Cách lấy máu tĩnh mạch cổ heo

1. Mục đích và ý nghĩa

- Đối với máu đã chống đông: dùng để xét nghiệm ký sinh trùng đường máu (Tiên mao trùng, Lê dạng trùng…), nhiễm trùng máu (vi trùng), xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu...

- Đối với mẫu huyết thanh:

+ Định lượng kháng thể phòng một số bệnh sau khi tiêm phòng vắc xin như: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng…

Ý nghĩa: Kiểm tra kháng thể bảo hộ phòng bệnh

+ Phát hiện kháng thể do nhiễm tự nhiên (kháng thể do con vật tự sản sinh ra khi nhiễm một số mầm bệnh) như kháng thể bệnh Lở mồm long móng.

Ý nghĩa: Phát hiện bệnh khi không lấy được mẫu để phát hiện kháng nguyên. Ví dụ: Đối với bệnh Lở mồm long móng khi ở giai đoạn cuối, không lấy được biểu mô, dịch mụn nước hoặc trong giai đoạn bệnh nhưng con vật đã được xử lý bằng phèn chua, xanh methylen, chanh, dấm… làm chết virus Lở mồm long móng nên không phát hiện được vi rút trong mẫu bệnh phẩm biểu mô. Phát hiện kháng thể do nhiễm tự nhiên khẳng định được con vật đã bị nhiễm virus Lở mồm long móng (tuy nhiên phải kết hợp với những triệu chứng và bệnh tích điển hình trên trâu, bò để làm căn cứ kết luận nguyên nhân bệnh). Nhược điểm của xét nghiệm phát hiện kháng thể do nhiễm tự nhiên là không tìm ra được type virus Lở mồm long móng là type O, A hay Asia1 gây khó khăn trong việc khuyến cáo sử dụng vắc xin.

+ Kiểm tra các chỉ tiêu sinh hóa máu

- Thông qua kỹ thuật lấy mẫu máu sẽ làm cơ sở cho việc truyền dịch cho trâu, bò khi cần xác định vị trí cắm kim truyền dịch vào tĩnh mạch.

2. Dụng cụ, vật tư cần thiết

- Bảo hộ lao động: mũ chùm đầu, áo, quần, găng tay, khẩu trang, ủng chân.

- Bông cồn, xilanh 5ml, kim 18G, 20G, 23G (kích cỡ kim tùy thuộc vào vị trí lấy và trọng lượng, độ tuổi trâu, bò), kim bướm (dùng trong lấy tĩnh mạch tai), ống chống đông máu (đối với xét nghiệm cần máu chống đông), ống effendog (để chắt huyết thanh), kéo…

- Phích lạnh, đá khô bảo quản mẫu, bút dạ (ghi ký hiệu mẫu), khay đựng mẫu.

- Gióng cố định trâu, bò; dây chão, dây thừng, dây dù để cố định trâu bò hoặc dùng để garo tĩnh mạch…

3. Xác định vị trí

Thông thường lấy máu tại ba vị trí: tĩnh mạch cổ (hai bên cổ), động mạch đuôi, tĩnh mạch tai. Trong đó, thường lấy ở tĩnh mạch cổ hoặc động mạch đuôi vì sẽ lấy được lượng máu nhiều trong thời gian ngắn.

- Tĩnh mạch cổ: thường lấy trên bò hoặc trâu có sừng ngắn.

- Động mạch đuôi: thường lấy với trâu có sừng dài (lấy ở vùng đầu gây nguy hiểm cho người lấy mẫu) hoặc vùng đầu trâu, bò khó cố định.

- Tĩnh mạch tai: lấy lượng máu ít do trâu, bò hay vẩy tai khi lấy mẫu nên lượng mẫu lấy được ít và máu vào xilanh chậm, dễ dẫn tới đông máu và tắc kim lấy máu.

Trên thực tế, căn cứ vào thực địa như gióng cố định, tính hung dữ của trâu, bò… sẽ quyết định vị trí lấy mẫu máu phù hợp.

4. Phương pháp lấy mẫu

Bước 1: Cố định trâu, bò trong gióng

Trong lấy mẫu máu trâu, bò; việc cố định gia súc đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí cần lấy mẫu, đặc biệt là lấy máu ở tĩnh mạch cổ; đầu trâu, bò quay sang một bên đối diện so với người lấy mẫu nhằm làm mạch căng và cố định mạch máu, đồng thời tránh nguy hiểm cho người lấy mẫu.

Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có gióng cố định; khi đó chúng ta sử dụng gốc cây lớn, cột điện hoặc các thanh cây, cột tại chuồng nuôi để cố định trâu, bò.

Cách lấy máu tĩnh mạch cổ heo

Hình 1: Gióng cố định trâu, bò

Bước 2: Xác định vị trí

* Lấy tĩnh mạch cổ

- Dùng tay hay dây dù (dây chun) để garo tĩnh mạch cổ nhằm làm nổi rõ tĩnh mạch để xác định vị trí lấy mẫu.

Lưu ý: khi garo mạch bằng dây: Dây phải buộc bằng nút sống, khi con vật phản ứng giữ dội phải cởi được ngay, tránh làm chặn được thở (khí quản) dẫn đến con vật chết nhanh.

Cách lấy máu tĩnh mạch cổ heo

Hình 2: Xác định vị trí tĩnh mạch cổ trên bò

Cách lấy máu tĩnh mạch cổ heo

Hình 3: Lấy mẫu máu sau khi xác định vị trí

- Có thể dùng tay ấn vào một số vị trí xung quanh vị trí nghi ngờ để xác định tĩnh mạch cổ thông qua cảm giác tay. Khi đã xác định được vị trí thì dùng tay để chặn tĩnh mạch.

Cách lấy máu tĩnh mạch cổ heo

Hình 4: Xác định vị trí tĩnh mạch cổ trên trâu

* Lấy động mạch đuôi

Người lấy mẫu đứng đằng sau trâu, bò; dùng một tay giữ đuôi trâu, bò căng ngược lên phía trên. Quan sát tại vị trí gần gốc đuôi sẽ thấy một khe lõm chạy dọc đuôi (đối với trâu, bò có thể trạng béo thì khó quan sát).

Vị trí lấy mẫu: Khe lõm với khoảng cách từ gốc đuôi đến đầu đuôi khoảng 10cm.

Lưu ý: Khi lấy máu ở động mạch đuôi của trâu, bò phải cố định hai chân sau và người lấy mẫu phải chọn vị trí đứng đảm bảo an toàn.

Cách lấy máu tĩnh mạch cổ heo

Hình 5: Vị trí lấy mẫu động mạch đuôi

* Lấy tĩnh mạch tai

Quan sát mặt sau của tai để chọn mạch sẽ lấy máu.

Bước 3: Lấy mẫu

- Lấy mẫu hai thì:

Sau khi xác định vị trí mạch lấy mẫu, dùng kim tiêm đâm vào mạch, nếu kim vào trúng mạch thì đốc kim sẽ có máu chảy ra. Tiếp theo dùng xilanh nắp vào đốc kim và rút pít tông xilanh để lấy máu với thể tích tùy vào yêu cầu xét nghiệm và sức khỏe con vật.

- Lấy mẫu một thì: Dùng xilanh đã nắp sẵn kim với kích cỡ phù hợp, xác định chính xác vị trí lấy mẫu, một tay cố định mạch (garo mạch), một tay cầm xilanh đâm vào mạch, khi máu vào đốc kim thì từ từ rút pít tông xilanh để lấy lượng màu phù hợp với yêu cầu xét nghiệm.

Yêu cầu: thao tác nhanh, gọn, chính xác, chọn vị trí đứng an toàn cho người lấy mẫu. Trường hợp con vật phản ứng dữ dội, người lấy mẫu phải buông tay ra hoặc rút xilanh nhanh chóng, chờ con vật trở lại trạng thái bình thường rồi mới tiếp tục lấy mẫu.

5. Xử lý mẫu sau khi lấy

* Đối với máu chống đông

Dùng ống đã có sẵn chất chống đông để cho máu từ xilanh vào. Chú ý: nên bơm máu từ xilanh vào ống chống đông sau khi đã bỏ kim ra, bơm nhẹ máu trong xilanh vào thành ống chống đông, tránh làm vỡ tế bào máu gây dung huyết sẽ ảnh hưởng tới xét nghiệm. Sau đó, xoay nhẹ ống chống đông để chất chống đông trộn đều trong máu. Thông thường chỉ lấy từ 1 - 2ml máu (nếu lấy nhiều quá thì chất chống đông trong ống không đủ, do vậy phải đọc kỹ thể tích cho phép đối với từng chất chống đông). Dùng bút dạ để ghi ký hiệu mẫu lên thân ống chống đông.

Sau đó, để ống chứa máu chống đông vào phích lạnh có chứa đá khô và mang về phong thí nghiệm, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

Cách lấy máu tĩnh mạch cổ heo

Hình 6: Ống chống đông máu

* Đối với mẫu huyết thanh

Sau khi lấy máu bằng xilanh, ghi ký hiệu bằng bút dạ lên phần pít tông của xilanh, không ghi lên thân xilanh vì khi bảo quản lạnh hoặc tay chạm vào sẽ dễ mất ký hiệu mẫu. Mẫu sau khi ghi ký hiệu được bảo quản trong phích lanh chứa đá khô, khi ra huyết thanh thì chắt sang ống effendog. Ký hiệu mẫu trên ống effendog ghi giống ký hiệu trên xilanh. Bảo quản mẫu huyết thanh trong ngăn mát của tủ lạnh nếu làm thí nghiệm trong thời gian ngắn, cũng có thể bảo quản mẫu huyết thanh trong ngăn đá của tủ lạnh nếu thời gian xét nghiệm còn dài.

Cách lấy máu tĩnh mạch cổ heo

Hình 7 : Ký hiệu mẫu trên ống effendog

Cách lấy máu tĩnh mạch cổ heo

Hình 8: Tạo khoảng trống cho huyết thanh ra với lượng nhiều nhất

Chú ý: đối với mẫu máu chắt lấy huyết thanh, sau khi lấy mẫu máu phải kéo pít tông xilanh tới kịch cỡ của xilanh nhằm tạo khoảng trống cho huyết thanh ra trong lòng xilanh được nhiều nhất./.

NGUYỄN THÀNH LONG

Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Ninh

Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt NamLấy mẫu xét nghiệmReported by: Thach Van ManhArea: Ha Noi, Hoa Binh, Ha Tinh, Nghe AnLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quả1. Mẫu máu (Blood sample)• Huyết thanh (Serum sample)• Máu và chất kháng đông (Blood sample with anticoagulant)2. Mẫu phân (Feces sample)3. Mẫu Swab (Swab sample)4. Mẫu mô trong formaline 10% (Tissue sample informalin)5. Mẫu nước (Water sample)6. Mẫu thức ăn (Feed sample)Lấy mẫuGửi mẫuMẫu máu••••••••Xylanh 5- 10mlKim số 18x1.5 trên heo nái vàheo thịtKim số 18x1.0 trên heo conKim số 22x1.5 trên mạch taiBông cồnBao tayỐng nghiệm có chứa chấtkháng đôngDụng cụ cố định heoĐọc kết quảLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảMẫu huyết thanh• Dùng tay bắt heo nhỏ hoặc dùng dây bắt heo thịt. Trướclấy máu giữ đầu heo cho thẳng với cột sống, nếu heo náikéo dụng cụ cho đầu heo ngước lên• Dùng bông cồn lau sạch vị trí lấy• Lấy máu từ mạch máu Superior venaca lấy 3-5ml máu vàrút khoảng không vào xylanh• Ghi thông tin (số tai, lứa đẻ, tuổi…) của heo lấy máu• Để mẫu ở nhiệt độ thường khoảng 1-2 giờ• Gởi mẫu về phòng thí nghiệm trong vòng 3 giờ nếu khôngkịp thì bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4-80CLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảLấy mẫuGửi mẫuMẫu có chất kháng đông• Dùng tay bắt heo nhỏ hoặc dùng dây bắt heonái theo Dùng bông cồn lau sạch vị trí lấy vàvùng xung quanh mạch máu tai• Dùng dây thun cột gốc tai cho mạch máu nổilên và tiến hành lấy• Nguyên tắc lấy máu từ ngoài vào trong• Ghi thông tin (số tai, lứa đẻ, tuổi…) của heolấy máu• Để mẫu ở nhiệt độ thường khoảng 1-2 giờ• Gởi mẫu về phòng thí nghiệm trong vòng 3giờ, nếu không kịp thì bảo quản lạnh ở nhiệtđộ 4-80CĐọc kết quảLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quả1. Mẫu máu có mỡ trong huyết thanh sau khi được ly tâm2. Mẫu máu lấy ít hơn 1cc máu hoặc lấy quá đầy ống đựng máu, ly tâm không cóhuyết thanh, mẫu máu lấy ít hơn 20 mẫu/1 chuồngMẫu máu bò mỡ sauLấy máu ít, không cóLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quả3. Mẫu máu bảo quản không kỹ sau khi lấy làm hồng cầu bò vỡ hoặc mẫu bò hư, sau khi ly tâm có màu đỏ thẫmHuyết thanh sau khi ly tâm có màu đỏđenLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quả4. Mẫu máu có mùi hôi thối do khôngbảo quản lạnh5. Mẫu máu bò đông đá do bảo quản ởnhiệt độ thấp hơn 2-8oC trước khi gửivề phòng thí nghiệmLy muNửụực vaứo trong tuựiủửùng maóuGi muc kt quLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảMẪU SWABDụng cụ:• Dùng ống môi trường vận chuyển• Tăm bông đã được tiệt trùng ở phòng thí nghiệm• Bọc nilon, bông cồn, giấy dánTiến hành :• Giữ ngược 2 chân sau của heo, lấy bông cồn lau sạch vùng hậu môn của heo• Dùng tăm bông đưa sâu vào trong trực tràng rồi lấy ra cắm ngập vào trong môitrường vận chuyển hình, bẻ bỏ phần tăm phía ngoài đã dùng tay cầm• Một môi trường lấy trên nhiều heo• Ghi chi tiết thông tin lên giấy và dán lên mẫu• Đem đến nơi kiểm tra ngay hay gởi về phòng thí nghiệm trong ngày, nếu không phảibảo quản ở 4-80C và gởi về ngày hôm sau* Đối với mẫu swab dịch mũi, swab dịch viêm, swab dịch khớp cũng thực hiện tươngtự, nhưng vị trí lấy là mũi heo, âm đạo, và khớpLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảMẫu phânSử dụng môi trường vận chuyển và tămbông đã tiệt trùng, bọc nylon, bông cồnvà túi nylon ở phòng thí nghiệmGiữ ngược hai chân sau của heo lên, lấybông cồn lau sạch vùng hậu môn.Lấy mẫuGửi mẫuMẫu phân- Dùng tăm bông đưa sâu vàotrong trực tràng rồi lấy racắm ngập vào trong môitrường vận chuyển.- Bẻ bỏ phần tăm bông đãcầm phía ngoài.- Thường lấy 5con của mộtchuồng cho vào một ốngmôi trường.Đọc kết quảLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảMẫu phânCho ống mẫu vào bịch lynon, cột chặt miệng và bảo quản trongđiều kiện lạnhLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảMẫu phânSalmonella sppClostridium sppE.coliHemotytic E.coliLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quả2. Mẫu swab:b. Dịch mũiKiểm tra:1. Bordetella2. Streptococcus3. StaphylococcusLấy mẫuGửi mẫuDỊCH MŨIMycoplasmaHamemophillusPasteurella sppBordertellaĐọc kết quảLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quả2. Mẫu swab:c. Dịch âm đạoKiểm tra:1. E.coli2. Streptococcus3. Staphylococcus4. PseudomonasLấy mẫuGửi mẫuDỊCH ÂM ĐẠOE.coliPseudomonas sppStreptococcus sppStaphylococcus sppDỊCH KHỚPStreptococcus sppMycoplasmaĐọc kết quảLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảSWAB BỀ MẶTDụng cụ:• Dùng ống môi trường vận chuyển• Tăm bông đã được tiệt trùng ở phòng thí nghiệm• Bọc nilon, bông cồn, giấy dánTiến hành :• Chọn lấy mẫu ở các vị trí của chuồng nuôi sau khi vệ sinh chuẩn bịchuồng trại xong: Nền chuồng, bạt, nền toilet, máng ăn, núm uống, dụngcụ chăn nuôi, …..• Dùng tampon vô trùng swab diện tích 1dm2 bề mặt vị trí cần lấy.• Một môi trường lấy trên nhiều vị trí/1 chuồng• Ghi chi tiết thông tin lên giấy và dán lên mẫu• Đem đến nơi kiểm tra ngay hay gởi về phòng thí nghiệm trong ngày, nếukhông phải bảo quản ở 4-80C và gởi về ngày hôm sauGửi mẫuLấy mẫuĐọc kết quảMẪU BỀ MẶTTổng vi khuẩn hiếu khí (cfu/cm2)E.coliSalmonella sppPseudomonas sppĐịnh tính và đinh lượng ClostridiumLấy mẫuDụng cụBạt &TrầnGửi mẫuĐọc kết quảNềnLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảLấy mẫuGửi mẫuĐọc kết quảMAÃU MÔ TRONG FORMALIN 10%•••••••Dụng cụ:Lọ đựng formaline 10%Giấy dánDao và kéo cắt mẫuTiến hành :Mổ khám để chẩn đoán và lấy mẫuLấy một phần nhỏ của cơ quan (hạch, thận, phổi, lách, não, ruột…) có bềdày khoảng 1cm (để quá trình ngấm formaline vào mẫu mô được hoàntoàn) bỏ và trong lọ chứa formaline 10% .• Ghi đầy đủ thông tin bệnh sử, tuổi, giống, triệu chứng bệnh, quá trình điềutrị, lịch làm vaccine để làm cơ sở chẩn đoán ở phòng thí nghiệm.• Gởi mẫu về phòng thí nghiệm trong điều kiện không bảo quản lạnh (vì sẽlàm chậm quá trình ngấm của formaline vào mẫu)