Ðài hoa hình chuông, màu vàng xám. Quả hòe loại đậu, không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt. Nụ hoa hình trứng, có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 - 6mm, rộng 1 - 2mm màu vàng xám. Hoa chưa nở dài từ 4 - 10mm, đường kính 2 - 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng. Hòe trồng cây lấy nụ hoa và quả làm thuốc chữa được nhiều bệnh, song chủ yếu dược liệu dùng nụ hoa. Nụ hoa hoè tính hơi lạnh, có nhiều công dụng như hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt và chống loét, chống tiêu chảy, cao huyết áp, đau mắt; tác dụng tốt với hệ tim mạch, chữa các chứng chảy máu như chảy máu cam, ho ra huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu...

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Tại Thái Bình có giống Hòe nếp và Hòe tẻ; Hòe nếp có năng suất cao hơn, các hoa trên cùng một bông nở đồng đều hơn, mật độ hoa dầy hơn vì vậy bà con nên chọn giống Hòe nếp.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

- Khi môi trường có nhiệt độ từ 17°C - 32°C tương ứng từ tháng 11 đến hết tháng 3 (Âm lịch) là khoảng thời gian để trồng cây hòe ghép hiệu quả nhất.

- Nếu hòe được trồng trên vùng đất trống, người dân nên trồng cây cách cây: 5 – 7m.Khi người trồng muốn trồng hòe xen với cà phê, cây có thể được trồng thưa hơn.


Cách trồng cây hòe

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Vườn trồng phải thoát nước tốt. Cây hòe đặc biệt thích nghi với các vùng đất bãi ven sông, đất pha cát nhẹ, đất có độ pH từ 5,5-6,5. - Cây hoa hòe có khả năng chịu hạn cao nên có thể trồng ở các vùng thiếu nước tưới, trung du, miền núi. - Cây hòe đã được trồng và phát triển rất tốt ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đăk Lăk và nhiều vùng khác trong cả nước.

4, Phân Bón Lót:

Dùng phân chuồng đã ủ hoai (cây hòe đặc biệt ưa phân chuồng) sau đó trộn lẫn phân, đất


Cách trồng cây hòe

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Hòe:

Đặt cây cho lấp hết bầu (trong lúc cắt bầu tránh làm vỡ bầu).

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hòe:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.


Cách trồng cây hòe

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Khi cây cao 1,2 - 1,5 m, tiến hành bấm ngọn cho cây ra nhánh, Giữ lại từ 4-5 cành, sau đó tiếp tục bấm ngọn cành để tạo cành cấp 2. Cứ làm như vậy đến khi có bộ khung tán phân bố đều là được. Bấm lộc xuân vào cuối tháng 3: Vì Hòe là cây ra hoa đầu cành nên càng nhiều ngọn, cây càng có năng suất cao. Tiến hành bấm lộc Xuân và bón phân vụ hè để đón lộc hè là lộc cho thu hoạch. Tỉa cành vào cuối vụ thu hoạch làm cho bộ khung tán gọn gàng, tỉa cành sâu, cành nhỏ kết hợp bón phân vụ thu để phát triển lộc đông và lấy sức để cây qua đông.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hòe:

Hòe là cây họ đậu nên có khả năng tự cố định đạm tự do để sử dụng. Tuy nhiên để nâng cao năng suất, nhanh cho thu hoạch chúng ta phải bón phân cho cây hòe. Lượng phân bón cho hòe như sau:

+ Thời kỳ cây con (4 năm sau khi trồng) bón 0,2 - 0,8 kg đạm + 0,3 - 0,8 kg lân + 0,5 - 0,4 kg kali trong 1 năm/1 hốc. Nguyên tắc bón phân là khi cây còn nhỏ bón ít, khi lớn bón nhiều. Chia lượng phân trên ra 3 - 4 lần bón. Chỉ bón phân khi đất đủ ẩm. Nếu sử dụng phân NPK sử dụng các loại phân có hàm lượng đạm cao như 20:10:10; 16:12:8.


Cách trồng cây hòe

+ Thời kỳ thu hoạch (sau khi trồng được 4 năm): bón 0,5 - 1 kg đạm + 0,3 - 0,5 kg lân + 0,5 - 1 kg kali. Cây càng to bón càng nhiều. Nếu sử dụng phân NPK sử dụng các loại có hàm lượng Kali cao như 13:13:13; 14:14:14; 15:15:15. Ưu tiên phân có hàm lượng TE vì Bo và Zn là hai yếu tố làm tăng sự ra hoa.

Thời gian bón: Vụ Xuân bón vào tháng 2 để đón lộc Xuân; vụ Hè từ tháng 4-5 để đón lộc hè là lộc cho hoa, vì vậy lượng phân vụ Xuân và vụ hè bón 30 - 40%. Vụ thu tháng 10 bón lượng phân còn lại để nuôi sức cho cây qua vụ đông kết hợp tỉa cành tạo tán làm cho cây có dáng phù hợp. Có thể bón thêm phân chuồng từ 10 - 15 kg/hốc hoặc tưới nước rửa chuồng chăn nuôi hàng ngày

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hòe:

Vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 (Âm lịch), cây hòe đang phát triển cành và lá non nên trong khoảng thời gian này, cây hòe thường mắc các bệnh phổ biến như nấm thân, thối cành non, rệp xáp nhện đỏ, bọ cách cứng và sâu đục thân nên ta có thể phun thuốc phòng trừ từ 1-2 lần vào khoảng thời gian trên.


Cách trồng cây hòe

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Khi thu hoạch chọn ngày nắng ráo thì phơi hòe được nắng sẽ thơm hơn, có màu đẹp hơn. Khi bẻ cành hoa chỉ nên bẻ hết phần cành hoa mà không bẻ sâu vào cành cấp thấp. Như vậy hòe nhanh ra hoa trở lại hơn. Khi bông hoa hòe chín, có hạt mẩy đều và chuyển sang màu vàng đậm, ta tiến hành thu hoạch. Sau khi thu hái, loại bỏ lá ra khỏi bông, vò sát lấy hạt đem xao kĩ rồi ủ vào bao từ 10-15 phút rồi đem phơi hoặc sấy khô. Hoa hòe khô phải bảo quản trong bao có ni lông. Hiện nay, ở Bách Thuận đã chế tạo ra máy đập suốt hoa hòe chạy bằng mô tơ điện với giá bán từ 7 triệu đến 7.5 triệu / 1 chiếc.

 

Trích nguồn Intenert

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.

Không chỉ cho những chùm hoa có giá trị cao về kinh tế, cành và lá hoa hòe còn được sử dụng vào việc làm thuốc chữa bệnh khá tốt. Trong một số nền văn hóa thì cây hoa hòe còn được coi là biểu tượng của sự giàu sang phú quý nên được ưa chuộng trồng trong sân vườn.

Cây hoa hòe còn có nhiều tên gọi khác nhau như câu hòe hoa mễ, cây hòe hoa, cây hòe mễ. Chúng thuộc họ cành bướm và có tên khoa học là Sophora japonica L. Cây có nguồn gốc từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và được du nhập vào nước ta khá lâu.

Đặc điểm của cây hoa hòe

Cây hoa hòe thuộc dạng cây thân gỗ lâu năm có chiều cao có thể lên đến 15m ngoài tự nhiên. Cây với dáng thẳng và tán lá tròn rộng phủ diện tích khá lớn. Điểm thu hút và cũng là có giá trị nhất của cây đó chính là hoa của chúng. Hoa mọc thành chùm to với những bông hoa nhỏ li ti hình chùy màu trắng ngà. Hoa chưa nở có chiều dài khoảng 4-10mm có màu vàng mùi thơm và vị hơi đắng. Qủa hòe thuộc dạng đậu dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt.

Cách trồng cây hòe

Hiện nay tại Việt Nam có một số địa phương trồng nhiều cây hoa hòe. Tại miền Bắc có tỉnh Thái Bình trồng nhiều nhất. Tập trung nhiều nhất ở các huyện Thái Thụy, Vũ Thư. Chính do phù hợp với điều kiện khí hậu đất trồng nên cây phát triển khỏe mạnh và hiếm khi bị nhiễm sâu bệnh mất mùa. Loại cây này đã trở thành cây phát triển kinh tế cho các tỉnh nơi đây.

Công dụng của cây hoa hòe

Cách trồng cây hòe

Hiện nay việc trồng hoa hòe chủ yếu để thu hoạch hoa và nụ làm thuốc chữa bệnh. Người ta dùng nụ hoa hòe phơi khô đem sắc uống có thể giúp hạ mỡ máu, chống loét dạ dày, điều trị cao huyết áp, đau mắt và tốt cho hệ tim mạch vv. Không chỉ nụ hoa có tác dụng mà cành hoa và vỏ cây cũng là những bài thuốc trong dân gian điều trị bệnh khá hiệu quả.

Phương pháp trồng và chăm sóc hoa hòe

Hoa hòe được nhận xét là một loại cây trồng khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Cây thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau. Chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch nhiều năm về sau.

Phương pháp trồng

Cách trồng cây hòe

Hiện nay việc trồng cây hoa hòe được thực hiện bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Mỗi cách trồng lại có những ưu điểm riêng biệt khác nhau. Trồng bằng hạt phổ biến hơn. Khi chọn lựa hạt cần chọn hạt giống của những cành nhiều hoa và nở đều. đem phơi khô và gieo hạt vào khoảng đầu năm sau. Từ lúc trồng đến lúc ra hoa sẽ mất khoảng 3 năm.

Kĩ thuật gieo trồng

Cách trồng cây hòe

Khi gieo bạn tiến hành chọn lựa giá thể đất bằng đất thịt pha cát nhỏ và mịn. Tiếp đó bạn tiến hành rải một lớp cát nhỏ hoặc mịn độ dày khoảng 10cm. Sau khi rải đều hạt hòe lên bạn tiếp tục phủ một lớp đất dày 5cm nữa rồi tưới nước cho ngấm. Duy trì độ ẩm trong khoảng 1 tháng thì hạt sẽ nảy mầm. Khi cây lên được 5-7cm và có khoảng 2-3 cặp lá thì bạn bốc lên và cho vào bầu nilon đóng đầy đất màu. Xếp những bầu đất theo hàng và che bớt ánh sáng và chăm sóc tiếp. Khi cây cao khoảng 60cm lúc này đã có thể trồng xuống đất vườn.

Xem thêm:

  • Lan long tu lào
  • Người tuổi mùi hợp cây gì

Điều kiện đất trồng và mật độ

Đất trồng cây hòe nên là loại đất màu mỡ có thể pha thêm cát và mùn. Độ pHthích hợp nhất khoảng từ 5.6-7. Nếu trồng cây với số lượng ít thì khoảng cách trồng là từ 5-7m là thích hợp. Nếu trồng xen cây hòe với cây cà phê thì trồng thưa hơn.

Cách chăm sóc cây hoa hòe

Cách trồng cây hòe

Cây hoa hòe thuộc loại cây rễ cọc nên có khả năng chịu khô hạn tốt. Sau khi trồng bạn tiến hành tưới nước hàng ngày trong thời gian đầu để cây nhanh chóng phát triển.

Chế độ bón phân cho cây

Cây hoa hòe nếu muốn phát triển nhanh và cho hoa đều và đẹp thì cần phải bón phân định kì cho cây:

Thời gian đầu sau khi trồng 1 tháng bạn tiến hành bón phân chuồng hoai mục vào từng gốc. Khi cây cao khoảng 1,5m bạn tiến hành bón thêm phân bón với liều lượng tăng khoảng 10%.

Cắt tỉa cành

Cách trồng cây hòe

Sau khi cây đạt chiều cao từ 1,5m trở nên bạn tiến hành ngắt ngọn chính để cây cho ra những cành cấp 1. Sauk hi ra những cành cấp 1 bạn lại tiến hành ngắt ngọn để tạo tiếp cành cấp 2, 3 như ý muốn. Chú ý nếu cây ra nhiều càng thì cây sẽ càng cho ra nhiều hoa hơn. Việc tỉa cành còn giúp cây được thông thoáng và giúp hấp thu được nhiều ánh nắng hơn.

Thu hái hoa hòe

Thông thường cây sẽ cho thu hoạch hoa trong khoảng năm thứ 3 trở đi. Nếu chăm sóc tốt thì đến năm thứ 2 đã cho hoa. Thời gian thu hoạch là từ tháng thứ 7-9 hàng năm. Khi thu hoạch bạn nên hái vào buổi sáng sớm lúc trời khô ráo. Ngắt các chùm hoa đã bắt đầu có hoa mới nở, tuốt lấy hoa rồi phơi nắng hoặc sấy ngay. Dược liệu là hoa chưa nở được gọi là “hoè mễ”. Dược điển Việt nam quy định hoa nở lẫn vào không được quá 10%.

Thông thường cây hòe cho hoa trồng từ 4-8 năm thì mỗi năm cho thu từ 8-10kg hoa hòe khô. Cây Hoa Hòe trồng 4 – 5 năm có thể cho từ 8 – 10kg hoa khô. Sau khi đã ngắt chùm Hoa Hòe, loại bỏ lá, cuống hoa đem phơi khô là có thể bán được.

Thông thường cứ 7 – 10 ngày thu hoạch hòe 1 lần. Cây hòe thích nghi với những vùng đất không phù hợp với cây cà phê như xa nước, có thể trồng hòe thay cho cây cà phê.

Nguồn: https://hoadepviet.com/