Cách tính trọng lượng tôm the chân trắng

Quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả quyết định tới sự thành công của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Nguyên nhân là lượng thức ăn cho tôm thẻ thâm canh trên một ha nuôi tôm cần đến 11 tới 26 tấn thức ăn, số tiền đầu tư cho thức ăn chiếm tới 50% tổng lượng tiền đầu tư cho mô hình nuôi tôm. Do đó, nếu không có cách quản lý cho ăn hiệu quả, bà con nuôi tôm rất khó có lợi nhuận kinh tế cao. Vì vậy qua bài viết này, với những kiến thức chuyên ngành của thosanlinhhon.vn chia sẻ bà con có thể áp dụng bảng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng để đạt được năng suất cao nhất.

Bạn đang xem: Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Cách quản lý thức ăn tôm thẻ chân trắng 30 ngày đầu

Quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng cần chú ý tới 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là 30 ngày đầu tôm bột về trại, giai đoạn thứ 2 là giai đoạn từ tháng thứ 2 trở đi. Cách cho ăn của 2 giai đoạn này khác nhau, do đó, bà con hãy chú ý đến cách quản lý hiệu quả. Đối với việc quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng 30 ngày nhập trại đầu tiên được tiến hành như sau:

Đầu tiên, bà con cần tính được lượng thức ăn cho tôm 1 ngày chia theo thể trọng, sau đó chia theo số bữa cho ăn một ngày. Cách cho ăn và quản lý thức ăn tôm thẻ chân trắng trên bao bì được căn cứ theo môi trường nuôi lý tưởng. Tuy nhiên, nếu điều kiện ao nuôi của bà con có nhiều tạp chất, phù du thì lượng thức ăn cần chia trên thực tế sẽ nhỏ hơn. Điều này đảm bảo cho tôm không bị yếu do thừa thức ăn, thừa khí độc trong ao nuôi.Thông thường, trong 30 ngày đầu tiên đưa tôm về ao nuôi, bà con cho tôm ăn từ chia ra thành 4 đến 5 lần 1 ngày. Quản lý thức ăn tôm thẻ chân trắng theo cách chia nhỏ bữa cho phù hợp với tôm nhỏ.Tổng lượng thức ăn bà con cho 100.000 con tôm trong 30 ngày rơi vào khoảng 160kg.Lượng thức ăn cho ngày thứ nhất là 2,5kg (các số liệu đều tính cho 100.000 con tôm thẻ)Từ ngày thứ 2 tới ngày thứ 7, bà con tăng lên 100g mỗi ngày. Từ ngày thứ 8 tới ngày thứ 14, mỗi ngày cho ăn tăng thêm 200g/ngày. Từ ngày thứ 15 đến ngày 30, mỗi ngày cho ăn tăng thêm 300g/ngày.Lưu ý: Đối với ngày nuôi thứ 7, cho 100.000 con tôm ăn không quá 3,1kg/ngày. Ngày thứ 30 cho ăn không quá 9,1kg/ngày. Cần quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng khắt khe và quan sát ruột tôm rồi mới điều chỉnh lượng thức ăn.Trong quá trình cho ăn 30 ngày đầu, bà con nên đánh giá tình hình môi trường nuôi và có biện pháp xử lý thức ăn thừa cho phù hợp để môi trường nuôi không ô nhiễm. Quản lý thức ăn tôm thẻ chân trắng hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống, nhất là khi điều kiện xử lý nước còn hạn chế.

2. Quản lý thức ăn tôm thẻ chân trắng các tháng tiếp theo


Cách tính trọng lượng tôm the chân trắng


Trong các tháng tiếp theo, việc quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng lúc này sẽ dựa vào cách tính toán lượng thức ăn dựa trên trọng lượng tổng của đàn tôm, chứ không dựa trên số lượng tôm ước tính như 30 ngày đầu tiên. Bà con cần đánh giá được trọng lượng trung bình của tôm thẻ, tỷ lệ sống để tính được trọng lượng thực của đàn tôm trong ao nuôi.Từ những tháng tiếp theo trở đi bà con nên quản lý thức ăn tôm thẻ chân trắng chia thành 2 đến 3 bữa một ngày vào lúc điều kiện ánh sáng và ao nuôi tốt nhất. Không cho tôm thẻ ăn vào ban đêm, chỉ cho ăn trong trường hợp ao nuôi có hệ thống cung cấp oxy đầy đủ.Cần quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng theo trọng lượng rõ ràng. Trọng lượng thức ăn cho ăn sẽ tính theo phần trăm so với trọng lượng tổng số tôm có trong ao nuôi. Ví dụ như: trọng lượng của 1 con tôm trong ao nuôi là 6,7gam, số tôm có trong ao nuôi là 270.000 con, như vậy, tổng trọng lượng tôm là 6,7g x 270.000 con = 1.890 kg. Căn cứ vào bảng % thức ăn theo trọng lượng tôm, 6,7g/con sẽ tương đương với mức 4,1% thức ăn so với tổng trọng lượng cả đàn tôm là 1.890kg. Do đó ta tính được lượng thức ăn cho 270.000 con tôm 1 ngày là 1.890kg x 4,1%/100 = 74kg/ngày.

Ta có bảng tính thức ăn dựa vào trọng lượng 1 con tôm thẻ như sau:

Trọng lượng 1 con tôm (g)Lượng thức ăn toàn ao nuôi (%)
29,5
35,8
55,3
74,1
103,3
123,0
152,6
202,1
251,5
301,3

Chú thích bảng: Tổng trọng lượng tôm trong ao là 100%. Lượng thức ăn toàn ao nuôi (theo trọng lượng 1 con tôm) là phần trăm trong số 100% tổng trọng lượng tôm trong ao.

Tình hình giá thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng khá ổn định và ta có công thức cụ thể tính trọng lượng đàn tôm, lượng thức ăn cho 1 đàn căn cứ theo trọng lượng đàn tôm và trọng lượng trung bình 1 con tôm thẻ như sau:

Ví dụ về ao nuôi cần tính lượng thức ăn:

Khi thả là 300.000 con giốngNuôi tới ngày thứ 50 tiến hành chài bằng 5 chài.Giả sử là 1 chài gồm 578 con với trọng lượng là 3,9kg.

Tính trọng lượng trung bình 1 con tôm thẻ: Trọng lượng tôm trong 1 chài (3,9kg) quy đổi ra gam (nhân với 1.000) rồi chia cho tổng số con trong 1 chài (578 con)

Ta có: (3,9kg x 1.000g): 578 con = 6,7g/conƯớc tính tỷ lệ sống trong số 300.000 con tôm thả ban đầu là 90% ta sẽ tính được số tôm còn lại trong ao là bao nhiêu. Cách tính: Số tôm ban đầu nhân 90% chia 100.Ta có: 300.000con x 90/100 = 270.000conTổng trọng lượng đàn tôm trong ao hiện tại là số tôm sống (270.000 con) nhân với trọng lượng trung bình 1 con tôm (6,7g)Ta có: 270.000 x 6,7g/con = 1.890kgCăn cứ theo bảng phần trăm lượng thức ăn theo trọng lượng 1 con tôm phía trên, bà con có thể thấy tôm con trọng lượng 6,7g gần nhất với mức 4,1%, do đó, ta sẽ tính lượng thức ăn bằng 4,1% tổng trọng lượng đàn tôm còn sống có trong ao nuôi.Ta có: 1.890kg x 4,1%/100 = 74kg/ngày

Như vậy, với tổng trọng lượng đàn tôm trong ao là 1890kg, trọng lượng 1 con tôm là 6,7g, bà con sẽ cho cả ao tôm ăn 74kg thức ăn một ngay, chia thành 2 đến 3 bữa. Quản lý thức ăn tôm thẻ chân trắng dựa vào công thức này rất hiệu quả và chính xác.

Xem thêm: Không Đánh Được Số Trang Trong Word 2010 Đơn Giản Cho Bạn, Không Đánh Được Số Trang Trong Word

Với cách quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng được tính toán chi tiết và cụ thể như vậy, bà con sẽ kiểm soát tốt lượng thức ăn trong quá trình nuôi tôm thẻ, đồng thời theo dõi được chế độ cho ăn và tình hình sức khỏe của tôm. Chúc bà con làm giàu từ tôm thẻ chân trắng hiệu quả với phương pháp tính toán và cách quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng này.

Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thể chân trắng chiếm trên 50%, quản lý cho ăn cũng đóng vai trò quan trọng quyết định thành bại của vụ nuôi. Năng suất ao nuôi chân trắng rất cao, có thể đạt từ 15 – 20 tấn/ha, lượng thức ăn đưa vào ao nuôi trong một vụ sẽ vào khoảng 19 – 26 tấn/ha. Quản lý thức ăn không tốt, ngoài việc làm chi phí vụ nuôi tăng cao, nhiều vấn đề khác liên quan đến việc biến đổi môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ tôm nuôi và dịch bệnh sẽ nảy sinh.

Khác với tôm sú, tôm chân trắng có nhu cầu đạm (protein) trong thức ăn thấp hơn (khoảng 32-35%). Theo thực tế khảo sát, nhiều trường hợp sử dụng thức ăn có hàm lượng protein 40 – 45% (loại thức ăn dành cho nuôi thâm canh tôm sú) thì tôm thẻ có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao với thời gian nuôi ngắn hơn (đạt 80 – 100 con/kg sau 2 tháng nuôi. Tuy nhiên, nếu sử dụng thức ăn này, ao nuôi thường ô nhiễm cao hơn và đòi hỏi người nuôi phải có trình độ quản lý ao nuôi tốt hơn.

Bên cạnh đó, tính ăn của tôm thể chân trắng cũng khác biệt nhiều với tôm sú. Tôm chân trắng có thể ăn được liên tục trong ngày, bắt được thức ăn lơ lửng và có ăn lại phân của chính nó. Sức ăn của tôm chân trắng cũng phụ thuộc vào hàm lượng oxy hòa tan (xem phần Oxy hòa tan), nhiệt độ…Chính vì thế việc theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp hàng ngày là rất quan trọng.

CHO ĂN TRONG THÁNG NUÔI ĐẦU

Trong tháng nuôi đầu, người nuôi thường rất khó đánh giá được tỷ lệ sống của tôm và cũng không đánh giá được sức ăn của tôm chân trắng do chúng còn nhỏ. Trên các bảng cho ăn của nhà cung cấp thức ăn thì lượng cho ăn thường khá cao vì chúng được thiết kế trong điều kiện nuôi lý tưởng, thực tế lượng cho ăn nhỏ hơn như thế. Trong nuôi tôm chân trắng, phần lớn những trang trại quản lý thức ăn dư thừa thường rơi vào giai đoạn tháng nuôi đầu vì người nuôi suy nghĩ rằng cho ăn thiếu tôm sẽ chậm lớn và mất sức tăng trưởng, các vấn đề biến động môi trường ao nuôi, tảo lam, dịch bệnh, khí độc tích tụ cũng sẽ xuất hiện nhanh chóng ngay sau một tháng nuôi, thậm chí ngay trong tháng nuôi đầu. Số cữ cho ăn trong ngày nên chia ra 4 – 5 cữ/ngày để giúp tôm làm quen dần với môi trường nuôi mới (trong trại giống cho ăn 08 cữ/ngày cách nhau 03 giờ). Bảng bên dưới hướng dẫn chi tiết các cho ăn trong tháng nuôi đầu, áp dụng cho 100.000 con tôm.


 

Bảng cho ăn trong tháng nuôi đầu – áp dụng cho 100.000 con

Ngày 1 2.5 kg Số cữ cho ăn/ngày
Ngày 2-7 Tăng 100g/ngày 04 – 05 cữ/ngày
Ngày 8-14 Tăng 200g/ngày
Ngày 15-30 Tăng 300g/ngày
Ngày thứ 7  Tối đa 3.1 kg/ngày
Ngày thứ 30 Tối đa 9.3 kg/ngày
Tổng lượng TA (30 ngày)  Khoảng 159.7kg

 
CHO ĂN TRONG CÁC THÁNG KẾ TIẾP

Trong các tháng nuôi kế tiếp, việc cho ăn sẽ được thực hiện bằng cách tính toán lượng thức ăn trong ngày dựa vào tổng trọng lượng đàn tôm. Để có thể ước lượng tổng trọng lượng đàn tôm, người nuôi cần tiến hành chài, đánh giá trọng lượng trung bình của một con tôm, ước lượng tỷ lệ sống và tính được trọng lượng bình quân của đàn tôm đang có. Từ tháng thứ 2 trở đi, có thể cho ăn 03 – 04 cữ/ngày và không cho ăn vào ban đêm nếu như hệ thống cung cấp oxy không được đáp ứng đầy đủ

Bảng cho ăn các tháng kế tiếp như bên dưới

Trọng lượng tôm (g) % Số cữ cho ăn/ngày
2 9.5 03 – 04 cữ/ngày
3 5.8
5 5.3
7 4.1
10 3.3
12 3.0
15 2.6
20 2.1
25 1.5
30 1.3

 
Thí dụ: Ao tôm thả 300.000 giống, ở ngày nuôi thứ 50 tiến hành chài 05 chài để kiểm tra, giả sử tổng số tôm của 05 chài là 578 con với tổng trọng lượng 3,9 kg. Như vậy,

Trọng lượng tôm bình quân là: (3.9 kg x 1.000 g): 578 con = 6,7 gam/con

Tỷ lệ sống ước lượng trung bình khoảng 90%, do đó:

Số tôm còn lại trong ao là: 300.000 x 90/100 = 270.000 con

Trọng lượng đàn tôm có trong ao là: 270.000 con x 6,7 g/con = 1.809 kg

Vì tôm nuôi có trọng lượng bình quân 6,7 g/con như đã tính ở trên, do đó so vào bảng trên, tỷ lệ cho ăn sẽ tương ứng khoảng 4,1%. Từ đó, ta tính được:

Tổng lượng thức ăn trong ngày là: 1.809 kg x 4,1/100 = 74 kg/ngày

Lượng thức ăn/ngày tính được sẽ được chia làm 3 – 4 cữ cho ăn tuỳ theo ao nuôi khác nhau.

SÀNG ĂN (VÓ)

Kỹ thuật kiểm tra sàng ăn trong nuôi tôm chân trắng khác biệt nhiều với tôm sú. Vì tôm chân trắng ăn liên tục, ăn nhanh và bài tiết nhanh khi nhiệt độ cao, …cho nên việc điều chỉnh thức ăn thông qua sàng ăn khó khăn hơn nhiều. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người nuôi cần phải duy trì ít nhất 01 dàn quạt hoặc 50% công suất quạt khi cho ăn, cho nên việc đánh giá sức ăn qua sàng không chính xác lắm.


 

Bảng tham khảo lượng thức ăn bỏ vó và thời gian kiểm tra

Trọng lượng tôm (g) Tă cho vào vó (g/kg/vó) Thời gian kiểm tra (giờ)
1.5-4 1 2,5
5-8 2 2,5
9-13 3 2
14-22 4 2
23-33 5 1,5

 
Thí dụ: Tôm nuôi có trọng lượng 9,5 g/con (tương đương cỡ 105,2 con/kg), cho ăn 9,5 kg/cữ. Vậy lượng thức ăn bỏ vào 01 vó là: 9,5 (kg) x 3 (g/kg/vó) = 28,5 g/vó

Tôm chân trắng có vỏ mỏng và trắng trong, cho nên việc quan sát tôm ăn no hay không rất dễ dàng. Thông thường tôm ăn thức ăn công nghiệp thì có đường ruột màu nâu đen, khi thiếu thức ăn tôm sẽ ăn mùn bã, phân của chính nó, cho nên đường ruột sẽ có màu đen. Chính vì thế, tôm chân trắng thường có đường ruột đầy và hiếm khi rỗng ruột như tôm sú, khi tôm chân trắng có đường ruột rỗng thì người nuôi nên nghĩ đến việc tôm nuôi có thể đang mắc bệnh. Quan sát thức màu thức ăn trong đường ruột tôm sẽ góp phần đánh giá được cần phải tăng hay giảm lượng thức ăn cho lần sau.

Cách tính trọng lượng tôm the chân trắng
Cách tính trọng lượng tôm the chân trắng


Nguồn hình ảnh: Dr. Chalor Limsuwan


Tốt nhất nên kiểm tra đường ruột tôm khi kiểm tra vó, các trường hợp bên dưới cho thấy thiếu thức ăn (trong điều kiện bình thường) và cần phải tăng thức ăn cho lần sau:

Các trường hợp tôm còn đói khi kiểm tra vó, cần tăng thức ăn cho lần cho ăn kế tiếp. Cần phải chú ý đến nhiệt độ và oxy hòa tan khi cho tôm ăn vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến tính ăn của tôm chân trắng.


Cách tính trọng lượng tôm the chân trắng

Bài viết được thực hiện bởi: KS Dương Thanh Văn - Công ty VinhthinhBiostadt

Tài liệu tham khảo: Temperature affects shrimps survival and feed conversion - Dr. Chalor Limsuwan.