Cách tính điểm đỗ thpt quốc gia 2023

Cách tính điểm đỗ thpt quốc gia 2023

Thí sinh dự thi bài thi Toán chiều 7/7

Điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT

Điểm xét tốt nghiệp THPT là điểm dùng để xét việc công nhận thí sinh hoàn tất về chương trình học cấp THPT theo quy chế mà Bộ GD&ĐT ban hành. Đa phần các trường đại học hiện nay vẫn xét kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT trong mùa tuyển sinh.

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh cần phải dự thi 4 bài thi, trong đó, 3 bài thi độc lập gồm: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ và một bài thi là tổ hợp thí sinh tự lựa chọn.

Đối với thí sinh giáo dục thường xuyên là người đã học xong chương trình THPT trong năm của tổ chức kỳ thi và người đã học xong chương trình THPT, nhưng lại chưa tốt nghiệp, hoặc thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước, thì dự thi 3 bài thi, trong đó, 2 bài thi độc lập là Ngữ văn và Toán và 1 bài thi tổ hợp mà thí sinh tự lựa chọn. Trường hợp thí sinh có nhu cầu lấy kết quả xét tuyển thì có thể đăng ký dự thi thêm bài thi về Ngoại ngữ.

Theo Khoản 1 Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Hoặc những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT.

Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, kết quả bài thi tốt nghiệp chiếm 70% tổng điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp THPT gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12.

Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp sẽ bao gồm: 70% điểm thi THPT và 30% điểm trung bình lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp sẽ được lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

Quy định về điểm liệt thi tốt nghiệp THPT

Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT là mức điểm số tối thiểu quy định với các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký xét tốt nghiệp. Nếu thí sinh có điểm số bằng hoặc thấp hơn mức điểm giới hạn bị coi là điểm liệt.

Theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDDT, Bộ GD&ĐT tổ chức thi 5 bài thi tốt nghiệp THPT, gồm 3 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên gồm các môn thành phần: Vật lí, Hóa học, Sinh học; bài thi tổ hợp khoa học xã hội gồm các môn thi thành phần: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Ngoài 3 môn thi bắt buộc, thí sinh phải lựa chọn 1 trong 2 tổ hợp các môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội để xét tốt nghiệp.

Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định: Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Như vậy, điểm liệt thi tốt nghiệp THPT là dưới 1,0 điểm, trong đó bắt buộc Toán, Văn và Ngoại ngữ phải đạt trên 1,0 điểm.

Trường hợp 1 bài thi tổ hợp bị điểm liệt trong các môn để xét tốt nghiệp thì sẽ không đủ điều kiện tốt nghiệp và không thể xét tuyển đại học, cao đẳng bằng tổ hợp các môn này.

Trường hợp thi cả 2 bài tổ hợp, thí sinh sẽ được chọn 1 trong 2 bài thi có điểm cao hơn và không bị điểm liệt để xét tốt nghiệp.

Phương Liên


Công thức tính điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học năm 2023 thí sinh cần biết

Thứ Sáu, 14:19, 10/06/2022

VOV.VN - Năm 2023, dự kiến, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng khi xét tuyển ĐH đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên được giảm tuyến tính. Khi thí sinh đạt tổng 3 môn là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo quy chế xét tuyển đại học năm 2023. Theo dự thảo quy chế, việc tính mức điểm ưu tiên sẽ được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Cụ thể, Bộ GD-ĐT cho biết, qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

cong thuc tinh diem uu tien khi xet tuyen dai hoc nam 2023 thi sinh can biet hinh anh 1

Ảnh minh họa.

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn. Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỉ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm thậm chí tỉ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), quy chế đã quy định, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0), cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Ví dụ, nếu lấy mốc 24 điểm, thì những thí sinh đạt từ 24 điểm/3 môn trở xuống vẫn sẽ được hưởng điểm ưu tiên như hiện nay. Nhưng nếu thí sinh đạt mức 25 điểm sẽ chỉ còn được hưởng 5/6 mức điểm ưu tiên, 27 điểm sẽ chỉ còn 3/6… Thí sinh 30 điểm thì không còn được điểm ưu tiên. Như vậy sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Theo Bộ GD-ĐT, việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế./.