Cách trồng sương sâm từ hạt

bởi Dun Dun

Tue, 23 May 2017 13:42:00 GMT

Dây sương sâm thực chất rất dễ trồng, dễ sống vì chúng thuộc loại dây leo, tuy nhiên nếu trồng sai cách có thể sẽ khiến cây chết. Sương sâm là cả 1 kho tàng dược liệu, lá sương sâm thường được dùng để giải nhiệt, nhuận gan, không độc…

Dây sương sâm thường mọc tự nhiên trong rừng núi hoặc khu vườn hoang dại nhưng nhiều người đã có thể tự trồng tại nhà để làm thạch, coi như một vị thuốc.

Dây sương sâm thực chất rất dễ trồng, dễ sống vì chúng thuộc loại dây leo, tuy nhiên nếu trồng sai cách có thể sẽ khiến cây chết. Sương sâm là cả 1 kho tàng dược liệu, lá sương sâm thường được dùng để giải nhiệt, nhuận gan, không độc…

Lá sương sâm còn được gọi là lá mối, nó có 2 loại, một loại lá trơn láng và một loại lá hình trái tim có lông mịn, gọi là sương sâm lông. Loại sương sâm lông khi vò với nước nhanh đông hơn, làm món thạch ăn rất ngon.  

Cách trồng sương sâm từ hạt

Lá sâm lông                                                               Lá sâm trơn

Công dụng của dây sương sâm

Dây sương sâm mọc hoang ở khắp nơi, ở đồng bằng cũng như rừng núi trên khắp nước ta. Theo các tài liệu cây thuốc Việt Nam thì rễ dây sương sâm thát lát phơi hay sấy khô có thể chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, bệnh về gan, huyết áp cao, đau răng… Còn dây sương sâm thì làm thạch, thức uống giải khát, nhuận gan và tiêu độc.

Cách trồng dây sương sâm

Ủ hạt giống

Từ hạt, thân mang rễ hoặc giâm cành sương sâm cho ra rễ. Hặc ngâm hạt giống theo tỉ lệ: 4 sôi 6 lạnh trước một đêm, dùng khăn dày gói các hạt giống vào rồi làm ướt sau đó buộc lại treo nơi có nắng. Khoảng 7-10 ngày đến khi nào hạt giống nứt ra.

Còn nếu có lấy giống từ thân rễ thì cắt đoạn dài 10 đến 15cm giâm vào bầu đất sau khi ra rễ, chờ cây cao khoảng 1 đến 2 tấc rồi đem ra chậu trồng.

Làm đất

Sương sâm thích hợp ở những nơi có đất ráo thoát nước tốt nhưng có độ mùn cao, được che mát khoảng 20 - 30%, mặc dù dây sương sâm cần nhiều nước nhưng không chịu được úng nên phải làm thoát nước cho tốt.

Chọn những cây lá tốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to), tách ra đem trồng, đừng trồng vào mùa mưa thì sương sâm dễ bị chết lắm đó.

Cho cây con vào trong chậu đất, sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Ngày tưới nước 2 lần cho cây.

Bón phân

Để bảo đảm dây sương sâm luôn xanh tốt, thường xuyên tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón phân đạm.

Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch

Lá sương sâm là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, sương sâm rất sợ úng, úng sẽ dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ, chết nhanh. Nếu đất không được tơi xốp và thoát nước thì bệnh chết nhanh có điều kiện phát triển mạnh, gây chết dây hoàn toàn.

Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch lá. Tùy theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân hoặc hái lá làm sương sâm và để lá càng xanh đậm càng tốt.

Cách làm thạch sương sâm siêu đơn giản

Muốn làm thạch sương sâm, người ta dùng lá rửa sạch (khoảng 100gr cho 3 lít nước) rồi dùng tay vò nát hoặc giã trong một thau nước sôi để nguội. Nước ra càng đậm đặc, sương sâm càng dai và ngon. Sau khi vò xong, lọc lấy phần nguyên chất, sau khoảng 1 tiếng đồng hồ nước sẽ cô đọng. Nếu cho vào tủ lạnh càng mau đặc hơn. Thạch sương sâm có thể ăn riêng với đường cát nhưng cũng có thể phối hợp với nước cốt dừa và nước đường gừng thêm vài miếng đái tạo thành một món ăn thanh nhiệt, tươi mát và mùi vị hấp dẫn.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có sương sâm an toàn “từ gốc đến ngọn” luôn nha!

Tham khảo thêm công thức các món giải khát làm từ sương sâm:

Cách trồng sương sâm từ hạt

Mát lành với sương sâm thập cẩm

Cách trồng sương sâm từ hạt

Sương sâm hạt é đẹp giải nhiệt giá bình dân

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn chưa biết:

Xem nội dung đầy đủ

Sương sâm là một món ăn ngon và thanh mát. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cùng các bạn kinh nghiệm nhân giống, ươm cây sương sâm bằng hạt và bằng dây để cùng nhân rộng loại cây trồng hữu ích này nhé.

Cách làm rất đơn giản, chỉ cần bạn làm đúng từng bước thì sẽ thành công.

Có mấy cách ươm cây sương sâm?

Tùy từng loại sương sâm mà chúng ta chọn cách nhân giống phù hợp, hiệu quả.

* Với sương sâm lông (lá sâm có lông), ta thường nhân giống bằng cách ươm hạt hoặc ươm rễ củ (trong đó ươm hạt là phổ biến nhất).

* Với sương sâm trơn (hai mặt lá đều trơn láng) thì giâm cành bằng một đoạn thân dây là cách phổ biến nhất (ngoài ra thì cũng có thể nhân giống bằng rễ củ và hạt, tuy nhiên, hạt sương sâm trơn rất khó nảy mầm nên ít ai ươm).

Như vậy, với sương sâm lông, bạn nên nhân giống bằng hạt (ươm hạt)

còn với sương sâm trơn thì bạn nên nhân giống bằng dây (giâm cành).

Cách ươm cây sương sâm lông từ hạt

“Hạt sương sâm rất khó ươm!”. Quan điểm này cũng có lý lẽ của nó.

Cách trồng sương sâm từ hạt
Cách ươm cây sương sâm từ hạt

Đó là vì với hạt sương sâm lông đã phơi khô thì tỉ lệ nảy mầm của nó rất thấp so với hạt tươi (hạt tươi tức là quả chín, có lớp thịt màu trắng, hạt bên trong màu đen và có hình tròn dẹp, vỏ hạt lồi lõm).

Vì vậy, nếu có thể, bạn nên mua hoặc xin hạt sâm lông tươi để ươm, như thế thì cây sẽ dễ lên hơn (hạt tươi hái xong, để vào hộp vận chuyển khoảng 3 – 4  ngày thì chỉ bị thối lớp thịt quả bên ngoài – phần vỏ hạt và hạt bên trong vẫn cứng, vẫn đem ươm được).

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị một chậu cát nhỏ có khoét lỗ dưới đáy, tưới nước vào cho ướt hết cát.
  • Lấy hạt sâm nhét vào cát: dùng tay ấn sao cho bề mặt hạt sâm ngang với bề mặt cát (nghĩa là bạn chỉ thấy khoảng 3 phần hạt sâm, 7 còn lại nằm trong cát).
  • Đem chậu vào chỗ mát, thoáng gió, đợi từ 7 ngày trở lên thì hạt sẽ nảy mầm (nếu thấy lớp cát bề mặt khô thì bạn phun chút nước cho nó ẩm lại nhé).
  • Khi thấy cây mạnh thì bạn bứng ra đất trồng (nhớ che nắng cho nó vài hôm đầu nhé).

Với hạt sâm lông khô (đóng gói), bạn cũng có thể ươm tương tự như hạt tươi nhưng thời gian nảy mầm sẽ lâu hơn và tỉ lệ nảy mầm cũng thấp hơn (vì vậy nhiều người thường dùng thêm thuốc kích thích để hạt dễ nảy mầm hơn).

Quan điểm của mình: Mình thích ươm cây tự nhiên nên hạn chế dùng các loại thuốc kích thích nảy mầm.

Cách giâm cành, ươm cây sương sâm trơn

Với sương sâm lá trơn thì như đã nói, chúng ta sẽ nhân giống bằng cách giâm cành. Cành được chọn giâm là một đoạn thân dây (già hay vừa vừa đều được – đừng non quá là được).

Để giâm cành hiệu quả, bạn không nên cắt đứt một đoạn dây sương sâm rồi ươm theo cách truyền thống vì như thế thì khả năng mọc rễ của nó rất kém.

Thay vào đó, bạn có thể làm theo cách sau (cách này mình và bạn bè mình đều đã làm, hiệu quả gần như là 100 %).

Các bước giâm cành dây sương sâm như sau:

  • Lấy một cái chậu nhỏ (có khoét lỗ dưới đáy), để cát vào và tưới nước cho ướt hết (nếu bạn có đất hay phân rơm mục thì trộn cùng với cát cũng được, nếu không thì chỉ dùng cát vẫn được).
  • Lấy bớt cát ra cho bề mặt cát cách bề mặt chậu tầm 3 lóng tay (3 cm), sau đó đặt 1 đoạn dây sương sâm vào và cuộn thành vài vòng tròn, sau đó lấy cát ướt lấp lên cho ngang bằng mặt chậu (lưu ý không cắt dây sương sâm ra khỏi dây gốc).
  • Lấy lá cây hay giấy che phủ lên bề mặt chậu để giữ ẩm.
  • Sau 20 ngày, bạn có thể kiểm tra thử bằng cách kéo nhẹ một đoạn thân dây, nếu thấy trên dây sâm mọc ra các rễ con thì bạn đã thành công (nếu chưa mọc thì bạn đợi thêm một thời gian nữa nó sẽ mọc, cứ yên tâm nhé).
  • Khi thấy dây chiết đã có rễ, bạn mới cắt dây sương sâm ra khỏi dây gốc và cắt bớt các nhánh dài rườm rà xung quanh.
  • Bạn đem để trong mát một thời gian, khi thấy cây mạnh thì đem ra trồng và nhớ che nắng trong những ngày đầu nhé.

Và đây là dây sương sâm mà mình đã giâm cành thành công.

Cách trồng sương sâm từ hạt
Dây sương sâm đã ra rễ
Cách trồng sương sâm từ hạt
Cắt dây con ra khỏi dây gốc và cho ra nắng dần

Sương sâm trơn và sương sâm lông, loại nào dễ trồng hơn?

Ươm cây thành công là một chuyện còn sau khi ươm, cây sương sâm con có sống được không lại là một chuyện khác. Đó là vì:

  • Với sương sâm lông, bạn ươm thành cây con nhưng khi đem ra đất, cây con này rất dễ chết (do nắng, do bệnh, do úng nước…). Vì vậy, bạn cần chọn chỗ đất thoát nước tốt và phải che chắn cho cây con trong gian đoạn đầu. Mặt khác, trong quá trình trồng và thu hoạch, dây sâm lông cũng thỉnh thoảng bị héo chết vì nhiều lý do.
  • Với sương sâm trơn thì loại này sống khỏe hơn. Chỉ cần bạn chăm sóc cho nhánh con tốt thì nó sẽ nhanh chóng phát triển xanh um và không bị chết “giữa đường” như sương sâm lông. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng nhánh thì lại vất vả hơn nhân giống bằng hạt (so với sương sâm lông).

Sương sâm trơn và sương sâm lông, loại nào ngon hơn, dễ vò lá hơn?

Thật ra sương sâm có rất nhiều loại, tuy nhiên, hai loại thường gặp là lá trơn và lá có lông (ngay cả lá trơn cũng có nhiều loại, ở đây mình nói đến loại thông dụng nhất).

* Về độ ngon: Theo mình thì loại nào cũng ngon. Tuy nhiên, sương sâm lông thì rất dai và thạch của nó khi đông cứng lại luôn mềm hơn, màu nhạt hơn. Ngược lại, thạch sương sâm trơn thì cứng hơn, màu đậm hơn.

Cách trồng sương sâm từ hạt
Sương sâm

* Về độ dễ vò: Sương sâm lông dễ vò hơn sương sâm trơn vì lá của nó nhám và có lông nên dễ chà xát. Khi vò sương sâm lông thì bạn đỡ mỏi tay hơn loại lá trơn (loại lá trơn khi bạn nhồi, vò thì nó trơn tuột ra, rất mỏi tay). Tuy nhiên, chất sâm trong sương sâm lông lại ít hơn sương sâm trơn (nghĩa là cùng một lượng lá thì với sương sâm trơn, bạn sẽ vò ra được nhiều nước hơn).

Xem thêm: