Cách tính chi phí trả trước ngắn hạn

Chi phí trả trước được hiểu là một khoản kinh phí phát sinh mà công ty bỏ ra để mua một công cụ dụng cụ hay một số tài khoản khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã hiểu chính xác định nghĩa về chi phí trả trước và các loại chi phí trả trước hay chưa?

Cùng EasyBooks tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Cách tính chi phí trả trước ngắn hạn
Cách tính chi phí trả trước ngắn hạn

Chi phí trả trước là gì?

Chi phí trả trước là một khoản chi phí của doanh nghiệp đã phát sinh trước đó để mua một công cụ dụng cụ hoặc một tài sản cho doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh và sản xuất. Các khoản chi phí đã phát sinh này vẫn chưa được doanh nghiệp tính hết vào chi phí sản xuất và kinh doanh.

Căn cứ vào thời gian sử dụng, chi phí trả trước của mỗi doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 loại chính bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn.

Vậy chi phí trả trước ngắn hạn là gì? Chi phí trả trước dài hạn gì? Đặc điểm của 2 loại chi phí này như thế nào, cùng EasyBooks tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Chi phí trả trước ngắn hạn – TK124

Chi phí trả trước ngắn hạn là khoản chi phí của doanh nghiệp đã phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhiều kỳ hạch toán của doanh nghiệp trong 1 năm tài chính hay 1 chu kỳ kinh doanh. Đồng thời, khoản chi phí này vẫn chưa được tính đầy đủ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ phát sinh mà sẽ được tính vào trong những kỳ hạch toán tiếp theo đó.

Trong một doanh nghiệp sẽ có nhiều khoản chi phí hoặc nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước và các kế toán tất yếu phải nắm được những khoản chi phí này, cụ thể:

  • Những khoản chi phí trước cho một năm tài chính hoặc 1 chu kì kinh doanh bao gồm:
    • Chi phí trả trước thuê văn phòng, xưởng sản xuất, cửa hàng
    • Chi phí thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
    • Giá trị của bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, chi phí mua các tài liệu kỹ thuật
  • Các khoản chi phí trả trước mua và trả 1 lần trong năm gồm các khoản mua bảo hiểm cháy, nổ, thân xe…
  • Chi phí trả trước liên quan tới các công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới 1 năm và thuộc tài sản giá trị lớn lưu động sản xuất được dùng 1 lần
  • Các khoản chi phí ngắn hạn khác như khoản chi phí không lường trước được (chi phí trong thời gian ngừng việc), chi phí phát sinh trong 1 lần để sửa chữa tài sản cố định (trong trường hợp khoản chi phí này quá lớn cần phân bổ vào nhiều ký kế toán tháng hoặc quý); các khoản tiền lãi mua hàng trả góp…

Cách tính chi phí trả trước ngắn hạn

Chi phí trả trước dài hạn – TK 242

Chi phí trả trước dài hạn là khoản chi phí đã phát sinh để mua một tài sản nào đó sử dụng trong công ty tồn tại từ trên 2 năm tài chính mà vẫn chưa được doanh nghiệp tính đầy đủ vào chi phí sản xuất 1 lần mà phải phần bổ thành nhiều đợt tại các kỳ kế toán tiếp đó.

Các khoản chi phí trả trước dài hạn của doanh nghiệp bao gồm:

  • Chi phí trả trước về thuê hoạt động tài sản cố định như quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và các TSCĐ khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính. Nếu tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì số tiền trả trước về thuê đất có thời hạn, không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213;
  • Khoản chi để thành lập công ty, hoạt động đào tạo nhân viên, quảng cáo… là những khoản không được phân bổ vào các kỳ kế toán quá 3 năm;
  • Chi phí phục vụ nghiên cứu có giá trị lớn và doanh nghiệp được phép phân bổ trong nhiều kỳ kế toán trong nhiều năm;
  • Các khoản chi phí đào tạo nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý;
  • Các khoản chi phí để mua bảo hiểm, lệ phí mau và trả 1 lần cho nhiều năm của doanh nghiệp;
  • Các khoản chi phí di chuyển văn phòng, cửa hàng, địa chỉ kinh doanh;
  • Công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp có giá trị lớn mà dùng 1 lần hoặc công cụ dụng cụ có liên quan tới hoạt động sản xuất trên 1 năm tài chính. Khoản chi phí này sẽ phân bổ dần những đối tượng phải chịu chi phí nhiều trong năm của doanh nghiệp;
  • Các khoản chi phí khác như tiền lãi của việc mua hàng trả góp, chi phí từ việc phát hành trái phiếu có giá trị cao, tiền sửa chữa các tài sản cố định có giá trị cao, chi phí liên quan tới bất động sản…

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chi phí trả trước mà bạn đọc quan tâm. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng phần mềm kế toán online thì đừng quên đã có EasyBooks nhé!

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm về phần mềm kế toán EasyBooks, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé! Đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Cách tính chi phí trả trước ngắn hạn

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<

—————–

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email:

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks 

Group trao đổi: https://www.facebook.com/groups/easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi phí trả trước ngắn hạn là gì? Cách hạch toán chi phí ngắn hạn theo quy định của pháp luật sẽ được trình bày rõ trong bài viết sau.

Chi phí trả trước ngắn hạn (CPTTNH) được hiểu là những khoản tiền phục vụ cho chi phí thực tế có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán trong năm tài chính hoặc của một chu kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí này sẽ không được tính hết vào chi phí sản xuất mà sẽ được tính vào nhiều kỳ kế toán khác nhau.

Cách tính chi phí trả trước ngắn hạn

Chi phí trả trước ngắn hạn là gì?

Hiện nay, chi phí trả trước này sẽ liên quan tới những hoạt động nghiệp vụ như sau:

  • Chi phí trả trước về việc thuê mặt bằng, nhà xưởng, nhà kho cho một năm tài chính hoặc một tháng/ quý kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí trả trước để phục vụ việc cung cấp các dịch vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính.
  • Chi phí mua bảo hiểm, các loại lệ phí khác nhau trong năm.
  • Chi phí mua công cụ sản xuất dùng một lần có giá trị lớn hoặc công cụ có thời gian sử dụng dưới một năm.
  • Chi phí cho thuê vật tư với kỳ hạn tối đa trong một năm tài chính của doanh nghiệp.
  • Chi phí mua tài liệu, công nghệ được phân bổ dần trong chi phí kinh doanh của năm tài chính.
  • Chi phí trong thời gian doanh nghiệp dừng hoạt động (vì lý do bất ngờ)
  • Chi phí sửa chữa tài sản cố định.
  • Các chi phí trả trước khác gồm có: lãi vay trả trước, lãi mua trả góp …

>> Xem thêm: Phụ nữ nên kinh doanh gì? Mô hình cho người muốn khởi nghiệp

Để tiến hành hạch toán chi phí trả trước, bộ phận kế toán cần tuân thủ các quy định sau:

  • Nếu chi phí trả trước có giá trị lớn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều kỳ của năm tài chính thì sẽ hạch toán vào TK 142. Nhưng doanh nghiệp phải quy định chặt chẽ nội dung chi phí trả trước cần được hạch toán.
  • Việc phân bổ chi trí trả trước vào các khoản chi phí sản xuất của từng kỳ kinh doanh cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ của chi phí mà lựa chọn các phương pháp hạch toán phù hợp. Và kế toán viên cần phải theo dõi chi tiết những khoản phí này để biết được đâu là số tiền đã được phân bổ vào chi phí sản xuất và đâu là số còn lại chưa được tính vào chi phí.
  • Với việc sửa chữa các tài sản cố định, nếu số tiền quá lớn thì cần được phân bổ dần vào những kỳ kế toán tiếp theo trong năm tài chính doanh nghiệp.

Cách tính chi phí trả trước ngắn hạn

quy định về hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn

Hiện nay, khi phát sinh những nghiệp vụ kế toán có liên quan đến chi phí trả trước, kế toán viên cần thực hiện các hoạt động thống kê sau:

Với các sản phẩm là đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các kế toán cần ghi rõ theo nghiệp vụ sau:

  • TK 142 nợ: CPTTNH trong kỳ kinh doanh
  • TK 133 nợ: Thuế gtgt được khấu trừ
  • TK 111 có: tiền mặt của doanh nghiệp
  • TK 112 có: tiền gửi trong ngân hàng của doanh nghiệp.
  • TK 152 có: chi phí nguyên liệu
  • TK 153 có: chi phí công cụ, dụng cụ
  • TK241 có: chi phí xây dựng cơ bản
  • TK 331 có: số tiền phải trả cho bên bán
  • TK 334 có: số tiền phải trả cho người lao động
  • TK 338 có: khoản phải trả, phải nộp cho các mục đích khác.
  • TK 142 nợ: chi phí trả trước ngắn hạn
  • TK 111 có: tiền mặt của doanh nghiệp
  • TK 112 có: tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp
  • TK141 có: tiền tạm ứng
  • TK 331 có: số tiền phải trả cho người bán.

Trên đây là một số khái niệm, cách thức hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn cơ bản. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức nghiệp vụ bổ ích cho bạn đọc đang trong quá trình tìm việc kế toán. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: Các cơ hội việc làm dành cho kế toán bán hàng ít kinh nghiệm